Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Lời người dịch: Liên bang Nga đã xuất bản cuốn hồi ký của Mi-kha-in Ca-pi- xa dưới đầu đề “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Điều đáng tiếc là một năm sau khi ông mất, quyển sách mới được ấn hành. Ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Liên Xô khoảng 40 năm, từ cương vị Bí thư thứ nhất đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Mi-kha-in Ca-pi-xa không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà bác học lớn. Chỉ riêng về quan hệ Liên Xô – Trung Quốc và về chính sách của Liên Xô đối với khu vực Viễn Đông, châu Á- Thái Bình Dương, ông đã viết nhiều tác phẩm và có trên 100 đề tài nghiên cứu. Ông cũng là người đứng đầu Viện phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trong thời gian 07 năm. Cuộc đời hoạt động phong phú của ông được thể hiện trong cuốn hồi ký “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Dưới đây là phần lược dịch từ chương nói về quan hệ Liên Xô – Mông Cổ trong cuốn hồi ký của ông. Continue reading “Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô”

Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950

Biên dịch: Hồ Anh Hải

1. Đối thoại thân mật Hồ Chí Minh – Stalin ngày 16/02/1950

Tạp chí Triển vọng, tiếng Trung Quốc, xuất bản tại Hong Kong, số 511 tháng 11/1983 có đăng một bài trích trong cuốn “Trải nghiệm tám năm ở Bộ Ngoại giao” của ông Ngũ Tu Quyền[1] nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài này viết về sự kiện Liên Xô và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu hảo đồng minh tương trợ Xô-Trung ngày 14/02/1950 tại Moskva. Tối 16/2, phía Liên Xô tổ chức chiêu đãi tiễn đoàn Trung Quốc về nước.[2] Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời tới dự, ngồi cùng bàn với Stalin, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Dưới đây dịch nguyên văn đoạn Ngũ Tu Quyền kể về mấy câu đối thoại giữa Hồ Chí Minh với Stalin tại buổi chiêu đãi nói trên: Continue reading “Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp

Nguồn: Rosenbergs convicted of espionage, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, trong một trong những vụ án làm náo động dư luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Julius và Ethel Rosenberg đã bị kết tội gián điệp vì vai trò của họ trong việc chuyển các bí mật về bom nguyên tử cho Liên Xô trong và sau Thế chiến II. Cặp vợ chồng sau đó bị kết án tử hình và bị xử tử vào năm 1953.

Việc kết án vợ chồng Rosenberg là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện diễn ra nhanh chóng được bắt đầu với việc bắt giữ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs ở Anh vào tháng 02 năm 1950. Chính quyền Anh, với sự hỗ trợ của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã tập hợp bằng chứng cho thấy Fuchs, người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử cả ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã chuyển thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Fuchs gần như ngay lập tức thú nhận vai trò của mình và bắt đầu một loạt các cáo buộc. Continue reading “29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp”

14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Đức đã tái chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi nhiều lần bị hai bên chiếm đóng trong trận chiến giữa lực lượng của Liên Xô và Đức.

Kharkov là mục tiêu quan trọng của người Đức khi xâm chiếm Liên Xô vào tháng 02/1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, với nhiều mỏ than và sắt gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất cho nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov (Kharkov Tanks Works) mà ông cho dời khỏi Kharkov vào tháng 12/1941 và chuyển lên dãy núi Ural. Stalin nóng lòng bảo vệ Kharkov đến nỗi ông ra lệnh quân đội “không được phép rút lui”, điều này đã gây ra thương vong lớn cho Hồng Quân. Continue reading “14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu

Nguồn: The Rosenberg trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, phiên tòa xét xử Ethel và Julius Rosenberg bắt đầu tại tòa án liên bang quận Nam New York. Thẩm phán Irving R. Kaufman chủ tọa vụ xét xử tội gián điệp đối với cặp vợ chồng bị buộc tội bán bí mật hạt nhân cho người Nga (họ không thể bị truy tố tội phản quốc vì Hoa Kỳ đang không có chiến tranh với Liên Xô). Vợ chồng Rosenberg, và đồng phạm Morton Sobell, được bảo vệ bởi đội ngũ luật sư cha và con trai Emanuel và Alexander Bloch. Bên công tố bao gồm Roy Cohn vốn nổi tiếng với mối liên hệ với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Continue reading “06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát

Nguồn: Russia’s General Kaledin commits suicide, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, Tướng Nga Alexei Maximovitch Kaledin, một chỉ huy của lực lượng Nga trong Thế chiến I và là đối thủ kiên định của những người Bolshevik, đã tự sát.

Kaledin, sinh năm 1861, là con trai của một sĩ quan người Cossack vùng sông Don (Don Cossack). Người Cossack, một nhóm nông dân-quân nhân bao gồm phần lớn những người gốc Nga và Ukraine sống chủ yếu trên các thảo nguyên kéo dài từ phía bắc Biển Đen và dãy Caucasus đến dãy Altai ở Siberia phía đông, đã thành lập nước cộng hòa Don Cossack gần như độc lập dọc theo Sông Don vào năm 1635. Vào giữa thế kỷ 19, nó được chính quyền Nga hoàng tiếp quản, chính quyền này đã ban cho người Cossack các đặc quyền để đổi lấy sự phục vụ của họ trong quân đội. Trong những năm sau đó, Nga đã sử dụng các đội quân Cossack nhằm tuần tra biên giới và dập tắt tình trạng bất ổn nội bộ, bao gồm cả việc đàn áp cuộc Cách mạng năm 1905. Continue reading “11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng

Nguồn: Von Paulus to Hitler: Let us surrender!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Friedrich von Paulus, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad, khẩn thiết xin phép Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng Hitler từ chối.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công thành phố này, một trung tâm công nghiệp lớn và có vị trí chiến lược được đánh giá cao. Nhưng bất chấp những nỗ lực của họ, dù thậm chí đã đẩy được Liên Xô đến gần sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Paulus, với sự hỗ trợ một phần từ Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, vẫn không thể vượt qua được hàng phòng thủ kiên cố của Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô. Continue reading “24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng”

21/01/1950: Alger Hiss bị kết án về tội khai man

Nguồn: Alger Hiss convicted of perjury, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1950, trong phần kết một trong những phiên tòa ngoạn mục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alger Hiss bị kết án về tội khai man. Ông bị kết tội khai man về việc ông bị cáo buộc liên quan đến một đường dây gián điệp của Liên Xô trước và trong Thế chiến II. Hiss đã ngồi tù gần bốn năm, nhưng ông kiên quyết tuyên bố vô tội trong và sau khi bị giam giữ.

Vụ án chống lại Hiss bắt đầu vào năm 1948, khi Whittaker Chambers, một cựu thành viên cộng sản và là biên tập viên tạp chí Time đã làm chứng trước Ủy ban điều tra các hoạt động chống Hoa Kỳ của Hạ viện Mỹ (HUAC) và cáo buộc Hiss là một người cộng sản trong những năm 1930 và 1940. Chambers cũng tuyên bố rằng Hiss, trong thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao vào những năm 1930, đã chuyển cho ông những báo cáo tuyệt mật. Continue reading “21/01/1950: Alger Hiss bị kết án về tội khai man”

17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw

Nguồn: Soviets capture Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Liên Xô đã chiếm thủ đô Ba Lan từ tay người Đức.

Warsaw trở thành chiến trường kể từ ngày đầu tiên chiến tranh nổ ra ở châu Âu. Đức tuyên chiến bằng cách phát động một cuộc không kích vào ngày 01/09/1939, theo sau là một cuộc bao vây sát hại hàng chục ngàn thường dân và tàn phá các di tích lịch sử của Ba Lan. Bị cắt nguồn điện, nước và lương thực, 25% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy, Warsaw buộc phải đầu hàng quân Đức vào ngày 27/09. Continue reading “17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw”

16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan

Nguồn: Soviets send troops into Azerbaijan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, trong bối cảnh giao tranh khốc liệt giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan tại Azerbaijan, chính phủ Liên Xô đã gửi 11.000 quân tới đây để dập tắt cuộc xung đột.

Cuộc xung đột – và phản ứng chính thức của Liên Xô đối với nó – là một dấu hiệu cho thấy sự kém hiệu quả ngày càng tăng của chính quyền trung ương Liên Xô trong việc duy trì kiểm soát ở các nước cộng hòa thành viên, cũng như quyền lực chính trị ngày càng suy yếu của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Continue reading “16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan”

27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô

Nguồn: Germans form the Smolensk Committee to enlist Soviet soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân đội Đức bắt đầu chiêu mộ các tù nhân chiến tranh để chống lại Liên Xô. Tướng Andrei Vlasov, một anh hùng chiến tranh của Liên Xô đã chuyển sang chống cộng và trở thành chỉ huy của đội quân phản bội Liên Xô này.

Vlasov trở thành quân nhân kể từ năm 1919, khi mới 19 tuổi, ông gia nhập Hồng Quân mới thành lập để chiến đấu trong Nội chiến Nga. Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1930, ông trở thành cố vấn quân sự cho Tưởng Giới Thạch. Trở về Liên Xô vào năm 1939, Vlasov được giao quyền lãnh đạo Quân đoàn Thiết giáp 4. Ông đã làm nên tên tuổi của mình khi bảo vệ thành công Kiev và Moskva trước quân xâm lược Đức, thậm chí nhận Huân chương Lenin vào năm 1941, và sau đó là Huân chương cờ đỏ (Order of the Red Banner) với cương vị Tư lệnh của Quân đoàn 20. Continue reading “27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô”

30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan

Nguồn: USSR attacks Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1939, Hồng quân đã vượt biên giới Liên Xô-Phần Lan với 465.000 lính và 1.000 máy bay. Helsinki bị không kích, và 61 người Phần Lan đã bị thiệt mạng, khiến người Phần Lan đứng dậy chiến đấu, thay vì đầu hàng.

Lực lượng áp đảo của Liên Xô khiến hầu hết các quốc gia phương Tây, cũng như chính Liên Xô, tin rằng cuộc xâm chiếm Phần Lan sẽ là một cuộc dạo chơi. Các binh sĩ Liên Xô thậm chí còn mặc đồng phục mùa hè, mặc dù mùa đông Scandinavia đã bắt đầu; bởi họ cho rằng sẽ không có hoạt động ngoài trời nào, chẳng hạn như chiến đấu. Continue reading “30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan”

27/11/1940: Cảnh vệ Sắt thảm sát chính phủ cũ của Romania

Nguồn: Iron Guard massacres former Romanian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, hai tháng sau khi Tướng Ion Antonescu lên nắm quyền ở Romania và buộc Vua Carol II phải thoái vị, binh đoàn Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) của Antonescu đã bắt giữ và hành quyết hơn 60 trợ lý của nhà vua lưu vong, bao gồm Nicolae Iorga, một cựu bộ trưởng và sử gia nổi tiếng.

Phong trào cánh hữu cực đoan Cảnh vệ Sắt được sáng lập bởi Corneliu Codreanu vào những năm 1920, bắt chước Đảng Quốc Xã của Đức về cả tư tưởng và phương pháp. Năm 1938, Vua Carol II thiết lập một chế độ độc tài cứng rắn hơn ở Romania và tìm mọi cách ngăn chặn các hoạt động của Cảnh vệ Sắt, cũng như hoạt động của phe cánh tả đối lập, Đảng Cộng sản Romania. Continue reading “27/11/1940: Cảnh vệ Sắt thảm sát chính phủ cũ của Romania”