Sát thủ cáo buộc TT Duterte từng tự tay giết người

duterte2

Nguồn: Duterte killed justice official, hitman tells Philippine senate”, AFP, 15/09/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông Rodrigo Duterte đã bắn chết một nhân viên Bộ Tư pháp và ra lệnh giết các đối thủ, một cựu thành viên biệt đội ám sát điều trần trước Quốc hội vào hôm thứ năm (15 tháng 9), trong một cáo buộc gây chấn động chống lại vị tổng thống Philippines.

Tay sát thủ tự xưng đã tuyên bố trước phiên điều trần ở Thượng viện rằng ông và một nhóm cảnh sát cùng cựu phiến quân cộng sản đã giết chết khoảng 1.000 người suốt 25 năm theo lệnh của ông Duterte, trong đó có một nạn nhân được vứt cho cá sấu ăn thịt.

Nhiều người trong số những người còn lại bị siết cổ, đốt cháy, phân thây, rồi đem chôn ở một mỏ đá thuộc sở hữu của một sĩ quan cảnh sát và là một thành viên của biệt đội ám sát. Những người khác bị ném xuống biển cho cá ăn. Continue reading “Sát thủ cáo buộc TT Duterte từng tự tay giết người”

Nền cai trị khủng bố của Duterte

philippines-drugs-death

Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.

Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.” Continue reading “Nền cai trị khủng bố của Duterte”

‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?

20160723_ebd001_0

Nguồn: What is information asymmetry?“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Khi mua sắm, chúng ta không thể biết được ngay sản phẩm đó có chất lượng như thế nào. Ví dụ, một chiếc tivi nhìn sẽ rất đẹp đẽ và có vẻ bền khi trưng bày ngoài cửa hàng nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chính sách bảo hành là một cách để làm tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mua hàng của những thương hiệu lớn giúp chúng ta an tâm hơn, nhưng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Một tiệm cà phê có đồ uống tuyệt hảo, nhưng cửa hàng Starbucks bên cạnh sẽ không mạo hiểm để bạn tìm thấy tiệm cà phê ấy.

Vấn đề trong các ví dụ kể trên vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng phải đến những năm 1970 các nhà kinh tế học mới bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry). Continue reading “‘Thông tin bất cân xứng’ là gì?”

Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?

sigla_nato_1

Nguồn: Frank Walter Steinmeier, “Reviving Arms Control in Europe”, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tình hình an ninh tại châu Âu một lần nữa lại bị đe dọa. Vì vậy, một lần nữa, an ninh châu Âu lại là chủ đề bàn luận chính trong chương trình nghị sự chính trị của chúng ta.

Đã có nhiều dấu hiệu báo trước một cuộc đối đầu giữa các khối thù địch thậm chí trước cả khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2014. Thế nhưng, lần chạm trán mới này lại không được định hình bởi sự thù địch giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, mà bởi một cuộc tranh chấp về trật tự xã hội và chính trị, bao gồm các vấn đề tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, cũng như bởi sự giành giật phạm vi ảnh hưởng địa chính trị. Continue reading “Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?”

Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

green-party-presidential-candidate-jill-stein

Nguồn: Peter Singer, “Greens for Trump?”, Project Syndicate, 11/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là đảng viên Đảng Xanh, hai lần là ứng cử viên Đảng Xanh tranh cử vào nghị viện Liên bang Úc. Nhưng vào ngày 8/11, tất cả những điều tốt đẹp mà phong trào chính trị Xanh đã làm được từ khi ra đời có thể bị Đảng Xanh tại Mỹ làm lu mờ đi nếu Jill Stein, ứng cử viên tổng thống của Đảng Xanh, giúp cho Donald Trump thắng cử.

Trước đây, chúng ta đã từng gặp tình huống như vậy. Vào năm 2000, Al Gore có thể đã trở thành tổng thống nếu ông giành chiến thắng tại bang Florida. George W.Bush chiến thắng tại bang này với cách biệt 537 phiếu, trong khi 97.241 người Florida bầu cho Ralph Nader, ứng viên Đảng Xanh. Sau đó, Nader đã viết trên trang web của mình: “Vào năm 2000, việc phỏng vấn các cử tri đã bỏ phiếu cho thấy 25% số người bầu cho tôi sẽ bầu cho Bush, 38% sẽ bầu cho Gore và phần còn lại sẽ không bầu cho ai trong hai người cả.” Kết quả là nếu chia số phiếu bầu của Nader theo cách này, thì nếu Nader không tham gia tranh cử, Gore sẽ giành chiến thắng tại bang Florida với khoảng cách hơn 12.000 phiếu bầu. Continue reading “Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”

Tự do báo chí không hề miễn phí

Nguồn: Danforth Austin & Barbara Frye, “Press Freedom isn’t Free”, Project Syndicate, 24/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang trấn áp các tổ chức xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính hụt vào tháng Bảy. Ngoài thanh lọc hàng ngàn sĩ quan quân đội, thẩm phán và các nhà giáo dục, chính phủ đã ban hành lệnh bắt giữ hàng chục nhà báo và đóng cửa hơn 100 cơ quan báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh và truyền hình.

Cuộc đàn áp ở Thổ Nhĩ Kỳ là một câu chuyện lớn, và nó sẽ khiến chúng ta trân trọng vô số các phóng viên và biên tập viên thầm lặng trên toàn thế giới, những người đang đấu tranh mỗi ngày để được làm báo đúng nghĩa, bất chấp những rủi ro. Continue reading “Tự do báo chí không hề miễn phí”

Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?

64-kt-the-relationship-between-trade-and-wages

Nguồn:The relationship between trade and wages“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương mại có ảnh hưởng xấu đến tiền lương không? Hay chính xác hơn, việc nhập khẩu từ các nền kinh tế có mức lương thấp có làm tổn hại công nhân ở các nền kinh tế có mức lương cao không? Nhiều người cho là như vậy. Các nhà kinh tế học thì giải thích thuyết phục hơn một chút. Quay trở lại những năm 1930, một nhà kinh tế học về thương mại, Gottfried Haberler, đã lập luận rằng ” tổng thể tầng lớp lao động không có gì phải lo sợ về thương mại quốc tế” – ít nhất là trong dài hạn. Sự tin tưởng này được căn cứ trên ba quan sát. Continue reading “Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?”

Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria

gty_us_special_forces_syria_kurdish

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “America’s True Role in Syria”, Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc nội chiến tại Syria là cuộc khủng hoảng nguy hiểm và có sức tàn phá nhất trên thế giới. Kể từ đầu năm 2011, hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng; khoảng 10 triệu người Syria phải di tản; Châu Âu náo động vì các vụ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và hệ quả chính trị từ vấn đề người tị nạn; Mỹ và các đồng minh NATO đã hơn một lần gần như đối đầu trực tiếp với Nga.

Thật không may, Tổng thống Barack Obama lại khiến hiểm họa nghiêm trọng hơn khi che giấu người dân Mỹ và thế giới về vai trò của Mỹ tại Syria. Để kết thúc cuộc chiến tại Syria đòi hỏi Mỹ phải giải thích trung thực về vai trò hiện tại, thường là bí mật, của mình trong cuộc xung đột tại Syria từ năm 2011, bao gồm cả việc ai đang viện trợ, vũ trang, huấn luyện và tiếp tay cho các phe khác nhau. Chỉ có giải thích trung thực như thế mới có thể khiến các nước ngưng hành động liều lĩnh. Continue reading “Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria”

Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo

isis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “The Strategic Logic of the ISIS”, Project Syndicate, 09/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tiếp tục đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với không chỉ khu vực Trung Đông, mà còn đối với toàn thế giới. Dù các nỗ lực của Mỹ và đồng minh đã ít nhiều làm suy yếu ISIS, việc phá tan hoàn toàn tổ chức này lại là một bài toán nan giải, và các cuộc tấn công khủng bố do chúng tạo cảm hứng tiếp tục diễn ra tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, từ Brussels cho tới Bangladesh.

Để tìm ra cách thức tiêu diệt tận gốc ISIS, trước hết chúng ta cần hiểu thấu đáo chiến thuật của nó. Có một điều rõ ràng là dù cho các cuộc tấn công khủng bố quốc tế liên quan tới ISIS có vẻ như mang tính ngẫu nhiên, thì thực ra cuộc thánh chiến toàn cầu của tổ chức này có một logic chiến lược đàng hoàng. Continue reading “Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo”

Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp

burkini

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Burqa and French Values”, Project Syndicate, 25/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều cơ quan truyền thông phương Tây chỉ trích đạo luật năm 2010 của Pháp về việc cấm che mặt, cụ thể là những chiếc khăn burqa được sử dụng để che đi khuôn mặt và toàn bộ cơ thể của phụ nữ, và sắc lệnh vừa được ban hành vào năm nay cấm sử dụng đồ bơi toàn thân “burkini” tại những bãi biển công cộng cũng đã thu hút nhiều sự chú ý tiêu cực.[1] Việc chỉ trích Pháp trên mặt báo không còn là điều gì mới mẻ, nhưng những người chỉ trích động thái này đã bỏ qua những yếu tố lịch sử và chính trị – xã hội, lý do khiến đa số người Pháp ủng hộ chúng.

Đầu tiên, chủ nghĩa thế tục – hay còn gọi là laïcité – là một nguyên tắc đã định hình xã hội Pháp. Theo Hiến pháp Pháp – mà trong đó tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận được bảo vệ – tất cả công dân có thể chọn theo bất kỳ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào cả; nói cách khác, họ có thể chỉ trích và nhạo báng các đức tin và phong tục tôn giáo. Continue reading “Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp”

Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?

63-how-hong-kongs-version-of-democracy-works

Nguồn:How Hong Kong’s version of democracy works“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hồng Kông sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 04/09 để lựa chọn ra những người đại diện của mình trong một thể chế, mà theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, là đặc biệt dân chủ: Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (Legco). Khi Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc đã hứa hẹn dành cho lãnh thổ này một mức độ tự trị cao trong vòng 50 năm. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, cuộc bầu cử đầu tiên kể từ phong trào “Cách mạng Dù” năm 2014, các trang báo địa phương tràn ngập tin về các ứng cử viên mang quan điểm ngờ vực đối với những cam kết [về quyền tự trị] đó, cùng bài vở của một số người muốn đàm phán lại mối quan hệ của Hồng Kông với đại lục. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng một nhóm các đảng phái được hậu thuẫn bởi chính phủ ở Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiểm soát hệ thống chính trị Hồng Kông. Vậy tiến trình dân chủ của lãnh thổ này hoạt động như thế nào? Continue reading “Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?”

Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

fukuyama

Nguồn: Francis Fukuyama, “At the ‘End of History’ Still Stands Democracy,” Wall Street Journal, 06/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi lăm năm trước, tôi viết tiểu luận “Sự cáo chung của lịch sử?” cho The National Interest, một tập san nhỏ. Lúc đó là mùa xuân năm 1989, và với những người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc tranh luận chính trị và ý thức hệ lớn về Chiến tranh Lạnh, đó là một thời khắc đáng kinh ngạc. Bài viết ra đời chỉ vài tháng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đúng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giữa một làn sóng chuyển tiếp dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Á, và vùng châu Phi hạ Sahara. Continue reading “Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử”

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

china5bc

Tác giả: Trần Gia Ninh

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.  Continue reading “Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt”

Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường: Cuộc chiến từ chính trị tới kinh tế

xili

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping, Li Keqiang take political battle into economic arena“, Nikkei Asian Review, 18/08/2016

Biên dịch: Trần Quang

Sự chênh lệch về chỉ số phát triển ngày càng lớn giữa Liêu Ninh và Chiết Giang dường như có ý nghĩa chính trị, thể hiện phần nào cuộc tranh đấu quyền lực giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Một số nhà quan sát chính trị nói rằng Liêu Ninh, nơi mà ông Lý từng là bí thư, đang trở thành mục tiêu chính trị gần đây nhất của Bắc Kinh.

Thành phố An Sơn, một thành phố sản xuất thép của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc được bao phủ bởi lớp khói mù dày đặc, một cảnh quan đô thị màu xám, tương phản hoàn toàn với những cách đồng ngô xanh trải dài bất tận mà nhóm tác giả đã đi qua trên đường tới đây. Continue reading “Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường: Cuộc chiến từ chính trị tới kinh tế”

Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)

sanctions

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trừng phạt kinh tế là việc một hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã từng đe dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa Mỹ nhập vào Châu Âu nhằm buộc chính phủ Mỹ giảm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thép nước này, vốn mang lại những lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản xuất thép Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar… nhằm làm suy yếu chính quyền các nước này hoặc buộc họ tiến hành các thay đổi trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại theo hướng nhất định. Continue reading “Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)”

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

62-Why some economists want to get rid of cash

Nguồn:Why some economists want to get rid of cash“, The Economist, 16/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các hình thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng rãi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”

Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương

usarmy1

Nguồn: Erik K. Fanning, “The Foundations of Pacific Stability”, Project Syndicate, 22/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong tháng này, tôi đã hoàn tất chuyến công tác kéo dài 2 tuần với 6 điểm dừng tại khu vực Thái Bình Dương, bắt đầu bằng chuyến thăm Sư đoàn lục quân Hoa Kỳ số 25 đang đóng tại Hawaii. Đó là khởi đầu hợp lý cho chuyến đi, nhắc chúng ta nhớ rằng Lục quân Hoa Kỳ có vai trò then chốt trong việc xây dựng nền móng an ninh tại Thái Bình Dương.

Sư đoàn lục quân số 25, ban đầu có biệt danh là “Tia chớp nhiệt đới”, sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập vào mùa  thu này. Những nam giới và phụ nữ đóng tại đây – và thực sự là tất cả binh sĩ Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương – đã đóng nhiệm vụ bảo đảm ổn định tại khu vực trong hơn nửa thế kỷ trước. Kể từ sau chủ trương tái cân bằng chiến lược sang châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, vai trò của họ càng tăng lên. Continue reading “Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương”

Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump

trumpisis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “Trump’s Pro-ISIS Foreign Policy,” Project Syndicate, 24/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố gần đây của Donald Trump rằng đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và Tổng thống Barack Obama, đã thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS) là vớ vẩn. Nhưng trớ trêu là nếu ở Mỹ có người đang giúp đỡ cho ISIS thì đó chính là Trump.

Trong một phát biểu gần đây về chính sách đối ngoại, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch đánh bại ISIS theo đúng tác phong cổ điển của mình, đầy mâu thuẫn và thiếu nhất quán, thậm chí còn không đưa ra được những chi tiết cụ thể và các dữ liệu. Trong khi đề ra những kiến nghị hoàn toàn không thể thực hiện được – như tiến hành một cuộc kiểm tra ý thức hệ đối với người nhập cư từ các nước Hồi giáo trước khi được vào Mỹ – Trump còn cố tỏ ra là một nhà hiện thực chủ nghĩa và là người duy nhất có thể cứu vãn chính sách đối ngoại của Mỹ. Continue reading “Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump”