26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Nguồn: Russia tests an intercontinental ballistic missile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng nhắm đến “bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tuyên bố này đã gây quan ngại lớn ở Mỹ và bắt đầu một cuộc tranh luận toàn quốc về “khoảng cách tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô.

Trong nhiều năm sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều đã cố gắng hoàn thiện một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Dựa trên thành công của Đức Quốc xã trong việc phát triển các tên lửa V-1 và V-2 có để bắn đến tận Anh trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã chạy đua để cải tiến phạm vi và tính chính xác của tên lửa. (Cả hai bên đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà khoa học Đức bị họ bắt giữ.) Continue reading “26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”

25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca

Nguồn: Council of Nicaea concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 325, Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên được tổ chức bởi Giáo hội Cơ Đốc giáo nguyên thủy, đã kết thúc với việc thành lập học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào tháng 05, công đồng cũng lên án niềm tin của phe Arian, cho rằng Chúa Jesus ở địa vị thấp hơn Đức Chúa Trời, là dị giáo, từ đó giúp giải quyết một cuộc khủng hoảng ở Giáo hội trong giai đoạn đầu.

Tranh cãi bắt đầu khi Arius, một linh mục ở Alexandria, đã đặt ra nghi vấn về bản tính Thiên Chúa của Chúa Jesus bởi vì, không giống như Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã được sinh ra và có khởi đầu (khác với Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Hữu). Continue reading “25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca”

Tại sao giảm thuế cho người giàu là vô ích

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Why Tax Cuts for the Rich Solve Nothing,” Project Syndicate, 27/07/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù các nhà tài phiệt cánh hữu của Hoa Kỳ có thể bất đồng về cách xếp hạng các vấn đề chính của đất nước – ví dụ như bất bình đẳng, tăng trưởng chậm, năng suất thấp, nghiện thuốc phiện, các trường học tồi tàn, và cơ sở hạ tầng xuống cấp – giải pháp của họ lúc nào cũng giống nhau: giảm thuế và bãi bỏ quy định, để “khuyến khích” các nhà đầu tư và “giải phóng” nền kinh tế. Tổng thống Donald Trump đang trông đợi vào gói cứu trợ này để làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Gói giải pháp này sẽ không có tác dụng, bởi vì nó chưa bao giờ có tác dụng. Khi thử nghiệm nó vào những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan tuyên bố rằng nguồn thu từ thuế sẽ tăng lên. Nhưng thay vào đó, tăng trưởng đã chậm lại, nguồn thu từ thuế giảm, và giới công nhân phải chịu nhiều khó khăn. Những người chiến thắng lớn xét một cách tương đối là các tập đoàn và người giàu, những người được hưởng lợi từ thuế suất giảm mạnh. Continue reading “Tại sao giảm thuế cho người giàu là vô ích”

24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew

Nguồn: Saint Bartholomew’s Day Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1572, vua Charles IX của Pháp, dưới sự ảnh hưởng của mẹ, Thái hậu Catherine de Medici, đã ra lệnh ám sát các nhà lãnh đạo Tin Lành Huguenot ở Paris, tạo ra một đợt thảm sát giết chết hàng chục ngàn người Huguenot khắp nước Pháp.

Hai ngày trước đó, Catherine đã ra lệnh giết Đô đốc Gaspard de Coligny, một nhà lãnh đạo Huguenot mà bà cho rằng đang dẫn con trai bà vào cuộc chiến với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Coligny chỉ bị thương, và Charles hứa sẽ điều tra vụ ám sát để xoa dịu những người Huguenot đang tức giận. Catherine sau đó đã thuyết phục vị vua trẻ rằng người Huguenot đang chuẩn bị nổi loạn, và ông đã cho phép người Thiên Chúa giáo được giết hại các lãnh đạo Huguenot. Hầu hết những người Huguenot này đang ở Paris vào thời điểm đó, để mừng lễ kết hôn giữa nhà lãnh đạo của họ, Henry xứ Navarre, với em gái của nhà vua, Margaret. Continue reading “24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ

Nguồn: Aleksandr Godunov defects to United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, ngôi sao ba lê của Liên Xô, Aleksandr Godunov, đã đào thoát sau khi trình diễn tại thành phố New York. Ông trở thành vũ công đầu tiên đào thoát khỏi vũ đoàn nổi tiếng, Bolshoi Ballet.

Godunov là người mới nhất trong hàng loạt các vũ công ballet đào thoát khỏi Liên Xô để đến Mỹ vào những năm 1960 và 1970. Rudolf Nureyev (1961), Natalia Makarova (1970) và Mikhail Baryshnikov (1974) đã tìm cách xin tị nạn ở Mỹ, rồi sau đó theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật thành công ở Mỹ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Godunov thuộc về một tầng lớp khác. Một bài báo của tờ New York Times sau khi bàn luận vụ đào thoát của ông đã nói rằng “với mái tóc dài vàng óng và dáng người cao ráo, Godunov có thể là vũ công ballet tiên phong của thế hệ rock. … Các khán giả trẻ dễ dàng nhận ra ông ấy.” Continue reading “23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ”

Tại sao xuất bản khoa học cần được cải thiện?

Nguồn:The problem with scientific publishing”, The Economist, 30/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các tạp chí định kỳ là phương tiện chủ yếu để phổ biến tri thức khoa học kể từ thế kỉ thứ 17. Trong ba thế kỷ rưỡi, các tạp chí đã thành lập các quy ước về xuất bản – chẳng hạn như nhấn mạnh vai trò của các bình duyệt độc lập (và thường là ẩn danh) đối với các bản thảo – nhằm mục đích bảo vệ sự nghiêm cẩn của quy trình khoa học. Nhưng các quy ước đó đã gặp phải ngày càng nhiều chỉ trích trong những năm gần đây. Có điều gì sai với việc xuất bản khoa học trên các tạp chí, và làm thế nào để có thể khắc phục được điều đó?

Các vấn đề này bắt nguồn từ thực tế rằng việc xuất bản tạp chí bây giờ đóng một vai trò nằm ngoài mô tả công việc ban đầu của nó: là một chỉ số về năng lực của một nhà nghiên cứu, và do đó là yếu tố quyết định sự nghiệp học thuật của họ. Động lực để họ giữ kín kết quả trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi nghiên cứu được công bố là cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng những sự chậm trễ như vậy có thể thực sự gây ra tổn hại: trong cuộc khủng hoảng Zika, các nhà tài trợ nghiên cứu phải thuyết phục các nhà xuất bản để họ tuyên bố rằng các nhà khoa học sẽ không bị trừng phạt nếu công bố sớm các phát hiện của họ (trước khi bài được xuất bản). Continue reading “Tại sao xuất bản khoa học cần được cải thiện?”

Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo về tài sản cá nhân của Tổng thống Mỹ do chính Tổng thống Donald Trump ký và được Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (Office of Government Ethics, OGE) công bố hôm 16/06/2017 cho thấy tổng tài sản của ông Donald Trump ít nhất bằng 1,4 tỷ USD.

OGE có nhiệm vụ theo dõi tài sản của hơn 4 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ, kể từ Tổng thống trở xuống, nhằm mục đích phòng chống tham nhũng. Mỗi năm một lần OGE tiến hành thẩm tra tài sản của các đối tượng đó.

Bản báo cáo 98 trang này tiết lộ sự biến đổi tài sản của Tổng thống Trump từ 1/2016 đến 4/2017. Báo cáo cho biết, tuy Trump đã rút ra khỏi việc kinh doanh của Tập đoàn của mình nhưng năm ngoái ông đã có thu nhập ít nhất bằng 597 triệu USD, tức giảm 3% so cùng kỳ, khiến cho tài sản ông so với lần khai báo trước giảm còn 1,4 tỷ USD. Continue reading “Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump”

22/08/1944: Romania bị Liên Xô chiếm

Nguồn: Romania captured by the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân đội Liên Xô đã tiến vào Jassy, đông bắc Romania, thuyết phục vua Romania ký thỏa thuận đình chiến với phe Đồng Minh và chuyển quyền kiểm soát đất nước của mình cho Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít rất giống với chính phủ Đức, bao gồm cả các luật bài Do Thái tương tự. Vua Romania, Carol II, đã giải tán chính phủ một năm sau đó, nhưng ông không thể ngăn chặn được tổ chức bán quân sự Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) của lực lượng phát xít. Continue reading “22/08/1944: Romania bị Liên Xô chiếm”

Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!

Nguồn: Bob Orkand, “‘I Ain’t Got No Quarrel With Them Vietcong’”, The New York Times, 27/06/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 22/06/1967, tôi cầm lên một tờ Pacific Stars and Stripes – tờ báo chính thức của quân đội – ở Sài Gòn và tìm thấy trên trang nhất câu chuyện về Muhammad Ali, người mà một thẩm phán vừa mới kết án năm năm tù. Lúc đó, Muhammad Ali là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất trên thế giới, thậm chí ngay cả sau khi ông bị tước danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới vài tháng trước đó. Và tội ác của ông là gì? Từ chối quân dịch.

Việc buộc tội và kết án – ông đồng thời bị phạt 10.000 đô la – đã diễn ra hai ngày trước đó, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thông tin đó đến được Việt Nam. Đó thực sự không phải là một cú sốc: ông đầu tiên đã từ chối thủ tục nhập ngũ tại Trạm Tiếp nhận và Kiểm tra Tân binh Lực lượng vũ trang ở Houston vào mùa xuân năm đó, và từ chối được đưa vào Quân đội, nói rằng ông là một người phản đối có lương tâm – “Tôi không có thù ghét gì với Việt cộng cả”, ông nói với các phóng viên. Continue reading “Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!”

21/08/1911: Phát hiện bức họa Mona Lisa bị trộm

Nguồn: Theft of Mona Lisa is discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, một họa sĩ nghiệp dư đã đến đặt giá vẽ của mình gần bức họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci tại Bảo tàng Louvre ở Paris, chỉ để  phát hiện ra rằng kiệt tác đã biến mất. Một ngày trước đó, trong vụ trộm tranh có lẽ là táo tợn nhất mọi thời đại, Vincenzo Perugia đã bước vào Bảo tàng Louvre, gỡ bức tranh nổi tiếng khỏi bức tường, giấu nó dưới áo của mình và trốn thoát.

Trong khi toàn thể nước Pháp bị choáng váng, đã bắt đầu xuất hiện các giả thuyết về điều có thể xảy ra với tác phẩm nghệ thuật vô giá này. Hầu hết mọi người đều tin rằng những kẻ trộm chuyên nghiệp không thể thực hiện vụ trộm này, vì chúng đều biết sẽ rất nguy hiểm nếu cố bán bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Một tin đồn lan khắp Paris là người Đức đã đánh cắp bức tranh để làm nhục người Pháp. Continue reading “21/08/1911: Phát hiện bức họa Mona Lisa bị trộm”

Tại sao Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu trên dãy Himalaya?

Nguồn:Why India and China are facing off over a remote corner of the Himalayas”, The Economist, 09/08/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 18/06/2017, quân đội Ấn Độ hành quân qua biên giới quốc tế để ngăn chặn sự tiến quân của một nhóm lính biên phòng Trung Quốc. Bảy tuần sau, câu hỏi hóc búa đặt ra là họ đã vượt qua đường biên giới nào. Quân Ấn Độ xuất phát từ bang Sikkim; và tranh chấp ở đây là về việc liệu họ đã xâm nhập vương quốc nhỏ bé núi non hiểm trở Bhutan hay là đã tiến thẳng vào lãnh thổ Trung Quốc. Gần một “ngã ba”, nơi các đường biên giới phân tách Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan gặp nhau, quân tiếp viện gồm hàng trăm lính Trung Quốc và Ấn Độ đã phải đối đầu với nhau kể từ thời điểm đó, bị kẹt trong một cuộc đụng độ vì một khoảng đất không có giá trị ở độ cao cây cỏ không mọc được. Ngày ngày báo chí Ấn Độ và Trung Quốc hăm dọa nhau, nhưng các lãnh đạo chính trị và các nhà ngoại giao của họ hầu như không nói chuyện với nhau. Trung Quốc khăng khăng rằng Ấn Độ phải rút quân trước khi bất kỳ cuộc đàm phán về biên giới nào có thể bắt đầu. Làm thế nào mà mọi thứ lại rơi vào cục diện bế tắc cao độ này? Continue reading “Tại sao Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu trên dãy Himalaya?”

20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp

Nguồn: Brits launch Operation Wallace and aid French Resistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 60 binh sĩ Anh, chỉ huy bởi Thiếu tá Roy Farran, đã tiến đánh về phía đông từ Rennes đến Orleans, xuyên qua khu rừng bị Đức chiếm đóng và buộc người Đức phải rút lui. Anh cũng đã giúp đỡ quân Kháng chiến Pháp trong cuộc chiến giải phóng của họ. Được đặt tên là Chiến dịch Wallace, lần tiến quân về phía đông này chỉ là một sự kiện khác trong chuỗi thất bại của người Đức ở Pháp.

Người Đức vốn đã mất Normandy và đã rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Hầu hết các binh sĩ Đức ở phía tây đều bị mắc kẹt – hoặc bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh – trong sự kiện được gọi là “Trận Falaise Pocket,” diễn ra ở một vùng đất xung quanh thị trấn Falaise nằm ở miền đông, vốn được bao quanh bởi quan đội Đồng Minh. Continue reading “20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp”

Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc

Nguồn: Ian Storey, “Assessing the ASEAN-China Framework for the Code of Conduct for the South China Sea“, ISEAS Perspective, no. 62, 08/08/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Mở đầu

Ngày 6/8/2017 ở Manila, Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Dự thảo khung này trước đó đã được thông qua trong Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) ở Quý Dương, Trung Quốc ngày 19/5/2017.

Dự thảo khung được các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc chào đón rộng rãi. Trong tuyên bố chung của họ – vốn bị trì hoãn gần 24 giờ do những khác biệt giữa các thành viên ASEAN về cách mô tả tranh chấp – Ngoại trưởng các nước ASEAN nói họ “được khích lệ” bởi việc thông qua dự thảo khung mà sẽ “thúc đẩy công tác ký kết một COC hiệu quả trong một khung thời gian các bên cùng nhất trí”. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói ông hy vọng dự thảo khung sẽ “mở đường cho các đàm phán có ý nghĩa và đáng kể tiến tới ký kết COC”, nhưng nói thêm rằng nếu bộ quy tắc này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và quản lý vụ việc ở Biển Đông, thì nó sẽ phải có tính ràng buộc về pháp lý – một cụm từ dường như không xuất hiện trong dự thảo khung. Continue reading “Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc”

19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức

Nguồn: Adolf Hitler becomes president of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Adolf Hitler, vốn đang làm Thủ tướng, đã được bầu làm Tổng thống Đức trong một hành động củng cố quyền lực chưa từng có trong lịch sử ngắn ngủi của nền cộng hòa.

Năm 1932, Tổng thống Paul von Hindenburg – người đã già nua, mệt mỏi và có chút lẩn thẩn, đã thắng cử chức Tổng thống, nhưng ông đã mất một phần đáng kể sự ủng hộ của cánh hữu/Bảo thủ vào tay Đảng Quốc xã. Những người thân thiết với Tổng thống muốn có mối quan hệ mật thiết hơn với Hitler và Đảng Quốc xã. Hindenburg đã khinh miệt sự vô luật pháp của Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận để thay thế Heinrich Bruning, vị thủ tướng của ông, bằng Franz von Papen, người sẵn sàng xoa dịu Đức Quốc xã bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm Đội quân Áo nâu của Hitler (tên gọi khác của Sturmabteilung hay Sư đoàn Bão táp) và đơn phương hủy bỏ các khoản bồi thường chiến phí của Đức theo quy định trong Hiệp ước Versailles, ký kết vào thời điểm kết thúc Thế Chiến I. Continue reading “19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức”