14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins

Nguồn: Westmoreland appointed as Harkins’ deputy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Trung tướng William Westmoreland được bổ nhiệm làm phó cho Tướng Paul Harkins, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV). Ai cũng ngầm hiểu rằng Westmoreland sẽ sớm thay thế Harkins. Quan điểm lạc quan của Harkins về tiến triển của cuộc chiến đang ngày càng bị chỉ trích.

Ngày 20/06/1964, Harkins rời Việt Nam và Westmoreland lên đảm nhận vị trí lãnh đạo MACV. Nhiệm vụ ban đầu của ông là cung cấp tư vấn quân sự và hỗ trợ cho chính phủ miền Nam. Tuy nhiên, với cam kết của quân đội Mỹ, Tướng Westmoreland còn đảm nhiệm thêm trách nhiệm chỉ huy lực lượng vũ trang của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Continue reading “14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins”

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)

Tác giả: Mai Thị Huyền

Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền luôn đặt vấn đề duy trì và bảo vệ vững chắc cương giới làm nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến triều đình gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra một số tỉnh biên giới phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá (1), Tuyên Quang và Quảng Yên (2). Continue reading “Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)”

13/01/1966: Johnson bổ nhiệm bộ trưởng gốc Phi đầu tiên

Nguồn: Johnson appoints first African-American cabinet member, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bổ nhiệm thành viên nội các người Mỹ gốc Phi đầu tiên, đưa Robert C. Weaver trở thành Bộ trưởng Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị (HUD), cơ quan phát triển và thực hiện chính sách nhà ở quốc gia và thực thi luật nhà ở một cách công bằng.

Theo quan điểm của ông về Xã hội Vĩ đại (Great Society), Johnson đã cố gắng để cải thiện quan hệ chủng tộc và chỉnh trang đô thị. Do nhiều người Mỹ gốc Phi sống ở các khu vực nội thành xuống cấp, việc bổ nhiệm Weaver là một nỗ lực để cho cử tri người Mỹ gốc Phi thấy rằng ông rất nghiêm túc trong cả hai nỗ lực trên. Continue reading “13/01/1966: Johnson bổ nhiệm bộ trưởng gốc Phi đầu tiên”

12/01/1984: Bí ẩn kim tự tháp được giải quyết

Nguồn: Pyramid mystery unearthed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, một hội đồng quốc tế giám sát việc phục chế Kim tự tháp ở Ai Cập đã vượt qua được quãng thời gian thất vọng khi họ quyết định từ bỏ các kỹ thuật xây dựng hiện đại và thay bằng phương pháp mà người Ai Cập cổ đại sử dụng.

Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980. Năm 1981, công việc sửa chữa đạt thành công bước đầu tại tượng Nhân sư 4.600 năm tuổi, nhưng việc phục chế kim tự tháp nhanh chóng trở thành hành động phá hoại khi nước trong loại xi măng hiện đại khiến những tảng đá vôi liền kề bị vỡ. Ngày 12/01/1984, nhóm phục chế đã ngừng sử dụng vữa mà thay bằng hệ thống các khối liên động mà các nhà xây dựng kim tự tháp cổ xưa từng dùng. Kể từ đó, dự án được tiến hành suôn sẻ. Continue reading “12/01/1984: Bí ẩn kim tự tháp được giải quyết”

Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Nguồn: Peter Apps, “Why Kim Jong Un wants the Korea talks“, Reuters, 12/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã làm cả thế giới kinh động với tốc độ phát triển tên lửa hạt nhân, việc đàn áp các đối thủ cũng như nghi ngờ rằng ông đã ra lệnh ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của mình. Năm nay đến lượt các cuộc tấn công ngoại giao. Nhưng điều này không có nghĩa là đã diễn ra một sự thay đổi về mặt chiến lược.

Các quan chức Triều Tiên đã gặp các quan chức Hàn Quốc vào hôm thứ ba. Đây là lần đầu tiên các cuộc đối thoại như vậy diễn ra trong vòng 2 năm qua. Kết quả đạt được là một thỏa thuận cho phép Triều Tiên gửi một đoàn vận động viên tới dự Olympics Mùa đông tại Hàn Quốc vào tháng tới cũng như việc tiến hành các cuộc đối thoại quân sự song phương. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?”

Hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick MacFarquahr,  “The Red Emperor”, The New York Review of Books, 18/01/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Mùa thu rồi, đại hội lần thứ 19 đảng Cộng sản Trung Quốc là bằng chứng chứng tỏ trong năm năm làm tổng bí thư đảng, ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã trở thành lãnh tụ có quyền lực nhất Trung Quốc sau khi ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) chết năm 1976. Đa số các nhà quan sát, cả người Trung Quốc lẫn nước ngoài đã biết chuyện này, họ chỉ thoáng ngạc nhiên về cung cách mà nó thể hiện công khai tại đại hội: trong việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới và suy tôn một hệ tư tưởng mới mang tên ông Tập. Continue reading “Hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình”

11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế

Nguồn: Demonstrations erupt in Saigon and Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các thành phố lớn của Việt Nam – đặc biệt là Sài Gòn và Huế – và phần lớn miền Trung đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình và đình công của các Phật tử.

Từ chối chấp nhận bất kỳ chính phủ nào lãnh đạo bởi Trần Văn Hương, người mà họ cho là một con rối của người Mỹ, các Phật tử đã chống đối các thể chế của Mỹ và các cuộc biểu tình của họ ngày càng mang tính chống Mỹ hơn. Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo Phật giáo, và các nhà sư khác đã tham gia tuyệt thực. Một nữ Phật tử ở Nha Trang đã tự thiêu (đây là lần tự thiêu đầu tiên kể từ năm 1963). Mặc dù Hương đã cố gắng xoa dịu các Phật tử bằng cách cải tổ lại chính quyền của mình, nhưng họ không hài lòng. Continue reading “11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế”

Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Demise of Dollar Diplomacy?”, Project Syndicate, 11/10/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mark Twain chưa bao giờ nói rằng “các báo cáo về cái chết của tôi đã bị thổi phồng hơi quá.” Song câu trích dẫn sai này nghe “hài hước” tới mức người ta khó có thể nào quên được nó. Và không đâu ý tưởng ẩn chứa đằng sau nó lại phù hợp hơn với việc thảo luận về vai trò quốc tế của đồng đô la.

Các học giả từng nhắc tới những ngày tàn cuối cùng trong sự thống trị toàn cầu của đồng đô la kể từ những năm 1960, và cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Điều này được thể hiện qua tần suất xuất hiện cụm từ “hồi kết của đồng đô la” trong tất cả các ấn bản bằng tiếng Anh do Google thống kê. Continue reading “Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?”

10/01/1901: Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ra đời

Nguồn: Gusher signals start of U.S. oil industry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, một dàn khoan ở Spindletop Hill gần Beaumont, Texas, đã làm phun trào một lượng lớn dầu thô tràn ra cả một khu vực dài hàng trăm feet, báo hiệu sự xuất hiện của ngành công nghiệp dầu mỏ tại Mỹ. Giếng dầu được phát hiện ở độ sâu hơn 1.000 feet, chảy với tốc độ ban đầu là xấp xỉ 100.000 thùng mỗi ngày và mất chín ngày để bịt được miệng giếng. Theo sau khám phá này, dầu mỏ – cho đến thời điểm đó đã được sử dụng ở Mỹ chủ yếu như một chất bôi trơn và chất đốt cho đèn – sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính cho những phát minh mới như ô tô và máy bay; các phương thức vận tải sử dụng than bao gồm cả tàu thuyền và tàu hỏa cũng sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng. Continue reading “10/01/1901: Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ra đời”

Dự báo kinh tế thế giới năm 2018

Nguồn: Michael J. Boskin, “The World Economy in 2018”, Project Syndicate, 21/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt, như tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát, gợi ý rằng năm 2017 sẽ là năm tốt nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ trong một thập niên qua. Nền kinh tế toàn cầu cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng đông bộ và rộng khắp, vượt qua những gì được mong đợi. Câu hỏi bây giờ là liệu kết quả mạnh mẽ này sẽ tiếp tục trong năm 2018 hay không.

Đương nhiên, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại cũng như các chính sách liên quan tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới. Và cũng khó dự đoán được các đề xuất chính sách mới nào sẽ xuất hiện trong năm 2018. Mỹ, Pháp và Anh đều có các lãnh đạo quốc gia tương đối mới, còn các lãnh đạo của Đức vẫn chưa thành lập được một chính phủ liên minh kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9/2017. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) vẫn đang chờ vị trí chủ tịch của mình được phê chuẩn. Hơn nữa, những thay đổi lớn tại các nền kinh tế đang phát triển quan trọng như Argentina, Saudi Arabia và Brazil khiến cho triển vọng tương lai càng khó dự đoán hơn. Continue reading “Dự báo kinh tế thế giới năm 2018”

09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương

Nguồn: Support is pledged to civilian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, dưới áp lực của các quan chức Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh thuộc Hội đồng Quân lực mới thành lập – những người tham gia vào cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 19/12/1964 – đã đồng ý ủng hộ chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương.

Cuộc đảo chính diễn ra khi Khánh và một nhóm các tướng lĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng Lục Quân Nguyễn Văn Thiệu, đã bắt hơn ba mươi viên chức cao cấp và quan chức dân sự, giành quyền kiểm soát chính phủ. Cuộc đảo chính là một phần trong tình trạng bất ổn chính trị liên tục diễn ra sau cuộc đảo chính tháng 11/1963 vốn dẫn đến việc ám sát Ngô Đình Diệm. Giai đoạn sau khi lật đổ Diệm được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ “cửa xoay”. Continue reading “09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương”

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này. Continue reading “Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

08/01/1790: Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên

Nguồn: President George Washington delivers first State of the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1790, Tổng thống George Washington đã trình bày Thông điệp Liên bang đầu tiên trước các đại biểu Quốc Hội tại thành phố New York.

Washington bắt đầu bằng lời chúc người dân về triển vọng thuận lợi đối với các vấn đề công của đất nước, đáng chú ý nhất trong số đó là quyết định gần đây của tiểu bang North Carolina về việc gia nhập liên bang. North Carolina đã bác bỏ Hiến pháp vào tháng 07/1788 bởi vì nó thiếu Tuyên ngôn Nhân Quyền. Theo các điều khoản của Hiến pháp, chính phủ mới sẽ chỉ có quyền sau khi 11 trong số 13 tiểu bang chấp nhận văn kiện. Continue reading “08/01/1790: Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên”

Tại sao giá dầu tăng?

Nguồn:The strange geopolitics of rising oil prices”, The Economist, 26/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một nghịch lý kỳ lạ đang nằm sau sự gia tăng gần đây của giá dầu lên mức khoảng 60 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Một mặt, nó phần nào phản ánh sự lạc quan rằng khi các nhà sản xuất từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) họp tại Vienna vào ngày 30/11/2017, họ sẽ kéo dài thỏa thuận với các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga để hạn chế sản lượng cho đến cuối năm sau. Mặt khác, nó phần nào phản ánh sự lo ngại rằng căng thẳng khu vực giữa Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác là Iran và Qatar có thể trở nên tồi tệ đến mức làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Reuters, những căng thẳng trong nội bộ OPEC đã gia tăng đến mức các quan chức dầu mỏ vùng Vịnh đã ngừng sử dụng một nhóm chat WhatsApp vốn từng là một công cụ phối hợp hữu ích giữa họ với nhau. Vậy có thể tưởng tượng rằng những người không thể nói chuyện với nhau thông qua phương tiện truyền thông xã hội vẫn có thể đồng ý về những mức cắt giảm mạnh sản lượng, một điều quan trọng để giữ mức giá cao, hay không? Continue reading “Tại sao giá dầu tăng?”

‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “China’s Soft and Sharp Power”, Project Syndicate, 04/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc gia dân chủ. Một báo cáo mới của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ lập luận rằng chúng ta cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh dường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa.

Bản báo cáo gọi các ảnh hưởng mang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắc nhọn” (sharp power). Một bài viết trang bìa gần đây của tờ The Economist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình”. Trong khi quyền lực mềm sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao sức mạnh quốc gia, quyền lực sắc nhọn giúp các chế độ chuyên chế cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoài. Continue reading “‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc”

07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Bolshevik envoy approaches German ambassador in Turkey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, khi các nhóm Bolshevik đang cố gắng kích động cách mạng trong tầng lớp nông dân , Alexander Helphand, một doanh nhân giàu có theo phe Bolshevik và đang làm điệp viên cho Đức, đã tiếp cận đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ ở Constantinople để cho ông biết những lợi ích gần gũi giữa Đức và Bolshevik.

Helphand khẳng định lợi ích của chính phủ Đức giống hệt với lợi ích của các nhà cách mạng Nga. Những người Bolshevik đã sốt sắng tìm cách tiêu diệt chế độ Sa hoàng và chia nhỏ đất nước thành các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Continue reading “07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ”

Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

 

Nguồn: Graham Allison, “China vs. America”, Foreign Affairs, Sept-Oct 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài. Continue reading “Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh”

06/01/2001: Quốc hội xác nhận Bush đắc cử tổng thống

Nguồn: Congress certifies Bush winner of 2000 elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, sau đợt cạnh tranh bầu cử căng thẳng, Phó Tổng thống Al Gore đã chủ trì phiên họp chung của Quốc Hội theo đó chứng nhận George W. Bush là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Trong một trong những cuộc bầu cử Tổng thống cạnh tranh sít sao nhất trong lịch sử Mỹ, George W. Bush cuối cùng đã tuyên bố thắng cử, hơn năm tuần sau khi vòng bỏ phiếu kết thúc, do tranh chấp về số phiếu bầu tại bang Florida. Continue reading “06/01/2001: Quốc hội xác nhận Bush đắc cử tổng thống”

Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “Why China Won’t Rescue North Korea, Foreign Affairs, January/February 2018.

Biên dịch: Văn Cường

Giới chức Mỹ từ lâu đã thừa nhận công thức mà Mao Trạch Đông đưa ra đối với quan hệ Trung-Triều: Hai nước tựa như “môi và răng”. Trung Quốc là đối tác cung cấp năng lượng, lương thực chủ chốt và là thị trường trung gian để Triều Tiên duy trì kết nối giao thương với bên ngoài. Đó là lý do mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ Mỹ luôn tìm cách thúc ép Trung Quốc thể hiện vai trò lớn hơn nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump cũng đi theo lôgích này, vừa kêu gọi sự trợ giúp từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa trừng phạt nếu Bắc Kinh không hành động quyết liệt hơn. Cũng theo cách tiếp cận này, giới hoạch định chính sách Mỹ từng nhận định nếu Triều Tiên sụp đổ hoặc bị kéo vào cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ ra tay trợ giúp, không để Bình Nhưỡng tan rã, thậm chí sẽ cho triển khai lực lượng quân sự ở dọc tuyến biên giới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Continue reading “Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên”

05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

Nguồn: Soviets recognize pro-Soviet Polish Provisional Government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, ngay trước một cuộc tấn công lớn vào Ba Lan, Liên Xô quyết định công nhận Ủy ban Lublin thân Liên Xô là Chính phủ lâm thời của Ba Lan, thay cho chính phủ lưu vong tạm thời đang ở London.

Ngày 01/09/1939, quân Đức đã xâm chiếm Ba Lan. Mười sáu ngày sau, Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía đông. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Tướng Wladyslaw Sikorski trở thành lãnh đạo của một chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Ông đã gầy dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với quân Đồng Minh cho đến tháng 04/1943, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Liên Xô sau khi Sikorski yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ điều tra vụ giết hại các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn ở miền đông Ba Lan vào năm 1942. Continue reading “05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan”