Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến

Nguồn: Woodrow Wilson asks U.S. Congress for declaration of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Thế giới phải là nơi an toàn cho dân chủ,” Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã tuyên bố như vậy vào ngày này năm 1917, khi ông xuất hiện trước Quốc Hội để yêu cầu tuyên chiến với Đức.

Dưới thời Wilson, người từng giữ chức Hiệu trưởng Đại học Princeton và Thống đốc bang New Jersey, sau đó trở thành ông chủ Nhà Trắng vào năm 1912, Mỹ đã tuyên bố trung lập từ giai đoạn đầu Thế chiến I (mùa hè năm 1914.) Ngay cả khi khi quân Đức đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 05/1915 – khiến 1.201 người thiệt mạng, trong đó có 128 người Mỹ, gây ra sự phẫn nộ trên toàn nước Mỹ và buộc Wilson phải gửi lời cảnh báo mạnh mẽ đến Đức – thì tới năm 1916, ông vẫn tái đắc cử Tổng thống nhờ nền tảng tranh cử trung lập nghiêm ngặt. Cuối năm đó, Wilson thậm chí còn cố gắng làm trung gian hòa giải giữa hai phe, Đồng minh Hiệp ước và Liên minh Trung Tâm. Việc này được Đức hoan nghênh, nhưng cuối cùng lại bị Pháp và Anh bác bỏ. Continue reading “02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến”

Nước Úc trước tương lai bất định

Tác giả: Phạm Phú Khải

Từ 28-30/03/2017, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) triệu tập tất cả các đại sứ, ủy viên cao cấp và tổng lãnh sự từ khắp nơi trên thế giới về thủ đô Canberra để bàn về các mục tiêu ngoại giao, thương mại và chính sách phát triển trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất định hiện nay.

Đây là lần đầu tiên DFAT triệu tập hơn một trăm chuyên viên ngoại giao hàng đầu của mình về thủ đô để cùng nhau vạch ra một sách lược nền tảng làm lộ trình hướng dẫn cả quốc gia đối phó với những thử thách, cơ hội và nguy cơ trong vòng năm đến mười năm tới. Lộ trình này nhằm bảo vệ và phát huy quyền lợi quốc tế của Úc và định hình cung cách can dự của Úc với thế giới. Sách lược hay khung sườn này có tên gọi chính thức là Sách Trắng Chính Sách Ngoại Giao (Foreign Policy White Paper – FPWP). Continue reading “Nước Úc trước tương lai bất định”

01/04/1700: Ngày Cá tháng Tư trở nên phổ biến

Nguồn: April Fools tradition popularized, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1700, một nhóm những người thích đùa tại Anh đã bắt đầu phổ biến truyền thống ngày Cá tháng Tư hàng năm bằng cách chơi khăm lẫn nhau.

Dù ngày Cá tháng Tư (April Fools’ Day hoặc All Fools’ Day) đã được tổ chức suốt nhiều thế kỷ trong các nền văn hoá khác nhau, nhưng nguồn gốc chính xác của nó vẫn còn là một bí ẩn. Một số nhà sử học cho rằng ngày Cá tháng Tư bắt đầu từ năm 1582, khi người Pháp chuyển từ lịch Julian sang lịch Gregorian theo lời kêu gọi của Hội đồng Trent (Council of Trent, 1563) – theo đó, năm mới sẽ bắt đầu vào ngày 01/01. Continue reading “01/04/1700: Ngày Cá tháng Tư trở nên phổ biến”

31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại

Nguồn: Warsaw Pact ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau 36 năm tồn tại, khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) – liên minh quân sự giữa Liên Xô và các “quốc gia vệ tinh” thuộc Đông Âu  – đã chính thức kết thúc. Hiệp ước Warsaw sụp đổ là dấu hiệu cho thấy Liên Xô đã mất khả năng kiểm soát các đồng minh cũ và Chiến tranh Lạnh đang dần đi đến hồi kết.

Khối Hiệp ước Warsaw được thành lập vào năm 1955, chủ yếu là để phản ứng trước việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và các đồng minh Tây Âu, gồm cả nước Tây Đức mới tái vũ trang. Năm 1949, NATO đã được thành lập như một liên minh phòng thủ quân sự giữa Mỹ, Canada, và một số nước châu Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. Năm 1954, các thành viên NATO đã bỏ phiếu chấp nhận sự gia nhập của Tây Đức. Phía Liên Xô đã đáp trả bằng việc thành lập Hiệp ước Warsaw, với các thành viên ban đầu gồm Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, và Albania. Continue reading “31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại”

Robert Mugabe đã hủy hoại Zimbabwe như thế nào?

Nguồn:How Robert Mugabe ruined Zimbabwe“, The Economist, 26/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chủ nghĩa độc tài đơn thuần là không đủ cho Robert Mugabe; xây dựng chính sách ngông cuồng mới là điều quan trọng.

Vào năm 2016, khung cảnh thường thấy ở thủ đô của Zimbabwe là những công dân sợ hãi xếp hàng bên ngoài ngân hàng, chờ đợi đầy hy vọng để có thể rút tiền mặt. Đó là biểu hiện rõ ràng nhất của sự lo lắng về kế hoạch kinh tế mới nhất của Robert Mugabe. Trong tháng 11/2016, ngân hàng trung ương đã bắt đầu in một loại tiền mới, dưới hình thức “tiền trái phiếu”. Bề ngoài thì loại giấy bạc này có giá trị tương đương đồng đô la Mỹ, loại tiền tệ mà Zimbabwe đã sử dụng từ năm 2009 sau một đợt lạm phát ngoạn mục – nhưng không ai bị lừa. Đã có đủ điều kiện cho một thảm hoạ kinh tế nữa do Mugabe gây ra. Continue reading “Robert Mugabe đã hủy hoại Zimbabwe như thế nào?”

Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of Mass Destruction”, Project Syndicate, 27/02/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2015, cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper có vẻ như sẽ đắc cử lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm ấy. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của ông chỉ giành được 99 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện. Đảng này không giành được một đơn vị bầu cử nào tại Toronto hay toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương. Thay vào đó, Đảng Tự do do Justin Trudeau lãnh đạo đã chiếm được số ghế lớn thứ hai tại nghị viện trong lịch sử của mình, 184 ghế, dù xuất phát điểm chỉ ở vị trí thứ ba thời gian đầu chiến dịch tranh cử.

Tình thế đảo ngược vận may nhanh chóng này bị tác động bởi các sự kiện diễn ra cách đó hàng nghìn dặm. Vào đầu giờ ngày 2 tháng 9 năm 2015, tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, một gia đình người Kurd gốc Syria đã lên một chiếc xuồng để sang Hy Lạp. Vài phút sau, chiếc xuồng bị lật úp, Rihanna Kurdi cùng hai con là Ghalib và Aylan bị chết đuối. Một nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ có tên Nilüfer Demir đã cho đăng lên Twitter bức ảnh xác của cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm trên bờ biển. Bức ảnh gây chấn động thế giới và nó cũng chấm dứt sự nghiệp chính trị của Harper. Continue reading “Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump”

30/03/1981: Tổng thống Reagan bị bắn

Nguồn: Reagan is shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã bị bắn trong khi rời khỏi khách sạn Washington Union tại Washington, D.C.

Kẻ tấn công Reagan sau đó được xác định là John Hinckley Jr., 25 tuổi. Hắn đã tiếp cận khi Tổng thống rời khách sạn sau buổi nói chuyện tại một hội nghị công đoàn, và đã bắn về phía ông khoảng 5-6 phát từ một khẩu súng nòng 0.22. Sau này, trong cuốn tự truyện của mình, Reagan chia sẻ rằng những phát súng khi ấy tựa như pháo nổ. Tổng thống đã quay sang đặc vụ đang bên cạnh mình và hỏi chuyện gì đang xảy ra. Một viên đạn đã ghim trúng ngực Reagan. Continue reading “30/03/1981: Tổng thống Reagan bị bắn”

Trung Quốc bóp nghẹt cuộc tranh luận về cải cách

Nguồn: Officials in China are stifling debate about reform”, The Economist, 18/02/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trông chẳng có vẻ gì đáng sợ khi vào một buổi chiều ngày thứ Sáu vào tháng Hai, hàng chục chuyên gia tài chính tập trung tại Bắc Kinh để dự một hội nghị chuyên đề ba giờ về cơ chế tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Với một bản trình chiếu với các biểu đồ và các công thức, vị diễn giả nói về các bí mật của việc đồng nhân dân tệ được chọn làm một trong những đồng tiền dự trữ của IMF hồi năm ngoái (một tiến triển mà các nhà cải cách Trung Quốc hy vọng sẽ khuyến khích chính phủ cho thả nổi đồng nhân dân tệ). Những người tham gia khác nhâm nhi tách trà của mình, ghi ghi chép chép và đưa ra các quan điểm của họ. Đơn vị chủ trì, Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc,[1] thường tổ chức các sự kiện như vậy. Thông thường, viện công bố trực tuyến bản tóm tắt ý kiến cùa các diễn giả. Tuy nhiên, lần này thì không có gì. Trang web của viện không còn nữa. Continue reading “Trung Quốc bóp nghẹt cuộc tranh luận về cải cách”

29/03/1945: Quân Mỹ chiếm được Frankfurt

Nguồn: Patton takes Frankfurt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tập đoàn quân thứ ba của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đã chiếm được Frankfurt khi vị tướng già đang trên đường đưa quân sang phía Đông.

Trong tiếng Đức, Frankfurt am Main có nghĩa đen là ‘Frankfurt trên sông Main’. Đây là vùng đất nằm ở miền tây nước Đức, là thủ đô của nước này vào giữa thế kỷ 19 (năm 1866, nó được sáp nhập vào Phổ và không còn là một khu vực tự do.) Khi được sáp nhập vào nước Đức thống nhất, Frankfurt đã phát triển thành một thành phố công nghiệp quan trọng, và do đó, trở thành mục tiêu ném bom chính của quân Đồng minh. Continue reading “29/03/1945: Quân Mỹ chiếm được Frankfurt”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

28/03/1961: Mỹ nghi ngờ sự ủng hộ dành cho Diệm

Nguồn: Diem’s popular support questioned, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, một bản báo cáo mà tình báo quốc gia chuẩn bị cho Tổng thống John F. Kennedy đã viết rằng Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng Hòa đang phải đối mặt với một tình huống vô cùng nghiêm trọng. Báo cáo chỉ ra hơn một nửa khu vực nông thôn xung quanh Sài Gòn đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản, và hồi tháng 11/1960, đã có một cuộc đảo chính chống lại Diệm (nhưng thất bại). Continue reading “28/03/1961: Mỹ nghi ngờ sự ủng hộ dành cho Diệm”

Phân tích một số tình tiết vụ án Đoàn Thị Hương-Kim Chol

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Diễn biến và kết quả của Vụ án Đoàn Thị Hương sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Bài viết sau đây xem xét một số khía cạnh và giả thiết xung quanh vụ án hình sự – chính trị quốc tế đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế này.

Khái quát vụ việc

Ngày 13/2/2017, một công dân CHDCND Triều Tiên, tên trong hộ chiếu ngoại giao do CHDCND Triều Tiên cấp  là Kim Chol (nhưng lại được cho là Kim Jong-nam, anh trai của Kim Jong Un, lãnh đạo cao nhất của đất nước này, và là người đã thường trú lâu năm tại Macau – Trung Quốc), đã bị hai phụ nữ tiếp cận và bôi vào mặt một loại chất (sau này được nhận định là VX, một hóa chất cực độc đối với thần kinh con người, được coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt và bị cấm theo Công ước vũ khí hóa học năm 1993) ở ngay tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur- Malaysia. “Nạn nhân” đã chết trên đường đến bệnh viện. Continue reading “Phân tích một số tình tiết vụ án Đoàn Thị Hương-Kim Chol”

Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ

Nguồn: Maureen Ryan, “The Long History of the Vietnam Novel,” The New York Times, 17/03/2017.

Biên dịch: Tram Nguyen | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 2012, nhà văn Ben Fountain đoạt giải National Book Critics Circle (của Hiệp hội Phê bình Sách Quốc gia) cho cuốn Billy Lynn’s Long Halftime Walk. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này của Fountain cũng lọt vào vòng chung khảo giải Sách Quốc gia Mỹ, cùng với một cuốn tiểu thuyết đầu tay khác, The Yellow Birds của Kevin Powers, tác phẩm đoạt giải PEN/Hemingway năm 2013 cho tác phẩm hư cấu đầu tay. Cả hai đều là tiểu thuyết Mỹ viết về chiến tranh Iraq. Trong nửa thập niên từ đó cho đến nay, văn chương về chiến tranh Iraq và Afghanistan – hầu hết, nhưng không phải tất cả, được viết bởi các cựu chiến binh trong hai cuộc chiến – đã góp phần rất lớn trong việc định hình bình luận văn hóa về các cuộc can dự quân sự gần đây nhất của Mỹ, trong lúc hàng ngàn nhân viên quân sự Mỹ vẫn đang ở thực địa. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ”

27/03/1990: Đài Marti bắt đầu phát sóng tới Cuba

Nguồn: TV Marti begins broadcasting to Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, chính phủ Mỹ đã bắt đầu TV Marti, một chuỗi các chương trình phát thanh – truyền hình tới nước Cuba cộng sản. Dự án này tiếp tục đánh dấu thêm một thất bại trong việc làm suy yếu chế độ của nhà lãnh đạo Fidel Castro.

TV Marti đã được thành lập dưới sự bảo trợ của Voice of America, hệ thống phát thanh – truyền hình của Mỹ thành lập từ thập niên 1940 để đưa tin và tuyên truyền khắp thế giới, cụ thể là hướng tới các quốc gia cộng sản. Thành viên mới của “kho vũ khí tuyên truyền” này, TV Marti, là kết quả chủ yếu từ sự vận động hành lang dữ dội của các nhóm lợi ích người Mỹ gốc Cuba, cùng một số nghị sĩ và dân biểu ở nam Florida và New Jersey (các khu vực có đông dân số người Mỹ gốc Cuba.) Các chương trình của TV Marti đã cố gắng để cung cấp cho người dân Cuba một cái nhìn chính xác về cuộc sống tại Mỹ. Continue reading “27/03/1990: Đài Marti bắt đầu phát sóng tới Cuba”

Trại David được đặt tên như thế nào?

Nguồn:How did Camp David gets its name?”, History, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nằm khoảng 60 dặm về phía bắc của Washington DC, trong Công viên Núi Catoctin ở Maryland, Trại David trở thành một nơi nghỉ dưỡng cho các tổng thống Hoa Kỳ kể từ đầu những năm 1940. Được gọi chính thức với cái tên Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, khu trại này ban đầu được gọi là Shangri-La bởi Franklin Roosevelt, tổng thổng đầu tiên đến thăm nơi này. Vào những năm 1950, Tổng thống Dwight Eisenhower đổi tên nơi nghỉ dưỡng của mình thành Trại David, theo tên cháu trai mình. Continue reading “Trại David được đặt tên như thế nào?”

Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?

Nguồn: Mohamad Bazzi, “Could shooting off his mouth be shooting himself in the foot?”, Reuters, 13/02/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump phê phán chính quyền Obama vì đã “quá nhẹ nhàng” với Iran và đã cho phép Iran tăng cường sức mạnh ở Trung Đông.

Trump hứa sẽ “xoá bỏ” thoả thuận tháng 7 năm 2015 giữa Iran với Mỹ và năm cường quốc khác, theo đó Iran phải hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại phía Mỹ và các cường quốc sẽ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những tuần đầu tiên trong cương vị Tổng thống, Donald Trump nhiệt tình thể hiện rằng ông sẽ có một cách tiếp cận quyết liệt hơn với Iran, nước mà Trump gọi là “quốc gia khủng bố số một thế giới” trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?”

26/03/1979: Israel và Ai Cập ký hòa ước

Nguồn: Israel-Egyptian peace agreement signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin đã ký một hòa ước mang tính lịch sử, kết thúc ba thập niên thù địch giữa Ai Cập và Israel, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước.

Chưa đầy hai năm trước đó, trong một động thái chưa từng có của một nhà lãnh đạo Ả Rập, Sadat đã đến Jerusalem để tìm kiếm một giải pháp hòa bình vĩnh viễn với nước láng giềng Do Thái sau hàng chục năm xung đột. Chuyến thăm của Sadat, trong đó ông đã gặp Thủ tướng Begin và phát biểu trước Quốc hội Israel, đã khiến phần lớn thế giới Ả Rập phẫn nộ. Continue reading “26/03/1979: Israel và Ai Cập ký hòa ước”

Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế. Continue reading “Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)”

25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran

Nguồn: Soviets announce withdrawal from Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, sau một tình huống cực kỳ căng thẳng đầu Chiến tranh Lạnh, Liên Xô tuyên bố rằng họ sẽ rút quân khỏi Iran trong vòng sáu tuần. Khủng hoảng Iran là một trong những cuộc “thử lửa” đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô trong thế giới thời hậu Thế chiến II.

Khủng hoảng Iran đã bắt đầu từ trong Thế chiến II. Năm 1942, Iran đã ký một thỏa thuận mà theo đó quân Anh và Liên Xô được phép vào đất nước giàu dầu mỏ này để bảo vệ nước này khỏi bị tấn công bởi quân Đức. Quân Mỹ cũng sớm xuất hiện tại Iran. Hiệp ước 1942 đã quy định tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ phải rút quân trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc chiến tranh. Continue reading “25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran”