11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily

Nguồn: Germans begin to evacuate Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đức bắt đầu một cuộc di tản kéo dài sáu ngày khỏi đảo Sicily của Ý sau thất bại trước quân Đồng Minh, lực lượng đã xâm chiếm hòn đảo vào tháng Bảy.

Đức đã luôn hiện diện ở Sicily kể từ những ngày đầu cuộc chiến. Nhưng với sự xuất hiện của tướng George S. Patton cùng Tập đoàn quân số 7 và tướng Bernard Montgomery cùng Tập đoàn quân số 8, lính Đức đã chẳng thể giữ được vị trí của họ. Cuộc tháo chạy bắt đầu tại Eo biển Messina, vùng nước rộng hai dặm ngăn cách Sicily với lục địa Ý. Continue reading “11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily”

10/08/1945: Nhật Bản đồng ý đầu hàng vô điều kiện

Nguồn: Japan accepts Potsdam terms, agrees to unconditional surrender, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, chỉ một ngày sau vụ ném bom Nagasaki, Nhật Bản đã chấp nhận các điều khoản đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam, và Tổng thống Harry S. Truman đã ra lệnh ngừng ném bom nguyên tử.

Nhật hoàng Hirohito, người không theo sát những quyết định hàng ngày về việc theo đuổi chiến tranh và luôn thông qua các quyết định của Hội đồng Chiến tranh – bao gồm cả quyết định không kích Trân Châu Cảng, cuối cùng đã buộc phải làm nhiều hơn thế. Theo kiến nghị của hai thành viên nội các, hoàng đế đã triệu tập và chủ trì một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chiến tranh, yêu cầu họ xem xét chấp nhận các điều khoản của Hội nghị Potsdam, nghĩa là đầu hàng vô điều kiện. Continue reading “10/08/1945: Nhật Bản đồng ý đầu hàng vô điều kiện”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm

Nguồn: PT-109 sinks; Lieutenant Kennedy is instrumental in saving crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một tàu khu trục Nhật Bản đã đâm vào tàu PT (patrol torpedo/ngư lôi cơ giới) số hiệu 109 của Mỹ,  làm tàu bị vỡ đôi. Thiệt hại lớn đến nỗi các tàu PT khác của Mỹ trong khu vực cho rằng thủy thủ đoàn của tàu 109 đều đã chết. Thực tế thì hai thuyền viên đã thiệt mạng, nhưng vẫn có 11 người khác sống sót, bao gồm cả Trung úy John F. Kennedy.

Trước đó, máy bay Nhật đã mở cuộc “đi săn” tàu PT ở Quần đảo Solomon, ném bom căn cứ PT tại đảo Rendova. Người Nhật cần phải đưa một số tàu khu trục đến cực nam đảo Kolombangara để chuyển đồ tiếp tế cho lực lượng tại đây, và ngư lôi từ đội tàu PT Mỹ là hiểm họa tiềm tàng. Bất chấp những vụ đánh bom căn cứ tại Rendova, rất nhiều tàu PT đã lên đường đánh chặn khu trục hạm Nhật. Giữa trận chiến, tàu Nhật, Amaqiri, đã đâm trúng tàu PT-109, khiến 11 thủy thủ bị hất xuống Thái Bình Dương. Continue reading “01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm”

31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu

Nguồn: Preparations for the Final Solution begin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Hermann Goering – theo chỉ đạo của Hitler – đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, tướng SS và là cánh tay phải thứ hai của Heinrich Himmler, rằng “hãy gửi cho tôi ngay khi có thể một kế hoạch chung về các tài liệu hành chính và các biện pháp tài chính cần thiết để thực hiện giải pháp cuối cùng đối với vấn đề người Do Thái.”

Goering đã thuật lại ngắn gọn những điểm chính của “giải pháp cuối cùng” này trong một văn bản được soạn vào ngày 21/01/1939, trong đó viết: “Triển khai di cư và di tản theo cách tốt nhất có thể.” Chiến dịch mà sau này trở thành kế hoạch diệt chủng hàng loạt và có hệ thống đã bao trùm “toàn bộ các lãnh thổ châu Âu dưới sự chiếm đóng của Đức.” Continue reading “31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu”

25/07/1945: Truman ngầm khoe với Stalin về bom nguyên tử

Nguồn: Truman drops hint to Stalin about a terrible new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã nói một cách ẩn ý với Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin rằng nước Mỹ đã phát triển thành công một vũ khí mới. Trong nhật ký của mình, Truman gọi vũ khí mới, bom nguyên tử, là loại bom khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Ngày 16/07/1945, Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở gần Alamogordo, New Mexico. Truman nhận được tin này khi đang ở Potsdam, Đức, tham dự cuộc thảo luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin về chính sách châu Âu hậu Thế chiến II. Ngày 17/07, Truman tiết lộ cho Churchill về thành công của cuộc thử nghiệm và hai người nhất trí sẽ không nói với Stalin về những gì Truman gọi là “tin tức bùng nổ” (dynamite news) – Truman trước tiên muốn Stalin đồng ý tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương cùng phe Đồng minh mà không có ràng buộc gì. Continue reading “25/07/1945: Truman ngầm khoe với Stalin về bom nguyên tử”

12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk

Nguồn: Russians halt German advance in a decisive battle at Kursk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một trong những trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra khi cuộc tấn công của Đức nhắm vào Kursk, một trung tâm công nghiệp và đường sắt của Liên Xô, đã bị chặn lại trong một trận chiến tàn khốc, đánh dấu bước ngoặt ở Mặt trận phía Đông theo hướng có lợi cho Liên Xô.

Đức vốn dĩ đã bị đẩy lùi khỏi Kursk, một trung tâm liên lạc quan trọng giữa hai miền bắc và nam của Liên Xô, từ hồi tháng 2. Sang tháng 3, phía Liên Xô đã tạo ra một pháo đài phòng thủ kiên cố nằm ở phía tây Kursk để ngăn chặn một nỗ lực khác của Đức nhằm tiến xa hơn về phía nam Liên Xô. Vào tháng 6, quân xâm lược Đức đã phát động một cuộc không kích vào Kursk; trên mặt đất, Chiến dịch Cottbus được phát động, ban đầu tập trung tiêu diệt hoạt động của quân đội Liên Xô, nhưng thực tế lại dẫn đến việc tàn sát dân thường do lực lượng Liên Xô ẩn náu trong dân. Liên Xô cũng đã đáp trả bằng các cuộc không kích chống lại quân Đức. Continue reading “12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk”

08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô

Nguồn: German general’s diary reveals Hitler’s plans for Russia, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, sau khi Đức xâm lược Pskov, cách Leningrad của Nga 289 km, tổng tham mưu trưởng quân đội Đức – Tướng Franz Halder – đã ghi lại kế hoạch của Hitler đối với Moskva và Leningrad vào nhật ký của mình như sau: “Loại bỏ toàn bộ dân của chúng, nếu không chúng ta sẽ phải nuôi họ suốt mùa đông.” Continue reading “08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô”

01/07/1942: Trận El Alamein thứ nhất bắt đầu

Nguồn: The Battle of El Alamein begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Nguyên soái Erwin Rommel đã gặp bế tắc trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Bắc Phi. Trận El Alamein thứ nhất bắt đầu.

Tháng 06/1942, người Anh đã thành công trong việc đưa Rommel vào thế phòng thủ ở Libya. Thế nhưng, Rommel đã đáp trả bằng các cuộc tấn công liên tiếp bằng không quân và xe tăng, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng hùng mạnh của Anh. Cuối cùng, Rommel đã sử dụng các sư đoàn xe tăng của mình để buộc quân Anh phải rút lui – một cuộc rút quân nhanh tới mức một lượng lớn vật tư đã bị bỏ lại. Trên thực tế, Rommel đã đuổi được quân Anh sang Ai Cập chủ yếu bằng các phương tiện mà họ thu được. Continue reading “01/07/1942: Trận El Alamein thứ nhất bắt đầu”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy

Nguồn: D-Day landing forces converge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, năm ngày sau cuộc đổ bộ D-Day, năm nhóm đổ bộ của quân Đồng minh, gồm khoảng 330.000 quân, đã tập hợp tại Normandy để hiệp thành một mặt trận vững chắc duy nhất trên khắp khu vực tây bắc nước Pháp.

Ngày 06/06, sau một năm liên minh Anh-Mỹ bí mật lên kế hoạch tỉ mỉ, chiến dịch quân sự trên biển, trên không và trên bộ lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu trên bờ biển Pháp tại Normandy. Lực lượng đổ bộ của quân Đồng Minh gồm 3 triệu người, 13.000 máy bay, 1.200 tàu chiến, 2.700 tàu buôn và 2.500 tàu trung chuyển. Continue reading “11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy”

10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh

Nguồn: Italy declares war on France and Great Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, sau khi từ chối đứng về phía Đức lẫn quân Đồng minh trong Thế chiến II, Benito Mussolini – nhà độc tài của Italy – cuối cùng đã tuyên chiến với Pháp và Anh.

Có lẽ, sự chiếm đóng của Đức đối với Paris đã khiến Mussolini thay đổi quyết định. “Ban đầu, họ đã quá hèn nhát không dám tham chiến. Giờ đây họ lại vội vàng tuyên chiến để có thể cùng chia chác chiến lợi phẩm”, Hitler nói. (Tuy nhiên, Mussolini đã khẳng định ông muốn tham chiến trước khi Pháp đầu hàng hoàn toàn chỉ bởi chủ nghĩa phát xít “không muốn đánh kẻ đang sa cơ lỡ vận.”) Continue reading “10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh”

26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân

Nguồn: Britain’s Operation Dynamo gets underway as President Roosevelt makes a radio appeal for the Red Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã tiết lộ tình cảnh thảm khốc của thường dân Bỉ và Pháp vốn phải gánh chịu hậu quả của giao tranh giữa Anh và Đức, lúc đó đang cố gắng đến được bờ biển phía bắc nước Pháp, và đề nghị Hội Chữ thập Đỏ giúp đỡ họ.

“Tối nay, trên những đường phố từng yên bình của Bỉ và Pháp, hàng triệu người đang di chuyển, chạy khỏi chính căn nhà của họ, mong thoát khỏi bom, đạn pháo và súng máy, không nơi trú ẩn, và gần như cũng chẳng có thức ăn,” FDR nói trên sóng radio. Continue reading “26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân”

17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25

Nguồn: The Memphis Belle flies its 25th bombing mission, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tổ phi công Memphis Belle, một trong những tổ phi công máy bay ném bom của Mỹ đặt căn cứ tại Anh, đã trở thành tổ phi công máy bay B-17 đầu tiên hoàn thành 25 nhiệm vụ trên khắp châu Âu.

Máy bay Memphis Belle đã thực hiện nhiệm vụ thứ 25 và cuối cùng của mình, trong một cuộc không kích vào Lorient, một căn cứ tàu ngầm của Đức.  Trước khi trở về nước Mỹ, người ta đã quay lại cảnh các thành viên của Belle nhận huy chương chiến đấu. Đó chỉ là một phần trong bộ phim tài liệu dài hơn về một ngày trong cuộc đời của phi công lái máy bay ném bom Mỹ, bao gồm các cảnh quay kịch tính với hình ảnh máy bay ném bom bị bắn trên trời, và các thành viên nhảy dù ra từng người một. Continue reading “17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25”

13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá

Nguồn: Churchill announces: “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill đã trở thành thủ tướng mới của Anh. Ông cam kết với Nghị viện rằng chính sách mới của ông sẽ tập trung vào việc “tiến hành chiến tranh trên biển, đất liền và trên không, bằng tất cả tiềm lực của chúng ta và tất cả sức mạnh mà Chúa có thể ban cho ta; tiến hành chiến tranh chống lại chế độ chuyên chế tàn ác, một chế độ mãi chìm đắm trong hàng loạt tội ác đen tối và thảm thương của con người.” Continue reading “13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá”

06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện

Nguồn: All American forces in the Philippines surrender unconditionally, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Trung tướng Hoa Kỳ Jonathan Wainwright đã cùng lính Mỹ ở Philippines đầu hàng trước quân đội Nhật Bản.

Đảo Corregidor là thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của quân Nhật tại Bataan (Tướng Wainwright đã phải chạy từ Bataan tới Corregidor). Các cuộc pháo kích và ném bom liên tiếp đã khiến quân phòng thủ của Mỹ và Philippines suy sụp. Dù trước đó đã đánh chìm thành công nhiều sà lan của Nhật khi họ tiếp cận vào bờ biển phía bắc đảo Corregidor, nhưng giờ quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn được quân Nhật thêm nữa. Continue reading “06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện”

03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô

Nguồn: The Battle of the Coral Sea begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ngày đầu tiên của trận giao chiến hải quân hiện đại đầu tiên trong lịch sử, được gọi là Trận chiến Biển San hô (Battle of the Coral Sea), lực lượng xâm lược Nhật Bản đã chiếm đóng thành công đảo Tulagi thuộc Quần đảo Solomon trong một trận đánh mở rộng vành đai phòng thủ.

Sau khi giải mã thành công các bức điện mật của Nhật và biết trước về cuộc xâm lược sắp xảy ra tại Tulagi và Port Moresby, người Mỹ đã cố gắng ngăn chặn hạm đội Nhật Bản. Bốn ngày giao tranh giữa các hàng không mẫu hạm của hai bên đã khiến 70 máy bay chiến đấu của Nhật và 66 máy bay của Mỹ bị phá hủy. Continue reading “03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô”

17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã

Nguồn: Yugoslavia surrenders to the Nazis, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đại diện của các khu vực khác nhau ở Nam Tư đã ký hiệp ước đình chiến với Đức Quốc xã tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng cự cuộc xâm lược của quân đội Đức một cách vô ích. Hơn 300.000 sĩ quan và binh lính Nam Tư đã bị bắt làm tù binh, trong khi đó, chỉ 200 người Đức thiệt mạng trong cuộc chinh phục Nam Tư.

Ngày 27/03/1941, hai ngày sau khi chính phủ Nam Tư ký hiệp ước gây tranh cãi với các cường quốc phe Trục, các sĩ quan không quân Nam Tư – với sự hỗ trợ của các đặc vụ Anh – đã lật đổ chế độ ủng hộ phe Trục. Continue reading “17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã”

11/04/1945: Quân đội Mỹ giải phóng trại tập trung Buchenwald

Nguồn: The U.S. army liberates Buchenwald concentration camp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tập đoàn quân Thứ ba của Mỹ đã giải phóng trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức – một trại tử thần được đánh giá là chỉ đứng sau trại Auschwitz về mức độ kinh hoàng mà nó gây ra cho các tù nhân.

Trước khi lực lượng Mỹ áp sát trại tập trung của Đức Quốc Xã tại Buchenwald, văn phòng Gestapo tại Weimar đã thông báo cho những người điều hành trại rằng chất nổ đang được gửi đến để tiêu hủy mọi bằng chứng về trại – kể cả các tù nhân. Điều mà Gestapo không biết là những người điều hành trại đã trốn chạy vì sợ quân Đồng minh. Một tù nhân đã thay họ trả lời điện thoại và thông báo cho văn phòng Gestapo rằng họ không cần chất nổ, vì trại đã được cho nổ tung rồi. Điều này tất nhiên là không đúng sự thật. Continue reading “11/04/1945: Quân đội Mỹ giải phóng trại tập trung Buchenwald”

09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines

Nguồn: Troops surrender in Bataan, Philippines, in largest-ever U.S. Surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thiếu tướng Edward P. King Jr. đã đầu hàng tại Bataan, Philippines – bất chấp mệnh lệnh của Tướng Douglas MacArthur. 78.000 quân (66.000 người Philippines và 12.000 người Mỹ), lực lượng lớn nhất của Mỹ từng phải đầu hàng trong lịch sử, đã bị người Nhật bắt làm tù binh.

Các tù binh đã bị buộc phải đi 55 dặm từ Mariveles, phía nam của bán đảo Bataan, đến San Fernando, trong sự kiện mà sau này được gọi là “Bataan Death March” (Cuộc hành quân chết chóc Bataan). Có ít nhất 600 người Mỹ và 5.000 người Philippines đã thiệt mạng vì sự tàn bạo cực độ của những kẻ bắt giữ họ, những kẻ đã bỏ đói và đánh đập họ suốt hành trình. Continue reading “09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines”