10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng

Nguồn: Von Paulus to Hitler: Let us surrender!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Friedrich von Paulus, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad, khẩn thiết xin phép Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng Hitler từ chối.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công thành phố này, một trung tâm công nghiệp lớn và có vị trí chiến lược được đánh giá cao. Nhưng bất chấp những nỗ lực của họ, dù thậm chí đã đẩy được Liên Xô đến gần sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Paulus, với sự hỗ trợ một phần từ Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, vẫn không thể vượt qua được hàng phòng thủ kiên cố của Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô. Continue reading “24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Đức chiếm kỷ lục về giết đồng loại: ứng với mỗi chữ trong tự truyện của Hitler Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) – bản tuyên ngôn của phát xít Đức – có 125 người bị chúng giết, ứng với mỗi chương sách này có 1,2 triệu người chết. Trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng chống phát xít, một nhà lãnh đạo Chính phủ CHLB Đức nói: Đó không phải là chiến tranh, mà là một cuộc tàn sát!

Đầu sỏ tội phạm lớn nhất gây ra cuộc đại tàn sát đó là trùm phát xít Adolf Hitler. Có thể nói không có Hitler thì không có chủ nghĩa phát xít Đức. Cho nên trước hết hãy xem xét con người Hitler. Continue reading “Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”

20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I

Nguồn: German artist unveils monument honoring soldiers killed in World War I, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1932, tại Flanders, Bỉ, nghệ sĩ người Đức Kathe Kollwitz công bố tượng đài mà bà đã tạo ra để tưởng niệm con trai bà, Peter, cùng với hàng trăm ngàn binh lính khác đã bị giết trên chiến trường Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sinh năm 1867 tại Koningsberg, Đông Phổ, Kollwitz được dạy học riêng ở nhà và được cử đi học nghệ thuật ở Berlin, một sự giáo dục tiến bộ bất thường đối với một phụ nữ vào những năm 1880. Continue reading “20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I”

18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia”

Nguồn: Hitler suspends euthanasia program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã ra lệnh ngừng chương trình giết các bệnh nhân tâm thần và người khuyết tật một cách có hệ thống để ngăn chặn làn sóng biểu tình ở Đức.

Năm 1939, Tiến sĩ Viktor Brack, người đứng đầu chương trình Euthanasia (an tử) của Hitler, đã giám sát việc thiết lập chương trình T.4, với mục đích ban đầu là giết hại một cách có hệ thống các trẻ em bị coi là “khiếm khuyết về tinh thần.” Những đứa trẻ được đưa từ khắp nước Đức đến một Trại Thanh niên Tâm thần Đặc biệt và bị giết. Continue reading “18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia””

30/07/1943: Hitler biết tin Italy sắp đầu hàng

Nguồn: Hitler gets news of Italy’s imminent defection, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Adolf Hitler biết rằng đồng minh phe Trục Italy của mình đang cố kéo dài thời gian trước khi đàm phán các điều khoản đầu hàng với phe Đồng minh sau khi quyền lực của Mussolini sụp đổ.

Trước đó Hitler đã lo sợ rằng một sự biến chuyển tình thế như thế có thể, nếu không muốn nói là chắc chắn, sẽ xảy ra. Hitler đã đến Italy vào ngày 19 tháng 07 để quở trách Mussolini về thất bại trong khả năng lãnh đạo quân sự – cho thấy Hitler biết dù không thừa nhận công khai rằng cả Mussolini và Italy sắp sụp đổ, để ngỏ bán đảo Italy cho quân Đồng minh chiếm đóng. Mặc dù có sự bảo đảm nửa vời từ Mussolini rằng Italy sẽ tiếp tục chiến đấu, Hitler vẫn bắt đầu chuẩn bị cho viễn cảnh đầu hàng của Italy trước quân Đồng minh. Continue reading “30/07/1943: Hitler biết tin Italy sắp đầu hàng”

27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước

Nguồn: Stalin issues Order No. 227—outlawing cowards, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Joseph Stalin, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) và nhà độc tài của Liên Xô, đã ban hành Mệnh lệnh số 227, hay còn được gọi là mệnh lệnh “Không lùi bước”, khi quân Đức tiến vào lãnh thổ Nga. Mệnh lệnh này tuyên bố “Những kẻ gây hoảng sợ và những kẻ hèn nhát phải được xử lý ngay tại chỗ. Không được lùi một bước khi không có lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn! Những người chỉ huy… mà từ bỏ một vị trí khi không có lệnh từ các cấp chỉ huy cao hơn là những kẻ phản bội Tổ quốc.” Continue reading “27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước”

01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, Crete, thành trì cuối cùng của Quân Đồng minh ở Hy Lạp trong Thế chiến II, đã bị quân Đức chiếm đóng với tổn thất lớn cho cả hai bên.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được tăng cường bởi lực lượng không quân Anh, đã kiên quyết đẩy lùi một cuộc xâm lược của quân Ý vào đất nước họ. Vào tháng 04 năm 1941, những chiến thắng này đã trở thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler chuyển đội quân Wehrmacht Đức bất khả chiến bại sang chống lại Hy Lạp. Continue reading “01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Đức một lần nữa tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi đã bị các lực lượng Liên Xô và Đức thay nhau chiếm đóng nhiều lần trong cuộc chiến giữa hai bên.

Kharkov là một mục tiêu được ưu tiên cao của quân Đức khi họ xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, và có các mỏ than và sắt ở gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất đối với nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov. Nhà máy này đã được Stalin chuyển ra khỏi Kharkov vào tháng 12 năm 1941 tới khu vực dãy núi Ural. Trên thực tế, Joseph Stalin muốn bảo vệ Kharkov đến mức đã ra lệnh “không được rút lui” cho quân đội của mình, điều đã dần dần gây ra thương vong lớn cho lực lượng Hồng quân. Continue reading “14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov”

12/03/1938: Đức sáp nhập Áo

Nguồn: Germany annexes Austria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, quân Đức đã tiến vào Áo để sáp nhập quốc gia nói tiếng Đức này vào Đệ Tam Đế chế.

Đầu năm 1938, lần thứ hai trong vòng bốn năm, phe Quốc Xã tại Áo đã âm mưu lật đổ chính phủ bằng vũ lực và sáp nhập nước họ vào nước Đức phát xít. Biết được âm mưu này, Thủ tướng Áo Kurt von Schuschnigg đã gặp lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, với hy vọng giữ được nền độc lập cho đất nước. Nhưng thay vào đó, ông lại bị ép phải bổ nhiệm một số thành viên Quốc xã Áo vào nội các của mình. Continue reading “12/03/1938: Đức sáp nhập Áo”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”