15/10/1946: Herman Goering tự tử

15-10-1964-herman-goering-dies

Nguồn: Herman Goering dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Herman Goering đã tự tử. Ông ta từng là Tổng chỉ huy Không quân Đức, Chủ tịch Nghị viện (Reichstag), người đứng đầu Lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã (Gestapo), cựu Thủ tướng nước Phổ, Bộ trưởng Lâm nghiệp của Đế chế, trưởng ban quản lý các bất động sản bị phong tỏa, cục trưởng Cục Thời tiết Quốc gia, và là người được Hitler chỉ định sẽ kế nhiệm mình. Continue reading “15/10/1946: Herman Goering tự tử”

Viện trợ nước ngoài (Foreign aid)

aid

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Viện trợ nước ngoài là các khoản ưu đãi tài chính, hàng hóa và dịch vụ được tài trợ dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển ở các quốc gia này, thường được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.

Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee – DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra một định nghĩa chính xác hơn được sử dụng bởi câu lạc bộ các nhà tài trợ. Theo đó, viện trợ phải: Continue reading “Viện trợ nước ngoài (Foreign aid)”

14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu

Nguồn: The Cuban Missile Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu từ ngày 14/10/1962. Đây chính là cuộc khủng hoảng đã đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Các bức ảnh do máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi rằng Liên Xô đã xây dựng hệ thống tên lửa tầm trung ở Cuba. Những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân giờ chỉ cách 90 dặm ngoài khơi bờ biển nước Mỹ. Continue reading “14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu”

Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan

obran-kaczynski

Nguồn: Sławomir Sierakowski, “The Illiberal International,” Project Syndicate, 09/09/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong thập niên đầu nắm quyền lực ở Liên Xô, Stalin đã ủng hộ ý tưởng “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia,” nghĩa là, cho đến khi điều kiện chín muồi, chủ nghĩa xã hội chỉ dành cho Liên Xô. Khi thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố hồi tháng 7 năm 2014 ý định xây dựng một “nền dân chủ phi tự do,” nhiều người cho rằng ông đang tạo ra “chủ nghĩa phi tự do trong một quốc gia.” Hiện nay, Orbán và Jarosław Kaczyński, lãnh đạo Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan, người kiểm soát chính phủ nước này (dù không giữ chức vụ nào), đã tuyên bố một cuộc phản cách mạng với mục tiêu biến Liên minh Châu Âu thành một dự án phi tự do.

Sau một ngày vui vẻ, nồng nhiệt, và thân thiện tại Hội nghị Krynica năm nay, lấy phong cách như một diễn đàn Davos của khu vực, nơi vinh danh Orbán là “Nhân vật của năm,” Kaczyński và Orbán tuyên bố rằng họ sẽ dẫn dắt 100 triệu dân châu Âu trong một nỗ lực tái tạo EU theo những ranh giới dân tộc chủ nghĩa/tôn giáo. Continue reading “Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan”

Sai lầm thực sự của Obama ở Syria

obamasyria-1

Nguồn: Christopher R. Hill, “Obama’s Real Mistake in Syria,” Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn được cuộc tàn sát ở Syria – điều mà nhiều người gọi là “sai lầm nghiêm trọng nhất” của ông. Nhưng những biện pháp thay thế mà những người chỉ trích ông đưa ra cũng có vấn đề không kém.

Những kẻ gièm pha Obama lên án quyết định không can thiệp quân sự mạnh mẽ nhằm hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ đầu cuộc xung đột, khi Mỹ lẽ ra có thể hậu thuẫn cho nhiều lực lượng ôn hòa hơn được cho là đang tham gia cuộc chơi. Những người chỉ trích cho rằng đáng lẽ ít nhất Obama cũng nên thực thi cái gọi là “lằn ranh đỏ” mà ông đã đặt ra, ví dụ như can thiệp trong trường hợp chế độ Assad triển khai vũ khí hoá học. Continue reading “Sai lầm thực sự của Obama ở Syria”

13/10/1845: Cộng hòa Texas sáp nhập vào Mỹ

13-10-1845-texans-ratify-a-state-constitution-and-approve-annexation

Nguồn: Texans ratify a state constitution and approve annexation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1845, các công dân của nước Cộng hòa Texas đã bỏ phiếu chấp nhận bản Hiến pháp mới, mà sau khi được Quốc Hội phê chuẩn sẽ biến Texas thành bang thứ 28 của Mỹ.

Dù họ đã chiến đấu để giành độc lập từ chính quốc là Mexico, người dân Texas từ lâu vẫn mong muốn trở thành một phần của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đầu tiên của họ, Sam Houston, Texas đã tuyên bố độc lập khỏi Mexico vào năm 1836, đồng thời thể hiện mong muốn được sáp nhập vào Mỹ. Continue reading “13/10/1845: Cộng hòa Texas sáp nhập vào Mỹ”

Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa

putin-merkell

Nguồn: Harold James, “Leadership icons of globalized world”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đại diện cho những mẫu hình lãnh đạo quốc gia đối lập nhau. Cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo thời trước, các hình tượng này thường có một nhân vật tương phản, giống như biểu tượng âm dương, thứ hình thành nên một đường phân định rõ rệt giữa hai thế giới quan khác biệt.

Điều đó hoàn toàn đúng trong những giai đoạn căng thẳng về chính trị và kinh tế trước đây. Ví dụ, sau Thế chiến I, khi các hệ thống chính trị dân chủ tan rã, nhiều nước trên thế giới đều ngóng trông vào hai nhà lãnh đạo Benito Mussolini của Ý và Vladimir Lenin của Nga trong việc xác định tương lai. Continue reading “Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa”

Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN

aseanbrk

Nguồn: Robert A. Manning, “Time to rethink ASEAN”, Nikkei Asian Review,  06/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi. Căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, và những thỏa thuận thương mại lớn đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Nhưng không nhiều người sẽ đón chờ giải pháp từ các lãnh đạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại EAS. Một lý do lớn là bởi EAS là một sản phẩm của ASEAN, một tổ chức quan tâm đến tiến trình hơn là kết quả.

Trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vào năm 2017, ASEAN vẫn tiếp tục gặp khó khăn – vì họ đã thất bại trong việc định hình một quan điểm chung và rõ ràng về các vấn đề cấp thiết trong khu vực. Để các thể chế của châu Á trở nên hiệu quả hơn, giờ là lúc phải suy nghĩ lại về ASEAN, tổ chức đã thành công trong việc tổ chức vô số các cuộc họp và tạo nên những truyền thuyết (ví dụ như Phương tức ASEAN, và “vai trò trung tâm của ASEAN”) hơn là giải quyết các vấn đề quan trọng. Continue reading “Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN”

12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới

12-10-1942-columbus-reaches-the-new-world

Nguồn: Columbus reaches the New World, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, sau khi vượt Đại Tây Dương, nhà thám hiểm người Ý, Christopher Columbus, đã phát hiện ra một hòn đảo trong quần đảo Bahamas. Ông tin rằng mình đã đến Đông Á. Cũng trong ngày hôm đó, đoàn thám hiểm của ông đã vào được đất liền và tuyên bố đó là đất của Isabella và Ferdinand của Tây Ban Nha, những người bảo trợ để ông đi tìm một tuyến đường biển phía Tây đến Trung Quốc, Ấn Độ, và đến những hòn đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới”

Chính sách cảnh sát ‘cửa sổ vỡ’ là gì?

73-what-broken-windows-policing-is

Nguồn:What “broken windows” policing is?“, The Economist, 27/01/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 7/2014, một người đàn ông da đen không vũ trang tên là Eric Garner đã chết dưới tay của một sĩ quan cảnh sát sau khi được cho là đã phản kháng việc bắt giữ. Garner bị cáo buộc là đã bán thuốc lá lậu trên một góc phố ở Đảo Staten. Cái chết của anh ta, cùng với cái chết của những người da đen không vũ trang khác bị cáo buộc phạm các tội tiểu hình dưới tay các nhân viên cảnh sát da trắng, đã làm dấy lên câu hỏi về chiến thuật của cảnh sát. Một số người nói rằng vấn đề nằm ở việc thực hiện chính sách tuần tra “cửa sổ vỡ”, một cách tiếp cận để thực thi pháp luật dựa trên một lý thuyết cho rằng việc trấn áp các tội phạm nhỏ giúp ngăn ngừa những tội ác lớn hơn. Những người chỉ trích cho rằng hiệu quả của chính sách này có tính phân biệt đối xử, bởi vì cảnh sát nhìn chung có xu hướng nhắm vào các mục tiêu không phải là người da trắng. Những người bảo vệ chính sách này như Bill Bratton (ảnh trên), Giám đốc Cục Cảnh sát New York (NYPD), và George Kelling, người khởi xướng lý thuyết ban đầu, lại bênh vực cho lý thuyết này và xem đó là lý do tại sao tội phạm giảm mạnh ở nhiều thành phố. Vậy, chính xác thì chính sách tuần tra “cửa sổ vỡ” là gì, và nó có thực sự là nguyên nhân làm giảm tội phạm hay không? Continue reading “Chính sách cảnh sát ‘cửa sổ vỡ’ là gì?”

Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump

89473380

Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.”

Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy  khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn. Continue reading “Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump”

11/10/1975: Bill Clinton và Hillary Rodham kết hôn

10-10

Nguồn: Bill Clinton marries Hillary Rodham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, William Jefferson Clinton và Hillary Rodham đã kết hôn tại Little Rock, Arkansas.

Bill và Hillary gặp vào năm 1972, khi cả hai đều là sinh viên ngành luật tại Đại học Yale và cùng tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của George McGovern (1972). Sau khi kết hôn, cặp vợ chồng tới sống tại Arkansas, nơi Clinton đắm mình trong chính trị và hành nghề luật sư, cho đến khi ông quyết định ra tranh cử Thống đốc bang vào năm 1978. Ông đã giành chiến thắng và trở thành người trẻ tuổi nhất nước Mỹ từng giữ chức Thống đốc bang. Năm 1992, ông ra tranh cử Tổng thống, đối đầu với Tổng thống đương nhiệm – ứng viên Đảng Cộng hòa George H.W. Bush. Một lần nữa, Clinton lại thắng và ở tuổi 46, ông trở thành vị Tổng thống trẻ nhất kể từ khi John F. Kennedy nhậm chức vào năm 43 tuổi. Continue reading “11/10/1975: Bill Clinton và Hillary Rodham kết hôn”

Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh

brexiteers

Nguồn: Robert Harvey, “Theresa May and the Three Brexiteers”, Project Syndicate, 25/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Brexit có nghĩa là Brexit,” Thủ tướng mới của nước Anh, bà Theresa May, đã tuyên bố như vậy. Vậy hẳn là: những mong ước của cử tri, thể hiện bởi sự chênh lệnh trong cuộc bỏ phiếu dù có nhỏ như thế nào đi nữa, cũng phải được tôn trọng, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý không có chỗ trong bản hiến pháp bất văn bản của nước Anh mà lại, rất sáng suốt, được dựa trên nền dân chủ nghị viện mang tính đại diện.

Nguyên Thủ tướng David Cameron, người kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý này nhằm ngăn chặn một cuộc nổi loạn trong Đảng Bảo thủ của ông, đã tính toán sai đến mức chính phủ của ông không lên kế hoạch cho trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu. Hai tháng sau, sương mù tan dần và một lối thoát cho mê cung Brexit có thể được nhìn thấy. Continue reading “Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh”

Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ

glob

Nguồn: Dani Rodrik, “Put Globalization to Work for Democracies,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một sinh viên Trung Quốc từng mô tả cho tôi chiến lược toàn cầu hóa của đất nước cậu. Trung Quốc, cậu nói, mở một ô cửa sổ với nền kinh tế thế giới, nhưng cũng phủ một tấm màn lên đó. Đất nước đã có bầu không khí tươi mới cần thiết – gần 700 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực kể từ đầu những năm 1980 – nhưng lũ muỗi cũng không thể vào được.

Trung Quốc đã hưởng lợi từ sự phát triển của thương mại và đầu tư xuyên quốc gia. Đối với nhiều người, đây là sự kỳ diệu của toàn cầu hóa. Continue reading “Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ”

10/10/1954: Việt Minh giải phóng thủ đô

10-10-1954-viet-minh-take-control-in-the-north

Nguồn: Viet Minh take control in the north, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Việt Minh chính thức giải phóng Hà Nội và nắm quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh, là một tổ chức Cộng sản được Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1941, nhằm xây dựng lực lượng chống lại thực dân Pháp và quân phiệt Nhật.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh năm 1945, người Pháp đã cố gắng tái thiết lập chế độ thuộc địa. Việt Minh phát động một cuộc chiến tranh du kích lâu dài và đẫm máu nhằm chống lại thực dân Pháp – đó chính là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Continue reading “10/10/1954: Việt Minh giải phóng thủ đô”

Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?

handshake

Nguồn:What is the origin of the handshake“, History, 08/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể. Theo một giả thuyết phổ biến, cử chỉ này được bắt đầu như là một cách để truyền đạt những ý định hòa bình. Bằng cách xòe bàn tay phải đang không cầm nắm gì, những người lạ có thể cho thấy rằng họ không cầm vũ khí và không hề có ý định xấu với người đối diện. Một số người thậm chí còn cho rằng chuyển động lên và xuống trong lúc bắt tay được cho là để làm rơi ra bất cứ con dao hay dao găm nào được giấu kín trong tay áo. Tuy nhiên, một lời giải thích khác lại cho rằng bắt tay là một biểu tượng của thiện chí khi đưa ra một lời tuyên thệ hoặc lời hứa. Khi hai người siết chặt bàn tay, họ thể hiện rằng lời nói của họ là một sự ràng buộc thiêng liêng. “Một thỏa thuận có thể được thể hiện một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng ngôn từ,” sử gia Walter Burkert từng giải thích, “nhưng chỉ được thực thi hiệu quả bằng một cử chỉ mang tính nghi lễ: những bàn tay mở rộng, không có vũ khí hướng về phía nhau, nắm chặt lấy nhau trong một cái bắt tay chung.” Continue reading “Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?”

Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?

maoalive

Nguồn:Abide with Mao’, The Economist, 10/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Trung Quốc vẫn còn phải chật vật để quên dần vị Lãnh tụ vĩ đại của họ.

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về cải cách tại Trung Quốc, với nhan đề Chôn cất Mao (Burying Mao). Ai mà lại phản đối điều đó? Mục đích cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình dường như là để đưa Trung Quốc thoát khỏi kỷ nguyên thống trị của Mao, với đầy những bạo lực, thương vong và đau khổ. Thế nhưng, với lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày Mao qua đời diễn ra trong tháng 9 này, một nhà Trung Quốc học giờ đây sẽ phải suy nghĩ thật kỹ càng trước khi lựa chọn một tựa sách tương tự. Mao vẫn sống (Mao Unburied) có lẽ mới là nhan đề phù hợp. Continue reading “Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?”

09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình

09-10-1975-sakharov-wins-peace-prize

Nguồn: Sakharov wins Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, nhà vật lý Liên Xô Andrei Dmitriyevich Sakharov, người tạo ra quả bom hydro đầu tiên của Liên Xô, đã được trao giải Nobel Hòa bình nhằm công nhận những đóng góp của ông trong cuộc đấu tranh chống lại “sự lạm dụng quyền lực và vi phạm nhân phẩm con người dưới tất cả các hình thức.” Tuy nhiên, chính phủ Liên Xô đã cấm Sakharov không được đến Oslo, Na Uy, để nhận giải.

Sinh tại Moskva vào năm 1921, Sakharov theo học vật lý tại Đại học Moskva và từ tháng 6/1948 đã được tuyển dụng vào các chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, Liên Xô cùng với Mỹ đã bắt đầu cuộc đua phát triển bom hydro, một thứ vũ khí mà về mặt lí thuyết còn mạnh hơn hàng chục lần so với hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình”

Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?

metindidoan

Trong những năm đầu trị quốc của hoàng đế Gia Long, cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, vấn nạn mê tín dị đoan cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà vua. Trước tình trạng dân chúng bị nhiều đạo sĩ dùng tà thuật mê hoặc, đắm chìm trong cơn đại hồng thủy cầu đảo, quật mồ làm bùa chú, trù yểm hại người…, vị vua lập nên triều Nguyễn đã quyết liệt vào cuộc.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng cuộc chiến chống tà đạo, trừ dẹp nạn mê tín trong dân gian của hoàng đế Gia Long và sau đó là người kế nghiệp, hoàng đế Minh Mạng, vẫn còn đẫm tính thời sự! Continue reading “Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?”

08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris

08-10-1972-possible-breakthrough-at-paris-peace-talks

Nguồn: Possible breakthrough at Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người ta đồn rằng đã có bước tiến trong các cuộc hòa đàm bí mật diễn ra trong một biệt thự bên ngoài Paris kể từ tháng 8/1969. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon, và các nhà đàm phán miền Bắc Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình này. Lê Đức Thọ, người vừa trở thành trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội thay cho Xuân Thủy, đã trình bày một dự thảo thỏa thuận hòa bình, trong đó đề xuất rằng hai chính quyền riêng biệt ở miền Nam Việt Nam sẽ đàm phán để tổ chức tổng tuyển cử. Đề xuất này về cơ bản đã chấp nhận các điều khoản trước đó của Mỹ, và nhờ vậy cũng loại bỏ yêu cầu trước đây của phe cộng sản về một giải pháp chính trị đi kèm với một giải pháp quân sự. Continue reading “08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris”