Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran nghi ngờ

Đế chế nghe lén khổng lồ của NSA trong nhiều năm được tổ chức xoay quanh ba mục tiêu địa lý chủ yếu, theo mã alphabet: A cho Liên Xô, B cho châu Á, và G cho phần còn lại.

Đầu những năm 1980, hơn một nửa tin tình báo của nhóm G được gửi về từ thiết bị của Crypto, trở thành điểm tựa của các quan chức Mỹ hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Năm 1978, khi các lãnh đạo của Ai Cập, Israel, và Hoa Kỳ gặp nhau ở Trại David bàn luận về một thỏa thuận hòa bình, NSA đã bí mật theo dõi giao tiếp giữa Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và thủ đô Cairo. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch “chống tiếp cận”

Chương trình tinh vi, phức tạp này khởi nguồn từ nhu cầu có một thiết bị mã hóa đơn giản nhưng gọn nhẹ của quân đội Mỹ.

Boris Hagelin, nhà sáng lập Crypto, là một doanh nhân và nhà phát minh sinh ở Nga, nhưng chạy đến Thụy Điển sau khi phe Bolshevik nắm quyền. Ông di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ khi phát xít Đức chiếm Na-uy vào năm 1940.

Người đàn ông này mang theo mình một chiếc máy mã hóa trông giống một hộp nhạc được gia cố, với một lắp quay tay đóng chắc bên hông cùng các cấu trúc và chong chóng kim loại đặt dưới vỏ hộp kim loại cứng. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một báo cáo gây chấn động làng tình báo thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ, các chính phủ khắp thế giới tin tưởng trao toàn bộ những giao tiếp bí mật về ngoại giao, quân đội, và tình báo vào tay đúng một công ty duy nhất.

Công ty ấy, Crypto AG, ra đời với bản hợp đồng xây dựng các máy tạo mã cho quân đội Mỹ hồi Thế chiến II. Thu được nhiều tiền mặt, họ trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa thống trị suốt nhiều thập niên, dẫn đầu làn sóng công nghệ từ các thiết bị cơ học cho đến vi mạch điện tử, và cuối cùng, là chip bán dẫn và phần mềm máy tính. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)”

29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc

Nguồn: Two ships sink in North Sea battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1916, cả tàu buôn có vũ trang Alcantara của Anh và tàu đột kích Grief của Đức đều đã chìm sau khi đối đầu nhau trong một trận chiến cự ly gần trên Biển Bắc.

Tàu Grief của Đức đã được ngụy trang, giương cờ Na Uy và sơn màu cờ Na Uy hai bên thân tàu, khi cố gắng phong tỏa chốt chặn tàu Anh. Alcantara, đinh ninh rằng Grief là một tàu vận tải của Na Uy, đã gửi tín hiệu truy vấn. Nhưng Grief đã không phản hồi với những nỗ lực liên lạc liên tục từ Thuyền trưởng Thomas E. Wardle của Alcantara và tiếp tục đi về phía đông bắc. Continue reading “29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc”

06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ

Nguồn: German sub sinks U.S. passenger ship California, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi và đánh chìm tàu chở khách California của hãng Anchor Line ở ngoài khơi bờ biển Ireland. Vụ tấn công diễn ra chỉ ba ngày sau bài phát biểu ngày 03/02/1917 của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, trong đó ông tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và cảnh báo rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu lợi ích hàng hải của Mỹ bị đe dọa một lần nữa. Continue reading “06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ”

Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức

Nguồn: Angela Merkel is loth to take sides over Huawei”, The Economist, 23/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đa phần người Đức đều biết đến sự ức chế gây ra bởi Funklöcher, hay các vùng chết trong mạng viễn thông nơi điện thoại thông minh không có sóng hoặc các kết nối internet bị biến mất. Sau nhiều năm bị mắc kẹt trên làn đường chậm của mạng viễn thông các nước giàu, Đức quyết tâm không bị bỏ lại phía sau khi các mạng thế hệ thứ năm (5G) chuẩn bị kết nối các nhà máy, xe hơi và thiết bị với nhau. Nhưng các kế hoạch của chính phủ gặp phải một rào cản bất ngờ.

Giống như các quốc gia giàu có khác, Đức đã dằn vặt về việc có nên để Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, được tham gia đấu thầu để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới 5G của mình hay không. Huawei mang lại kinh nghiệm, chuyên môn và giá trị; các thiết bị của công ty này chiếm tới 70% mạng lưới 4G của Đức. Continue reading “Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức”

15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”

13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh

Nguồn: Germans bombard English ports of Hartlepool and Scarborough, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày này năm 1914, các tàu tuần dương Đức từ Hạm đội Trinh sát của Franz von Hipper đã khiến hải quân Anh bất ngờ bằng cách bắt đầu pháo kích dữ dội vào Hartlepool và Scarborough, hai thành phố cảng của Anh trên Biển Bắc.

Cuộc tấn công kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, giết chết hơn 130 dân thường và làm bị thương 500 người khác. Báo chí Anh sau đó đã chỉ trích vụ việc như một ví dụ nữa về sự tàn bạo của người Đức. Thế nhưng, hải quân Đức xem hai thành phố cảng là những mục tiêu phù hợp bởi đây là những thành phố được phòng thủ kiên cố. Continue reading “13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh”

11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ

Nguồn: Germany declares war on the United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, đưa Mỹ, vốn trung lập trước đó, tham gia vào cuộc xung đột tại châu Âu.

Ngay cả Đức cũng bàng hoàng về chiến dịch không kích Trân Châu Cảng. Mặc dù Hitler đã có thỏa thuận miệng với đối tác phe Trục là Nhật Bản rằng Đức sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, song ông không chắc cuộc chiến ấy sẽ diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ”

22/11/2005: Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Angela Merkel becomes Chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2005, Angela Merkel đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức và trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này. Trong thập niên sau đó, bà là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất ở chính trường châu Âu, thường được gọi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Liên minh châu Âu và người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh.

Sinh ra và học tập tại Đông Đức, Merkel nhận bằng tiến sĩ hóa học và trở thành nhà nghiên cứu khoa học. Bà bắt đầu tham gia chính trị sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Sau khi làm phát ngôn viên cho Chính phủ lâm thời Đông Đức, Merkel trúng cử vào Quốc hội trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990. Continue reading “22/11/2005: Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức”

28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến

Nguồn: German sailors begin to mutiny, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1918, các thủy thủ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức đã kiên quyết từ chối ra khơi để thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng vào hải quân Anh theo lệnh của Bộ Hải quân Đức, phản ánh tâm trạng thất vọng và nản chí của nhiều người bên phía Liên minh Trung tâm trong những ngày cuối cùng của Thế chiến I.

Vào tuần cuối của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào cuối tháng 9. Khi sự kết thúc của cuộc chiến đã ở trước mắt, bộ chỉ huy hải quân Đức – dẫn đầu bởi tham mưu trưởng Reinhardt Scheer – đã quyết định thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm chống lại người Anh ở Biển Bắc trong một bước đi tuyệt vọng để khôi phục lại uy tín của hải quân Đức. Continue reading “28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên

Nguồn: Germans capture Langemarck during First Battle of Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong cuộc đối đầu tay đôi kéo dài hai ngày đầy khốc liệt, quân Đức đã chiếm được thị trấn Flemish, Langemarck từ tay quân phòng vệ Bỉ và Anh trong Trận Ypres đầu tiên.

Chiến hào được xây dựng kể từ mùa thu năm 1914 giữa thị trấn Ypres (phía Anh) và Menin và Roulers (phía Đức) – được gọi là Công sự Ypres (Ypres salient). Nơi đây diễn ra một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến I, bắt đầu vào tháng 10/1914, gọi là Trận Ypres đầu tiên. Trận đánh, được phát động vào ngày 19/10, là một nỗ lực của người Đức nhằm buộc người Anh hoàn toàn rút khỏi khu công sự, từ đó dọn đường cho lính Đức chiếm đóng bờ biển Bỉ – vị trí quan trọng giúp tiếp cận Eo biển Manche, và xa hơn là Biển Bắc. Continue reading “22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên”

13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức

Nguồn: Palestinians hijack German airliner, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, bốn người Palestine đã cướp một chiếc máy bay của hãng Lufthansa và yêu cầu thả 11 thành viên đang bị giam giữ của nhóm khủng bố Đức Baader-Meinhof, còn được gọi là Đảng Hồng Quân (Red Army Faction). Đảng Hồng Quân là một nhóm các nhà cách mạng cực tả đã khủng bố nước Đức suốt ba thập niên, ám sát hơn 30 người đứng đầu các doanh nghiệp, quân đội và chính phủ trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản ở quê nhà. Continue reading “13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức”

29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan

Nguồn: Nazis and communists divvy up Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã đồng ý chia nhau quyền kiểm soát Ba Lan theo giới tuyến dọc theo sông Bug, người Đức chiếm mọi thứ ở phía tây, Liên Xô chiếm mọi thứ ở phía đông.

Theo Hiệp ước Ribbentrop-Molotov, hay Hiệp ước Hitler-Stalin, thỏa thuận bất tương xâm giữa hai cường quốc quân sự Đức – Xô, Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức, đã gặp người đồng cấp Liên Xô của mình, V.M. Molotov, để ký Hiệp ước Hữu nghị Biên giới Đức – Xô. Các điều khoản trong hiệp ước bất tương xâm ban đầu đã hứa hẹn dành cho Liên Xô một phần phía đông Ba Lan; giờ đây, chuyện chỉ còn đơn giản là đặt ranh giới ở đâu trên bản đồ mà thôi. Continue reading “29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan”

26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu

Nguồn: Meuse-Argonne offensive opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày này năm 1918, sau một cuộc oanh tạc kéo dài sáu tiếng kể từ đêm hôm trước, hơn 700 xe tăng của quân Hiệp Ước, theo sát bởi bộ binh, đã tiến vào căn cứ của Đức trong Rừng Argonne nằm dọc theo Sông Meuse.

Trên đà thành công của các cuộc tấn công trước đó của phe Hiệp Ước tại Amiens và Albert trong mùa hè năm 1918, chiến dịch Meuse-Argonne, được thực hiện bởi 37 sư đoàn của Pháp và Mỹ, thậm chí còn tham vọng hơn. Với mục đích tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn Quân số 2 của Đức, Tư lệnh Tối cao phe Hiệp Ước, Ferdinand Foch, đã ra lệnh cho Tướng John J. Pershing lên nắm quyền chỉ huy tổng thể cuộc tấn công. Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF) của Pershing sẽ đóng vai trò tấn công chủ lực, trong chiến dịch lớn nhất của Mỹ trong Thế chiến I. Continue reading “26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 23/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu Phó Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden yêu cầu một cuộc điều tra về các cáo buộc rằng ông Donald Trump gây áp lực đòi Ukraine điều tra tham nhũng đối với con trai ông, Hunter Biden. Hunter Biden từng làm ăn ở Ukraine khi cha anh làm Phó Tổng thống. Ông Biden, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã cáo buộc ông Trump “cực kì lạm dụng quyền lực”. Ông Trump nói ông không làm gì sai.

Iran đúng như dự đoán đã phản đối gay gắt quyết định triển khai quân tới Ả Rập Saudi của Mỹ. Iran phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi. Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hứa “hủy diệt hoàn toàn bất kỳ kẻ xâm lược nào”, trong khi Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo các lực lượng nước ngoài hãy tránh xa. Mỹ nói việc triển khai quân là để phòng thủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2019”

15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức

Nguồn: Nuremberg race laws imposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, người Do Thái tại Đức đã chính thức bị tước đoạt quyền công dân và chỉ còn là “đồ vật” của nhà nước.

Sau khi Hitler gia nhập văn phòng Tổng thống và trở thành Thủ tướng Đức, ông ta đã đặt ra nhiệm vụ cải tổ đất nước đã “nhận nuôi” mình đạt đến đỉnh cao mà ông tưởng tượng (quả thật, Hitler đã phải dụng nhiều chiêu trò để gia nhập giới lãnh đạo bởi ông sinh ra là người Áo). Nhưng giấc mơ của Hitler đã sớm trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người. Trong giai đoạn đầu ông lên nắm quyền, cuộc sống của những công dân Đức không phải là người Do Thái hầu như không bị gián đoạn. Nhưng đối với “kẻ thù” của ông ta thì không hẳn là vậy. Tư tưởng phân biệt chủng tộc của Hitler, chủ trương đưa những người Đức “thuần chủng” trở thành “chủ nhân” của thế giới, đã dần dần hoạt động theo những cách độc ác nhất. Continue reading “15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức”

Thế giới hôm nay: 10/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã gặp nhau lần đầu kể từ khi ông Johnson nhậm chức hồi tháng Bảy. Ông Johnson cho biết một Brexit không có thỏa thuận sẽ là “một thất bại của chính sách đối ngoại”; Ông Varadkar nói Anh vẫn chưa đề xuất một giải pháp thay thế thực tế cho giải pháp biên giới cứng với Ireland, điều mà những người ủng hộ Brexit coi là trở ngại chính để đạt được một thỏa thuận.

Trong cuộc bầu cử các thống đốc và hội đồng khu vực ở Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin đã mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp Moskva. Sau khi các quan chức bầu cử loại bỏ nhiều ứng cử viên đối lập, Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo phe đối lập, đã khuyên những người ủng hộ bỏ phiếu cho các ứng cử viên có khả năng đánh bại Đảng Nước Nga Thống nhất nhất, một chiến lược dường như đã có hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2019”

Thế giới hôm nay: 02/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình ở Hồng Kông đã đánh đấu kỷ niệm năm năm cuộc bỏ phiếu bác bỏ các cải cách chính trị nửa vời do Trung Quốc đưa ra. Bất chấp việc chính quyền cấm tuần hành, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường một cách hòa bình tại trung tâm thành phố và, đồng thời, một cách ít hòa bình hơn, đã bao vây các tòa nhà chính phủ và làm tê liệt hệ thống tàu điện ngầm. Đó là đợt biểu tình cuối tuần lần thứ 13 liên tiếp.

Taliban, một nhóm thánh chiến, đã tấn công hai thành phố ở miền bắc Afghanistan ngay cả khi các nhà đàm phán cho biết họ đã gần hoàn thành một thỏa thuận hòa bình. Mỹ dự kiến sẽ rút gần hết quân đội ra khỏi Afghanistan nếu Taliban hứa ngừng che chở cho những tên khủng bố tìm cách tấn công các mục tiêu Mỹ. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ dân cử của Afghanistan vẫn còn rất xa xôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2019”