04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống

Nguồn: Washington unanimously elected by Electoral College to first and second terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, George Washington trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất giành được toàn bộ phiếu Cử tri Đoàn. Ông đã lập lại kỳ tích này trong lần tranh cử thứ hai vào năm 1792.

Nét đặc trưng trong bầu cử Tổng thống Mỹ ở thời kỳ đầu là dù Washington đã chiến thắng tuyệt đối trong kỳ bầu cử thì vẫn có một “người về thứ hai” là John Adams, người giữ chức Phó Tổng thống trong cả hai nhiệm kỳ của Washington. Thành viên Cử tri Đoàn bấy giờ phải bỏ phiếu để chọn ra hai lựa chọn cho vị trí Tổng thống. Mỗi người trong số họ đều bỏ hai phiếu mà không cần phân biệt giữa vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống. Washington đã nhận được phiếu từ tất cả các đại cử tri, do đó ông được xem là thắng tuyệt đối. Ngoài ra, trong số những người khác có tên trên phiếu bầu của đại cử tri, Adams là người được nhiều phiếu nhất và trở thành Phó Tổng thống. Continue reading “04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống”

03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. Air Force plane crashes in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1962, Không quân Mỹ đã mất chiếc máy bay đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Chiếc C-123 đã bị rơi trong khi phun chất làm rụng lá lên một điểm phục kích của Việt Cộng.

Chiếc máy bay này là một phần trong Chiến dịch Ranch Hand, một chiến dịch chống tiếp cận (area-denial) nhằm triệt hạ những con đường mà Việt Cộng dùng để ẩn náu và ngụy trang. Trong giai đoạn 1962 – 1971, lính Mỹ đã phun gần 19 triệu gallon chất diệt cỏ làm rụng lá lên khoảng 10% – 20% lãnh thổ Nam Việt Nam và một vài khu vực thuộc Lào. Chất độc da cam, có tên gọi bắt nguồn từ màu cam của bình chứa, là loại được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam”

01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên

Nguồn: U.N. condemns PRC for aggression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 44 – 7, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vì hành vi gây hấn trên bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc đã lên án một quốc gia là kẻ xâm lược.

Tháng 6/1950, lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) với mục tiêu thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt kể từ năm 1945. Khi đó, sau khi quân Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã chiếm đóng miền Bắc, còn quân Mỹ thì tiến vào miền Nam. Cuối năm 1950, hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên sang Triều Tiên để chống lại lực lượng của Mỹ, bởi trước đó quân Mỹ đã cố gắng đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên. Tính đến năm 1951, Mỹ ngày càng lún sâu tại bán đảo này, với hàng ngàn lính đóng quân và hàng triệu USD viện trợ cho Nam Triều Tiên. Continue reading “01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên”

31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ

Nguồn: Viet Cong attack U.S. Embassy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một phần của chiến dịch Tết Mậu Thân, một nhóm quân du kích Việt Cộng đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Những người lính này đã bao vây Đại sứ quán trong suốt sáu giờ đồng hồ, cho đến khi lực lượng lính dù của Mỹ hạ cánh bằng trực thăng trên mái của tòa nhà sứ quán và đánh trả Việt Cộng.

Tết Mậu Thân đã được lên kế hoạch là một cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố và thị xã lớn ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch được dự kiến diễn ra trong dịp Tết, là thời điểm hạn chế giao tranh theo thông lệ mừng năm mới âm lịch của người Việt. Tháng 12/1967, theo sau cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại Khe Sanh, 50.000 lính Mỹ đã được gửi đến để bảo vệ khu vực này, do đó làm suy yếu lực lượng tại những nơi khác. Phản ứng này của Mỹ đã nằm trong chiến lược của Việt Cộng, nhằm dọn đường cho đợt tấn công bất ngờ vào Tết Mậu Thân, khi phe Cộng sản tấn công Sài Gòn, cố đô Huế và hơn 100 khu đô thị khác. Continue reading “31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ”

30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Adolf Hitler is named chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Tổng thống Paul von Hindenburg đã chọn Adolf Hitler – lãnh đạo (fÜhrer) của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (Đảng Quốc xã) – trở thành Thủ tướng Đức.

Năm 1932 là thời điểm mà Hitler nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Đức, chủ yếu là do sự thất vọng của người dân Đức trước nền kinh tế ảm đạm, cùng vết thương vẫn còn mưng mủ gây ra bởi thất bại trong Thế chiến I và những điều khoản khắc nghiệt trong Hòa ước Versailles. Thế nên Hitler, một diễn giả lôi cuốn, đã khéo léo biến những bất mãn với chính quyền hậu chiến Weimar thành sự ủng hộ cho Đảng Quốc xã non trẻ của mình. Trong cuộc bầu cử tháng 07/1932, Đảng Quốc xã đã giành 230 ghế, và cùng với Đảng Cộng sản, đảng lớn thứ hai, chiếm hơn một nửa số ghế trong Hạ viện (Reichstag). Continue reading “30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức”

29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ

Nguồn: Kansas enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Kansas, với tư cách một bang tự do, đã trở thành tiểu bang thứ 34 được kết nạp vào Liên minh miền Bắc (the Union). Cuộc đấu tranh giữa phe ủng hộ và phe chống đối chế độ nô lệ ở Kansas là một trong các nhân tố chính gây ra Nội chiến Mỹ.

Năm 1854, Kansas và Nebraska là các vùng lãnh thổ dùng chủ quyền nhân dân (phổ thông đầu phiếu) để quyết định vấn đề chế độ nô lệ. Trong khi không có tranh luận nào về vấn đề này ở Nebraska, vì bang này gồm toàn người định cư từ miền Trung Tây, nơi không có chế độ nô lệ; thì ở Kansas, tình hình lại rất khác. Dù hầu hết người dân đều theo chủ nghĩa bãi nô, vẫn có khá nhiều người Missouri ủng hộ chế độ nô lệ sống ở vùng biên giới. Continue reading “29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ”

28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại

Nguồn: Burma Road is reopened, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một phần của “Đường Miến Điện” (Burma Road) – đoạn đường dài 717 dặm chạy từ Lashio, Myanmar đến Côn Minh, Trung Quốc, đã được quân Đồng minh mở cửa trở lại để tiếp tục cung cấp tiếp viện cho Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Trung -Nhật nổ ra. Khi ấy, do bị người Nhật chiếm đóng bờ biển, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường để đưa các hàng tiếp viện quan trọng từ bên ngoài vào nội địa, tránh được vòng vây của Nhật Bản. Con đường được hoàn thành vào năm 1939, và kể từ đó, hàng hóa đến Trung Quốc qua hai chặng: đường biển đến Rangoon, và sau đó là đường tàu hỏa đến Lashio. Tuy nhiên, vào tháng 04/1942, khi Nhật Bản chiếm được phần lớn Miến Điện, tuyến đường từ Lashio sang Trung Quốc bị đóng cửa, và dòng tiếp viện bị cắt. Continue reading “28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại”

27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris

Nguồn: Paris Peace Accords signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, đại diện của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) đã chính thức ký  “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Việt Nam” tại Paris.

Vì phía Việt Nam Cộng hòa nhất quyết không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, nên mọi đề cập đến Chính phủ này đều chỉ nằm trong phiên bản song phương do chính quyền miền Bắc và Mỹ ký. Còn phía Việt Nam Cộng hòa được trao một phiên bản hiệp định riêng biệt, trong đó không đề cập đến chính phủ Việt Cộng. Đây là một phần trong nỗ lực từ trước đó rất lâu của Sài Gòn nhằm từ chối công nhận Việt Cộng là một bên hợp pháp trong các cuộc thảo luận về chấm dứt chiến tranh. Continue reading “27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam

Nguồn: Japanese soldier found hiding on Guam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, sau 28 năm lẩn trốn trong rừng rậm của đảo Guam, trung sĩ người Nhật Shoichi Yokoi đã được các nông dân địa phương phát hiện. Khi được tìm thấy, ông thậm chí còn không biết rằng Thế chiến II đã kết thúc.

Guam là một hòn đảo rộng 200 dặm vuông nằm về phía tây Thái Bình Dương. Năm 1898, người Mỹ đã giành được hòn đảo này sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Năm 1941, Nhật Bản tấn công và chiếm lấy Guam. Đến năm 1944, sau ba năm bị người Nhật chiếm đóng, lực lượng của Mỹ đã tái chiếm hòn đảo. Đây cũng là thời điểm mà Yokoi, sau khi bị đồng đội bỏ rơi trong lúc rút lui, đã quyết định bỏ trốn chứ không chịu đầu hàng người Mỹ. Continue reading “24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam”

23/01/1941: Lindbergh khuyên Mỹ đàm phán với Hitler

Nguồn: Lindbergh to Congress: Negotiate with Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Charles A. Lindbergh, người được xem là anh hùng dân tộc của Mỹ kể từ sau chuyến bay một mình không ngừng qua Đại Tây Dương, đã ra điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện về Đạo luật Lend-Lease và đề xuất rằng Mỹ nên đàm phán một hiệp ước trung lập với Hitler.

Lindbergh sinh năm 1902 tại Detroit, có cha là một Hạ nghị sĩ. Niềm đam mê với việc bay trên bầu trời đã khiến ông theo học tại trường hàng không Lincoln, Nebraska, và sau đó trở thành một phi công kiêm liên lạc viên. Ông thường xuyên bay theo con đường từ St. Louis đến Chicago, và rồi bất ngờ quyết định cố gắng để trở thành phi công đầu tiên bay một mình không nghỉ từ New York đến Paris. Continue reading “23/01/1941: Lindbergh khuyên Mỹ đàm phán với Hitler”

22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand

Nguồn: British colonists reach New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1840, dưới sự lãnh đạo của chính khách người Anh – Edward G. Wakefield, thực dân Anh lần đầu tiên đặt chân đến cảng Nicholson trên đảo Auckland, New Zealand.

Năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan, Abel Tasman, đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo ở Nam Thái Bình Dương mà sau này được gọi là New Zealand. Khi cố gắng cập bến lên đất liền, một số thành viên trong đoàn của Tasman đã bị các chiến binh Maori bản địa giết chết. Nguyên nhân là vì người Maori xem tiếng kèn trumpet ra hiệu của người châu Âu là dấu hiệu của một cuộc chiến. Continue reading “22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand”

21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử

Nguồn: King Louis XVI executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, một ngày sau khi bị buộc tội cấu kết với ngoại bang và bị tuyên án tử hình bởi Quốc Ước (National Convention), Vua Louis XVI đã bị đưa lên máy chém ở Quảng trường Cách mạng tại Paris.

Louis XVI lên ngôi năm 1774. Ngay từ đầu, ông đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng thừa hưởng từ ông nội của mình, vua Louis XV. Năm 1789, trong một nỗ lực cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước, Louis triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp (States-General) gồm đại diện của Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ), Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (gồm đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo). Continue reading “21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử”

20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh

Nguồn: Hong Kong ceded to the British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, trong giai đoạn Chiến tranh Nha phiến lần I, Trung Quốc đã nhượng đảo Hồng Kông cho Anh thông qua việc ký Hiệp ước Xuyên Tỵ (hay Xuyên Tỵ Thảo ước, Chuenpi Convention). Đây là thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Anh – Trung đầu tiên.

Năm 1839, người Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đàn áp những chống đối về việc nước này can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Anh trong cuộc chiến là chiếm lấy Hồng Kông, một hòn đảo thưa người nằm ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Năm 1841, người Trung Quốc buộc phải nhượng lại đảo này cho Anh. Sang năm 1842, Hiệp ước Nam Kinh (Treaty of Nanking) được ký kết, chính thức chấm dứt Chiến tranh Nha phiến lần I. Continue reading “20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh”

19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH

Nguồn: Communist China recognizes North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động này giúp chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh có được những hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ cần trong cuộc chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy Mỹ giữ một vai trò tích cực và năng động hơn trong xung đột ở khu vực Đông Nam Á.

Thực dân Pháp và lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh đã tranh giành quyền kiểm soát Việt Nam kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mặc dù duy trì lập trường trung lập, chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman thực ra vẫn hỗ trợ người Pháp về tiền và vật chất. Continue reading “19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH”

18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc

Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.

Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến. Continue reading “18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc”

17/01/1893: Người Mỹ lật đổ chế độ quân chủ Hawaii

Nguồn: Americans overthrow Hawaiian monarchy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1893, tại quần đảo Hawaii, một nhóm những người trồng mía đường Mỹ do Sanford Ballard Dole dẫn đầu đã lật đổ Nữ hoàng Liliuokalani của Hawaii và lập ra một chính quyền mới do Dole làm Tổng thống. John L. Stevens, Đại sứ Mỹ ở Hawaii, đã biết trước về cuộc đảo chính này, và 300 lính thủy quân lục chiến từ tàu tuần dương Boston đã được huy động đến Hawaii, nhằm bảo vệ cho các công dân Mỹ.

Những cư dân đầu tiên ở quần đảo Hawaii là những nhà thám hiểm Polynesian đặt chân đến đây vào khoảng thế kỷ 8. Sang đầu thế kỷ 18, các thương nhân Mỹ cũng bắt đầu đến Hawaii để khai thác gỗ đàn hương trên đảo, vì đây là món hàng đắt giá ở Trung Quốc vào thời bấy giờ. Continue reading “17/01/1893: Người Mỹ lật đổ chế độ quân chủ Hawaii”

16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran

Nguồn: Shah flees Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, khi phải đối mặt với binh biến và nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại chế độ của ông, Mohammad Reza Shah Pahlavi, người cai trị Iran kể từ năm 1941, đã buộc phải rời khỏi đất nước. Mười bốn ngày sau đó, Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh đạo tinh thần của cuộc cách mạng Hồi giáo, đã trở về sau 15 năm sống lưu vong và giành quyền kiểm soát Iran.

Năm 1941, quân Anh và Liên Xô đã tiến vào chiếm đóng Iran. Trước sự nghi ngờ của người Anh và người Liên Xô, nhà vua (Shah) đầu tiên của triều Pahlavi đã bị buộc phải thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Mohammad Reza. Nhà vua mới hứa sẽ duy trì chế độ quân chủ lập hiến nhưng thực ra vẫn thường can thiệp vào chính phủ dân cử. Sau khi một âm mưu của phe cộng sản chống lại ông thất bại vào năm 1949, Reza lại càng tập trung quyền lực vào tay mình. Continue reading “16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran”