24/01/1966: Chiến dịch Thắng Phong II được phát động

Nguồn: Operation Masher/White Wing/Thang Phong II launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong Chiến dịch Masher/White Wing/Thắng Phong II – chiến dịch tìm-và-diệt lớn nhất từ trước cho đến lúc đó – Sư đoàn Không Kỵ số 1 của Mỹ, cùng với lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc đã đánh qua Bình Định, ở vùng đồng bằng ven biển.

Mục đích của chiến dịch này là đẩy quân Bắc Việt ra khỏi tỉnh Bình Định và tiêu diệt các khu tiếp tế của họ. Continue reading “24/01/1966: Chiến dịch Thắng Phong II được phát động”

Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB

Tác giả: Alexander Mikhailovich Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 01/12/1934, đảng viên trẻ Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Nikolayev bí mật lẻn vào điện Smolny ở Leningrad dùng súng lục bắn chết Sergey Mironovich Kirov, ủy viên Bộ Chính trị, người lãnh đạo Thành ủy thành phố Leningrad. Hung thủ bị bắt ngay tại chỗ. Để điều tra vụ ám sát này, một ban chuyên án do Stalin lãnh đạo lập tức từ Moskva đến Leningrad.

Cho tới nay [1953, khi Orlov xuất bản cuốn The Secret History of Stalin’s Crimes tại New York], chưa bao giờ người ta công bố tình hình chi tiết vụ mưu sát Kirov. Nikolayev là người thế nào? Làm sao hắn ta có thể lẻn vào điện Smolny được canh gác cẩn mật? Làm sao hắn có thể bám sát và tới gần Kirov? Đâu là nguyên nhân khiến Nikolayev tiến hành hoạt động liều chết này – nguyên nhân chính trị hay nguyên nhân cá nhân? Tất cả mọi tình hình của vụ mưu sát này đều bị người ta ém nhẹm một cách thần bí. Continue reading “Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB”

23/01/1968: Triều Tiên bắt giữ tàu Pueblo của Mỹ

Nguồn: North Korea seizes U.S. ship Pueblo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ, Pueblo, đã bị tàu chiến của Bắc Triên Tiên bắt giữ, buộc tội gián điệp và vi phạm lãnh hải nước này. Các cuộc đàm phán nhằm giải phóng thủy thủ đoàn 83 người đã kéo dài gần một năm, gây tổn hại đến uy tín và lòng tin vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Lyndon B. Johnson.

Hành động giữ tàu và giam thủy thủ đoàn của Bắc Triều Tiên đã bị chính quyền Johnson chỉ trích dữ dội. Chính phủ Mỹ đã kịch liệt phủ nhận việc lãnh hải của Bắc Triều Tiên bị vi phạm và lập luận rằng con tàu chỉ đang thực hiện các nhiệm vụ thu thập tin tức thông thường ở Biển Nhật Bản. Continue reading “23/01/1968: Triều Tiên bắt giữ tàu Pueblo của Mỹ”

Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Sam Oglesby, “Why Did No One See the Tet Offensive Coming?”, The New York Times, 23/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra vào ngày 30/01/1968, lực lượng Mỹ đã bị bất ngờ. Tất cả 44 tỉnh thành của Nam Việt Nam đã gặp phải các cuộc tấn công có phối hợp gây choáng váng vốn làm thay đổi tiến trình cuộc chiến. Trong bối cảnh Mỹ dành rất nhiều nguồn lực cho việc thu thập thông tin tình báo, tại sao họ vẫn không có manh mối nào về cuộc tấn công này? Kinh nghiệm của tôi trong thời gian làm việc cho Cục Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ có thể mang lại một số lý giải cho thiếu sót này. Continue reading “Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?”

22/01/1901: Nữ hoàng Victoria băng hà

Nguồn: Queen Victoria dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, cái chết của Nữ hoàng Victoria đã chấm dứt một kỷ nguyên trong lịch sử Anh Quốc mà trong đó người dân không biết đến sự hiện diện của vị quân vương nào khác ngoài bà. Triều đại 63 năm của Victoria, thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh, là thời kỳ phát triển của một đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn. Victoria đã khôi phục danh dự của hoàng gia và đảm bảo họ sẽ tiếp tục tồn tại như một thể chế chính trị nghi thức.

Chào đời năm 1819, Victoria lên ngôi sau cái chết của người chú là vua William IV vào năm 1837. Là một cô gái rất trẻ khi lên ngôi, chồng tương lai của bà đã miêu tả bà là “người mà cá tính ương ngạnh thường xuyên mâu thuẫn với bản tính tốt đẹp của cô ấy.” Thủ tướng đầu tiên của bà, Lord Melbourne, đã trở thành bạn thân và cố vấn của bà, và vào năm 1839, Victoria đã thành công trong việc ngăn chặn lãnh đạo Đảng Tory, Sir Robert Peel, lên thay Melbourne. Continue reading “22/01/1901: Nữ hoàng Victoria băng hà”

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm

Tác giả: Ngô Di Lân

Việc chính quyền Trump công bố bản Chiến lược an ninh quốc gia (National Security Strategy) vào tháng 12 vừa qua đã lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý của giới quan sát. Gần như tất cả các tờ báo lớn nhỏ và các tạp chí đối ngoại ngay sau đó đã chạy loạt bài đưa tin về bản Chiến lược này cùng nhiều bình luận về ý đồ chiến lược của chính quyền Trump đằng sau các câu chữ mà họ sử dụng để mô tả các ưu tiên chính sách cũng như các đối thủ và đối tác của Mỹ. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các nhà nghiên cứu chính sách và cán bộ ngoại giao ở nhiều nước đã phải làm việc hết công suất trong khoảng thời gian đó để “giải mã” cái mà nhiều người đang gọi là “học thuyết Trump” (Trump doctrine). Continue reading “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm”

21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu

Nguồn: Battle for Khe Sanh begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, một trong những trận đánh được biết đến nhiều nhất và gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Việt Nam đã nổ ra tại căn cứ Khe Sanh, nằm cách khu vực phi quân sự (DMZ) 14 dặm và cách biên giới Lào 6 dặm.

Bị Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm đóng từ một năm trước đó, căn cứ Khe Sanh, vốn là một tiền đồn cũ của thực dân Pháp, đã được sử dụng làm căn cứ tiến hành các chuyến tuần tra tiền phương, đồng thời là điểm xuất phát tiềm năng cho các chiến dịch dự tính trong tương lai nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. Continue reading “21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu”

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.

Biên dịch: Hiếu Chân

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, Điểm tận cùng của Lịch sử?. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên Xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders[1] – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?

Vài trao đổi với học giả Nguyễn Duy Chính

Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa –  Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận” – Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? của học giả Nguyễn Duy Chính. Tác giả là người rất đam mê khám phá lịch sử Việt Nam thời cổ. Với vốn ngoại ngữ (Anh, Pháp) thành thạo và khả năng Hán học  vững vàng, Nguyễn Duy Chính đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu, làm rõ  một số khía cạnh của lịch sử Việt Nam thời trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII liên quan đến vương triều Tây Sơn. Quá trình tìm hiểu, khám phá sử Việt của ông được cụ thể hóa thành nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Xưa&Nay, được  xuất bản thành nhiều đầu sách khác nhau. Đó là  điều đáng trân trọng về một người  đầy tâm huyết  với khoa  học lịch sử, có ý thức tìm về cội nguồn, dụng tâm soi sáng các vấn đề lịch sử bằng những nguồn tài liệu mới và hiếm quý. Continue reading “Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?”

19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose

Nguồn: Ford pardons Tokyo Rose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Gerald R. Ford đã ân xá cho Tokyo Rose. Mặc dù biệt hiệu này ban đầu được dùng để chỉ một nhóm nữ phát thanh viên Nhật Bản trong chương trình tuyên truyền của phe Trục nhắm vào binh lính Đồng minh trong Thế chiến II, nhưng cuối cùng tên gọi này đã gắn liền với một phụ nữ người Mỹ gốc Nhật Bản tên là Iva Toguri. Theo lệnh của chính phủ Nhật Bản, Toguri và các phụ nữ khác đã phát sóng các bài hát Mỹ ủy mị và các tuyên bố giả mạo về tổn thất của quân Mỹ – một nỗ lực vô ích để tiêu diệt tinh thần của quân đội Đồng minh. Continue reading “19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose”

Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc

Nguồn: Andrew Preston, “The rise and fall of great powers“,  The Globe and Mail, 29/12/2017.

Biên dịch: Văn Cường

Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số một thế giới. Nhưng cuộc soán ngôi này sẽ diễn ra như thế nào là câu hỏi không dễ trả lời và cũng khó xảy ra trên thực tế.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm những việc mà một người ở vị trí của ông cần phải làm: phô trương sức mạnh cơ bắp của nước Mỹ. Vào tháng 10/2017, ông đã ra lệnh triển khai 3 nhóm tàu sân bay đến vùng Tây Thái Bình Dương, đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7 đóng quân tại Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh gấp nhiều lần so với hải quân của các nước khác. Một lần nữa, quân đội Mỹ lại giữ vai trò đội quân bảo vệ thế giới để trấn an các nước trong khu vực rằng mọi hành động hung hăng sẽ bị kiểm soát và khu vực xung quanh họ vẫn an toàn.  Continue reading “Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc”

Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?

Nguồn:Why Norway may leave $65bn worth of oil in the ground”, The Economist, 29/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng 04/2017, các vịnh hẹp trên quần đảo Lofoten của Na Uy vang vọng tiếng hô hào của các nhà hoạt động xã hội. Trong một tuần liền, các nhóm môi trường và ngư dân địa phương đã tập trung để phản đối kế hoạch khoan dầu gần khu vực quần đảo nguyên sơ này. Các cuộc biểu tình đã diễn ra rất kịp thời: Na Uy dự kiến tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 09/2017, và hai đảng chính của nước này – Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ – đều ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu quanh Lofoten. Các khu vực xung quanh quần đảo được ước tính có trữ lượng khoảng 1,3 tỷ thùng dầu, tương đương hơn 65 tỷ đô la theo giá hiện tại, nếu tất cả lượng dầu này được xác định là nguồn dầu dễ khai thác. Sản lượng dầu của Na Uy đã giảm gần một nửa trong 15 năm qua, và được dự kiến là sẽ giảm thêm 11% vào năm 2019. Chính phủ nói rằng Lofoten “đến một lúc nào đó cũng cần phải được đưa vào khai thác”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích mong đợi lệnh cấm tạm thời sẽ tiếp tục được duy trì. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Na Uy bỏ mặc 65 tỷ đô la dầu mỏ trong lòng đất?”

18/01/1778: James Cook phát hiện ra Hawaii

Nguồn: Cook discovers Hawaii, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, nhà thám hiểm người Anh James Cook đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo Hawaii khi ông đi qua đảo Oahu. Hai ngày sau, ông đến Waimea trên đảo Kauai và đặt tên cho quần đảo là Quần đảo Sandwich, để vinh danh John Montague, người từng là Bá tước xứ Sandwich và là một trong số những người bảo trợ của ông.

Năm 1768, Cook, một nhà khảo sát thuộc Hải quân Hoàng gia, đã được ủy nhiệm làm trung úy chỉ huy tàu HMS Endeavour và dẫn đầu cuộc thám hiểm đưa các nhà khoa học đến Tahiti để ghi lại hành trình (quỹ đạo) của sao Kim. Continue reading “18/01/1778: James Cook phát hiện ra Hawaii”

Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực

Nguồn: Mohamed Yahya, “Africa’s Unique Vulnerability to Violent Extremism”, Project Syndicate, 09/01/2017.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Châu Phi phải gánh chịu hậu quả về tổn thất nhân mạng, nền kinh tế suy sụp, và các mối quan hệ gãy đổ vì chủ nghĩa khủng bố. Đây là châu lục mà al-Qaeda khơi mào cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1998 bằng cách đánh bom các tòa đại sứ nước này tại Nairobi, Kenya và Dar es Salaam, Tanzania; nơi tổ chức khủng bố Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh người Nigeria vào năm 2014; và nơi 147 học sinh bị giết khi đang ngủ tại trường Đại học Garissa ở Kenya vào năm 2015.

Trong khi những sự vụ tấn công này khiến thế giới phải chú ý, phần lớn công chúng không nhận ra rằng chỉ trong năm năm qua, 33.000 người đã chết vì bạo lực liên quan đến khủng bố tại châu Phi. Chủ nghĩa cực đoan bạo lực cùng các phe nhóm ủng hộ nó đang đe dọa làm đảo ngược những nỗ lực phát triển của châu Phi không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong nhiều thập niên tới. Continue reading “Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực”

17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’

Nguồn: Eisenhower warns of the “military-industrial complex”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong diễn văn từ biệt của mình, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người dân Mỹ nên để mắt đến cái mà ông gọi là “tổ hợp công nghiệp – quân sự” (military-industrial complex) vốn phát triển trong những năm hậu Thế chiến II.

Là một người bảo thủ về mặt ngân sách, Eisenhower đã quan ngại về quy mô và chi phí ngày càng gia tăng của ngành quốc phòng Mỹ kể từ khi ông trở thành Tổng thống năm 1953. Trong bài diễn văn cuối cùng của mình, ông bày tỏ quan ngại đó bằng những từ ngữ thẳng thắn, thậm chí đã gây sốc cho một số thính giả. Continue reading “17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’”

Tại sao biểu tình bùng phát ở Iran?

Nguồn: Hassan Hakimian, “What’s Driving Iran’s Protests?”, Project Syndicate, 06/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự lan tỏa nhanh chóng của các cuộc bạo động dân sự bắt đầu vào cuối tháng 12 tại các thị xã và thành phố ở Iran đã làm hầu hết mọi người ngạc nhiên, từ chính phủ mang tư duy cải cách của Tổng thống Hassan Rouhani cho tới nhiều người dân và các nhà quan sát. Bắt đầu tại Mashhad, một thành phố tôn giáo lớn ở Đông Bắc nước này và cũng là thành trì của các đối thủ theo đường lối bảo thủ chống lại Tổng thống Rouhani, các cuộc biểu tình đã nuốt chửng một vài thị trấn nhỏ với tốc độ và sự khốc liệt mà ít người có thể dự đoán được.

Ban đầu nổ ra bởi chi phí sinh hoạt tăng cao và sự gia tăng bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các cuộc biểu tình nhanh chóng trở thành một sự phủ nhận đối với bản thân chế độ cầm quyền. Trong khi phần lớn sự giận dữ là nhằm vào giới tăng lữ nắm quyền do Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cầm đầu, thì các nhà cải cách cũng đang bị đe dọa không kém các đối thủ theo đường lối cứng rắn của họ. Continue reading “Tại sao biểu tình bùng phát ở Iran?”

16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke

Nguồn: Hitler descends into his bunker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler đã xuống boong ke dưới lòng đất của mình và sống 105 ngày ở đó trước khi tự tử.

Hitler xuống boong ke sau khi quyết định ở lại Berlin trong đợt bao vây cuối cùng của cuộc chiến. Nằm sâu 16m dưới Văn phòng Thủ tướng, nơi trú ẩn này gồm 18 phòng nhỏ và hoàn toàn tự cung tự cấp, với nguồn nước và điện riêng. Hitler rất ít khi ra khỏi nơi này (chỉ một lần để trao huân chương cho một phi đội của Đoàn Thanh niên Hitler) và dành hầu hết thời gian để quản lý sát sao những gì còn lại của hệ thống phòng thủ Đức và động viên các tướng lĩnh Đức Quốc xã như Hermann Goering, Heinrich Himmler, và Joachim von Ribbentrop. Luôn luôn ở bên cạnh ông trong thời gian này là người tình Eva Braun, và con chó giống Alsatian, tên là Blondi. Continue reading “16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke”

Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô

Nguồn: Gal Beckerman, “How Soviet Dissidents Ended 70 Years of Fake News”, The New York Times, 10/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time rằng “Tôi ghét những lời nói dối.” Đó là một tuyên bố mang tính cách mạng, chỉ bởi nó xuất phát từ miệng một nhà lãnh đạo Liên Xô.

Ngoài mặt, ông chỉ đơn giản đang tung hô chính sách công khai hóa (glasnost) của mình, chính sách cởi mở mới được giới thiệu cùng với cải tổ (perestroika), hay việc cơ cấu lại nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng “rơi tự do” về địa chính trị. Gorbachev đã đánh cược rằng quyền thể hiện ý kiến một cách thành thật và tự do – hay một nền báo chí có thể phê bình và điều tra, sách lịch sử không cần đổi tên nhân vật, cùng với một chính phủ trung thực và có trách nhiệm giải trình – sẽ có thể cứu vãn thành trì đang lung lay của chế độ Cộng sản. Continue reading “Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô”

15/01/1870: Con lừa Dân chủ xuất hiện lần đầu

Nguồn: First appearance of the Democratic donkey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, trên tờ Harper’s Weekly, người ta đã ghi nhận lần đầu tiên hình ảnh con lừa được sử dụng để đại diện cho Đảng Dân chủ. Được vẽ bởi họa sĩ minh họa chính trị Thomas Nast, bức vẽ được đặt tên “A Live Jackass Kicking a Dead Lion” (Lừa sống đá sư tử chết). Con lừa là để chỉ “Copperhead Papers”, ám chỉ tờ báo nổi tiếng của Đảng Dân chủ[1] ở miền Nam, còn con sư tử chết đại diện cho Edwin McMasters Stanton quá cố, người là Bộ trưởng Chiến tranh dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong ba năm cuối cùng của nội chiến. Phần nền hậu cảnh là một con đại bàng đậu trên tảng đá, đại diện cho sự thống trị tại miền Nam của phe liên bang sau nội chiến, và xa xa là hình ảnh Điện Capitol. Continue reading “15/01/1870: Con lừa Dân chủ xuất hiện lần đầu”