Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mâu thuẫn bè phái không phải là đặc sản riêng có của triều Nguyễn, tuy nhiên ảnh hưởng của nó ở đầu thế kỷ XIX là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa sự thống nhất và ổn định của nền chính trị vương triều. Nhưng đó cũng là một thế giới mà vai trò của các nhà lãnh đạo khôn khéo như Gia Long, mạnh mẽ và tài năng như Minh Mệnh đã giúp kiểm soát và hạn chế xung đột phe nhóm, góp phần vào sự ổn định của vương triều. Một bài học mà nền chính trị Việt Nam sau này có thể tham khảo. Continue reading “Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19”

02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin

Nguồn: United States rejects proposal for conference with Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trước đề xuất của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mời Tổng thống Harry S. Truman đến Liên Xô để tham dự một hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã lên tiếng từ chối và mô tả ý tưởng này là một “cuộc tập trận chính trị.” Sự ngờ vực lẫn nhau này đã trở thành minh chứng cho đối đầu ngoại giao Mỹ – Xô vốn rất đặc trưng trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin”

Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?

Nguồn:How immigration is changing the Swedish welfare state”, The Economist, 23/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng đang dâng cao khi tác giả bài viết này đến Thụy Điển vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu vào cuối năm 2015. Mặc dù hầu hết người Thụy Điển vui vẻ chấp nhận 163.000 người tị nạn đến nước họ vào năm đó, những người dân còn lại tỏ ra ít chào đón hơn. Ở Malmo, một thành phố miền Nam có nhiều người nhập cư, một người thu ngân trong một cửa hàng địa phương đã tỏ ra vô cùng tức giận. “Họ đến đây vì phúc lợi và các lợi ích,” ông nói, trước khi nói với tác giả bài viết này là hãy “biến đi”. Giọng điệu như vậy trước đây từng chỉ dành riêng cho các chính trị gia cực hữu của đảng Dân chủ Thụy Điển, những người đã lợi dụng cuộc khủng hoảng di dân để thu hút thêm sự ủng hộ. Kể từ đó chính phủ đã nỗ lực điều chỉnh chính sách của nhà nước phúc lợi Thụy Điển để phù hợp với thời đại: vừa giúp đỡ hàng trăm ngàn người tị nạn vừa cố gắng làm giảm bớt những lập luận như vậy của cánh hữu. Vậy điều gì đang thay đổi? Continue reading “Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?”

01/02/1979: Ayatollah Khomeini quay trở lại Iran

Nguồn: Ayatollah Khomeini returns to Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, sau 15 năm lưu vong, Ayatollah Khomeini đã quay trở lại Iran trong tiếng tung hô chiến thắng. Nhà vua (shah) và gia đình đã trốn khỏi đất nước từ hai tuần trước, còn các nhà cách mạng thì hân hoan, háo hức thiết lập một chính phủ Hồi giáo cơ yếu (fundamentalist) dưới sự lãnh đạo của Khomeini.

Sinh ra vào khoảng đầu thế kỷ 20, Ruhollah Khomeini là con của một học giả Hồi giáo. Ngay từ thời thơ ấu, ông đã sớm thuộc lòng kinh Qur’an. Khomeini theo dòng Shia – một nhánh Hồi giáo được đa số người Iran tin theo – và đã sớm tập trung nghiên cứu về Đạo Hồi Shia tại thành phố Qom. Là một giáo sĩ mộ đạo, ông dần thăng tiến trong hệ thống cấp bậc không chính thức của Hồi giáo Shia và đã thu hút rất nhiều đệ tử. Continue reading “01/02/1979: Ayatollah Khomeini quay trở lại Iran”

Quá khứ chính là tương lai của Chủ nghĩa xã hội

Nguồn: Bhaskar Sunkara, “Socialism’s Future May Be Its Past”, The New York Times, 26/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử này để tìm nguồn cảm hứng nghe thật vô lý. Nhưng phải có lý do chính đáng thì những người Bolshevik mới từng gọi mình là các nhà “dân chủ xã hội.” Họ là một phần trong phong trào rộng lớn hơn của các đảng đang lớn mạnh lúc đó để đấu tranh cho nền dân chủ chính trị, và sử dụng sự giàu có và tầng lớp lao động mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra nhằm mở rộng quyền dân chủ sang các lĩnh vực xã hội và kinh tế mà không nhà tư bản nào cho phép. Continue reading “Quá khứ chính là tương lai của Chủ nghĩa xã hội”

31/01/1990: Nhà hàng đầu tiên của McDonald’s mở cửa tại Liên Xô

Nguồn: First McDonald’s opens in Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên của McDonald’s tại Liên Xô đã mở cửa ở Moskva. Đã có rất nhiều người dân xếp hàng để trả một khoản tiền tương đương với vài ngày lương cho món Big Mac, sữa lắc, và khoai tây chiên.

Sự xuất hiện của biểu tượng khét tiếng của chủ nghĩa tư bản và sự đón tiếp nhiệt tình mà nó nhận được từ người Liên Xô là dấu hiệu cho thấy thời thế đang thay đổi. Một nhà báo Mỹ tại đây cho biết khách hàng dường như vô cùng ngạc nhiên “chỉ trước cảnh các nhân viên bán hàng lịch sự … xuất hiện ở một quốc gia vốn đã hững hờ với thương mại.” Continue reading “31/01/1990: Nhà hàng đầu tiên của McDonald’s mở cửa tại Liên Xô”

Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The who, where and when of secessionProject Syndicate, 29/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này. Với khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác trên bốn quốc gia (Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran), các nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận rằng họ xứng đáng nhận được sự công nhận của thế giới. Tại Tây Ban Nha, khoảng 7,5 triệu người Catalonia cũng nêu lên vấn đề tương tự.

Việc các cuộc trưng cầu cho thấy không giống như người Kurds, người Catalonia chịu sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này có quan trọng không? Việc những nước sát khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq có thể dùng vũ lực để chống lại phong trào ly khai có ý nghĩa gì không? Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?”

30/01/1835: Andrew Jackson suýt bị ám sát

Nguồn: Andrew Jackson narrowly escapes assassination, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1835, Andrew Jackson trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đối mặt với một vụ ám sát.

Richard Lawrence, một họa sĩ thất nghiệp, đã tiếp cận Jackson khi ông rời một bữa tiệc của Quốc Hội được tổ chức tại Văn phòng của Điện Capitol và bắn vào Tổng thống, nhưng súng của hắn đã bị kẹt đạn. Vậy là Jackson 67 tuổi giận dữ đã quay lại đối đầu kẻ tấn công mình, đánh Lawrence nhiều lần bằng cây ba toong của ông. Trong lúc ấy, Lawrence đã cố gắng kéo ra một khẩu súng lục thứ hai và kéo cò, nhưng nó cũng tiếp tục kẹt đạn. Các trợ tá của Jackson sau đó đã kéo được Lawrence tránh xa khỏi Tổng thống. Jackson không hề hấn gì nhưng đã vô cùng tức giận và trở nên hoang tưởng. Continue reading “30/01/1835: Andrew Jackson suýt bị ám sát”

Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?

Nguồn: Ricardo Hausmann, “D-Day Venezuela”, Project Syndicate, 02/01/2018.

Biên dịch: Trịnh Việt Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Venezuela đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Hình ảnh người dân Venezuela sống trong nghèo khổ, chịu đựng và sự tàn phá khốc liệt đã chạm đến ngưỡng mà cộng đồng quốc tế cần ngẫm lại xem có thể trợ giúp quốc gia này như thế nào.

Hai năm trước, tôi đã cảnh báo về một nạn đói sắp xảy ra ở Venezuela giống như những gì xảy ra ở Ucraina trong giai đoạn 1932-1933 tại Holomador. Vào ngày 17/12/2017, tờ The New York Times đã đăng lên trang bìa hình ảnh về thảm họa nhân tạo này. Continue reading “Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?”

29/01/1820: Vua George III băng hà

Nguồn: King George III dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, mười năm sau khi bệnh tâm thần buộc ông rời khỏi cuộc sống trước công chúng, vua George III, vị vua Anh đã đánh mất thuộc địa Mỹ, qua đời ở tuổi 82.

Năm 1760, chàng trai George 20 tuổi lên kế vị ông nội George II, trở thành nhà vua nước Anh và Ireland. Mặc dù ông được hy vọng sẽ cai trị trực tiếp hơn người tiền nhiệm của mình, nhưng vua George III đã không thể tìm được một bộ trưởng mà ông có thể tin cậy, và mãi cho đến năm 1770 ông bổ nhiệm Lord North làm Thủ tướng. Lord North đã chứng minh được khả năng quản lý Nghị viện và sẵn sàng tuân theo sự lãnh đạo của hoàng gia, nhưng chính sách cưỡng chế của George đối với thuộc địa Mỹ đã khơi mào cuộc chiến giành độc lập của người Mỹ. Continue reading “29/01/1820: Vua George III băng hà”

Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).

Tưởng cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy mạng Bách Độ (Baidu) của Bắc Kinh đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào? Continue reading “Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch”

28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ

Nguồn: Soviets shoot down U.S. jet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Bộ Ngoại giao Mỹ giận dữ cáo buộc Liên Xô đã bắn hạ một máy bay phản lực của Mỹ đi lạc vào không phận Đức. Ba sĩ quan người Mỹ trên chiếc máy bay đã thiệt mạng trong vụ việc. Phía Liên Xô đáp trả bằng những cáo buộc rằng chuyến bay là một “sự khiêu khích thô bạo” và vụ việc này là một lời nhắc nhở xấu xí về căng thẳng Đông-Tây trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Theo quân đội Mỹ, chiếc máy bay phản lực đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện qua Tây Đức và phi công đã bị mất phương hướng bởi một cơn bão dữ dội, khiến máy bay bay lệch 100 dặm khỏi đường bay chuẩn. Continue reading “28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ”

Đánh giá TT Trump sau một năm cầm quyền

Nguồn: Elizabeth N. Saunders, “Is Trump a Normal Foreign-Policy President?“, Foreign Affairs, 18/01/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Đối với các học giả nghiên cứu tác động của vai trò lãnh đạo của tổng thống đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, thì chiến thắng bất ngờ của Donald Trump vào năm 2016 đã đem lại một thử thách thực sự. Việc bầu một nhà lãnh đạo không có kinh nghiệm trong chính phủ, ít kiến thức về chính sách đối ngoại và một thái độ khinh thường rõ ràng đối với ý kiến của giới chuyên môn có ý nghĩa gì đối với Mỹ?

Sau 1 năm cầm quyền, Trump đã xác nhận nhiều điều mà chúng ta đã biết về tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo: Ông vẫn giữ vững một vài niềm tin mà ông mang theo mình khi nhậm chức, chứng tỏ tầm quan trọng của việc có (hay thiếu) kiến thức thực sự để ra quyết định, và cho thấy tại sao các cố vấn không thể thay thế một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Nói cách khác, ông đã chứng tỏ mình là một sự bất ngờ, chủ yếu bằng việc không thể bổ nhiệm những người có thể giúp ông có được những gì ông muốn. Và khi thế giới phải đối mặt với ít nhất 3 năm nữa của Trump, thì có ít lý do để nghĩ rằng cách hành xử của ông sẽ thay đổi trong tương lai. Continue reading “Đánh giá TT Trump sau một năm cầm quyền”

27/01/1943: Reagan tham gia làm phim cho quân đội Mỹ

Nguồn: Reagan serves in film unit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống tương lai Ronald Reagan, một trung úy thuộc Không Quân Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã nhận nhiệm vụ làm việc tại Đơn vị Sản xuất Phim số 1 (First Motion Picture Unit).

Thực ra, Reagan là một sĩ quan quan hệ công chúng. Tuy nhiên, một năm trước đó, Warner Brothers Studios và Không lực Mỹ đã chọn ông tham gia một bộ phim có tên Air Force. Nhằm tạo điều kiện cho việc quay phim, Reagan được thuyên chuyển từ đơn vị không kỵ binh sang đơn vị sản xuất phim vào đầu tháng 01/1943. Continue reading “27/01/1943: Reagan tham gia làm phim cho quân đội Mỹ”

Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam (1). Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN, – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”(2). Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam” (3). Continue reading “Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam”

26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập

Nguồn: Ukraine declares its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ngay sau khi những người Bolshevik chiếm được quyền kiểm soát ở nước Nga vào tháng 11/1917 và tiến tới đàm phán hoà bình với Liên minh Trung tâm, Ukraine – một nước thuộc Đế quốc Nga – đã tuyên bố độc lập hoàn toàn.

Là một trong những khu vực thịnh vượng nhất thuộc Nga trong thời kỳ trước chiến tranh, vùng đất rộng lớn Ukraine (mà tên gọi có thể được dịch là “ở biên giới” hoặc “vùng biên giới”) là một trong những vùng sản xuất lúa mỳ lớn nhất châu Âu, đồng thời còn có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, với nhiều mỏ sắt và than đá lớn. Phần lớn Ukraine được sáp nhập vào Đế quốc Nga sau lần Phân chia Ba Lan thứ hai vào năm 1793, trong khi phần còn lại – lãnh thổ Galicia – vẫn thuộc Đế quốc Áo-Hung và là chiến trường chính của Mặt trận phía Đông trong Thế chiến I. Continue reading “26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập”

Đồng đô la Mỹ yếu là một con dao hai lưỡi

Nguồn: Weak US dollar is double-edged sword”, The New Paper, 26/01/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Đồng bạc xanh đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Singapore vào ngày hôm qua sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng ông hoan nghênh một đồng đô la Mỹ yếu hơn.

Bình luận này đã làm tồi tệ hơn nữa xu thế giảm giá hiện tại của đồng đô la Mỹ vốn đã giảm 8% so với đồng đô la Singapore vào năm ngoái. Đây là một tin tốt lành đối với những người hay mua hàng online tại Singapore nhưng đối với các nhà xuất khẩu, những người thường mua và bán hàng ra nước ngoài bằng đồng đô la Mỹ, thì đây là một con dao hai lưỡi. Continue reading “Đồng đô la Mỹ yếu là một con dao hai lưỡi”

Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

Nguồn:Why is Protestantism flourishing in the developing world?”, The Economist, 09/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm như tự do lương tâm, khoan dung và tam quyền phân lập. Nhưng khi thế giới đánh dấu kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu cuộc Cải cách Kháng cách thì trục của đức tin này đang dần dịch chuyển. Tỷ lệ người Tây Âu và Bắc Mỹ tuyên xưng theo đạo Tin lành đang suy giảm; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng. Trong phần lớn thế kỷ 20, xu thế thế tục hóa toàn cầu đã được coi là không thể tránh khỏi khi các quốc gia hiện đại hóa. Nhưng các nước đang phát triển đang thực sự trở nên sùng đạo, một phần của điều mà Peter Berger, một nhà xã hội học, gọi là “sự phi thế tục hóa” của thế giới. Nằm ở trung tâm của sự hồi sinh tôn giáo này là Hồi giáo và Ngũ Tuần giáo (Tentecostalism), một nhánh của Thiên Chúa giáo Tin Lành. Continue reading “Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?”

25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’

Nguồn: Khrushchev declares that Eisenhower is “striving for peace”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, trong một cuộc phỏng vấn dài với luật sư người Mỹ Marshall MacDuffie, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tỏ thái độ thân thiện đối với Mỹ và cho biết ông tin rằng Tổng thống Dwight Eisenhower thực sự chân thành với mong muốn hòa bình của mình. Cuộc phỏng vấn này là tiền đề cho lời tuyên bố của Khrushchev cùng năm đó, rằng ông muốn Mỹ và Liên Xô cùng “chung sống hòa bình”.

MacDuffie, một người quen lâu năm của nhà lãnh đạo Liên Xô và là người đề xướng mối quan hệ Mỹ – Xô gần gũi hơn, đã dành tận ba giờ thực hiện cuộc phỏng vấn. Trong khi trò chuyện, Khrushchev đã thể hiện rằng ông mong muốn “Chúng ta nên giải trừ quân bị và chúng ta nên suy nghĩ cách để tránh một cuộc chiến tranh mới.” Continue reading “25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’”

Chế độ dân chủ chết như thế nào?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “This is how democracies die”, Guardian, 21/01/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chế độ độc tài trần trụi – dưới hình thức chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ quân quản – đã biến mất gần như khắp thế giới. Những vụ đảo chính quân sự hoặc cướp chính quyền bằng bạo lực ít khi xảy ra. Đa số các quốc gia đều tổ chức tuyển cử định kỳ. Các nền dân chủ chết nhưng theo những cách thức khác.

Từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, phần lớn những vụ sụp đổ của các chế độ dân chủ đều không do các tướng lãnh và binh lính gây ra mà do chính các chính phủ được bầu lên. Giống như ông Hugo Chávez ở Venezuela, các nhà lãnh đạo được bầu lên đã làm băng hoại các thiết chế dân chủ (democratic institutions)ở Gruzia, Hungary, Nicaragua, Peru, Philippines, Ba Lan, Nga, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Continue reading “Chế độ dân chủ chết như thế nào?”