25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên

Nguồn: First Winter Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Olympics Mùa đông đầu tiên đã diễn ra tại Chamonix, trên dãy Alps của Pháp. Khán giả đã rất phấn khích khi chứng kiến các vận động viên thi đấu trượt tuyết nhảy xa (ski jump) và xe trượt lòng máng (bobsled), cùng 12 sự kiện khác có liên quan đến tổng cộng sáu môn thể thao. “Tuần lễ Thể thao Mùa đông Quốc tế”, như tên gọi sau này, đã thành công tốt đẹp, và vào năm 1928, Ủy ban Olympic Quốc tế (International Olympic Committee, IOC) đã chính thức chỉ định Olympics Mùa đông được tổ chức tại St. Moritz, Thụy Sĩ là Olympics Mùa đông thứ hai. Continue reading “25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên”

23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Madeleine Albright becomes first female secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, một ngày sau khi bà chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm, tại Nhà Trắng, Madeleine Albright đã được Phó Tổng thống Al Gore tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Albright khi ấy là nữ quan chức cấp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điển hình khiến vài người tuyên bố rằng “trần nhà bằng kính” ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ trong chính phủ đã được dỡ bỏ. Continue reading “23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ”

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov arrested in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt”

20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống

Nguồn: Donald Trump is inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, trong sự kiện đỉnh điểm sau một năm bầu cử đầy biến động, Donald John Trump đã chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ tại Washington, D.C.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình vào tháng 6/2015 tại Tháp Trump ở Thành phố New York, Trump đã luôn bị xem là một ứng viên khó lòng giành được chiếc ghế quyền lực nhất đất nước. Continue reading “20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống”

18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy

Nguồn: Washington, D.C. mayor Marion Barry arrested on drug charges, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, trong giai đoạn cuối của một chiến dịch chung giữa các đặc vụ FBI và cảnh sát Hạt Columbia, Thị trưởng Marion Barry đã bị bắt và bị buộc tội tàng trữ và sử dụng ma túy đá (crack), một dạng tinh thể của cocaine. Tại khách sạn quốc tế Vista ở trung tâm Washington, camera đã quay lại được cảnh Barry hút chất kích thích cùng Rahsheeda Moore, một phụ nữ đã đồng ý gài bẫy Barry để được giảm án trong vụ án ma túy của mình trước đó. Continue reading “18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy”

16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản

Nguồn: Groundbreaking novel “Don Quixote” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1605, El ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha của Miguel de Cervantes, thường được biết đến với cái tên Don Quixote, đã được xuất bản. Cuốn sách được nhiều người coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại.

Nhân vật chính trong tác phẩm là một tiểu quý tộc, Alonso Quixano, người phát điên sau khi đọc quá nhiều những chuyện tình kiếm hiệp. Ông tự xưng là Don Quixote và cùng với cận vệ Sancho Panza, đi lang thang khắp La Mancha, miền trung Tây Ban Nha, đương đầu với những thử thách vốn dĩ luôn tồn tại trong tâm trí ông. Quixote từng tấn công một nhóm thầy tu, một đàn cừu, và nổi tiếng nhất, là tấn công những chiếc cối xay gió mà ông tin chắc là người khổng lồ. Cốt truyện có chủ đích gây cười và việc cố tình sử dụng ngôn ngữ cổ là nhằm châm biếm những câu chuyện xa xưa về các hiệp sĩ và những việc làm của họ. Continue reading “16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản”

15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt

Nguồn: The Manuel Massacres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Peter Manuel đã bị bắt ở Glasgow, Scotland, sau khi thực hiện một loạt các vụ tấn công trong vòng hai năm, khiến cho khoảng 7- 15 người thiệt mạng. Manuel, sinh ra ở Mỹ, có cha mẹ là người Anh, đã trở thành ‘tội phạm chuyên nghiệp’ từ khi còn trẻ. Hắn bị kết tội trộm cắp lần đầu tiên ở tuổi 12. Đến năm 15 tuổi, hắn đã ‘chuyển sang’ hành hung và sau còn nhận một bản án 8 năm tù vì tội tấn công tình dục. Continue reading “13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt”

11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư

Nguồn: U.S. Surgeon General announces definitive link between smoking and cancer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ (United States Surgeon General), Tướng Luther Terry, đã chính thức công bố báo cáo chấn động của mình. Ông cố ý chọn phát hành báo cáo vào một ngày thứ bảy để hạn chế những ảnh hưởng tức thời đến thị trường chứng khoán: Thay mặt cho Chính phủ Mỹ, Terry đã khẳng định rằng có mối liên hệ chắc chắn giữa việc hút thuốc và bệnh ung thư.

Người ta vốn dĩ từ lâu đã nghi ngờ rằng liên kết này có tồn tại. Các bằng chứng không chính thức luôn chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc, và vào thập niên 1930, các bác sĩ đã nhận thấy đúng là có sự gia tăng các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu y tế đầu tiên chỉ ra mối lo ngại nghiêm trọng đã được xuất bản ở Anh vào cuối những năm 1940. Continue reading “11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli

Nguồn: Allies retreat from Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, lực lượng Hiệp ước đã rút lui hoàn toàn khỏi Bán đảo Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc một cuộc đổ bộ thảm khốc vào Đế chế Ottoman. Chiến dịch Gallipoli đã gây ra 250.000 thương vong cho phe Hiệp ước và làm suy giảm đáng kể uy tín của bộ chỉ huy Hiệp ước. Thương vong về phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng vào khoảng tương đương.

Đầu năm 1915, chính phủ Anh quyết định giúp giảm bớt áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ lên người Nga ở mặt trận Kavkaz bằng cách giành quyền kiểm soát Eo biển Dardanelles, Bán đảo Gallipoli và sau cùng là Istanbul. Từ đó, họ có thể gây áp lực lên Áo-Hung, buộc các cường quốc phê Liên minh Trung tâm phải di chuyển quân khỏi mặt trận phía tây. Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này, và sang tháng 02/1915, các tàu của Pháp và Anh bắt đầu bắn phá các pháo đài phòng vệ Dardanelles. Continue reading “08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli”

06/01/1412: Ngày sinh Joan d’Arc

Nguồn: Joan of Arc is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày này năm 1412 được tin là ngày sinh của Joan d’Arc hay Thiếu nữ xứ Orléans (La Pucelle d’Orléans). Dù chỉ sống vỏn vẹn 19 năm, nhưng Joan sẽ sớm trở thành một vị thánh Công giáo La Mã đồng thời là nữ anh hùng dân tộc của Pháp nhờ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Trăm Năm.

Joan sinh ra trong gia đình của Jacques d’Arc và Isabelle Romée, tại một thị trấn nhỏ miền đông bắc nước Pháp. Vào thời điểm cô chào đời, nước Anh và các đồng minh của mình đã kiểm soát phần lớn nước Pháp, bao gồm cả Paris, Bordeaux và Reims. Ngoài mối đe dọa từ người Anh, phe trung thành với Công tước Bourgogne cũng đang thách thức quyền thừa kế ngai vàng nước Pháp của Thái tử Charles d’Orléans. Continue reading “06/01/1412: Ngày sinh Joan d’Arc”

04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời

Nguồn: German military strategist Alfred von Schlieffen dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Thống chế Alfred Graf von Schlieffen– người thiết kế chiến lược quân sự hiếu chiến mà quân Đức sẽ sớm sử dụng với một ít chỉnh sửa vào buổi đầu Thế chiến I – đã qua đời tại Berlin.

Là con trai của một vị tướng người Phổ, Schlieffen nhập ngũ năm 1854 và đã tham gia cả Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 lẫn Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871. Trong những thập niên tiếp theo, ông nhanh chóng thăng tiến và trở thành thành viên của Bộ Tổng tham mưu (Großer Generalstab), một đội ngũ ưu tú gồm khoảng 650 sĩ quan đóng vai trò tham mưu chiến lược cho quân đội Phổ. Ông trở thành người đứng đầu cơ quan này vào năm 1891. Continue reading “04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời”

02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật

Nguồn: First censuring of a U.S. senator, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, Thượng nghị sĩ Timothy Pickering, một thành viên của Đảng Liên bang đại diện cho bang Massachusetts, đã trở thành thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên bị kỷ luật (censure) khi Thượng viện thông qua một đề xuất chống lại ông sau cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 20: 7. Pickering đã bị buộc tội vi phạm luật Quốc hội vì dám công khai các tài liệu mật mà Tổng Thống giao cho Thượng viện. Continue reading “02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật”

01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc

Nguồn: Several Japanese soldiers surrender after learning Pacific War has ended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, một người lính Mỹ đã chấp nhận đề nghị đầu hàng từ khoảng 20 lính Nhật – những người vừa mới biết rằng chiến tranh đã kết thúc, sau khi đọc tin trên báo. Continue reading “01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc”

30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM

Nguồn: Sit-down strike begins in Flint, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lúc 8 giờ tối, trong một trong những cuộc đình công đầu tiên ở Mỹ, các công nhân lắp ráp xe hơi đã chiếm Nhà máy Fisher Body I của hãng General Motors (GM) ở Flint, Michigan. Nhóm nhân viên này đang đình công nhằm giành được sự công nhận cho Liên đoàn Công nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), vốn là đại diện thương lượng duy nhất của công nhân GM. Họ cũng muốn công ty ngừng chuyển công việc cho các nhà máy không thuộc công đoàn, đồng thời thiết lập thang lương tối thiểu công bằng, cũng như thiết lập một hệ thống khiếu nại và một bộ quy trình giúp bảo vệ công nhân trong dây chuyền lắp ráp khỏi bị thương. Tổng cộng, cuộc đình công này kéo dài 44 ngày. Continue reading “30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM”

28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã

Nguồn: South Vietnamese win costly battle at Binh Gia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc giành lại Bình Giã trong một chiến dịch rất nhiều thương vong. Trước đó, vào ngày 04/12, Việt Cộng đã phát động một đợt tấn công lớn và chiếm được Bình Giã, nằm cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông nam. Continue reading “28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã”

26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda

Nguồn: World-renowned primatologist Dian Fossey is found murdered in Rwanda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, người ta đã tìm thấy nhà linh trưởng học kiêm nhà bảo tồn nổi tiếng, Tiến sĩ Dian Fossey, bị sát hại trong cabin của mình tại Karisoke, một địa điểm nghiên cứu ở vùng núi Rwanda. Nhiều người tin rằng cái chết của bà có liên quan đến thái độ kiên quyết chống lại nạn săn trộm.

Là một người yêu động vật từ khi còn rất nhỏ, nhưng Fossey đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà tư vấn nghề nghiệp. Sau này, bà nói rằng quãng thời gian làm việc cùng với trẻ nhỏ đã giúp bà nhanh chóng giành được sự tin tưởng của những con khỉ đột núi mà bà nghiên cứu. Năm 1963, bà vay tiền để thực hiện một chuyến đi kéo dài tới châu Phi. Chuyến đi này đã giúp bà có cơ hội tiếp xúc với nhà khảo cổ học Louis và Mary Leakey, cũng như nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Alan và Joan Root, đồng thời còn biết đến công trình của nhà linh trưởng học Jane Goodall. Fossey đã xuất bản một số bài báo về chuyến đi của mình và quay trở lại Mỹ, nhưng vào năm 1966, Leakeys đã giúp bà xin được quỹ tài trợ để nghiên cứu khỉ đột ở Congo. Continue reading “26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda”

25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey

Nguồn: Six-year-old JonBenét Ramsey is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, JonBenét Ramsey, sáu tuổi, đã bị sát hại ngay tại chính ngôi nhà của mình ở Boulder, Colorado. John và Patsy Ramsey, cha mẹ của cô bé, đã gọi điện cho cảnh sát lúc 5:52 sáng hôm sau để báo rằng con gái họ đã mất tích. Mặc dù cảnh sát tìm thấy một thư đòi 118.000 đô la tiền chuộc, nhưng thi thể của JonBenét đã được tìm thấy dưới một tấm chăn ở tầng hầm ngay buổi chiều hôm đó. Tội ác nhanh chóng gây chấn động khắp nước Mỹ.

Bị đánh đập và bóp cổ, JonBenét được tìm thấy trong tình trạng băng dính dán kín miệng và hai tay bị trói bằng dây, đồng thời còn có một số dấu hiệu của việc bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, các thám tử Boulder đã quá kém cỏi trong khâu bảo vệ bằng chứng và thực tế đã cho phép John Ramsey phá hỏng hiện trường vụ án bằng cách đưa thi thể con gái ông ta ra khỏi tầng hầm. Continue reading “25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey”

23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất

Nguồn: Voyager completes global flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau chín ngày bốn phút bay trên bầu trời, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards ở California, hoàn thành chuyến bay không dừng vòng quanh Trái Đất đầu tiên, chỉ với một lần nạp nhiên liệu. Cầm lái bởi hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager, Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng, mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của nó khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards vào ngày 14/12. Khi quay trở lại sau hành trình 25.012 dặm vòng quanh Trái Đất, nó chỉ còn lại năm gallon xăng trong bình chứa. Continue reading “23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất”