15/09/1971: Tổ chức Hòa bình Xanh ra đời

Nguồn: Greenpeace is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một nhóm các nhà hoạt động xã hội đã nhổ neo từ Vancouver trên một chiếc thuyền đánh cá được tái sử dụng, mà họ đặt tên là Greenpeace. Nhiệm vụ của họ là ngăn chặn Mỹ thử bom hạt nhân bên dưới Đảo Amchitka của Alaska. Dù cuối cùng họ vẫn thất bại trong nhiệm vụ này, nhưng hành động của họ đã mở đường cho sự ra đời của Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace). Continue reading “15/09/1971: Tổ chức Hòa bình Xanh ra đời”

09/11/1971: John Emil List sát hại toàn bộ gia đình

Nguồn: A Sunday school teacher murders his family and goes undercover for 18 years, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, John Emil List đã sát hại toàn bộ gia đình mình tại căn nhà của họ ở Westfield, New Jersey rồi biến mất. Dù cảnh sát nhanh chóng xác định List là nghi phạm lớn nhất trong vụ giết người, nhưng phải mất đến 18 năm họ mới có thể tìm được vị trí của anh ta và khép lại vụ án.

John List bề ngoài là một người cha khá thành đạt. Là giáo viên ở trường Chủ Nhật và thủ lĩnh của đội Hướng đạo sinh, List kiên quyết giữ kỷ luật nghiêm khắc và luôn yêu cầu các con mình phải tuân theo những quy tắc cực kỳ cứng nhắc. Continue reading “09/11/1971: John Emil List sát hại toàn bộ gia đình”

01/03/1971: Điện Capitol bị đánh bom

Nguồn: Bomb explodes in Capitol building, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một quả bom đã phát nổ tại Điện Capitol ở Washington, D.C., gây thiệt hại ước tính 300.000 USD, nhưng không có ai bị thương. Một nhóm tự xưng là Weather Underground đã thừa nhận gây ra vụ đánh bom, nhằm phản đối cuộc xâm lược Lào do Mỹ hỗ trợ.

Weathermen thực chất là một nhánh cực đoan của phong trào Sinh viên vì Xã hội Dân chủ (Students for a Democratic Society, SDS). Nhóm này ủng hộ sử dụng biện pháp bạo lực để thay đổi xã hội Mỹ. Nền tảng triết học của các thành viên Weathermen mang bản chất Marxist; họ tin rằng đấu tranh vũ trang là chìa khóa để chống lại nhà nước, từ đó xây dựng ý thức cách mạng trong tầng lớp thanh niên, đặc biệt là giai cấp công nhân da trắng. Công cụ chính của họ để đạt được những mục đích này là đốt phá và đánh bom. Continue reading “01/03/1971: Điện Capitol bị đánh bom”

21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Nguồn: The United Arab Emirates is formed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates, UAE) đã được thành lập. Liên minh của sáu vương quốc nhỏ tại vùng Vịnh – với vương quốc thứ bảy cũng sớm gia nhập – đã tạo ra một quốc gia nhỏ bé nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Thông qua một loạt các hiệp ước kể từ năm 1820, một số vương quốc trên bờ biển phía bắc của Bán đảo Ả Rập đã nhận được sự bảo hộ của Anh. Với mong muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại và bảo vệ thuộc địa quý giá của họ là Ấn Độ, Hải quân Anh đã quyết định bảo trợ cho “Các nước Đình chiến” (Trucial States – tên cũ của UAE – do các nước này ký hiệp ước với Anh) để đổi lấy việc họ hợp tác vì lợi ích của Anh. Continue reading “21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”

13/09/1971: Thảm sát tại nhà tù Attica, New York

Nguồn: Massacre at Attica Prison, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1971, vụ bạo loạn kéo dài bốn ngày tại Nhà tù Attica với an ninh tối đa gần Buffalo, New York, đã kết thúc khi hàng trăm sĩ quan cảnh sát tiểu bang xông vào khu phức hợp này trong một trận xả súng. Ba mươi chín người đã thiệt mạng trong vụ tấn công thảm khốc, bao gồm 29 tù nhân cùng với 10 lính canh và nhân viên nhà tù bị bắt làm con tin kể từ khi vụ bạo loạn nổ ra.

Vào ngày 09 tháng 09, các tù nhân đã nổi loạn và giành quyền kiểm soát nhà tù tiểu bang vốn trong tình trạng quá tải này. Một bảo vệ nhà tù đã bị đánh đến tử vong. Cuối ngày hôm đó, cảnh sát tiểu bang đã giành lại được phần lớn nhà tù, nhưng 1.281 tù nhân đã chiếm một sân tập thể dục, nơi họ giam giữ 39 lính canh và nhân viên làm con tin trong bốn ngày. Sau khi các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt, Thống đốc New York Nelson A. Rockefeller đã ra lệnh cho cảnh sát tiểu bang giành lại quyền kiểm soát nhà tù bằng vũ lực. Continue reading “13/09/1971: Thảm sát tại nhà tù Attica, New York”

24/11/1971: Không tặc nhảy dù khỏi máy bay

Nguồn: Hijacker and criminal mastermind D.B. Cooper parachutes out of plane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tên không tặc tự xưng là D.B. Cooper đã nhảy dù khỏi chuyến bay 727 của hãng hàng không Northwest Orient Airlines trong một cơn giông bão dữ dội ngay trên bầu trời bang Washington. Hắn cũng mang theo số tiền chuộc là 200.000 đô la.

Cooper sớm giành được quyền kiểm soát chiếc máy bay ngay sau khi nó cất cánh. Hắn cho một tiếp viên xem thứ gì đó trông giống như một quả bom và thông báo cho phi hành đoàn rằng mình muốn 200.000 đô la, bốn chiếc dù và “không được có bất ngờ nào khác” (no funny stuff). Máy bay hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma, nơi nhà chức trách đáp ứng yêu cầu của Cooper và cho sơ tán hành khách. Cooper sau đó yêu cầu máy bay bay về hướng Mexico ở độ cao thấp và ra lệnh cho toàn bộ phi hành đoàn ngồi yên trong buồng lái. Continue reading “24/11/1971: Không tặc nhảy dù khỏi máy bay”

30/07/1971: Máy bay chiến đấu đụng máy bay chở khách tại Nhật

Nguồn: Fighter jet collides with passenger plane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một vụ va chạm trên không trung giữa một chiếc Boeing 727 và một máy bay chiến đấu ở Nhật Bản đã giết chết 162 người. Nguyên nhân là vì chiếc máy bay quân sự đã bay mà không có radar.

Chuyến bay số hiệu 58 của hãng All Nippon Airways đang trên đường từ sân bay Chitose ở Hokkaido đến Tokyo, trên máy bay có rất nhiều thành viên của một nhóm chuyên giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh. Quá trình cất cánh diễn ra dễ dàng và máy bay sớm đạt độ cao 28.000 feet. Khi đến vùng núi tuyết của Nhật, chuyến bay 58 bất ngờ gặp phải hai máy bay phản lực quân sự. Continue reading “30/07/1971: Máy bay chiến đấu đụng máy bay chở khách tại Nhật”

30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11

Nguồn: Soviet cosmonauts perish in reentry disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ Liên Xô thuộc phi hành đoàn đầu tiên làm việc trên trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới đã thiệt mạng vì tàu không gian của họ sụt áp khi quay trở lại khí quyển Trái Đất.

Ngày 06/06, các phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev đã được phóng lên vũ trụ trên tàu Soyuz 11 trong một nhiệm vụ neo đậu và làm việc tại Salyut 1, trạm vũ trụ của Liên Xô, vốn đã được đưa vào quỹ đạo không gian từ hồi tháng 4. Con tàu đã đến trạm thành công và các phi hành gia đã dành 23 ngày trong quỹ đạo. Vào ngày 30/06, họ rời Salyut 1 và bắt đầu quay lại Trái Đất. Continue reading “30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11”

10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào

Nguồn: Journalists killed in helicopter crash, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, bốn nhà báo gồm nhiếp ảnh gia Larry Burrows của tạp chí Life, Kent Potter của Hãng thông tấn United Press International, Nenri Huett của Hãng thông tấn Associated Press và Keisaburo Shimamoto của tạp chí Newsweek, đã tử nạn trong một máy bay trực thăng của Nam Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Khi máy bay gặp nạn, họ đang đưa tin về Chiến dịch Lam Sơn 719 – một chiến dịch tấn công hạn chế của quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Lào. Continue reading “10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào”

09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn

Nguồn: Paris peace talks break down, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, lần đầu kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris bắt đầu vào tháng 05/1968, hai bên từ chối ấn định một cuộc họp khác để tiếp tục đàm phán.

Quyết định này được đưa ra ở phiên họp thứ 138 của cuộc đàm phán. Đại biểu Hoa Kỳ William Porter đã khiến các nhà đàm phán cộng sản tức giận khi yêu cầu hoãn phiên họp dự kiến ​​tiếp theo tới ngày 30/12, để Hà Nội và lực lượng Việt Cộng có cơ hội phát triển một “cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn” trong cuộc hòa đàm. Continue reading “09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn”

09/09/1971: Bạo loạn tại nhà tù Attica

Nguồn: Riot at Attica prison, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1971, các tù nhân đã nổi loạn và giành quyền kiểm soát Nhà tù Attica, một nhà tù có mức an ninh tối đa nằm gần Buffalo, New York. Cuối ngày hôm đó, cảnh sát tiểu bang đã giành lại được phần lớn nhà tù, nhưng 1.281 tù nhân đã chiếm một sân tập thể dục tên là D Yard, nơi họ giam giữ 39 lính canh và nhân viên làm con tin trong bốn ngày. Sau khi các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt, cảnh sát tiểu bang và các sĩ quan nhà tù đã phát động một cuộc đột kích thảm khốc vào ngày 13 tháng 09, khiến 10 con tin và 29 tù nhân bị giết trong một trận đấu súng. Tám mươi chín người khác bị thương nặng. Continue reading “09/09/1971: Bạo loạn tại nhà tù Attica”

30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa

Nguồn: Mariner 9 departs for Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tàu thăm dò không gian không người lái Mariner 9 của Mỹ đã được phóng lên không gian với nhiệm vụ thu thập thông tin khoa học trên Sao Hỏa, hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời. Con tàu vũ trụ nặng 1.116 pound (khoảng 500 kg) đã tiến vào quỹ đạo Hành tinh Đỏ vào ngày 13/11/1971 và quay quanh nó hai lần mỗi ngày trong gần một năm, chụp ảnh bề mặt và phân tích bầu khí quyển bằng các thiết bị hồng ngoại và tử ngoại. Mariner 9 thu thập dữ liệu về thành phần khí quyển, mật độ, áp suất và nhiệt độ của Sao Hỏa, cũng như thông tin về thành phần bề mặt, nhiệt độ và địa hình của hành tinh. Continue reading “30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa”

05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam

Nguồn: “Blackhorse” departs South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, các thành viên Trung đoàn Thiết giáp 11 của Mỹ, trừ Tiểu đoàn 2, đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Trung đoàn Hắc Mã (Blackhorse Regiment – đặt theo biểu tượng ngựa đen trên vai áo của những người lính thuộc trung đoàn này) đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 09/1966 với ba phân đội, mỗi phân đội có ba toán lính thiết giáp, một xe tăng và một khẩu pháo nòng ngắn (howitzer). Điều này khiến họ trở thành một lực lượng tác chiến đáng gờm. Sau này, tại Việt Nam, trung đoàn có tổng cộng 51 xe tăng, 296 xe bọc thép, 18 khẩu howitzer 155-ly tự hành, 9 xe phun lửa và 18 máy bay trực thăng. Continue reading “05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam”

02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda

Nguồn: Idi Amin takes power in Uganda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một tuần sau khi lật đổ chế độ của Milton Obote, Thiếu tướng Idi Amin tự xưng Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Uganda. Amin, người đứng đầu quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền khi Obote chạy khỏi đất nước.

Sau khi lên nắm quyền, Amin sớm thể hiện là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và là một tên bạo chúa. Năm 1972, ông đã tiến hành một chương trình diệt chủng để thanh trừng tộc người Lango và Acholi của Uganda. Cuối năm đó, ông ra lệnh buộc tất cả các nhóm người gốc Á rời khỏi đất nước, khoảng 60.000 người Ấn Độ và Pakistan đã chạy trốn, đẩy kinh tế Uganda đến bờ vực sụp đổ. Continue reading “02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda”

16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh

Nguồn: Pakistani forces defeated in Bangladesh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1971, hai tuần sau khi Ấn Độ đưa quân vào Đông Pakistan để hỗ trợ cho phong trào độc lập tại đây, 90.000 quân Pakistan đã đầu hàng lực lượng Ấn Độ. Đông Pakistan sau đó tuyên bố trở thành nước Bangladesh độc lập.

Năm 1947, vào cuối thời kỳ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Pakistan đã được tuyên bố thuộc về nước Pakistan ở phía tây, dù thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm. Continue reading “16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh”

26/12/1971: Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam

A-1 Skyraider

Nguồn:U.S. jets strike North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1971, trong sự kiện leo thang đột ngột nhất của Chiến tranh Việt Nam kể từ khi Chiến dịch Sấm rền (tức Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần I) của Hoa Kỳ chấm dứt tháng 11 năm 1968, máy bay ném bom Mỹ bắt đầu không kích các sân bay, các dàn tên lửa, căn cứ phòng không, và các cơ sở cung ứng của Bắc Việt.

Các cuộc không kích này, có tên là Chiến dịch “Proud Deep Alpha,” kéo dài trong năm ngày, đến ngày 30 tháng 12.[1] Chúng được khởi động để đáp lại tin tình báo dự đoán rằng Bắc Việt đang chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị cho một cuộc tấn công mới. Trong một cuộc họp báo ngày 27 tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird cho biết việc tăng cường ném bom là để trả đũa việc phía cộng sản không tôn trọng các thỏa thuận được ký trước khi Mỹ dừng chiến dịch ném bom năm 1968. Continue reading “26/12/1971: Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam”

11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời

tumblr_static_khrushchev_remembers

Nguồn: “Nikita Khrushchev dies”, History.com, truy cập ngày 09/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, nguyên lãnh đạo Liên Xô cũ Nikita Khrushchev, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh và chắc chắn là một trong những nhân vật màu mè nhất, đã qua đời. Trong thời gian ở đỉnh cao quyền lực của mình vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Khrushchev đã tham gia vào một số sự kiện quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev sinh ra ở Nga vào năm 1894. Ông là một trong những thành viên ban đầu của phong trào cộng sản ở nước Nga, nhưng con đường quan lộ của ông chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1930. Lòng trung thành với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã có ích cho ông trong thập kỷ đầy biến động đó khi nhiều vị lãnh đạo cộng sản khác đã trở thành nạn nhân trước cơn thịnh nộ và ngờ vực của Stalin. Khrushchev đã leo lên cao trong hệ thống đảng, và kỹ năng tổ chức của ông trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đã mang lại cho ông uy tín trong thời kỳ Thế chiến II. Continue reading “11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời”

19/04/1971: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.

Abraham_Lincoln_Brigade_Vietnam_War_Protesters

Nguồn:Vietnam Veterans Against the War demonstrate,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1971, như khúc dạo đầu cho một chiến dịch biểu tình chống chiến tranh lớn, Hội Cựu chiến binh phản đối Chiến tranh Việt Nam ở Hoa Kỳ (VVAW) đã bắt đầu một cuộc biểu tình kéo dài 5 ngày tại Washington, D.C. Được gọi là Dewey Canyon III để tưởng nhớ một chiến dịch cùng tên diễn ra ở Lào (tức chiến dịch Đường 9 – Nam Lào), cuộc biểu tình tương đối ôn hòa đã kết thúc vào ngày 23 tháng 4 với khoảng 1.000 cựu chiến binh ném những dải ruy băng danh dự, mũ sắt, và quân phục trên những tuyến đường của thủ đô, cùng với vũ khí đồ chơi. Trước đó, họ đã đi vận động các dân biểu của họ, đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, và dàn dựng những chiến dịch “tìm và diệt” giả. Continue reading “19/04/1971: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.”

10/04/1971: Ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung bắt đầu

qqxsgPingPong

Nguồn: “U.S. table tennis team visits communist China“, History.com, truy cập 9/4/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Ngày 10 tháng 04 năm 1971, đội tuyển bóng bàn của Mỹ đã bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của chính quyền Đảng Cộng sản. Chuyến viếng thăm được truyền thông đưa tin rầm rộ này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một mối quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Mỹ. Sự kiện này được nhiều nhà quan sát Mỹ nhắc đến với tên gọi: “Ngoại giao bóng bàn”. Continue reading “10/04/1971: Ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung bắt đầu”