19/11/1975: “Bay trên tổ chim cúc cu” ra rạp

Nguồn: “One Flew Over the Cuckoo’s Nest” opens in theaters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew Over the Cuckoo’s Nest), bộ phim kể về một nhóm bệnh nhân tại viện tâm thần, đã chính thức ra rạp. Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1962 của Ken Kesey, bộ phim do Milos Forman đạo diễn, Jack Nicholson đóng chính và nam diễn viên Michael Douglas là đồng sản xuất. Bay trên tổ chim cúc cu đã trở thành bộ phim đầu tiên sau bốn thập niên chiến thắng ở cả năm hạng mục chính của Giải Oscar: Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Nicholson), Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Louise Fletcher, vai Y tá Ratched), Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, và Phim hay nhất. Continue reading “19/11/1975: “Bay trên tổ chim cúc cu” ra rạp”

22/10/1975: Trung sĩ đồng tính thách thức Không quân Mỹ

Nguồn: Gay sergeant challenges the Air Force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Trung sĩ Leonard Matlovich, một cựu binh được tặng thưởng huân chương trong Chiến tranh Việt Nam, đã bị Không quân Mỹ cho giải ngũ “bình thường” sau khi công khai tuyên bố mình là người đồng tính. Matlovich, người xuất hiện trong bộ quân phục không quân trên trang bìa tạp chí Time với dòng tiêu đề “TÔI LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,” đã thách thức lệnh cấm người đồng tính trong quân đội Mỹ. Continue reading “22/10/1975: Trung sĩ đồng tính thách thức Không quân Mỹ”

07/10/1975: Thẩm phán New York đảo ngược lệnh trục xuất John Lennon

Nguồn: A New York judge reverses John Lennon’s deportation order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một thẩm phán của Tòa án Tối cao Tiểu bang New York đã đảo ngược lệnh trục xuất John Lennon, cho phép ông ở lại một cách hợp pháp tại ngôi nhà của mình ở Thành phố New York.

Các cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam đã leo thang đáng kể sau thông báo về cuộc xâm lược Campuchia vào ngày 30/04/1970 và vụ bắn chết bốn sinh viên biểu tình tại Đại học Kent State chỉ bốn ngày sau đó. Trong những cuộc biểu tình này, những người biểu tình ôn hòa thường hát bài “Give Peace A Chance” (Hãy cho hòa bình một cơ hội, ra mắt năm 1969) của Lennon, nhưng những cuộc tụ tập khác lại mang tính gây hấn nhiều hơn. Continue reading “07/10/1975: Thẩm phán New York đảo ngược lệnh trục xuất John Lennon”

08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện

Nguồn: The term “global warming” appears for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” (global warming) đã xuất hiện lần đầu tiên, trong bài viết của Wallace Smith Broecker “Biến đổi Khí hậu: Phải chăng chúng ta đang trên bờ vực của sự ấm lên toàn cầu?” (Climatic Change: Are We on the Brink of a Pronounced Global Warming?) đăng trên tạp chí Science.

Năm năm trước đó, vào năm 1970, Broecker, một nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, đã công bố một nghiên cứu về lõi trầm tích đại dương, trong đó tiết lộ rằng Kỷ Băng Hà đã chứng kiến sự chuyển đổi khí hậu nhanh chóng: đầu tiên, các tảng băng mất hàng chục nghìn năm để hình thành ở nhiệt độ đóng băng, sau đó là thời kỳ ấm áp đột ngột làm tan băng. Continue reading “08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện”

30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng

Nguồn: Fall of Saigon: South Vietnam surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), thành trì cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, đã rơi vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam và lực lượng Việt Cộng. Lực lượng miền Nam đã sụp đổ trước cuộc tiến công nhanh chóng của Bắc Việt. Đợt giao tranh gần nhất bắt đầu vào tháng 12/1974, khi quân Bắc Việt mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh Phước Long có hàng phòng thủ yếu, nằm ở phía bắc Sài Gòn dọc theo biên giới Campuchia, sau đó tràn qua tỉnh lỵ Phước Bình vào ngày 6/1/1975. Continue reading “30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng”

25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát

Nguồn: King Faisal of Saudi Arabia assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, tại Riyadh, Ả Rập Saudi, Vua Faisal đã bị cháu trai của mình, Hoàng tử Faisal, bắn chết.

Vua Faisal, con trai của Vua Ibn Saud, đã tham gia chiến đấu trong các chiến dịch quân sự hồi thập niên 1920 và 1930, vốn giúp lập nên nhà nước Ả Rập Saudi hiện đại. Sau đó, ông giữ chức đại sứ Ả Rập Saudi tại Liên Hiệp Quốc, và vào năm 1953 được phong làm thủ tướng sau khi anh trai ông, Saud, lên ngôi. Continue reading “25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát”

17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, như một phần trong sứ mệnh phát triển khả năng cứu hộ không gian, tàu vũ trụ Apollo 18 của Mỹ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã ghép nối với nhau ngay trong không gian vũ trụ. Khi cửa sập giữa hai tàu được mở ra, chỉ huy Thomas P. Stafford và Aleksei Leonov đã bắt tay, và trao nhau những món quà nhân kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa hai kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh trên không gian. Còn tại Trái Đất, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường đã thực hiện thành công Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz, đồng thời ca ngợi tinh thần hợp tác và hòa bình chưa từng có của họ trong việc lập kế hoạch và thực hiện sứ mệnh. Continue reading “17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian”

03/08/1975: Boeing 707 lao vào núi tại Maroc

Nguồn: Boeing 707 crashes into a mountain near Agadir, Morocco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một chuyến bay thuê ngoài (chartered flight) sử dụng phản lực Boeing 707 đã bị rơi ở Dãy núi Atlas gần Agadir, một thành phố ven biển ở Maroc. Toàn bộ 188 người trên máy bay đã thiệt mạng trong thảm họa hàng không tồi tệ thứ tư lịch sử loài người từ trước cho đến thời điểm đó.

Thuộc sở hữu của hãng hàng không Alia của Jordan, và được Royal Air Maroc thuê lại, chiếc 707 đã rời sân bay LeBourget, Paris lúc 2:20 sáng ngày 03/08/1975. Ngoài 4 người châu Âu, tất cả hành khách trên máy bay đều là công dân Maroc làm việc ở Pháp đang trên đường về thăm nhà trong kỳ nghỉ hè. Chuyến bay biến mất khỏi radar kiểm soát của sân bay Agadir vào lúc 4:28 sáng; một nhân viên sân bay đã trò chuyện qua radio với phi công ngay trước đó và hoàn toàn không có dấu hiệu rắc rối nào. Continue reading “03/08/1975: Boeing 707 lao vào núi tại Maroc”

17/07/1975: Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau ngoài vũ trụ

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1975, tàu vũ trụ Apollo 18 của Hoa Kỳ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã gặp nhau và kết nối ngoài vũ trụ trong một sứ mệnh nhằm phát triển năng lực cứu nạn vũ trụ. Khi cửa được mở ra giữa hai tàu, chỉ huy hai tàu là Thomas P. Safford và Aleksei Leonov đã bắt tay và tặng quà nhau nhân lần gặp gỡ đầu tiên ngoài vũ trụ giữa hai quốc gia đối địch thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi trở về Trái đất, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường về dự án thử nghiệm và khen ngợi tinh thần hòa bình và hợp tác chưa từng có của họ trong việc lên kế hoạch và thực hiện sứ mệnh này. Continue reading “17/07/1975: Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau ngoài vũ trụ”

23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ

Nguồn: Ford says that war is finished for America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào thủ đô.

Quân Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào tháng 3 để đánh chiếm thủ phủ Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ở Tây Nguyên. Lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu rất kém cỏi và nhanh chóng bị áp đảo. Bất chấp những hứa hẹn viện trợ trước đó của cả hai Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, người Mỹ đã không hành động gì. Continue reading “23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ”

14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc

Nguồn: Operation “Baby Lift” concludes after flying 2,600 South Vietnamese orphans to the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

Chiến dịch bắt đầu trong thảm khốc vào ngày 04/04, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Hơn 138 hành khách, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng. Continue reading “14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc”

31/07/1975: Nhà lãnh đạo nghiệp đoàn Jimmy Hoffa mất tích

Nguồn: Jimmy Hoffa disappears, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1975, James Riddle Hoffa, một trong những nhà lãnh đạo lao động có ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20, đã mất tích ở Detroit, Michigan, không bao giờ được nghe tới nữa. Mặc dù ông được cho là nạn nhân của một vụ tấn công của mafia, nhưng bằng chứng thuyết phục chưa bao giờ được tìm thấy, và cái chết của Hoffa vẫn còn là điều bí ẩn cho đến ngày nay.

Sinh năm 1913 trong một gia đình công nhân khai thác than nghèo ở Brazil, Indiana, Jimmy Hoffa đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo bẩm sinh từ khi còn trẻ. Ở tuổi 20, ông đã giúp tổ chức một cuộc đình công ở Detroit, và luôn là người ủng hộ cho những người lao động bị áp bức trong suốt quãng đời còn lại. Continue reading “31/07/1975: Nhà lãnh đạo nghiệp đoàn Jimmy Hoffa mất tích”

17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ

Nguồn: Cambodia falls to the Khmer RougeHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, quân đội Khmer Đỏ đã đánh chiếm Phnom Penh và các lực lượng chính phủ Campuchia buộc phải đầu hàng. Cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy cộng sản đã nổ ra từ tháng 03 năm 1970, khi Trung tướng Lon Nol lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk trong một cuộc đảo chính không đổ máu và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Continue reading “17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ”

04/04/1975: Microsoft được thành lập

Nguồn: Microsoft founded,History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thời điểm mà hầu hết người Mỹ vẫn còn đang sử dụng máy đánh chữ, đôi bạn thân từ thời thơ ấu Bill Gates và Paul Allen đã thành lập Microsoft, một công ty sản xuất phần mềm máy tính. Ban đầu có trụ sở tại Albuquerque, New Mexico, Microsoft chuyển đến bang Washington vào năm 1979 và cuối cùng phát triển thành một tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Năm 1987, một năm sau khi Microsoft trở thành công ty đại chúng, Gates, khi mới 31 tuổi, đã trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Continue reading “04/04/1975: Microsoft được thành lập”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”

12/06/1975: Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử

Nguồn: Indira Gandhi convicted of election fraud, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ, đã bị kết tội gian lận bầu cử trong chiến dịch rất thành công năm 1971. Bất chấp những lời kêu gọi từ chức, Gandhi quyết không từ bỏ vị trí của mình và sau đó ra tuyên bố thiết quân luật khi biểu tình công khai nổ ra nhằm đe dọa lật đổ chính quyền của bà.

Gandhi là con gái của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ độc lập. Bà chính thức trở thành một nhân vật chính trị quốc gia vào năm 1955, khi được bầu vào cơ quan điều hành Đảng Quốc Đại. Năm 1959, bà giữ chức Chủ tịch Đảng, tới năm 1964 thì được bổ nhiệm một chức vụ quan trọng trong chính phủ của Thủ tướng Lal Bahadur Shastri. Tháng 01/1966, Lal Bahadur Shastri qua đời và Gandhi lên làm lãnh đạo Đảng Quốc Đại và do đó cũng trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Ngay sau khi trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Gandhi gặp phải thách thức từ cánh hữu của Đảng Quốc Đại, và trong cuộc bầu cử năm 1967, bà chỉ giành chiến thắng sít sao và do đó phải điều hành cùng với một phó thủ tướng. Continue reading “12/06/1975: Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử”

06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt

phuoc long

Nguồn:Phuoc Binh falls to the North Vietnamese,” History.com (truy cập ngày 05/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Phước Bình, tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn gần 100 cây số về phía Bắc, đã rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Phước Bình là tỉnh lỵ đầu tiên phía cộng sản chiếm được kể từ khi Quảng Trị thất thủ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1972.

Hai ngày sau đó, Bắc Việt đã chiếm được các vị trí cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực, giành quyền kiểm soát toàn tỉnh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất 20 máy bay trong khi bảo vệ địa bàn tỉnh. Hai vị tổng thống Nixon và Ford đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa nếu Bắc Việt phát động một cuộc tấn công lớn và vi phạm Hiệp định Paris. Continue reading “06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt”

07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor

East_Timor_Demo

Nguồn:Indonesia invades East Timor,” History.com (truy cập ngày 06/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rạng sáng ngày mùng 7 tháng 12 năm 1975, quân đội Indonesia đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn vào đất nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trên nửa phía Đông của đảo Timor, nằm gần nước Úc trên biển Timor.

Sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi Đông Timor tháng 8 năm 1975, quân đội Indonesia lập tức xâm nhập biên giới đất nước này qua Tây Timor thuộc Indonesia. Ngày 28 tháng 11, lo ngại cuộc xâm lược sắp diễn ra của Indonesia, chính phủ dân cử dân chủ của Đông Timor tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor. Continue reading “07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor”

01/08/1975: Hiệp ước Helsinki được ký

BE022152

Nguồn:Helsinki Final Act signed,” History.com (truy cập ngày 31/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Hoa Kỳ, Liên Xô, Canada, và hầu hết các nước châu Âu (trừ Albania) đã cùng nhau ký vào Hiệp ước Helsinki trong ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE), được tổ chức ở Phần Lan. Hiệp ước này mong muốn làm sống lại tinh thần hòa hoãn giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng các đồng minh của hai nước trong Chiến tranh Lạnh.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Richard M. Nixon cùng Cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã tạo nên một chính sách đối ngoại mà sau này được biết đến với tên gọi “hòa hoãn” (detenté) với Liên Xô – đúng như nghĩa đen của từ này là xoa dịu những căng thẳng Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Continue reading “01/08/1975: Hiệp ước Helsinki được ký”

12/05/1975: Khmer Đỏ bắt giữ tàu Mayaguez của Mỹ

4_Marines_board_the_Mayaguez

Nguồn:American ship Mayaguez seized,” History.com (truy cập ngày 11/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 12 tháng 5 năm 1975, tàu chở hàng Mayaguez của Hoa Kỳ đã bị các lực lượng cộng sản ở Campuchia bắt giữ, trở thành một sự kiện quốc tế. Phản ứng của Mỹ sau vụ việc cho thấy những vết thương của Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục hằn sâu.

Chiều 12 tháng 5, tàu chở hàng Mayaguez cùng 39 thủy thủ đoàn bị một chiếc tàu chiến (thuộc loại PCF) của hải quân Campuchia bắt giữ. Campuchia khi đó đã rơi vào tay lực lượng nổi dậy cộng sản là Khơme Đỏ từ tháng 4 năm 1973. Chính quyền Campuchia đã bắt giam các thủy thủ đoàn của Mỹ trong khi chờ đợi một cuộc điều tra về con tàu và tại sao nó lại đi vào vùng lãnh hải mà Campuchia tuyên bố chủ quyền. Phía Mỹ phản ứng rất nhanh chóng. Tổng thống Gerald Ford gọi hành động bắt giữ tàu chở hàng của Campuchia là “cướp biển” và hứa sẽ nhanh chóng hành động để giải cứu những người Mỹ bị bắt. Continue reading “12/05/1975: Khmer Đỏ bắt giữ tàu Mayaguez của Mỹ”