29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma

Nguồn: Germans get Enigma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, người Đức đã thiết lập đường dây liên lạc vô tuyến hai chiều tại đất Pháp mà họ vừa chiếm đóng, sử dụng cỗ máy mã hóa tinh vi nhất của mình, Enigma, để truyền thông tin. Continue reading “27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma”

25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân

Nguồn: Teflon Don sentenced to life, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, ông trùm mafia John Gotti, người có biệt danh là “Teflon Don” vì nhiều lần được tha bổng trong các phiên tòa hồi thập niên 1980, cuối cùng đã lãnh án tù chung thân sau khi bị chứng minh phạm 14 tội liên quan đến âm mưu giết người và tống tiền. Chỉ một lúc sau khi bản án của hắn được tuyên tại một tòa án liên bang ở Brooklyn, hàng trăm người ủng hộ Gotti đã xông vào tòa nhà, lật đổ và đập phá nhiều xe hơi trước khi bị đẩy lùi bởi lực lượng cảnh sát. Continue reading “23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân”

22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa

Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.

Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu. Continue reading “22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu

Nguồn: War of 1812 begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một ngày sau khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh chống lại Vương quốc Anh, Tổng thống James Madison đã ký phê chuẩn tuyên bố tuyên chiến và Cuộc chiến năm 1812 bắt đầu. Tuyên bố chiến tranh của Mỹ, bị phản đối bởi một nhóm thiểu số đáng kể trong Quốc Hội, là nhằm đáp trả đòn phong tỏa kinh tế của Anh ở Pháp, việc ép buộc thủy thủ Mỹ gia nhập Hải quân Hoàng gia trái với ý muốn của họ, và việc Anh ủng hộ các bộ lạc thù địch dọc theo biên giới Ngũ Đại Hồ. Một phe trong Quốc Hội – War Hawk (Diều hâu chủ chiến) – đã ủng hộ chiến tranh với Anh suốt nhiều năm qua và chẳng hề che giấu hy vọng rằng một cuộc xâm lược Canada có thể giúp nước Mỹ giành thêm được lãnh thổ đáng kể. Continue reading “18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”

15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. planes bomb North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, máy bay Mỹ đã bắt đầu ném bom các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tránh nhắm vào Hà Nội và các bệ phóng tên lửa của Liên Xô bao quanh thành phố. Sang ngày 17/6, hai chiếc phản lực của Hải quân Mỹ đã bắn hạ hai chiếc MiG của miền Bắc và tiêu diệt một máy bay khác ba ngày sau đó. Các máy bay của Mỹ cũng đã thả gần 3 triệu tờ rơi tuyên truyền kích động nhân dân miền Bắc yêu cầu chính phủ của họ kết thúc chiến tranh. Continue reading “15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam”

09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy

Nguồn: British customs vessel, Gaspee, burns off Rhode Island History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1772, giận dữ vì Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Townshend nhằm hạn chế thương mại thuộc địa, một nhóm dân thuộc địa Mỹ đã bôi đen mặt và lên tàu HMS Gaspee, một tàu hải quan Anh có vũ trang bị mắc cạn ngoài khơi Rhode Island. Những người này đã bắn vào thuyền thưởng, sau đó cùng nhau đốt cháy con tàu.

Ngày 09/06, trên đường đuổi theo tàu vận chuyển của Thuyền trưởng Thomas Lindsey từ Newport, tàu Gaspee không may bị mắc cạn ở Namquito Point thuộc Vịnh Narragansett, Providence – thủ phủ Rhode Island. Tối hôm ấy, John Brown – một thương nhân bất mãn với chế độ thuế khóa quá cao của chính phủ Anh – đã dùng tám chiếc thuyền mái chèo của mình bao vây Gaspee và cùng 67 người dân thuộc địa chiếm được quyền kiểm soát con tàu, bắn vào bụng Thuyền trưởng người Scotland, Trung úy William Dudingston. Sau khi đưa thuyền trưởng bị thương và thủy thủ đoàn của ông vào bờ tại Pawtuxet, họ đã đốt cháy Gaspee. Continue reading “09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy”

08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học

Nguồn: Truman issues order regarding release of classified scientific information, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman ban hành Sắc lệnh Hành pháp 9568 (Executive Order 9568), cho phép công bố các thông tin khoa học từ những tài liệu tuyệt mật trong Thế chiến II. Ông hy vọng những thông tin này có thể giúp đẩy mạnh các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ trong nền kinh tế hậu chiến.

Sắc lệnh cho phép công bố các dữ liệu khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả những thông tin cực kỳ nhạy cảm từ các chương trình phát triển vũ khí trong Thế chiến II, nhưng những thông tin này chỉ được công bố sau khi được phê duyệt bởi Cục Chiến tranh và Hải quân cũng như Giám đốc Huy động và Tái thiết sau Chiến tranh. Sắc lệnh phân loại thông tin thành các nhóm cụ thể: bí mật, tuyệt mật và hạn chế tiết lộ. Nó cũng đồng thời phân loại tài liệu theo “các tiêu chí khác [về mức độ bí mật] hoặc sẽ không được công bố vì mục đích an ninh quân sự quốc gia.” Continue reading “08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học”

06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng

Nguồn: Indian army storms Golden Temple, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, giữa giai đoạn cao trào đẫm máu trong hai năm giao tranh giữa chính phủ Ấn Độ và phe ly khai người Sikh, quân đội Ấn Độ đã tiến vào khu Đền Vàng đang bị bao vây ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của Đạo Sikh, và tiêu diệt ít nhất 500 phiến quân Sikh. Hơn 100 binh sĩ Ấn Độ và hàng loạt thường dân người Sikh cũng đã thiệt mạng trong trận chiến dữ dội xảy ra khi trời vừa rạng sáng. Quân đội Ấn Độ cũng tấn công những toán du kích người Sikh bị bao vây trong ba chục ngôi đền khác trên toàn bang Punjab. Các quan chức Ấn Độ ca ngợi thành công của chiến dịch này và cho rằng nó đã “bẻ gãy” phong trào khủng bố của người Sikh. Continue reading “06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng”

04/06/1942: Trận Midway

Nguồn: Battle of Midway begins , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway, một trong những chiến thắng quyết định nhất của Mỹ trước Nhật trong Thế chiến II, đã bắt đầu. Trong trận chiến trên không và trên biển kéo dài bốn ngày này, Hạm đội Thái Bình Dương vượt trội của Mỹ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản mà chỉ mất tàu Yorktown dưới tay một Hải quân Nhật Bản từng “bất khả chiến bại.”

Trong các đợt tấn công trong sáu tháng trước trận Midway, người Nhật đã chiến thắng ở nhiều vùng đất trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm Malaysia, Singapore, Đông Ấn Hà Lan, Philippines và nhiều quần đảo khác. Tuy nhiên, Mỹ cũng dần trở thành một mối đe dọa đáng gờm và Đô đốc Nhật Bản Isoruku Yamamoto đã tìm cách tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương trước khi nó đủ mạnh để vượt qua họ. Continue reading “04/06/1942: Trận Midway”

02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl

Nguồn: Austro-German forces attack Russians at Przemysl History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, liên minh Áo-Hung và Đức đã tiếp tục tấn công Nga ở Przemysl (nay thuộc Ba Lan), thành trì bảo vệ cực đông bắc của Đế quốc Áo-Hung.

Dược dùng làm tổng hành dinh của quân đội Áo trong những tháng đầu tiên của Thế chiến I, Przemysl đã được lệnh phải kiên trì giữ vững đến phút chót trước bước tiến đáng kinh ngạc của quân Nga vào Áo-Hung trong mùa thu năm 1914. Sau sáu tháng bị bao vây, phải chịu cảnh thiếu lương thực trầm trọng và thương vong nặng nề, những nhóm lính cuối cùng của Áo-Hung tại Przemysl đã từ bỏ quyền kiểm soát thành này vào ngày 22/3/1915. Continue reading “02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl”

01/06/1864: Trận Cold Harbor

Nguồn: Battle of Cold Harbor begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, quân Hợp bang miền Nam đã tấn công vào đoàn lính Liên minh miền Bắc đóng ở đường Cold Harbour, Virginia, vị trí chiến lược chỉ cách Richmond chừng một chục dặm.

Từ đầu tháng 05/1864, Tướng Ulysses S. Grant đã chỉ huy quân Liên minh miền Bắc liên tục nhắm vào Binh đoàn Northern Virginia của Robert E. Lee ở khu vực xung quanh Richmond. Đợt tấn công đã gây thiệt hại nặng nề cho Binh đoàn Potomac của Grant, với con số thương vong lên mức 60.000 người trước khi họ đến được Cold Harbor. Sau nhiều trận chiến dọc theo sông North Anna và tại nhà thờ Bethesda vào cuối tháng 5, hai phe tiếp tục cuộc đua tiến đến điểm chiến lược tiếp theo. Nhưng phía Liên minh đã chậm chân hơn phía Hợp bang. Continue reading “01/06/1864: Trận Cold Harbor”