09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ

Nguồn: William Jennings Bryan resigns as U.S. secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Ngoại trưởng Mỹ William Jennings Bryan đã từ chức vì lo ngại trước cách Tổng thống Woodrow Wilson xử lý khủng hoảng khi tàu ngầm Đức đánh chìm tàu khách Lusitania của Anh vào tháng trước, khiến 1.200 người, trong đó có 128 người Mỹ, thiệt mạng.

Đầu năm 1915, thông báo của Đức về việc hải quân nước này đang áp dụng chính sách chiến tranh tàu ngầm không giới hạn đã làm dấy lên quan ngại cho nhiều người trong chính phủ và người dân Mỹ – khi ấy vẫn duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt suốt hai năm đầu Thế chiến I. Sự kiện Lusitania bị đánh chìm vào ngày 07/05/1915 đã ngay lập tức gây náo động, vì nhiều người tin rằng quân Đức cố tình đánh chìm con tàu Anh nhằm khiêu khích Wilson và nước Mỹ. Continue reading “09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ”

07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica

Nguồn: Earthquake destroys Jamaican pirate haven, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, một trận động đất lớn đã tàn phá thị trấn Port Royal khét tiếng ở Jamaica, giết chết hàng ngàn người. Các cơn chấn động cực mạnh, đi cùng với việc đất đá hóa lỏng và sóng thần do động đất, đã phá hủy toàn bộ thị trấn.

Port Royal nằm tại một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Jamaica, ở bến cảng đối diện với thủ đô Kingston ngày nay. Nhiều căn nhà nơi 6.500 cư dân sinh sống và làm việc đã được xây dựng ngay trên mặt nước. Vào thế kỷ 17, Port Royal được biết đến trên khắp Tân Thế giới là hang ổ của cướp biển, buôn lậu và các trò ăn chơi trác táng. Nó được mô tả là “thành phố xấu xa và tội lỗi nhất thế giới” và “một trong những vùng đất dâm dục nhất trong thế giới Kitô giáo.” Continue reading “07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica”

06/06/1966: Nhà hoạt động dân quyền James Meredith bị bắn

Nguồn: Civil rights activist James Meredith shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, James H. Meredith, người mà năm 1962 trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên theo học tại trường Đại học Mississippi, đã bị bắn bởi một tay súng ngay sau khi ông bắt đầu cuộc hành trình một mình vận động dân quyền đi qua miền Nam. Thường được biết đến với tên gọi “Hành trình Chống lại Sợ hãi” (March Against Fear), Meredith đã đi bộ từ Memphis, Tennessee, đến Jackson, Mississippi, trong một nỗ lực để khuyến khích cử tri người Mỹ gốc Phi ở miền Nam đăng ký bỏ phiếu. Continue reading “06/06/1966: Nhà hoạt động dân quyền James Meredith bị bắn”

04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng

Nguồn: Communist activist Angela Davis acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Angela Yvonne Davis, một “chiến binh da đen,” cựu giáo sư Triết học tại Đại học California, và đảng viên cộng sản, đã được tha bổng các cáo buộc âm mưu, giết người và bắt cóc bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở San Jose, California.

Tháng 10/1970, Davis bị bắt tại Thành phố New York vì có liên quan đến vụ xả súng xảy ra vào ngày 07/08 tại một phòng xử án ở San Raphael, California. Bà bị buộc tội cung cấp vũ khí cho Jonathan Jackson, kẻ xông vào phòng xử án để giải thoát các phạm nhân đang bị xét xử ở đó, đồng thời bắt giữ con tin hòng đổi lấy tự do cho anh trai mình, George, một người da đen cấp tiến đang bị giam giữ tại nhà tù San Quentin. Trong vụ đấu súng diễn ra sau đó với cảnh sát, Jonathan Jackson đã bị giết cùng với Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Harold Haley và hai tù nhân. Continue reading “04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng”

Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ

Nguồn: Jan Barry, “When Veterans Protested the Vietnam War”, The New York Times, 18/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quảng cáo đăng trên tờ Thời báo New York ngày 09/04/1967 đã khiến tôi chú ý, và sau đó, đã thay đổi cuộc đời tôi. “Chúng tôi kêu gọi Bắc Việt, nếu họ thực sự muốn hòa bình, hãy ngừng ném bom Hoa Kỳ – hoặc nếu không, hãy cuốn xéo khỏi Việt Nam!” – đó là lời tuyên bố của một nhóm có tên Cựu Chiến binh vì Hòa bình ở Việt Nam. Bản thân cũng là một cựu binh Việt Nam, tôi hiểu đó là gu hài hước của lính G.I., một nhận xét châm biếm về thực tế ai mới là kẻ đang ném bom quê nhà của người khác. Nó cũng thuyết phục tôi tin rằng mình có một vai trò, với tư cách là một cựu binh, trong việc vạch trần những gì chính phủ Mỹ đang làm ở Đông Dương. Continue reading “Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ”

02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa

Nguồn: The Indian Citizenship Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, với việc Quốc hội thông qua Đạo luật Công dân Bản địa (Indian Citizenship Act), chính phủ Mỹ đã chính thức trao quyền công dân cho tất cả người Mỹ bản địa sinh ra trong phạm vi lãnh thổ của nước Mỹ. Continue reading “02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập

Nguồn: Republic of Biafra proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, sau nhiều năm chịu đựng sự đàn áp của chính quyền quân sự Nigeria, nhà nước ly khai Biafra đã tuyên bố độc lập khỏi Nigeria.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hồi giáo Hausas ở miền bắc Nigeria bắt đầu tàn sát người Thiên Chúa giáo Igbos ở khu vực này, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải chạy trốn về phía đông, nơi sắc tộc của họ là nhóm sắc tộc thống trị. Người Igbos nghi ngờ rằng chính phủ quân sự Nigeria sẽ không cho phép họ phát triển, hoặc thậm chí là sống sót, vì vậy vào ngày 30/05/1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu và một số đại diện không phải người Igbo khác của khu vực đã thành lập nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số bang của Nigeria. Continue reading “30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập”

28/05/1937: Volkswagen được thành lập

Nguồn: Volkswagen is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, chính phủ Đức, khi đó đang nằm dưới quyền cai trị của Adolf Hitler thuộc Đảng Quốc Xã, đã thành lập một công ty xe hơi trực thuộc nhà nước mới, với tên gọi Gesellschaft zur Vorbereitung des Deutschen Volkswagens mbH. Cuối năm đó, nó được đổi sang tên gọi đơn giản hơn là Volkswagenwerk, hay “Công ty Xe hơi của Nhân dân.”

Được điều hành bởi Mặt trận Lao động Đức, một tổ chức của Đức Quốc Xã, Volkswagen đặt trụ sở tại Wolfsburg, Đức. Ngoài tham vọng xây dựng một mạng lưới cao tốc liên bang trên khắp nước Đức, Hitler còn ấp ủ dự án phát triển và sản xuất hàng loạt một chiếc xe giá rẻ nhưng vẫn có tốc độ nhanh, với giá dưới 1.000 Reich (khoảng 140 USD vào thời điểm đó ). Để thiết kế “chiếc xe của nhân dân” này, Hitler đã nhờ đến kỹ sư người Áo Ferdinand Porsche. Continue reading “28/05/1937: Volkswagen được thành lập”

26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân

Nguồn: Britain’s Operation Dynamo gets underway as President Roosevelt makes a radio appeal for the Red Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã tiết lộ tình cảnh thảm khốc của thường dân Bỉ và Pháp vốn phải gánh chịu hậu quả của giao tranh giữa Anh và Đức, lúc đó đang cố gắng đến được bờ biển phía bắc nước Pháp, và đề nghị Hội Chữ thập Đỏ giúp đỡ họ.

“Tối nay, trên những đường phố từng yên bình của Bỉ và Pháp, hàng triệu người đang di chuyển, chạy khỏi chính căn nhà của họ, mong thoát khỏi bom, đạn pháo và súng máy, không nơi trú ẩn, và gần như cũng chẳng có thức ăn,” FDR nói trên sóng radio. Continue reading “26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân”

Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: William H. Chickering, “A War of Their Own”, The New York Times, 09/06/2017.

Lược dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa xuân năm 1967, khi ấy tôi đang là cậu trung úy 22 tuổi của Lực lượng Đặc nhiệm đóng tại một căn cứ nằm trên một đỉnh đồi ở Việt Nam, gần biên giới với Campuchia. Những người lính bên cạnh tôi là người Thượng, một tộc người sống ở vùng cao, khác với người Kinh ở miền xuôi. Hầu như ai trong số này cũng là thành viên của một tổ chức phiến quân tên gọi Fulro, viết tắt tiếng Pháp của Front unifié de lutte des races opprimée hay Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, với mục tiêu đuổi người Kinh ra khỏi vùng cao nguyên. Căn cứ của tổ chức là một nơi nào đó bên kia biên giới. Continue reading “Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”

23/05/1934: Cảnh sát tiêu diệt cặp đôi tội phạm Bonnie và Clyde

Nguồn: Police kill famous outlaws Bonnie and Clyde, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, cặp đôi tội phạm khét tiếng Bonnie Parker và Clyde Barrow đã bị cảnh sát bang Texas và Louisiana bắn chết khi đang lái một chiếc xe mà họ đánh cắp gần Sailes, Louisiana.

Bonnie Parker đã gặp một Clyde Barrow đầy lôi cuốn ở Texas khi mới vừa 19 tuổi, lúc đó chồng cô ta (Bonnie kết hôn khi mới 16 tuổi) lại đang ngồi tù vì tội giết người. Ngay sau khi gặp nhau, Barrow đã phải vào tù vì tội ăn cướp. Parker đến thăm tình nhân mỗi ngày và lén tuồn một khẩu súng vào tù để giúp hắn trốn thoát, nhưng tên tội phạm sớm bị bắt ở Ohio và bị đưa trở lại nhà tù. Khi Barrow được ân xá vào năm 1932, hắn ngay lập tức liên lạc với Parker và cặp đôi bắt đầu một cuộc đời tội phạm cùng nhau. Continue reading “23/05/1934: Cảnh sát tiêu diệt cặp đôi tội phạm Bonnie và Clyde”

21/05/1932: Earhart hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Earhart completes transatlantic flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, năm năm sau ngày phi công người Mỹ Charles Lindbergh trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay một mình xuyên Đại Tây Dương, nữ phi công Amelia Earhart đã trở thành người tiếp theo lập lại kỳ tích này khi bà hạ cánh ở Ireland sau khi bay qua Bắc Đại Tây Dương. Earhart đã bay hơn 2.000 dặm từ Newfoundland chỉ trong vòng 15 giờ. Continue reading “21/05/1932: Earhart hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương”

19/05/2016: Chuyến bay 804 của EgyptAir rơi ở Địa Trung Hải

Nguồn: EgyptAir flight 804 disappears over the Mediterranean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, 66 hành khách và thành viên phi hành đoàn bay từ Cairo đến Paris trên chuyến bay 804 của hãng EgyptAir đã biến mất trên Địa Trung Hải. Tận một tháng sau người ta mới có thể tìm thấy xác máy bay.

Lúc đầu, chuyến bay mất tích được cho là bởi hành động khủng bố, nhưng nguyên nhân thực sự đã được tiết lộ một năm sau đó. Sau nhiều đợt tranh luận và điều tra, chính quyền Pháp đã phủ nhận tuyên bố của Ai Cập rằng vật liệu nổ được tìm thấy trong hài cốt của các nạn nhân, và rằng một vụ hỏa hoạn đã khiến máy bay bị rơi. Continue reading “19/05/2016: Chuyến bay 804 của EgyptAir rơi ở Địa Trung Hải”

17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25

Nguồn: The Memphis Belle flies its 25th bombing mission, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tổ phi công Memphis Belle, một trong những tổ phi công máy bay ném bom của Mỹ đặt căn cứ tại Anh, đã trở thành tổ phi công máy bay B-17 đầu tiên hoàn thành 25 nhiệm vụ trên khắp châu Âu.

Máy bay Memphis Belle đã thực hiện nhiệm vụ thứ 25 và cuối cùng của mình, trong một cuộc không kích vào Lorient, một căn cứ tàu ngầm của Đức.  Trước khi trở về nước Mỹ, người ta đã quay lại cảnh các thành viên của Belle nhận huy chương chiến đấu. Đó chỉ là một phần trong bộ phim tài liệu dài hơn về một ngày trong cuộc đời của phi công lái máy bay ném bom Mỹ, bao gồm các cảnh quay kịch tính với hình ảnh máy bay ném bom bị bắn trên trời, và các thành viên nhảy dù ra từng người một. Continue reading “17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25”

16/05/1717: Voltaire bị giam tại ngục Bastille

Nguồn: Satirical writer, Voltaire, is imprisoned in the Bastille, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1717, nhà văn François-Marie Arouet, người thường được biết đến với bút danh Voltaire, đã bị giam tại ngục Bastille.

Cây bút với tính cách thẳng thắn này sinh ra trong một gia đình trung lưu, học đại học ở Paris và sau đó học thêm về luật. Tuy nhiên, ông sớm bỏ ngành luật để trở thành một nhà viết kịch và tạo dựng tên tuổi của mình bằng những tác phẩm bi kịch kinh điển. Các nhà phê bình hết lời ca ngợi bản sử thi của ông, La Henriade, nhưng lời lẽ châm biếm nhắm vào chính trị và tôn giáo của nó đã khiến chính phủ phẫn nộ, và Voltaire đã bị bắt vào năm 1717. Ông đã bị giam ở Bastille trong một năm. Continue reading “16/05/1717: Voltaire bị giam tại ngục Bastille”

14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab

Nguồn: America’s first space station, Skylab, is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Skylab, trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái Đất. Mười một ngày sau, ba phi hành gia người Mỹ gồm Charles Conrad, Joseph Kerwin và Paul Weitz đã đến Skylab, sửa chữa một tấm pin mặt trời bị kẹt và tiến hành các thí nghiệm khoa học trong suốt 28 ngày trên trạm vũ trụ này.

Sứ mệnh đầu tiên này của Skylab diễn ra hai năm sau khi Liên Xô phóng Salyut, trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới, lên quỹ đạo  Trái Đất. Tuy nhiên, không giống như Salyut vốn gặp rất nhiều trục trặc, trạm vũ trụ Mỹ đã thành công lớn, đảm bảo an toàn cho ba phi hành đoàn riêng biệt, mỗi đoàn gồm ba phi hành gia, trong thời gian dài và vượt xa các kế hoạch trước đó về nghiên cứu khoa học. Continue reading “14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab”

10/05/1865: Tổng thống Hợp bang miền Nam Jefferson Davis bị bắt

Nguồn: Confederate President Jefferson Davis captured by Union forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865,  Tổng thống Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ Jefferson Davis đã bị bắt giữ cùng với vợ và đoàn tùy tùng gần Irwinville, Georgia, bởi một đội kỵ binh của Tướng James H. Wilson.

Ngày 02/04/1865, thất bại của Hợp bang tại Petersburg, Virginia đang gần kề, Tướng Robert E. Lee đã thông báo cho Tổng thống Davis rằng ông không còn có thể bảo vệ Richmond và khuyên chính phủ miền Nam sơ tán khỏi thủ đô. Davis và nội các của ông chạy trốn đến Danville, Virginia và khi Robert E. Lee đầu hàng vào ngày 09/04, họ càng chạy xa hơn xuống phía Nam. Continue reading “10/05/1865: Tổng thống Hợp bang miền Nam Jefferson Davis bị bắt”

09/05/1914: Woodrow Wilson tuyên bố Ngày của Mẹ đầu tiên

Nguồn: Woodrow Wilson proclaims the first Mother’s Day holiday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Woodrow Wilson đã đưa ra một tuyên bố  Tổng thống, chính thức thiết lập Ngày của Mẹ – ngày lễ quốc gia đầu tiên để chúc mừng các bà mẹ người Mỹ.

Ý tưởng về “Ngày của Mẹ” được nhiều người tin là do Julia Ward Howe (1872) đưa ra, trong khi những người khác cho nó là của Anna Jarvis (1907), cả hai đều gợi ý về một kỳ nghỉ, một ngày yên bình. Nhiều bang  đã tổ chức Ngày của Mẹ từ năm 1911, nhưng phải đến khi Wilson vận động thành công Quốc Hội vào năm 1914, Ngày của Mẹ mới chính thức được ấn định vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 05. Continue reading “09/05/1914: Woodrow Wilson tuyên bố Ngày của Mẹ đầu tiên”