19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

03/02/1966: Tàu Lunik 9 đáp xuống mặt trăng

Nguồn: Lunik 9 soft-lands on lunar surface, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1966, Liên Xô đã hoàn thành cuộc đổ bộ được điều khiển đầu tiên lên mặt trăng khi tàu vũ trụ không người lái Lunik 9 chạm xuống “Đại dương của những cơn bão” (Ocean of Storms – phần sẫm màu trên bề mặt mặt trăng). Sau màn tiếp đất nhẹ nhàng, cabin con nhộng hình tròn mở ra như một bông hoa, triển khai hệ thống ăng-ten và bắt đầu truyền các bức ảnh và tín hiệu truyền hình về Trái đất. Khoang đáp nặng 99kg này được phóng từ Trái đất vào ngày 31/01. Continue reading “03/02/1966: Tàu Lunik 9 đáp xuống mặt trăng”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên

Nguồn: Reagan and Gorbachev hold their first summit meeting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Gặp gỡ tại Geneva, Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận chấn động nào. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi.

Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Continue reading “19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên”

15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’

Nguồn: Nikita Khrushchev challenges United States to a missile “shooting match”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1957, trong cuộc phỏng vấn với một phóng viên Mỹ, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tuyên bố Liên Xô có ưu thế về tên lửa hơn so với Mỹ và thách thức Mỹ tham gia một “cuộc thi phóng tên lửa” để chứng minh khẳng định của mình. Cuộc phỏng vấn đã làm gia tăng nỗi sợ của Hoa Kỳ rằng họ đang tụt lại phía sau Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang.

Cuộc phỏng vấn là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp thường thấy giữa vẻ huênh hoang hiếu chiến và việc kêu gọi “chung sống hòa bình” với phương Tây của Khrushchev vào cuối những năm 1950. Ông khoe khoang về ưu thế tên lửa của Liên Xô và cho rằng Hoa Kỳ không sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa: “Nếu họ có thì họ đã phóng vệ tinh nhân tạo của riêng mình rồi.” Sau đó, ông đưa ra lời thách thức: “Hãy cùng tham gia một cuộc thi phóng tên lửa ôn hòa như một trận đấu súng, và họ sẽ trông thấy sức mạnh của chúng ta.” Continue reading “15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi

Nguồn: The Cold War comes to Africa, as Guinea gains its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, thuộc địa Guinea cũ của Pháp tuyên bố độc lập, với Sekou Toure là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia mới. Guinea là thuộc địa Tây Phi duy nhất của Pháp lựa chọn độc lập hoàn toàn, thay vì trở thành thành viên trong Cộng đồng Pháp, và ngay sau đó Pháp đã rút toàn bộ viện trợ cho nước cộng hòa mới.

Mọi thứ sớm trở nên rõ ràng rằng Toure sẽ là một vấn đề đối với Hoa Kỳ. Ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa và chống đế quốc mạnh mẽ, và phần lớn sự giận dữ và phẫn nộ của ông nhắm vào Hoa Kỳ vì quốc gia này đã liên minh với các cường quốc thực dân như Anh và Pháp và từ chối công khai lên án chính phủ thiểu số da trắng của Nam Phi. Continue reading “02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi”

29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan

Nguồn: Nazis and communists divvy up Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã đồng ý chia nhau quyền kiểm soát Ba Lan theo giới tuyến dọc theo sông Bug, người Đức chiếm mọi thứ ở phía tây, Liên Xô chiếm mọi thứ ở phía đông.

Theo Hiệp ước Ribbentrop-Molotov, hay Hiệp ước Hitler-Stalin, thỏa thuận bất tương xâm giữa hai cường quốc quân sự Đức – Xô, Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức, đã gặp người đồng cấp Liên Xô của mình, V.M. Molotov, để ký Hiệp ước Hữu nghị Biên giới Đức – Xô. Các điều khoản trong hiệp ước bất tương xâm ban đầu đã hứa hẹn dành cho Liên Xô một phần phía đông Ba Lan; giờ đây, chuyện chỉ còn đơn giản là đặt ranh giới ở đâu trên bản đồ mà thôi. Continue reading “29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan”

25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower

Nguồn: Eisenhower and Khrushchev meet for talks, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã thực hiện chuyến thăm tới  Hoa Kỳ với chương trình hai ngày gặp gỡ với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Hai người đã đi đến thỏa thuận chung về một số vấn đề, nhưng một sự cố máy bay do thám U-2 vào tháng 05 năm 1960 đã đập tan mọi hy vọng cải thiện quan hệ Xô-Mỹ trong những năm dưới thời Eisenhower.

Khrushchev đến Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 9 năm 1959 trong một chuyến thăm dài ngày và tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower. Những ngày đầu tiên trong chuyến thăm của vị nguyên thủ Liên Xô có sự pha trộn giữa những cuộc chiêu đãi xa hoa, du lịch và một vài giây phút căng thẳng. Khi đến thăm Los Angeles, Khrushchev đã nổi giận bởi những bình luận của người đứng đầu hãng phim Twentieth Century Fox Studio và sau đó là cơn thịnh nộ khi ông bị cấm đến thăm Disneyland vì những lo ngại về an ninh. Continue reading “25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower”

23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân

Nguồn: Truman announces Soviets have exploded a nuclear device, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1949, trong một tuyên bố được diễn đạt một cách cẩn trọng, Tổng thống Harry S. Truman đã thông báo cho người dân Hoa Kỳ rằng Liên Xô đã cho phát nổ một quả bom hạt nhân. Thành tựu của Liên Xô, được thực hiện sớm hơn nhiều năm so với nhận định của các quan chức Hoa Kỳ, đã gây ra sự hoảng loạn trong chính phủ Mỹ.

Hoa Kỳ đã phát triển bom nguyên tử trong giai đoạn sau của Thế chiến II và thả hai quả bom xuống Nhật Bản vào tháng 08 năm 1945. Vào thời điểm các vụ đánh bom ở Nhật, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã sụp đổ. Nhiều quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Tổng thống Truman, đã xem vị thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ là một tài sản quý giá trong cuộc Chiến tranh Lạnh đang trên đà phát triển với Nga. Continue reading “23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân”

Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô

So phan con cai mot so nha lanh dao chop bu cua Lien Xo hinh anh 3

Những người cha của họ từng điều hành đất nước, xây dựng Liên Xô, đưa con người lên vũ trụ, hoặc từng hủy hoại cuộc sống của hàng nghìn người khác.

Sergo Beria: chế tạo tên lửa ở nơi tha hương

Cánh tay phải của Stalin và là người đứng đầu Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), Lavrenty Beria chỉ có một người con trai. Sergo có một sự nghiệp sáng giá khi làm kỹ sư quân sự.

Ở giai đoạn ban đầu của Thế chiến 2, thanh niên trẻ tuổi khi đó mới 20 tuổi gia nhập quân đội, trở thành một kỹ sư quân sự giữ hàm trung úy.

Năm 1941, Sergo được gửi tới Iran trong một chiến dịch đặc biệt tối mật. Năm 1942, Sergo làm việc trong Nhóm các lực lượng Bắc Caucasus, và sau đó, trong một nhiệm vụ đặc biệt, ông tham dự các cuộc họp Tehran và Yalta giữa những người đứng đầu liên minh chống Hitler. Continue reading “Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô”

Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?

Nguồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu? Continue reading “Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?”

05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ

Nguồn: Pasternak’s Dr. Zhivago appears in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, tiểu thuyết lãng mạn của tác giả Boris Pasternak, Dr. Zhivago, đã chính thức được xuất bản tại Mỹ. Dù bị cấm ở Liên Xô nhưng cuốn sách vẫn giành được giải thưởng Nobel Văn chương năm 1958.

Pasternak sinh ra ở Nga vào năm 1890, bước sang thời kỳ Cách mạng Nga, ông trở thành một nhà thơ tiên phong nổi tiếng. Tuy nhiên, tác phẩm của ông đã không được ủng hộ trong thập niên 1920 và 1930 khi chế độ cộng sản của Joseph Stalin áp đặt kiểm duyệt chặt chẽ đối với nghệ thuật và văn học Liên Xô. Trong thời gian này, Pasternak kiếm sống bằng nghề dịch giả. Năm 1956, ông hoàn thành cuốn sách sẽ giúp mình nổi tiếng toàn thế giới. Continue reading “05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ”

Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước

Nguồn: Carl Bildt, “Remembering the Miracle of 1989”, Project Syndicate, 19/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng này đánh dấu 30 năm kể từ khi châu Âu – và nền văn minh nhân loại nói chung – bắt đầu trải qua một sự biến đổi kỳ diệu mà hiện đã được khắc sâu trong ký ức của thế giới. Vào mùa hè năm 1989, Liên Xô đã lâm vào cảnh hấp hối. Câu hỏi duy nhất là liệu chủ nghĩa cộng sản sẽ tan rã một cách hòa bình hay trong cảnh bạo lực và tàn phá.

Ở Liên Xô, chính sách glasnost (công khai hóa) và perestroika (cải tổ) của Mikhail Gorbachev đã mở toang một loạt thay đổi, nhưng Gorbachev dường như vẫn tin rằng hệ thống cộng sản có thể được cứu vãn nhờ cải cách. Trong khi đó, ở ngoại vi của đế chế Xô-viết, nhiều người lo ngại rằng sự sụp đổ tiềm tàng của hệ thống sẽ đưa xe tăng của Hồng Quân trở lại đường phố và các quảng trường thành phố. Ký ức về các cuộc đàn áp của Liên Xô tại Berlin năm 1953, Budapest năm 1956 và Prague năm 1968 vẫn còn sống động, cũng như sự đàn áp khốc liệt đối với các quốc gia vùng Baltic trong thời gian sắp sửa diễn ra Thế chiến II. Continue reading “Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc

Nguồn: Potsdam Conference concludes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1945, Hội nghị thời chiến cuối cùng nhóm “Tam Cường” (Big Three) – Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – kết thúc sau hai tuần tranh luận căng thẳng và đôi khi gay gắt. Hội nghị đã không giải quyết được hầu hết các vấn đề quan trọng lúc bấy giờ và do đó tạo tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ bắt đầu ngay sau khi Thế chiến II kết thúc.

Cuộc gặp tại Potsdam là hội nghị thứ ba giữa các nhà lãnh đạo nhóm Tam Cường. Liên Xô được đại diện bởi Joseph Stalin, Anh bởi Winston Churchill và Hoa Kỳ bởi Tổng thống Harry S. Truman. Đây là lần đầu tiên Truman tham dự cuộc gặp của nhóm. Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người qua đời vào tháng 04/1945, đã tham dự hai hội nghị đầu tiên tại Tehran vào năm 1943 và Yalta vào tháng 2/1945. Continue reading “02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc”

Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Lời người dịch: Liên bang Nga đã xuất bản cuốn hồi ký của Mi-kha-in Ca-pi- xa dưới đầu đề “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Điều đáng tiếc là một năm sau khi ông mất, quyển sách mới được ấn hành. Ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Liên Xô khoảng 40 năm, từ cương vị Bí thư thứ nhất đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Mi-kha-in Ca-pi-xa không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà bác học lớn. Chỉ riêng về quan hệ Liên Xô – Trung Quốc và về chính sách của Liên Xô đối với khu vực Viễn Đông, châu Á- Thái Bình Dương, ông đã viết nhiều tác phẩm và có trên 100 đề tài nghiên cứu. Ông cũng là người đứng đầu Viện phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trong thời gian 07 năm. Cuộc đời hoạt động phong phú của ông được thể hiện trong cuốn hồi ký “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Dưới đây là phần lược dịch từ chương nói về quan hệ Liên Xô – Mông Cổ trong cuốn hồi ký của ông. Continue reading “Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô”