31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat

Nguồn: Germans unleash U-boats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 31/01/1917, Đức tuyên bố sẽ nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ở Đại Tây Dương, theo đó các tàu ngầm trang bị ngư lôi của Đức sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào, kể cả tàu chở khách dân sự, xuất hiện trong vùng biển có chiến sự.

Khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết Mỹ sẽ có thái độ trung lập, một quan điểm mà đại đa số người dân nước này ủng hộ. Tuy nhiên, Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng sớm nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi người Đức tìm mọi cách phong tỏa Quần đảo Anh. Một số tàu của Mỹ trên đường đến Anh đã bị hư hại hoặc bị đánh chìm bởi mìn của Đức, và vào tháng 02/1915, Đức tuyên bố phát động chiến tranh không hạn chế nhắm vào tất cả các tàu, bất kể có trung lập hay không, đi vào vùng chiến sự xung quanh Anh. Continue reading “31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat”

23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II

Nguồn: Netherlands refuses to extradite Kaiser Wilhelm to the Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, chính phủ Hà Lan đã từ chối yêu cầu của các nước Đồng minh về việc dẫn độ Wilhelm II, cựu Hoàng đế Đức (Kaiser), người đã sống lưu vong ở Hà Lan từ tháng 11/1918.

Đầu tháng 11/1918, tình hình đã trở nên ảm đạm đối với phe Liên minh Trung tâm trên tất cả các mặt trận của Thế chiến I. Wilhelm II đang có mặt tại tổng hành dinh quân đội Đức ở thị trấn nghỉ dưỡng Spa của Bỉ khi tin tức liên tiếp đến với ông: công nhân bạo loạn ở Berlin, binh biến trong Hải quân Đức và dấu hiệu khởi đầu cách mạng toàn diện ở Đức. Dường như từ mọi hướng, đều có những lời kêu gọi hòa bình, cải cách và loại bỏ hoàng đế. Wilhelm II được thông báo rằng Bộ Tổng tham mưu Đức sẽ thực hiện một cuộc hành quân thống nhất, có trật tự quay trở về nước Đức khi chiến tranh kết thúc, nhưng họ sẽ không bảo vệ ông trước các đối thủ trong nước. Continue reading “23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II”

22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad

Nguồn: Soviets encircle Germans at Stalingrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một cuộc phản công của Liên Xô chống lại quân Đức đã thành công khi Hồng Quân bắt giữ khoảng 250.000 lính Đức ở phía nam Kalach, trên bờ Sông Don, nội ô Stalingrad. Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Tướng Đức Friedrich Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố, một trung tâm công nghiệp lớn, và sẽ là một bước ngoặt chiến lược nếu Đức chiếm được nó. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của họ, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền Ewald von Kleist, vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov đứng đầu, mặc dù đã họ đẩy Liên Xô gần như đến sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây được Stalingrad. Continue reading “22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad”

30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn

Nguồn: Thirty years after reunification, Germany is shouldering more responsibility”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Margaret Thatcher sợ hãi và công khai phản đối việc thống nhất Đông và Tây Đức. François Mitterrand được cho là đã chia sẻ những lo lắng của bà, mặc dù ông chấp nhận đó là điều không thể tránh khỏi. Giulio Andreotti lặp lại một câu nói nổi tiếng: rằng ông rất yêu nước Đức, nên thật “thích khi có hai nước Đức”. Tuy nhiên, bất chấp sự dè dặt của các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Ý vào năm 1990, một quốc gia mới đã ra đời cách đây 30 năm vào ngày 3 tháng 10. Với 80 triệu dân, Đức ngay lập tức trở thành quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu mà cho đến thời điểm đó đã có tới bốn nước dẫn đầu gần như xấpxỉ nhau. Kể từ đó, các chính khách và học giả đã phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để đối phó với mộtquốc gia bá chủ bất đắc dĩ ở trung tâm châu Âu. Đức nên dẫn dắt châu Âu như thế nào mà không tỏ ra thống trị? Thật vậy, sau tất cả những tai ương của chủ nghĩa Quốc xã, liệu Đức có thể được tin tưởng để lãnh đạo tiếp không? Continue reading “30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London

Nguồn: German airship hits central London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chiếc Zeppelin của Đức, lái bởi Heinrich Mathy, một trong những phi công khinh khí cầu vĩ đại của Thế chiến I, đã tấn công vùng Aldersgate ở trung tâm London, khiến 22 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại lên tới 500.000 bảng Anh.

Zeppelin, một loại khí cầu cứng điều khiển bằng động cơ, được phát triển bởi nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã tạo ra khí cầu điều khiển bằng động cơ từ vài thập niên trước đó, nhưng quả bóng khổng lồ được thiết kế bởi von Zeppelin, cùng với bộ khung thép, vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến nay. Tuy nhiên, trong trường hợp của Zeppelin, tính an toàn đã bị đánh đổi với kích thước: loại khí cầu khung thép nặng này rất dễ phát nổ, do chúng bay lên nhờ khí hydro dễ cháy, thay vì khí heli trơ không bắt lửa. Continue reading “08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London”

05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne

Nguồn: French general gives order to attack at the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc chiều tối, Tướng Joseph Joffre, tổng tư lệnh quân đội Pháp trong Thế chiến I, đã yêu cầu quân đội của mình chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới chống lại quân Đức – những người đang tiến gần đến sông Marne, miền đông bắc nước Pháp. Trận đánh dự kiến bắt đầu vào sáng hôm sau.

Với việc Tập đoàn quân số 6 của Pháp vào vị trí sẵn sàng bắt đầu một cuộc tấn công nhắm vào cánh phải của Tập đoàn quân số 1 của Đức đóng tại đông bắc Paris, Joffre đã bị áp lực từ chỉ huy quân sự Paris, Tướng Joseph-Simon Gallieni, phải mở một cuộc tổng tấn công để hỗ trợ. Ngày 03/09, Joffre đưa ra quyết định khó khăn khi sa thải tư lệnh Tập đoàn quân số 5, Tướng Charles Lanrezac, trừng phạt ông vì quá thận trọng khi ra lệnh rút lui trong Trận Charleroi (từ ngày 22 đến 24/08) – dù thực tế nước đi này đã cứu cánh trái của quân Pháp khỏi vòng vây của Đức – và thay thế ông bằng Tướng Louis Franchet d’Esperey hiếu chiến hơn. Continue reading “05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne”

14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức

Nguồn: China declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, khi Thế chiến I bước sang năm thứ tư, Trung Quốc đã từ bỏ vị thế trung lập và tuyên chiến với Đức.

Ngay từ khi bắt đầu, phạm vi của Thế chiến I đã không chỉ giới hạn ở châu Âu; ở khu vực Viễn Đông, hai quốc gia đối địch là Nhật Bản và Trung Quốc luôn cố xác định vai trò của họ trong cuộc chiến này. Là một quốc gia tham vọng và là đồng minh của Anh từ năm 1902, Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên chiến với Đức vào ngày 23/08/1914. Sau đó, họ lập tức lên kế hoạch chiếm Thanh Đảo – căn cứ hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – bằng các cuộc tấn công kết hợp bộ binh và hải quân. Continue reading “14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức”

11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily

Nguồn: Germans begin to evacuate Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đức bắt đầu một cuộc di tản kéo dài sáu ngày khỏi đảo Sicily của Ý sau thất bại trước quân Đồng Minh, lực lượng đã xâm chiếm hòn đảo vào tháng Bảy.

Đức đã luôn hiện diện ở Sicily kể từ những ngày đầu cuộc chiến. Nhưng với sự xuất hiện của tướng George S. Patton cùng Tập đoàn quân số 7 và tướng Bernard Montgomery cùng Tập đoàn quân số 8, lính Đức đã chẳng thể giữ được vị trí của họ. Cuộc tháo chạy bắt đầu tại Eo biển Messina, vùng nước rộng hai dặm ngăn cách Sicily với lục địa Ý. Continue reading “11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily”

02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức

Nguồn: Mutiny breaks out on German battleship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong khi lực lượng của Anh chuyển đến đóng tại những vị trí vừa mới chiếm được từ tay quân Đức ở Công sự Ypres (Ypres Salient) trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, thì người Đức cũng phải đối mặt với nhiều rắc rối trong nước, khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên chiến hạm Đức, chiếc Prinzregent Luitpold, neo đậu tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc.

Trong cuộc nổi loạn này, khoảng 400 thủy thủ đã diễu hành vào thị trấn, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tuyên bố họ không còn muốn tiếp tục chiến đấu. Mặc dù các quan chức quân đội đã nhanh chóng kiểm soát cuộc biểu tình và các thủy thủ đã được thuyết phục trở về tàu của mình mà không có bạo lực nào thực sự xảy ra. Khoảng 75 người trong số họ đã bị bắt và tống giam, còn những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn sau đó đã bị đưa ra kết án và xử tử. Continue reading “02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức”

Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?

Nguồn: Trump’s Spite-Germany Plan”, Wall Street Journal, 29/07/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Bên dưới những lời chỉ trích của giới truyền thông, khó có thể tách bạch được điều tốt điều xấu trong chính sách đối ngoại không chính thống của Tổng thống Trump. Một số sáng kiến ​​bị giới tinh hoa chính sách đối ngoại khinh miệt lại tỏ ra khôn ngoan, như rút ra khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí thất bại. Tuy nhiên, kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm rút gần 12.000 lính Mỹ khỏi Đức không đơn thuần là một bước đi của một thiên tài dân túy. Nó đã giáng một đòn mạnh vào các lợi ích của Mỹ trong khi không giành được mục tiêu tiết kiệm chi phí mà ông Trump tuyên bố. Continue reading “Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?”

12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk

Nguồn: Russians halt German advance in a decisive battle at Kursk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một trong những trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra khi cuộc tấn công của Đức nhắm vào Kursk, một trung tâm công nghiệp và đường sắt của Liên Xô, đã bị chặn lại trong một trận chiến tàn khốc, đánh dấu bước ngoặt ở Mặt trận phía Đông theo hướng có lợi cho Liên Xô.

Đức vốn dĩ đã bị đẩy lùi khỏi Kursk, một trung tâm liên lạc quan trọng giữa hai miền bắc và nam của Liên Xô, từ hồi tháng 2. Sang tháng 3, phía Liên Xô đã tạo ra một pháo đài phòng thủ kiên cố nằm ở phía tây Kursk để ngăn chặn một nỗ lực khác của Đức nhằm tiến xa hơn về phía nam Liên Xô. Vào tháng 6, quân xâm lược Đức đã phát động một cuộc không kích vào Kursk; trên mặt đất, Chiến dịch Cottbus được phát động, ban đầu tập trung tiêu diệt hoạt động của quân đội Liên Xô, nhưng thực tế lại dẫn đến việc tàn sát dân thường do lực lượng Liên Xô ẩn náu trong dân. Liên Xô cũng đã đáp trả bằng các cuộc không kích chống lại quân Đức. Continue reading “12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ

Nguồn: William Jennings Bryan resigns as U.S. secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Ngoại trưởng Mỹ William Jennings Bryan đã từ chức vì lo ngại trước cách Tổng thống Woodrow Wilson xử lý khủng hoảng khi tàu ngầm Đức đánh chìm tàu khách Lusitania của Anh vào tháng trước, khiến 1.200 người, trong đó có 128 người Mỹ, thiệt mạng.

Đầu năm 1915, thông báo của Đức về việc hải quân nước này đang áp dụng chính sách chiến tranh tàu ngầm không giới hạn đã làm dấy lên quan ngại cho nhiều người trong chính phủ và người dân Mỹ – khi ấy vẫn duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt suốt hai năm đầu Thế chiến I. Sự kiện Lusitania bị đánh chìm vào ngày 07/05/1915 đã ngay lập tức gây náo động, vì nhiều người tin rằng quân Đức cố tình đánh chìm con tàu Anh nhằm khiêu khích Wilson và nước Mỹ. Continue reading “09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

28/05/1937: Volkswagen được thành lập

Nguồn: Volkswagen is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, chính phủ Đức, khi đó đang nằm dưới quyền cai trị của Adolf Hitler thuộc Đảng Quốc Xã, đã thành lập một công ty xe hơi trực thuộc nhà nước mới, với tên gọi Gesellschaft zur Vorbereitung des Deutschen Volkswagens mbH. Cuối năm đó, nó được đổi sang tên gọi đơn giản hơn là Volkswagenwerk, hay “Công ty Xe hơi của Nhân dân.”

Được điều hành bởi Mặt trận Lao động Đức, một tổ chức của Đức Quốc Xã, Volkswagen đặt trụ sở tại Wolfsburg, Đức. Ngoài tham vọng xây dựng một mạng lưới cao tốc liên bang trên khắp nước Đức, Hitler còn ấp ủ dự án phát triển và sản xuất hàng loạt một chiếc xe giá rẻ nhưng vẫn có tốc độ nhanh, với giá dưới 1.000 Reich (khoảng 140 USD vào thời điểm đó ). Để thiết kế “chiếc xe của nhân dân” này, Hitler đã nhờ đến kỹ sư người Áo Ferdinand Porsche. Continue reading “28/05/1937: Volkswagen được thành lập”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”

04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc

Nguồn: Second Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong Thế chiến I, Trận Somme thứ hai, trận đánh lớn đầu tiên của Đức trong hơn một năm, đã kết thúc ở mặt trận phía tây.

Ngày 21/03/1918, một cuộc tấn công lớn vào các căn cứ của phe Hiệp ước ở khu vực sông Somme của Pháp đã bắt đầu bằng năm giờ bắn phá từ hơn 9.000 khẩu pháo của Đức. Tập đoàn Quân thứ Năm của Anh (British Fifth Army) với trang bị kém cỏi đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc”

31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất

Nguồn: The First Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Hoàng đế Wilhelm của Đức đã đến Tangiers để tuyên bố ủng hộ vương quốc Morocco, kích động sự giận dữ của Pháp và Anh trong sự kiện gọi là Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, một điềm báo rằng cuộc xung đột lớn hơn giữa các quốc gia châu Âu đang đến gần – đó chính là Thế chiến I.

Hoàng đế Đức không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đối với Morocco; chính phủ Đức cũng không. Mục đích cốt yếu của việc ông xuất hiện là để phá vỡ Liên minh Anh-Pháp, được thành lập vào tháng 04/1904. Entente Cordiale (Hiệp ước Thân mật), tên gọi sau này của liên minh, ban đầu không nhằm mục đích liên minh chống lại Đức, mà nhằm dàn xếp các cuộc cạnh tranh đế quốc lâu dài giữa Anh và Pháp ở Bắc Phi. Continue reading “31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”