09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki

Nguồn: Atomic bomb dropped on Nagasaki, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã bị Mỹ ném xuống Nhật Bản, tại Nagasaki, dẫn tới việc Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Quả bom tàn phá khinh hoàng ở Hiroshima đã không đủ để thuyết phục Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam. Thật ra, Mỹ đã lên kế hoạch thả quả bom nguyên tử thứ hai, có tên là “Fat Man,” vào ngày 11/08, trong trường hợp Nhật vẫn ngoan cố, nhưng vì lý do thời tiết xấu nên họ đã dời lên ngày 09/08. Lúc 1 giờ 56 phút sáng, một máy bay ném bom B-29, được gọi là “Bock’s Car” (Xe hơi của Bock, đặt theo tên phi công hay điều khiển nó, Frederick Bock) đã rời khỏi đảo Tinian với Thiếu tá Charles W. Sweeney là người cầm lái. Continue reading “09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức

Nguồn: Lee offers resignation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, sau thất bại tại Gettysburg, Pennsylvania, Tổng tư lệnh Robert E. Lee đã gửi tới Tổng thống Hợp bang miền Nam, Jefferson Davis, lá thư xin từ chức chỉ huy quân đội Bắc Virginia.

Bức thư đến tay Davis hơn một tháng sau khi Lee rút khỏi Pennsylvania. Ban đầu, nhiều người ở miền Nam tự hỏi liệu Lee có thực sự thua cuộc hay không. Mục đích của Lee là đánh đuổi quân Liên minh miền Bắc ra khỏi Virginia, và ông đã làm vậy. Quân Potomac (Army of the Potomac) đã phải chịu đựng hơn 28.000 thương vong, và khả năng tấn công của quân Liên minh đã tạm thời bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, Quân Bắc Virginia (Army of Northern Virginia) cũng phải chịu 23.000 thương vong, gần một phần ba tổng số lực lượng của họ. Sau nhiều tuần lễ, khi quân đội Liên minh quay trở lại Virginia, mọi chuyện trở nên rõ ràng là phe Hợp bang đã phải chịu thất bại nặng nề ở Gettysburg. Khi báo chí bắt đầu suy đoán về khả năng lãnh đạo của Lee, vị tướng vĩ đại này đã ngẫm nghĩ lại về chiến dịch đó tại tổng hành dinh của ông ở Orange Courthouse, Virginia. Continue reading “08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức”

‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Moon’s South Korean Ostpolitik”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Moon Jae-in của Đảng Dân chủ Hàn Quốc vừa được bầu làm tổng thống mới của Hàn Quốc. Đây là lần chuyển giao quyền lực thứ hai từ phe bảo thủ sang phe tự do trong lịch sử dân chủ của đất nước này. Tất cả xuất phát một cách bất ngờ vào tháng 10 năm ngoái, với việc nổ ra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye, kết quả là bà đã bị luận tội và phải rời nhiệm sở vào hồi đầu năm nay. Mặc dù sự ra đi của bà Park là một tổn thất, nhưng nó cũng cho thấy sự vững chắc của nền dân chủ Hàn Quốc.

Ông Moon sẽ nhậm chức tại thời điểm căng thẳng tăng cao với Bắc Triều Tiên. Để hiểu được chính sách mà ông sẽ theo đuổi, cần phải am hiểu tư duy chính sách đối ngoại theo hướng tự do của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung giai đoạn 1998-2003. Continue reading “‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in”

07/08/1914: Trận Mulhouse bắt đầu

Nguồn: Battle of Mulhouse begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc 5 giờ sáng, quân đội Pháp đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên trong Thế chiến I, tiến tới thành phố Mulhouse, nằm gần biên giới với Thụy Sĩ ở Alsace, một tỉnh của Pháp trước đây đã bị mất vào tay Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Theo kỳ vọng của Tổng Tư lệnh người Pháp, Joseph Joffre, Trận Mulhouse được dự tính sẽ giúp Pháp chiếm lại Alsace và tạo cơ sở cho các hoạt động quân sự của Pháp ở miền bắc. Theo chiến lược trong Kế hoạch 17 – tập trung chủ yếu vào chiến tranh tấn công, vì nó là kiểu chiến đấu lý tưởng cho khí thế và sức mạnh của quân Pháp – Joffre đã ra lệnh cho Tướng Bonneau và Quân đoàn VII được trang bị súng gắn lưỡi lê vượt núi Vosges, nằm ở biên giới giữa Pháp và Alsace, vào rạng sáng ngày 07/08. Continue reading “07/08/1914: Trận Mulhouse bắt đầu”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập

Nguồn: Kishore Mahbubani, “ASEAN at 50,” Project Syndicate, 02/08/2017.

Biên dịch: Mạc Văn Thái | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chúng ta sống trong thời đại đầy gian truân, với tinh thần bi quan phủ bóng lên cả những khu vực thịnh vượng nhất của hành tinh. Nhiều người tin rằng trật tự quốc tế đang tan rã. Có người sợ rằng cuộc đụng độ giữa các nền văn minh nếu chưa bắt đầu thì cũng sắp xảy ra.

Nhưng giữa sự ảm đạm này, Đông Nam Á đã đem lại một tia hy vọng bất ngờ. Khu vực này đã có những tiến bộ phi thường trong những thập niên qua, đạt được một mức độ hòa bình và thịnh vượng vốn không thể hình dung được trước đây. Thành công đó có được phần lớn là nhờ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tròn 50 năm thành lập vào tháng này. Continue reading “Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập”

06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu

Nguồn: Johnson signs Voting Rights Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon Baines Johnson đã ký Đạo luật Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights Act) nhằm đảm bảo quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi. Đạo luật này sẽ cấm việc áp đặt hạn chế đối với các cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương nhằm phủ nhận quyền bỏ phiếu của người da đen.

Johnson trở thành Tổng thống vào tháng 11/1963 sau khi John F. Kennedy bị ám sát. Trong đợt tranh cử tổng thống năm 1964, ông đã chính thức được bầu với chiến thắng áp đảo, và đã dùng quyền hạn của mình để thúc đẩy các đạo luật mà ông tin rằng sẽ cải thiện lối sống của người Mỹ, bao gồm các luật mạnh mẽ hơn về quyền bỏ phiếu. Thời điểm đó đã có một cuộc diễu hành ở Alabama nhằm kêu gọi quyền bỏ phiếu; trong sự kiện này, nhiều người da đen đã bị cảnh sát tiểu bang đánh, gây mất mặt cho Quốc Hội và Tổng thống về việc ban hành đạo luật nhằm thực hiện Tu chính án 15 của Hiến pháp, vốn được Quốc Hội thông qua từ năm 1870. Continue reading “06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”

05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái

Nguồn: Hundreds of Jews are freed from forced labor in Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân nổi dậy Ba Lan đã giải phóng một trại cưỡng bức lao động của Đức Quốc xã ở Warsaw, giải phóng 348 tù nhân Do Thái. Những người này sau đó cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân chống lại quân Đức chiếm đóng trong thành phố.

Khi Hồng Quân tiến vào Warsaw trong tháng 7, những người yêu nước Ba Lan, vẫn trung thành với chính phủ lưu vong ở London, đã chuẩn bị lật đổ quân Đức Quốc xã. Ngày 29/07, Quân đội Quốc gia Ba Lan (chiến đấu ngầm), và Quân đội Nhân dân (một phong trào du kích của cộng sản), và thường dân có vũ trang đã giành lại được 2/3 lãnh thổ Warsaw từ tay người Đức. Ngày 04/08, quân Đức phản công, đàn áp thường dân Ba Lan bằng súng máy. Đến ngày 05/08, đã có hơn 15.000 người Ba Lan chết. Continue reading “05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái”

04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I

Nguồn: U.S. proclaims neutrality in World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ra tuyên bố về tình trạng trung lập của Mỹ, một lập trường được đa số người Mỹ ủng hộ.

Hy vọng ban đầu của Wilson rằng Mỹ có thể “vô tư trong suy nghĩ cũng như hành động” đã sớm bị vô hiệu hóa khi người Đức tìm cách cô lập quần đảo Anh. Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng đã nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi một số tàu Mỹ đến Anh bị làm cho hư hỏng hoặc bị đánh chìm bởi ngư lôi của Đức. Continue reading “04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I”

Bàn cờ mới ở Trung Đông

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, 07/07/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc các trận đánh ở Mosul và Raqqa đánh bật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi thành trì của chúng ở Syria và Iraq, và việc nội chiến Syria trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài, các cuộc xung đột khốc liệt nhất của Trung Đông đang biến chuyển nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm được giải quyết.

Vương quốc Hồi giáo tự xưng của IS chưa bao giờ là một nhà nước có thể bị dồn vào thế đầu hàng vô điều kiện, đồng nghĩa với việc các cuộc chiến ở Mosul và Raqqa chưa bao giờ mang tính chất quyết định, ngay cả khi những trận đánh này đã tiêu diệt được những nơi trú ẩn của IS. Như việc IS thâm nhập vào Libya và Bán đảo Sinai của Ai Cập cho thấy, có rất nhiều những vùng đất được kiểm soát lỏng lẻo mà chúng có thể thâm nhập. Continue reading “Bàn cờ mới ở Trung Đông”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

Sự suy tàn của các chính đảng lớn

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Death of the Party,” Project Syndicate, 20/06/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Gần 26 năm trước, Tổng thống Boris Yeltsin đã ban hành một sắc lệnh, về cơ bản là cấm các đoàn thể của Đảng Cộng sản hoạt động tại các nhà máy, các trường đại học, và tất cả những nơi làm việc khác tại Liên bang Nga. Thế nhưng sắc lệnh cứng rắn của Yeltsin lại có phần vô ích: Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU), một thời từng là một thế lực tổ chức đáng gờm, nay đã suy tàn bởi sự bất lực và tàn nhẫn của nó, đến mức công luận chẳng buồn để ý nữa.

Ngày nay, các đảng chính trị một thời lừng lẫy tại phương Tây và một số nước đang phát triển có vẻ cũng nhanh chóng bước vào con đường bị quên lãng. Nhưng dù sự suy tàn của CPSU là hoàn toàn dễ hiểu – sắc lệnh của Yelsin được ban hành chỉ vài tháng trước khi Liên Xô sụp đổ – thì sự xuống dốc của các đảng lớn tại Pháp và Ấn Độ lại không thể dễ giải thích đến thế. Continue reading “Sự suy tàn của các chính đảng lớn”

02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký

Nguồn: Delegates sign Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, các thành viên Quốc Hội Mỹ đã ký tên vào một bản sao được phóng to của Tuyên ngôn Độc lập.

Năm mươi sáu đại biểu Quốc Hội đã ký tên vào văn kiện này, bao gồm cả một số người không có mặt trong cuộc bỏ phiếu phê chuẩn bản tuyên ngôn. Các đại biểu đã ký tên theo thứ tự tiểu bang từ Bắc xuống Nam, bắt đầu với Josiah Bartlett của New Hampshire và kết thúc với George Walton của Georgia. John Dickinson của Pennsylvania, cùng với James Duane, Robert Livingston và John Jay của New York đã từ chối ký. Carter Braxton của Virginia; Robert Morris của Pennsylvania; George Reed của Delaware; và Edward Rutledge của Nam Carolina tuy phản đối văn kiện nhưng vẫn ký để tạo ấn tượng về một Quốc Hội thống nhất. Năm đại biểu đã vắng mặt là các tướng George Washington, John Sullivan, James Clinton, Christopher Gadsden, cùng Thống đốc bang Virginia, Patrick Henry. Continue reading “02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký”

Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam

Nguồn: Le Hong Hiep, “Vietnam’s New Wave of SOE Equitization: Drivers and Implications,” ISEAS Perspective, No. 57 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Trong 30 năm qua, việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một phần quan trọng trong các cải cách kinh tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, đây cơ bản vẫn là một công việc còn dang dở. Sau khi các DNNN lớn như Vinashin và Vinalines sụp đổ gây tác động xấu lên nền kinh tế, từ năm 2011, cải cách DNNN một lần nữa nổi lên là một nhiệm vụ cấp bách của đất nước.

Sau Đại hội Đảng 12 hồi tháng Giêng năm 2016 và việc thành lập một chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu ba tháng sau đó, đã có nhiều nỗ lực đáng kể để đẩy nhanh cải cách DNNN. Để chỉ đạo quá trình này, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành một nghị quyết về tái cấu trúc các DNNN. Trong số các biện pháp chủ chốt được thông qua có việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, và thoái vốn khỏi các DNNN đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần, vốn góp đa số. Continue reading “Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam”

01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Revolt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, một đội quân thiết giáp của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của tướng Konstantin Rokossovski, đã tới sông Vistula, dọc theo khu ngoại ô phía đông Warsaw. Điều này khiến cho người Ba Lan trong thành phố cũng bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi vị tướng người Ba Lan, Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy trưởng của Quân đội Quốc gia (Home Army) – một nhóm kháng chiến ngầm gồm khoảng 40.000 binh lính được trang bị rất kém. Ngoài việc đẩy nhanh giải phóng Warsaw, Quân đội Quốc gia, có quan hệ với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London, đồng thời có tư tưởng chống cộng, còn hy vọng giành quyền kiểm soát ít nhất là một phần của Warsaw trước khi Liên Xô đến. Continue reading “01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu”

Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ

Nguồn: John Quiggin, The February Revolution and Kerensky’s Missed Opportunity, The New York Times, 06/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách mạng Tháng Hai là một trong những khoảnh khắc “giá như” lớn nhất của lịch sử. Nếu cuộc cách mạng này – xảy ra vào đầu tháng 03/1917 theo lịch Gregory của phương Tây (mà Liên Xô sau này mới sử dụng) – thành công trong việc tạo ra một nền dân chủ lập hiến thay thế cho đế chế của Sa hoàng, đúng như kỳ vọng của các nhà lãnh đạo nó, thì có lẽ thế giới đã trở thành một nơi rất khác.

Nếu người lãnh đạo chính phủ lâm thời, Aleksandr Kerensky, biết nắm lấy cơ hội từ cuộc bỏ phiếu ở Nghị viện Đức (Reichstag), mà hiện nay đã bị quên lãng, thì có lẽ Thế chiến I đã kết thúc trước khi quân Mỹ tiến vào châu Âu. Trong phiên bản lịch sử thay thế đó, Lenin và Stalin sẽ chỉ là những nhân vật bên lề, và Hitler sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài một họa sĩ thất bại. Continue reading “Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

Venezuela: Dân chủ hay là chết

Nguồn: Enrique ter Horst, “Death or Democracy in Venezuela,” Project Syndicate,           05/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực – trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.

Hơn ba phần tư trong số 31 triệu người Venezuela muốn giải phóng mình khỏi vòng kìm kẹp của những người cầm quyền, một nhóm nhỏ chỉ gồm 150 nhân vật không khác gì mafia (phần lớn là quân đội), những người đã cưỡng đoạt nền dân chủ của đất nước, cướp bóc người dân, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh hoàng. Chế độ 18 tuổi đời này – do Hugo Chávez thành lập và giờ được điều hành bởi Tổng thống Nicolás Maduro – thà bắt toàn bộ đất nước làm con tin hơn là từ bỏ quyền lực và có khả năng phải trả lời những câu hỏi về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng tình trạng này còn tiếp diễn được bao lâu? Continue reading “Venezuela: Dân chủ hay là chết”