Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Nguồn: How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”, The Economist, 15/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, vị tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông điệp Liên bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một nhà kỹ trị ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn.

Để hiểu những gì có thể xảy ra, hãy bắt đầu với một thực tế rất đơn giản. Trong 20 năm qua, chế độ của ông Putin đã giết quá nhiều người và chiếm đoạt quá nhiều tỷ rúp, khiến khả năng ông tự nguyện từ bỏ quyền lực là rất thấp. Theo hiến pháp hiện tại, ông không thể tranh cử tổng thống khi hết nhiệm kỳ năm 2024 vì không ai được phép nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, người ta luôn cho rằng bằng cách này hay cách khác, Putin sẽ thao túng các quy tắc để giữ quyền lực. Continue reading “Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?”

02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Russia reaches armistice with the Central PowersHistory.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một lệnh ngừng bắn chính thức đã được tuyên bố trên khắp khu vực giao chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, một ngày sau khi phe Bolshevik giành quyền kiểm soát tổng hành dinh quân đội Nga tại Mogilev.

Ngay sau khi giành quyền lực ở Nga vào tháng 11/1917, lực lượng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo đã tiếp cận các nước thuộc Liên minh Trung tâm để sắp xếp một hiệp ước đình chiến và rút khỏi cuộc chiến mà họ cho là cản trở kế hoạch cung cấp lương thực và đất đai cho những nông dân Nga nghèo khó. Continue reading “02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm”

Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga

Nguồn: Nina Khrushcheva, “Putin Means Money”, Project Syndicate, 22/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Trong cuốn sách Putin’s Kleptocracy (Chế độ đạo tặc của Putin), tác giả quá cố Karen Dawisha đã lập luận rằng chìa khóa để hiểu nước Nga của Vladimir Putin là tiền. Dù Putin đang tìm cách thuyết phục công chúng với những câu chuyện về khôi phục ảnh hưởng toàn cầu của Nga, bà giải thích rằng Putin và một đội ngũ tay chân thân tín đang tích lũy một lượng lớn tài sản cá nhân. Theo quan điểm của bà, không chỉ là một lãnh đạo độc đoán theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chủ nghĩa phục thù quốc gia, Putin còn là một kẻ tham tiền.

Vào thời điểm đó, tôi không đồng ý: mặc dù tiền chắc chắn là yếu tố rất quan trọng để hiểu được chế độ của Putin, nhưng tham vọng giành ảnh hưởng toàn cầu là không thể bị bác bỏ. Nhưng trong bối cảnh lực lượng an ninh đột kích vào Viện Vật lý Lebedev (FIAN) ở Moskva vào tháng trước, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Continue reading “Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga”

Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Is Russia the Middle East’s New Hegemon?”, Project Syndicate, 18/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự sụp đổ của Liên Xô ba thập niên trước có nghĩa là sự hiện diện một thời đáng gờm của họ ở Trung Đông cũng không còn. Tuy nhiên, ngày nay, khi Hoa Kỳ rút khỏi khu vực, Nga đã nhanh chóng chiếm lại vị thế đó của Liên Xô, thông qua sự kết hợp giữa lực lượng quân sự, các thỏa thuận bán vũ khí, những mối quan hệ đối tác chiến lược và việc triển khai sức mạnh mềm. Nhưng thành công của Nga đang được đánh giá quá cao.

Chắc chắn là sức mạnh mềm của Nga rất ấn tượng. Hồi đầu năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng “sự hiện diện văn hóa và giáo dục của Nga trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia nơi có một bộ phận đáng kể dân số nói hoặc hiểu tiếng Nga”. Tại một hội nghị gần đây ở Moskva, Putin đã nói rõ Israel là một quốc gia nằm trong danh sách đó. Continue reading “Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?”

Thế giới hôm nay: 05/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump dường như đe dọa sẽ rút tiền tài trợ của liên bang dành cho chống cháy rừng ở California qua một tràng đả kích trên Twitter nhắm vào thống đốc bang thuộc Đảng Dân chủ, và cách quản lý rừng của bang: “Đủ rồi! Tự hành động đi!” Tuy nhiên nhiều vụ cháy ở California lại bắt nguồn từ bên ngoài các khu rừng. Các chuyên gia nói biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đám cháy, vốn đang diễn ra thường xuyên hơn.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã chấp thuận yêu cầu xem tờ khai thuế của ông Trump từ chưởng lý quận Manhattan. Các công tố viên đang điều tra cách mà các doanh nghiệp của ông Trump thanh toán cho hai người phụ nữ tự nhận có quan hệ với ông. Tòa tối cao khả năng cao sẽ xử vụ án. Là tổng thống, ông Trump đã bổ nhiệm hai thành viên của tòa này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2019”

Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?

Nguồn: The West should learn some lessons from Vladimir Putin’s success”, The Economist, 26/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Vladimir Putin đến Brisbane tham dự cuộc họp G20 năm năm trước, ông bị cô lập, bị loại ra khỏi thế giới văn minh sau khi sáp nhập Crimea, xâm nhập miền đông Ukraine và bắn hạ một máy bay dân sự chở các gia đình Hà Lan và Australia. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã loại Nga ra khỏi G7 và áp đặt các lệnh trừng phạt. Một số người từ chối chào hỏi Putin. Putin bỏ hội nghị về sớm, chua chát và nhục nhã.

Năm năm sau, ông đã quay trở lại sân khấu thế giới, chi phối cuộc xung đột ở Trung Đông, xây dựng một liên minh chiến lược với Trung Quốc và gây chia rẽ các đồng minh của NATO. Chính dinh thự của ông ở Sochi, chứ không phải khu bất động sản Mar a Lago của Tổng thống Donald Trump ở Florida, là nơi Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đến thăm vào ngày 22 tháng 10 để định đoạt số phận của Syria, và khoảng 40 nhà lãnh đạo châu Phi đã bay tới đây vào ngày 23 tháng 10 để tìm đường tiếp cận vũ khí và tiền bạc từ Nga. Continue reading “Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?”

Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại

Nguồn: Ana Palacio, “Russia Is a Strategist, Not a Spoiler”, Project Syndicate, 04/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 01/10/2019, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chính phủ của ông ủng hộ một thỏa thuận mở đường cho các cuộc bầu cử ở các tỉnh phía đông Luhansk và Donetsk – trong đó phần lớn bị phe ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm giữ vào năm 2014 – với mục tiêu cuối cùng là trao cho các tỉnh này quy chế tự quản đặc biệt. Đó là một diễn tiến quan trọng, không chỉ bởi nó báo hiệu việc Ukraine chấp thuận một quá trình có thể chấm dứt xung đột ở nước này, mà còn vì những tác động của nó đối với một trật tự thế giới đang hỗn loạn.

Từ cuộc tấn công táo bạo của Iran vào các cơ sở dầu mỏ lớn của Ả Rập Saudi cho đến việc tiến hành cuộc điều tra luận tội chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, tháng trước cho thấy sự biến động đang chi phối trật tự quốc tế. Khi Ả Rập Saudi và Iran tranh giành quyền thống trị ở Trung Đông, và khi vị trí của Trung Quốc trong trật tự quốc tế tiếp tục biến đổi, ba đối thủ lớn khác – Châu Âu, Nga và Hoa Kỳ – cũng đang điều chỉnh vai trò toàn cầu của họ. Continue reading “Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại”

23/10/2002: Khủng hoảng con tin ở nhà hát Moskva

Nguồn: Hostage crisis in Moscow theater, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2002, khoảng 50 phiến quân người Chechnya đã xông vào một nhà hát ở Moskva, bắt giữ tới 700 người làm con tin trong một buổi biểu diễn vở nhạc kịch nổi tiếng.

Khi màn thứ hai của vở nhạc kịch “Nord Ost” vừa mới bắt đầu tại Cung Văn hóa của Nhà máy vòng bi Moskva, một người đàn ông có vũ trang đã bước lên sân khấu và dùng một khẩu súng máy bắn chỉ thiên. Những kẻ khủng bố – gồm một số phụ nữ với chất nổ quấn quanh người – tự nhận mình là thành viên của Quân đội Chechnya. Họ đưa ra một yêu cầu: các lực lượng quân đội Nga phải rút ngay lập tức và hoàn toàn khỏi Chechnya, khu vực bị chiến tranh tàn phá nằm ở phía bắc dãy Caucasus. Continue reading “23/10/2002: Khủng hoảng con tin ở nhà hát Moskva”

Thế giới hôm nay: 23/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà lập pháp Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit mới của Boris Johnson trong một cuộc bỏ phiếu quan trọng, một chiến thắng lớn cho ông Johnson, nhưng họ bác bỏ kế hoạch của ông trình Nghị viện phê chuẩn trong ba ngày tới. Điều đó có nghĩa là Anh rất khó rời khỏi EU trước ngày 31 tháng 10 như ông Johnson đã hứa. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã báo hiệu họ sẽ đồng ý gia hạn cho Brexit.

William Taylor, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Ukraine, nói rằng ông được thông báo việc cấp viện trợ quân sự cho Ukraine phụ thuộc vào việc nước này có hay không tuyên bố công khai sẽ điều tra Joe Biden, một trong những đối thủ chính trị của Tổng thống Donald Trump, cũng như cuộc bầu cử năm 2016. Lời khai kín của ông Taylor là một phần trong cuộc điều tra luận tội của Đảng Dân chủ đối với ông Trump, và lời khai này mâu thuẫn với lời phủ nhận của tổng thống rằng ông không sử dụng tiền để thúc đẩy lợi ích chính trị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/10/2019”

Thế giới hôm nay: 22/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba nhà phân phối và một nhà sản xuất thuốc, dự kiến phải ra tòa vào thứ Hai vừa rồi về vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ, đã đạt được một thỏa thuận trị giá 260 triệu đô la với hai hạt ở Ohio. Những người khổng lồ bao gồm Teva và McKesson đã đồng ý bồi thường cho các chương trình phục hồi opioid. Trong khi đó chuỗi nhà thuốc Walgreen vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. Hiện các vụ kiện do hơn 2.000 nguyên đơn khác chống lại các công ty dược phẩm trên khắp nước Mỹ đang chờ được xử lý.

Liên minh cầm quyền Lebanon đã thống nhất về một gói cải cách kinh tế trong nỗ lực chấm dứt 5 ngày biểu tình chống chính phủ. Những cải cách bao gồm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức “gần bằng 0”, giảm lương các chính trị gia và tư nhân hóa ngành công nghiệp viễn thông. Các gia đình nghèo cũng sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Các biện pháp có thể giúp mở ra cơ hội nhận 11 tỷ đô la viện trợ nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2019”

Thế giới hôm nay: 16/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chủ yếu do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Quỹ này cho rằng GDP thế giới sẽ chỉ tăng 3% trong năm 2019, thấp hơn 0.3 điểm phần trăm so với dự báo của sáu tháng trước. Điều này sẽ biến năm nay trở thành năm có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 2009.

Nga đã triển khai quân đội trên phần lãnh thổ bắc Syria mà người Mỹ vừa rút đi và mô tả cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được”. Kể từ khi lực lượng người Kurd thoản thuận khẩn cấp với chế độ Syria để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, quân đội Syria đã thiết lập sự hiện diện ở một số thị trấn phía bắc từng được kiểm soát bởi lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn. Hàng trăm ngàn người Kurd được cho là đã mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/10/2019”

Thế giới hôm nay: 02/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rắc rối bùng lên ở Hồng Kông khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh bằng cuộc duyệt binh với 15.000 binh sĩ và tên lửa tầm xa trên đường phố Bắc Kinh. Người biểu tình tham gia vào cuộc tuần hành lớn mà họ gọi là “quốc tang” vốn đã bị cấm bởi chính quyền. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở một số nơi, không chỉ xung quanh tòa nhà Lập pháp. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn đạn thật lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người biểu tình đã bị bắn vào ngực ở cự ly gần và đang trong tình trạng nguy kịch. Câu hỏi đáng sợ là: lúc nào thì Bắc Kinh sẽ quyết định rằng bạo lực trở nên không thể dung thứ được và bắt đầu đưa quân vào Hồng Kong?

Khủng hoảng chính trị Peru ngày càng sâu sắc khi Tổng thống Martín Vizcarra giải tán quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Phe đối lập đã cản trở tổng thống cố gắng thông qua luật chống tham nhũng trong năm qua. Hỗn loạn xảy đến khi các nghị sĩ lập tức bỏ phiếu đình chỉ ông Vizcarra và đưa phó tổng thống lên thay. Chính phủ nói động thái này không có giá trị vì nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2019”

14/09/1812: Napoleon đưa quân tiến vào Moskva

Nguồn: Napoleon enters Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một tuần sau khi giành chiến thắng đẫm máu trước quân Nga trong Trận Borodino, Đại Quân (Grande Armée) của Napoléon Bonaparte đã tiến vào thành phố Moskva, chỉ để thấy dân chúng đã di tản, còn quân Nga một lần nữa rút lui. Moskva là mục tiêu của cuộc xâm lược, nhưng thành phố hoang vắng này chẳng còn quan chức Sa hoàng nào ở lại để cầu xin hòa bình, cũng chẳng có cửa hàng thực phẩm hay kho đồ tiếp tế nào để tưởng thưởng cho lính Pháp sau cuộc hành quân dài đằng đẵng. Chưa dừng lại, ngay sau nửa đêm, các đám cháy đã bùng phát khắp thành phố, nhiều khả năng do những người yêu nước Nga gây ra, khiến đội quân khổng lồ của Napoléon không còn cách nào để sống sót qua mùa đông nước Nga đang gần kề. Continue reading “14/09/1812: Napoleon đưa quân tiến vào Moskva”

Thế giới hôm nay: 13/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố gói kích thích kinh tế mới trong nỗ lực ngăn chặn suy thoái trong khu vực đồng euro. Ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất tiền gửi của họ -tính trên các khoản tiền gửi do ECB nắm giữ – từ -0,4% xuống -0,5%, mức thấp kỷ lục. Họ cũng sẽ khởi động nới lỏng định lượng và mua vào 20 tỷ euro (22 tỷ đô la) trái phiếu mỗi tháng kể từ tháng 11.

Như để chứng minh ECB đã hành động đúng, Eurostat tuyên bố rằng sản lượng công nghiệp trong khu vực đồng euro suy giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng Bảy. Sản xuất giảm 0,4% so với tháng trước và 2% so với tháng 7 năm ngoái. Đà giảm được thúc đẩy bởi sự sụt giảm mạnh sản lượng công nghiệp của Đức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/09/2019”

Thế giới hôm nay: 10/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã gặp nhau lần đầu kể từ khi ông Johnson nhậm chức hồi tháng Bảy. Ông Johnson cho biết một Brexit không có thỏa thuận sẽ là “một thất bại của chính sách đối ngoại”; Ông Varadkar nói Anh vẫn chưa đề xuất một giải pháp thay thế thực tế cho giải pháp biên giới cứng với Ireland, điều mà những người ủng hộ Brexit coi là trở ngại chính để đạt được một thỏa thuận.

Trong cuộc bầu cử các thống đốc và hội đồng khu vực ở Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin đã mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp Moskva. Sau khi các quan chức bầu cử loại bỏ nhiều ứng cử viên đối lập, Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo phe đối lập, đã khuyên những người ủng hộ bỏ phiếu cho các ứng cử viên có khả năng đánh bại Đảng Nước Nga Thống nhất nhất, một chiến lược dường như đã có hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2019”

Thế giới hôm nay: 06/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công ty cho thuê không gian văn phòng chia sẻ WeWork được cho là đã giảm mức định giá của họ xuống còn 20-30 tỷ đô la trước khi niêm yết theo kế hoạch. Đây là mức giảm mạnh từ mức định giá 47 tỷ đô la của SoftBank, một nhà đầu tư lớn, vào đầu năm nay. WeWork cũng có thể lùi ngày IPO của họ sang 2020. 12 tháng qua chứng kiến một loạt vụ niêm yết các công ty công nghệ khổng lồ mà cuối cùng đều thất bại.

Bão Dorian đã phá hủy phần lớn bờ biển Carolina của Mỹ với gió mạnh, gây mất điện và lũ lụt. Nó đã tấn công quần đảo Bahamas với sức gió lên tới 185m/h (298km/h) – cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận khi đổ vào đất liền – khiến 20 người thiệt mạng. Dorian có thể gây thiệt hại ở Mỹ từ Georgia ở phía nam lên tận Virginia ở phía bắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/09/2019”

04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga

Nguồn: American troops land at Archangel, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1918, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ vào Archangel, thuộc miền bắc nước Nga. Cuộc đổ bộ là một phần trong chiến dịch can thiệp của quân Đồng minh vào cuộc nội chiến bùng lên ở nước Nga sau khi diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 dẫn đến sự thoái vị của Sa hoàng Nicholas II và thành lập chính phủ lâm thời; việc Vladimir Lenin và Đảng Bolshevik xã hội chủ nghĩa cấp tiến của ông lên nắm quyền; và cuối cùng, việc Nga rút khỏi lực lượng Đồng minh trong Thế chiến I.

Đến mùa xuân năm 1918, sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk chấm dứt nỗ lực chiến tranh của Nga chống lại phe Liên minh Trung tâm (Central Powers),  nước này đã bị cuốn vào một cuộc xung đột nội bộ dữ dội. Những người ủng hộ nhóm Bolsheviks – được gọi là Hồng quân – đối đầu với Bạch vệ, lực lượng chống Bolshevik trung thành với chính phủ lâm thời, trong một cuộc đấu tranh quyền lực nhằm xác định tiến trình tương lai của nhà nước Nga. Continue reading “04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”