07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”

05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea

Nguồn: U.S. forces seize more of New Guinea, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Trung đoàn lính dù số 503 của Tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ và chiếm đóng Nazdab, ngay phía đông Lae, một thành phố cảng phía đông bắc Papua New Guinea, đặt Hoa Kỳ vào vị thế hoàn hảo để tiến hành các chiến dịch trong tương lai trên đảo quốc này.

New Guinea đã bị Nhật chiếm đóng kể từ tháng 03 năm 1942. Các cuộc tấn công của lực lượng Đồng minh trước đó đã gặp phải sự phản kháng dữ dội, và họ thường bị đánh lui bởi các lực lượng chiếm đóng của Nhật. Phần lớn phản ứng của quân Đồng minh được dẫn dắt bởi các lực lượng của Australia, vì quốc gia này bị đe dọa nhiều nhất bởi sự hiện diện của Nhật trên khu vực đó. Continue reading “05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea”

03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu

Nguồn: Pope Benedict XV named to papacy, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Giacomo della Chiesa được bầu chọn làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã, trở thành Đức Giáo hoàng Benedict XV.

Là một người gốc quý tộc ở Genoa, Italy, và đã phục vụ trong vai trò một hồng y kể từ tháng 05 năm trước đó, Benedict đã kế nhiệm Đức giáo hoàng Pius X, người đã qua đời vào ngày 20 tháng 08 năm 1914. Ông được bầu bởi một hội đồng bao gồm các hồng y đến từ các quốc gia nằm về cả hai phía của chiến tuyến, bởi vì ông đã tuyên bố sự trung lập tuyệt đối trong cuộc xung đột. Continue reading “03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu”

31/08/1916: Lính tình nguyện người Mỹ bị giết trong Trận Somme

Nguồn: American soldier Harry Butters killed in the Battle of the Somme, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, Harry Butters, một người lính Mỹ phục vụ trong quân đội Anh trong Thế chiến I, bị giết bởi một quả bom Đức trong Trận Somme, khi đang chiến đấu để bảo vệ thị trấn Guillemont, Pháp.

Là con trai của một nhà công nghiệp nổi tiếng ở San Francisco, Butters được nuôi dạy một phần ở Anh và theo học tại trường Beaumont College, một học viện dòng Tên ở Old Windsor. Sau đó, anh gia nhập Học viện Phillips Exeter ở Exeter, New Hampshire, trước khi thừa hưởng tài sản của cha mình sau khi ông qua đời vào năm 1906 và chuyển về California, nơi anh làm việc trong một thời gian cho Standard Oil và mua trang trại của riêng mình. Continue reading “31/08/1916: Lính tình nguyện người Mỹ bị giết trong Trận Somme”

Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?

Nguồn: Do “sin taxes” work?, The Economist, 10/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu chúng có công bằng không?

Nhiều chính phủ sử dụng các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (sin tax) để ngăn chặn mọi người hút thuốc và uống rượu. Trong những năm gần đây, một số nhà lập pháp đã chuyển mục tiêu của họ sang một sản phẩm gây tác dụng xấu khác: đường. Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới. Bốn mươi phần trăm người Mỹ ngày nay mắc chứng béo phì, tăng từ khoảng 15% vào năm 1980. Một số quốc gia, cùng với một số thành phố ở Mỹ, đã đưa ra các loại thuế đối với đồ uống có đường trong những năm gần đây. Chính phủ của họ hy vọng rằng những khoản thuế này sẽ làm tăng doanh thu thuế và giảm lượng đường mà mọi người tiêu thụ. Nhưng các loại thuế tiêu thụ đặc biệt thậm chí có hiệu quả hay không? Continue reading “Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?”

29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ

Nguồn: Red Cross announces Japan refuses passage of supplies for U.S. POWs, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Hội Chữ thập đỏ quốc tế tiết lộ rằng Nhật Bản đã từ chối cho phép tự do đi qua đối với các tàu chở thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho các tù binh chiến tranh Mỹ do Nhật Bản giam giữ .

Vào tháng 01 năm 1941, chính phủ Mỹ yêu cầu Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình hiến máu để tạo ra nguồn cung huyết tương và huyết thanh sẵn sàng và dồi dào để truyền cho các binh lính bị thương. Hơn 13 triệu lượt đóng góp (mỗi lượt khoảng một pint, tương đương 0,47 lít) đã được thu thập. Continue reading “29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ”

27/08/1883: Núi lửa Krakatau phun trào

Nguồn: Krakatau explodes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1883, vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử được ghi nhận xảy ra tại Krakatau (còn gọi là Krakatoa), một hòn đảo núi lửa nhỏ không người ở nằm về phía tây Sumatra, Indonesia. Nghe thấy được từ cách xa 3.000 dặm, những đợt phun trào đã ném những khối đất với thể tích năm dặm khối bay xa 50 dặm vào không khí, tạo ra sóng thần cao 36,5m và giết chết 36.000 người.

Krakatau đã có những biểu hiện bất thường lần đầu tiên sau hơn 200 năm vào ngày 20 tháng 05 năm 1883. Một tàu chiến Đức đi ngang qua đã báo cáo về một đám mây tro và bụi cao bảy dặm phía trên Krakatau. Trong hai tháng tiếp theo, các vụ phun trào tương tự được chứng kiến ​​bởi các thương thuyền và người bản xứ ở gần Java và Sumatra. Với rất ít hoặc hầu như không có ý niệm gì về thảm họa sắp xảy ra, người dân địa phương chào đón hoạt động này của ngọn núi lửa với sự phấn khích như trong các lễ hội. Continue reading “27/08/1883: Núi lửa Krakatau phun trào”

24/08/1776: Tướng Lee công nhận giá trị của Georgia

Nguồn: General Lee recognizes Georgia’s value, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1776, tướng Mỹ Charles Lee thông báo với Quốc hội rằng Georgia có giá trị hơn so với hoài nghi ban đầu của ông. Lee lập luận rằng khí hậu ôn hòa, các vụ mùa lúa, các bến cảng và các con sông, đàn gia súc và vị trí liền kề với khu vực Tây Ấn là lý do buộc phải giữ cho bang này không rơi vào tay kẻ thù. Để bảo vệ Georgia, Lee đề nghị Quân đội Lục địa phân bổ quân tiếp viện bổ sung cho bang này. Continue reading “24/08/1776: Tướng Lee công nhận giá trị của Georgia”

Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: What may happen in November’s mid-terms, The Economist, 04/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội. Điều gì sẽ quyết định kết quả?

Vào tháng 11, như thông lệ hai năm một lần, người Mỹ sẽ đi đến các điểm bầu cử để bầu một Quốc hội mới. Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện và có một tổng thống thường đồng tình với chương trình nghị sự của họ, nhưng Quốc hội hiện tại đã từ lâu chứng kiến nhiều kịch tính, với nhiều lần bỏ phiếu sít sao một cách bất ngờ. Các sáng kiến ​​lập pháp lớn, chẳng hạn như dự luật cải cách y tế, đã thất bại; thậm chí một biện pháp cắt giảm thuế cũng chỉ được thông qua bởi chênh lệch một vài phiếu bầu. Đảng Dân chủ, được hậu thuẫn bởi sự phản đối mạnh mẽ đối với nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, sẽ tin rằng họ có thể giành quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện. Đảng Cộng hòa sẽ hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp họ duy trì vị thế. Điều gì sẽ xác định người chiến thắng? Continue reading “Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I

Nguồn: German artist unveils monument honoring soldiers killed in World War I, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1932, tại Flanders, Bỉ, nghệ sĩ người Đức Kathe Kollwitz công bố tượng đài mà bà đã tạo ra để tưởng niệm con trai bà, Peter, cùng với hàng trăm ngàn binh lính khác đã bị giết trên chiến trường Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sinh năm 1867 tại Koningsberg, Đông Phổ, Kollwitz được dạy học riêng ở nhà và được cử đi học nghệ thuật ở Berlin, một sự giáo dục tiến bộ bất thường đối với một phụ nữ vào những năm 1880. Continue reading “20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

Hội Tam Điểm là gì?

Nguồn: What is freemasonry?, The Economist, 27/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầy rẫy thông tin sai lệch và thuyết âm mưu. Đó là một tổ chức ôn hòa hay có xu hướng lật đổ chính phủ?

Các tư liệu về hội Tam Điểm không đưa ra bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào. Nó là một tổ chức  ôn hòa hay có xu hướng lật đổ chính phủ? Nó là một cộng đồng tri thức hay huyền bí? Những câu hỏi như vậy không phải là mới. Kể từ khi được phát triển vào thế kỷ 18, hội Tam Điểm đã khơi dậy sự tức giận từ giáo hội Công giáo, các chính trị gia cánh hữu và gần đây hơn là Bộ Nội Vụ Anh. (Lo sợ rằng các thành viên hội Tam Điểm trong lực lượng cảnh sát và tư pháp đã dành sự đối xử ưu đãi cho các thành viên khác của hội, từ năm 1998 đến 2009, Bội Nội vụ Anh đã yêu cầu những người được bổ nhiệm trong ngành tư pháp phải tiết lộ việc họ có là thành viên của hội không.) Hội Tam Điểm dường như khó hiểu vì nó không chứa đựng bất kỳ ý thức hệ hoặc học thuyết nhất quán nào, và thay vào đó được xác định bởi một cam kết về tình huynh đệ phổ quát và sự tự tiến bộ. Cũng không tồn tại một cơ quan quản lý nào. Nó được tạo thành từ một mạng lưới lỏng lẻo các nhóm, được gọi là các hội quán, nằm dưới các đại hội quán quốc gia và khu vực. Vậy rốt cuộc, hội Tam Điểm là gì? Continue reading “Hội Tam Điểm là gì?”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian

Nguồn: Smithsonian Institution created, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1846, sau một thập niên tranh luận về cách tốt nhất để chi tiêu di sản được để lại cho nước Mỹ bởi một nhà khoa học người Anh ít tiếng tăm, Tổng thống James K. Polk đã ký ban hành Đạo luật thành lập Viện Smithsonian.

Năm 1829, James Smithson qua đời tại Ý, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian”

08/08/1974: Nixon từ chức

Nguồn: Nixon resigns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1974, trong một bài diễn văn được phát trên truyền hình buổi tối, Tổng thống Richard M. Nixon đã tuyên bố ý định trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chức. Với các thủ tục tố tụng đang được tiến hành chống lại ông vì sự dính líu của ông trong vụ bê bối Watergate, Nixon cuối cùng đã phải cúi đầu trước áp lực của công chúng và Quốc hội để rời khỏi Nhà Trắng. “Bằng cách thực hiện hành động này,” ông nói trong một bài diễn văn từ Phòng Bầu dục, “Tôi hy vọng rằng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu quá trình hàn gắn đang vô cùng cần thiết ở Hoa Kỳ.” Continue reading “08/08/1974: Nixon từ chức”

Nhân viên tình báo không khai báo là gì?

Nguồn: What is an undeclared intelligence officer?, The Economist, 05/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không phải mọi điệp viên đều giống James Bond.

Vào ngày 14/03/2018, Anh đã trục xuất 23 “nhân viên tình báo không khai báo” khỏi Đại sứ quán Nga tại London. Động thái này xảy ra sau khi một cựu điệp viên Nga, Sergei Skripal, và con gái ông bị đầu độc bởi một loại chất độc thần kinh ở thành phố Salisbury của nước Anh. Trong một hành động phối hợp thể hiện tình đoàn kết, vào ngày 26/03, Mỹ đã trục xuất 60 điệp viên không khai báo như vậy. Các đồng minh khác của Anh, chẳng hạn như Australia và Canada, cũng thực hiện những vụ trục xuất tương tự. Tất cả những nhân viên tình báo không khai báo này là ai, và, nếu Anh biết họ là ai, tại sao lại không trục xuất họ sớm hơn? Continue reading “Nhân viên tình báo không khai báo là gì?”

06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ

 

Nguồn: First draft of Constitution debated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787 tại Philadelphia, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến bắt đầu tranh luận về dự thảo hoàn chỉnh đầu tiên của bản Hiến pháp được đề xuất của Hoa Kỳ.

Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn vài tháng trước khi người Anh đầu hàng tại Yorktown vào năm 1781, đã tạo tiền đề cho một liên minh lỏng lẻo của các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn có chủ quyền trong hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – cơ quan thẩm quyền trung ương – có quyền quản lý các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh và điều tiết tiền tệ, nhưng trên thực tế, các quyền hạn này bị hạn chế mạnh mẽ bởi Quốc hội không được trao thẩm quyền để thực thi các yêu cầu của mình đối với các tiểu bang liên quan đến vấn đề tiền bạc hay quân đội. Continue reading “06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ”

03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực

Nguồn: Nautilus travels under North Pole, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào này năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus của Mỹ đã hoàn thành chuyến đi dưới biển đầu tiên đến Bắc Cực. Là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu Nautilus hạ ngầm tại Point Barrow, Alaska, và di chuyển gần 1.000 dặm dưới chỏm băng Bắc Cực để đi đến tâm của Bắc Cực. Sau đó, nó tiếp tục di chuyển đến Iceland, mở ra một tuyến đường mới và ngắn hơn từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Châu Âu.

Tàu USS Nautilus được xây dựng dưới sự chỉ huy của Tướng Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển tàu thuyền dùng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực”