Tại sao lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ gặp khó khăn ở Ukraine?

Nguồn:Russia’s brutal mercenaries will struggle to make their mark in Ukraine”, The Economist, 03/04/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu tiên, nhìn vào góc trên cùng của bức ảnh, nơi có bốn người đàn ông mặc quân phục và khung cảnh có vẻ thật nhẹ nhàng. Một người mỉm cười. Một người khác vừa phì phèo điếu thuốc, vừa trừng mắt nhìn vào ống kính. Rồi hãy nhìn xuống chân họ, và bạn sẽ thấy một cái đầu bị chặt rời nằm trên sàn bê tông. Trước khi chặt đầu nạn nhân, những người đàn ông này đã quay một đoạn video, ghi lại cảnh họ cười cợt trong lúc dùng búa tạ đập vào tay và chân nạn nhân. Vụ việc xảy ra ở Syria vào năm 2017. Nạn nhân được cho là đã đào ngũ khỏi quân đội Syria, và những kẻ giết anh nhiều khả năng là người Nga. Ít nhất một trong số họ đã được xác định là đặc nhiệm của Tổ chức Wagner, một đơn vị lính đánh thuê Nga có mối liên hệ với tình báo quân đội nước này. Tổ chức này bị tình nghi, không phải lần đầu tiên, là đang hoạt động ở Ukraine. Continue reading “Tại sao lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ gặp khó khăn ở Ukraine?”

05/04/1992: Tuần hành ủng hộ quyền phá thai ở Washington

Nguồn: Abortion rights advocates march on Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, một cuộc tuần hành và biểu tình ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ tại Washington, D.C. đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia. Là một trong những cuộc tuần hành lớn nhất từng diễn ra ở thủ đô nước Mỹ, cuộc biểu tình ủng hộ quyền lựa chọn phá thai này được tổ chức khi Tối cao Pháp viện chuẩn bị xem xét tính hợp hiến của một đạo luật ở bang Pennsylvania, trong đó giới hạn khả năng tiếp cận lựa chọn phá thai. Nhiều người ủng hộ quyền phá thai lo ngại rằng Tối cao Pháp viện, với đa số thẩm phán bảo thủ, có thể tán thành đạo luật Pennsylvania, hoặc thậm chí lật ngược phán quyết Roe v. Wade năm 1973 – văn bản đã hợp pháp hóa hành động phá thai. Continue reading “05/04/1992: Tuần hành ủng hộ quyền phá thai ở Washington”

Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?

Nguồn: Paul Krugman, “Will Putin Kill the Global Economy?”, New York Times, 31/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.

Lúc này đây, nhiều người đang quay trở lại với thời kỳ lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ của thập niên 1970. Bản thân tôi đã từng tranh luận rằng đây là một phép so sánh rất tệ; lạm phát hiện tại của chúng ta rất khác so với những gì xuất hiện trong những năm 1979-1980, và có lẽ, nó cũng dễ chấm dứt hơn nhiều. Continue reading “Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?”

03/04/1860: Ra mắt dịch vụ bưu chính Pony Express

Nguồn: Pony Express debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1860, những bức thư đầu tiên sử dụng Pony Express, dịch vụ giao thư bằng các đội người-ngựa tiếp sức, đã cùng lúc rời đi từ St. Joseph, Missouri và Sacramento, California. Mười ngày sau, vào ngày 13/04, người đưa thư hướng tây đã hoàn thành hành trình dài khoảng 1.800 dặm, và đến được Sacramento, “đánh bại” chuyến đi của người đưa thư hướng đông, đến St. Joseph sau đó hai ngày, và đặt ra tiêu chuẩn mới cho ngành chuyển phát nhanh.

Dù cuối cùng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không mang về lợi nhuận, Pony Express đã khuyến khích trí tưởng tượng sáng tạo của người Mỹ, và giúp giành được viện trợ liên bang cho một hệ thống bưu điện trên bộ mang tính kinh tế hơn. Nó cũng đóng góp vào nền kinh tế của các thị trấn nằm trên tuyến đường chuyển phát, và đáp ứng nhu cầu dịch vụ thư từ của miền Tây nước Mỹ, trong những ngày trước khi điện báo, hoặc một tuyến đường sắt xuyên lục địa hoạt động hiệu quả hơn, xuất hiện. Continue reading “03/04/1860: Ra mắt dịch vụ bưu chính Pony Express”

02/04/1979: Bệnh than giết chết 62 người ở Liên Xô

Nguồn: Anthrax poisoning kills 62 in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đợt bùng phát bệnh than (anthrax) đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Ekaterinburg, Liên Xô. Vào thời điểm đợt dịch kết thúc sáu tuần sau, 62 người đã chết và 32 người khác may mắn sống sót khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Ekaterinburg cũng bị thiệt hại về vật nuôi do dịch bệnh.

Khi cư dân Ekaterinburg lần đầu tiên báo cáo về dịch bệnh, chính phủ Liên Xô đã thông báo rằng nguyên nhân là do thịt bị nhiễm độc mà các nạn nhân đã ăn phải. Nhưng trong giới tình báo, thị trấn này vốn được biết đến vì nhà máy vũ khí sinh học của nó, nên phần còn lại của thế giới đã ngay lập tức nghi ngờ lời giải thích của Liên Xô. Continue reading “02/04/1979: Bệnh than giết chết 62 người ở Liên Xô”

Putin đang nghĩ gì?

Nguồn: David Remnick, “What Is Putin Thinking?”, New Yorker, 27/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1996, năm mà Vladimir Putin chuyển từ St. Petersburg đến Moscow để đảm nhận một vị trí tại Điện Kremlin của Boris Yeltsin, tờ báo của chính phủ Nga Rossiyskaya Gazeta đã hỏi độc giả một câu hỏi quan trọng: “Các bạn có đồng ý rằng chúng ta đã chịu đựng dân chủ quá đủ rồi không? Chúng ta không thể thích nghi với nó, và giờ đây đã đến lúc thắt chặt kiểm soát?” Tờ báo đã thiết lập một đường dây nóng và treo thưởng số tiền tương đương 2.000 đô la cho bất kỳ người nào có thể đưa ra một “tư tưởng dân tộc thống nhất” mới. Hành động ấy phản ánh một đất nước túng quẫn đang trong tình cảnh mất tinh thần và chia rẽ. Continue reading “Putin đang nghĩ gì?”

31/03/1776: Abigail Adams kêu gọi chồng ‘hãy nhớ đến những người phụ nữ’

Nguồn: Abigail Adams urges husband to “remember the ladies”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một bức thư viết cho chồng, John Adams, Abigail Adams đã kêu gọi ông và các thành viên khác của Quốc hội Lục địa đừng lãng quên những người phụ nữ của đất nước, trong lúc đấu tranh giúp Mỹ giành độc lập khỏi Vương quốc Anh.

Đệ nhất Phu nhân tương lai đã viết: “Em hy vọng rằng anh đã tuyên bố độc lập. Và, nhân tiện, trong bộ luật mới mà em cho rằng anh sẽ là người soạn thảo, em mong anh sẽ nhớ đến những người phụ nữ, hãy rộng lượng và thoải mái với họ hơn những gì tổ tiên anh đã làm. Đừng để quyền lực vô hạn đó rơi vào tay các ông chồng. Hãy nhớ rằng, mọi đàn ông sẽ trở thành bạo chúa nếu họ có thể. Nếu phụ nữ không được quan tâm và chú ý đặc biệt, chúng em sẽ quyết tâm kích động một cuộc nổi loạn, và sẽ không tự ràng buộc mình bởi bất kỳ luật nào mà phụ nữ không có tiếng nói hoặc không được đại diện.” Continue reading “31/03/1776: Abigail Adams kêu gọi chồng ‘hãy nhớ đến những người phụ nữ’”

Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Xi’s pro-Russia stance rooted in fear of Gorbachev model, Nikkei Asia, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng nếu nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ràng buộc với Moscow, một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ sẽ xuất hiện.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kiên trì giữ lập trường thân thiện với Nga, bất chấp các hành động tàn sát ở Ukraine?

Chìa khóa để hóa giải bí ẩn này có thể nằm trong nhận xét của ông từ 10 năm trước.

Tháng 12/2012, chỉ vài tuần sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập nói rằng Trung Quốc cần phải rút ra bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô. Continue reading “Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev”

Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh

Nguồn: Ryotaro Yamada (phỏng vấn), China to become more aggressive before peaking: Michael Beckley, Nikkei Asia, 20/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, giáo sư Michael Beckley của Đại học Tufts cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bước vào thời kỳ suy yếu do dân số già và thiếu thốn tài nguyên, lập luận rằng nước này có nguy cơ trở nên hung hăng đối với những quốc gia khác trong quá trình gấp rút đạt được các mục tiêu kinh tế và ngoại giao.

Ông cảnh báo các nước láng giềng nên cảnh giác với một cường quốc đang trỗi dậy bất ngờ trì trệ và trở nên hống hách, một tình huống mà ông gọi là “bẫy đỉnh quyền lực” (peak power trap).

Gần đây, Beckley, người cũng là nghiên cứu viên của Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia ngoại giao Washington khi thảo luận về “Hồi kết cho Sự Trỗi dậy của Trung Quốc” (The End of China’s Rise) trên các tạp chí đối ngoại và nhiều ấn phẩm khác của Mỹ. Continue reading “Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh”

29/03/1865: Chiến dịch cuối cùng trong Nội chiến Mỹ bắt đầu

Nguồn: Appomattox, the final campaign in the Civil War, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, chiến dịch cuối cùng của Nội chiến Mỹ đã bắt đầu ở Virginia, khi quân Liên minh Miền Bắc dưới quyền Tướng Ulysses S. Grant bắt đầu tiến đánh các chiến hào của Hợp bang Miền Nam đang đóng xung quanh Petersburg. Đội quân miền Nam vốn bị áp đảo về quân số của Tướng Robert E. Lee đã nhanh chóng buộc phải rút khỏi thành phố, và bắt đầu tháo chạy tuyệt vọng về phía tây.

Mười một tháng trước đó, Grant đưa quân qua sông Rapidan ở phía bắc Virginia và bắt đầu chiến dịch đẫm máu nhất trong nội chiến. Trong vòng sáu tuần, Lee và Grant đã chiến đấu dọc theo một vòng cung hướng về phía đông thủ đô của Hợp bang miền Nam, Richmond. Continue reading “29/03/1865: Chiến dịch cuối cùng trong Nội chiến Mỹ bắt đầu”

Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine

Nguồn: David A. Deptula, Marc R. DeVore, Emma Salisbury, và Michael Hunzeker, “Six Things NATO Can Do to Help Ukraine Right Now”, Foreign Policy, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vùng cấm bay là một động thái leo thang cao, nhưng nhiều khả năng sẽ không hiệu quả. Dưới đây là sáu lựa chọn tốt hơn.

Cuộc chiến tàn khốc của Nga ở Ukraine đã đặt ra một tình thế lưỡng nan cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Can thiệp quân sự trực tiếp sẽ đi kèm rủi ro leo thang đến mức không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với các thành viên NATO. Nhưng việc để Nga thản nhiên xâm lược một nền dân chủ châu Âu mà không bị ngăn chặn sẽ gây ra những hậu quả lâu dài và tàn khốc đối với người dân Ukraine, an ninh châu Âu, và toàn bộ khái niệm về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Việc đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đã không thể ngăn cản bước tiến xâm lược của Nga. Việc triển khai trừng phạt một cách nhanh chóng và toàn diện dường như cũng không có khả năng buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin sớm từ bỏ chiến dịch tàn bạo của mình. Continue reading “Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Russia Makes a Deal?”, Foreign Affairs, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để kết thúc một cuộc chiến mà không ai có khả năng chiến thắng?

Hai cuộc thế chiến hồi thế kỷ 20 đã cho chúng ta một nguồn vô tận các tiền lệ và so sánh. Giai đoạn trước Thế chiến 2 đã sản sinh ra phép so sánh Munich, ám chỉ quyết định năm 1938 của Anh và Pháp, cho phép Đức Quốc xã sáp nhập một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. “Munich” sau đó đã trở thành một từ viết tắt của “chính sách xoa dịu.” Trong khi đó, giai đoạn hậu Thế chiến 2 tạo ra phép so sánh Nuremberg, khơi gợi về các phiên tòa xét xử công khai những nhà lãnh đạo còn sống của chế độ Đức Quốc xã, mà khi đó đã bị đánh bại hoàn toàn. “Nuremberg” bây giờ là viết tắt của “đầu hàng vô điều kiện.” Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?”

27/03/1964: Động đất 9,2 độ Richter tại Alaska

Nguồn: Earthquake rocks Alaska, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ, mạnh 9,2 độ Richter, đã đánh sập hoàn toàn miền nam Alaska, tạo ra một trận sóng thần chết người. Tổng cộng có khoảng 131 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

Trận động đất dữ dội này có tâm chấn cách Prince William Sound khoảng 12 dặm về phía bắc. Khoảng 300.000 dặm vuông lãnh thổ Mỹ, Canada, và quốc tế đã bị ảnh hưởng. Anchorage, thành phố lớn nhất của Alaska, là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất về tài sản, với khoảng 30 dãy nhà ở và tòa nhà thương mại trong khu vực trung tâm thành phố bị hư hại hoặc phá hủy. Mười lăm người đã thiệt mạng, hoặc bị thương nghiêm trọng, do hậu quả trực tiếp của trận động đất kéo dài ba phút, trận sóng thần tiếp theo sau đó đã giết chết 110 người khác. Continue reading “27/03/1964: Động đất 9,2 độ Richter tại Alaska”

26/03/1997: 39 thành viên giáo phái Heaven’s Gate tự sát tập thể

Nguồn: Heaven’s Gate cult members found dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, theo tin báo ẩn danh, cảnh sát đã ập vào một biệt thự ở Rancho Santa Fe, vùng ngoại ô xa xôi của San Diego, California, và phát hiện 39 nạn nhân của một vụ tự sát hàng loạt. Những người đã qua đời này – gồm 21 phụ nữ và 18 đàn ông ở các độ tuổi khác nhau – đều được tìm thấy nằm rất bình yên, trong bộ quần áo tối màu, chân đi giày thể thao Nike, cũng không có dấu vết của máu hoặc chấn thương đáng kể. Sau đó, người ta đã tiết lộ rằng nhóm người này là thành viên của giáo phái “Heaven’s Gate” (Cổng Trời). Những người đứng đầu giáo phái này đã rao giảng rằng tự sát sẽ cho phép con người rời khỏi “vật chứa” là cơ thể mình, và bước vào một phi thuyền ngoài hành tinh, ẩn sau Sao chổi Hale-Bopp. Continue reading “26/03/1997: 39 thành viên giáo phái Heaven’s Gate tự sát tập thể”

Putin từng muốn Nga gia nhập NATO khi mới lên nắm quyền

Nguồn: Jennifer Rankin, “Ex-NATO head says Putin wanted to join alliance early on in his rule“, The Guardian, 04/11/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

George Robertson hồi tưởng Tổng thống Nga đã không muốn xếp hàng chờ đợi cùng với ‘những quốc gia không quan trọng.’

Vladimir Putin muốn Nga gia nhập NATO, nhưng lại không muốn đất nước của mình phải trải qua quy trình nộp đơn thông thường, và xếp hàng cùng “những quốc gia không quan trọng”, theo lời một cựu Tổng thư ký của liên minh xuyên Đại Tây Dương.

George Robertson, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, thành viên Công Đảng, người từng lãnh đạo NATO từ năm 1999 đến 2003, cho biết Putin đã nói rõ trong cuộc họp đầu tiên của hai người, rằng ông muốn Nga là một phần của Tây Âu. “Họ muốn trở thành một phần của phương Tây an toàn, ổn định, thịnh vượng, những thứ mà nước Nga đã không còn vào thời điểm đó.” Continue reading “Putin từng muốn Nga gia nhập NATO khi mới lên nắm quyền”

24/03/2015: Phi công Germanwings cố tình đâm máy bay để tự tử

Nguồn: Germanwings pilot intentionally crashes plane, killing 150 people, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, phi công phụ của một hãng hàng không Đức đã cố tình điều khiển máy bay của mình đâm vào dãy núi Alps của Pháp, khiến bản thân anh ta và 149 người khác trên máy bay thiệt mạng. Vào thời điểm bị rơi, chuyến bay 9525 của Germanwings đang bay từ Barcelona, Tây Ban Nha, đến Dusseldorf, Đức.

Máy bay cất cánh từ Barcelona vào khoảng 10 giờ sáng giờ địa phương và đạt độ cao 11,6km lúc 10:27 sáng. Ngay sau đó, cơ trưởng, Patrick Sondenheimer, 34 tuổi, đã yêu cầu phi công phụ, 27 tuổi, Andreas Lubitz, tiếp nhận việc điều khiển máy bay trong lúc anh tạm rời buồng lái, có lẽ là để sử dụng nhà vệ sinh. Lúc 10:31 sáng, máy bay bất ngờ hạ độ cao nhanh chóng, và chỉ 10 phút sau đó đã rơi xuống địa hình đồi núi gần thị trấn Prads-Haute-Bleone, miền nam nước Pháp. Không có người sống sót. Ngoài hai phi công, chiếc Airbus A320 xấu số còn đang chở theo 4 thành viên phi hành đoàn và 144 hành khách đến từ 18 quốc gia khác nhau, trong đó có ba người Mỹ. Continue reading “24/03/2015: Phi công Germanwings cố tình đâm máy bay để tự tử”

Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu. Continue reading “Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?”

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asia, 21/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan”

Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Edward Howell, How North Korea Views the Ukraine Crisis, The Diplomat, 14/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Nga xâm lược Ukraine có làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên?

“Tình hình Ukraine chưa bao giờ là không liên quan đến chúng ta.” Khi toàn thế giới tập trung chú ý vào châu Âu, “có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược.” Đây là lời của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần ba tuần trước khi người dân nước ông đến phòng bỏ phiếu để bầu người kế nhiệm Moon Jae-in.

Thông điệp của Yoon, một nhận xét mạnh mẽ bất thường từ một người khi đó còn là ứng viên tổng thống, là rất rõ ràng. Không chỉ riêng Hàn Quốc chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine, mà cả Triều Tiên cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ tác động trực tiếp của khủng hoảng Ukraine đến hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ, và thái độ của nước này đối với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình, sẽ thế nào? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây từ Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này trong năm 2022 là gì? Continue reading “Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine”

22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang

Nguồn: President Truman orders loyalty checks of federal employees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trước những lo ngại của công chúng và các cuộc điều tra của Quốc hội về chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép mở một cuộc điều tra sâu rộng về ‘lòng trung thành’ của các nhân viên liên bang.

Khi Chiến tranh Lạnh bùng phát sau Thế chiến II, những lo ngại về hoạt động của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, đặc biệt là trong chính phủ liên bang, cũng bắt đầu gia tăng. Quốc hội đã mở các cuộc điều tra về ảnh hưởng của cộng sản ở Hollywood, và luật cấm đảng viên cộng sản đảm nhận chức vụ giảng dạy đã được ban hành ở một số tiểu bang. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất đối với chính quyền Truman là những cáo buộc dai dẳng rằng các thành viên cộng sản đang hoạt động trong các cơ quan liên bang. Continue reading “22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang”