27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia

Nguồn: Bombing of Cambodia to continue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1973, Nhà Trắng tuyên bố rằng, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Khmer Lon Nol, việc ném bom Campuchia sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng cộng sản ngừng các hoạt động quân sự và đồng ý ngừng bắn. Continue reading “27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia”

25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with the “Wise Men”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford cho biết rằng Chiến tranh Việt Nam là một “thất bại đích thực”, Tổng thống Johnson, vốn vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch hành động của mình, đã quyết định triệu tập một hội đồng bao gồm gồm chín cố vấn tổng thống đã nghỉ hưu. Nhóm này được biết đến với tên gọi Các Nhà Lão Thành (“Wise Men”), trong đó có các vị tướng đáng kính như Omar Bradley và Matthew Ridgway, những nhân vật nổi tiếng của Bộ Ngoại giao như Dean Acheson và George Ball, và McGeorge Bundy, cố vấn An ninh Quốc gia cho cả chính quyền Kennedy và Johnson. Continue reading “25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp”

22/03/1765: Anh áp Đạo luật Tem thuế lên các thuộc địa Mỹ

Nguồn: Stamp Act imposed on American colonies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1765, trong một nỗ lực nhằm thu ngân sách để trả nợ và bảo vệ các lãnh thổ rộng lớn tại Mỹ mới giành được từ tay Pháp trong Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), chính phủ Anh đã thông qua Đạo luật Tem thuế (Stamp Act). Đạo luật này đã đánh thuế thuế trực tiếp trên tất cả các loại tài liệu được in cho mục đích thương mại và pháp lý tại các thuộc địa, từ báo và tờ rơi cho đến thẻ bài và xúc xắc. Continue reading “22/03/1765: Anh áp Đạo luật Tem thuế lên các thuộc địa Mỹ”

20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Retired Marine Commandant comments on conduct of war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, Cựu Tư lệnh Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, Tướng David Shoup, ước tính rằng sẽ cần tới 800.000 lính chỉ để bảo vệ các trung tâm dân cư tại Nam Việt Nam. Ông tuyên bố thêm rằng Hoa Kỳ chỉ có thể đạt được chiến thắng quân sự bằng cách xâm lược miền Bắc, nhưng cho rằng một chiến dịch như vậy sẽ không đáng với cái giá phải trả. Continue reading “20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam”

18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ

Nguồn: War Relocation Authority is established in United StatesHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Cơ quan Tái định cư Thời chiến được thành lập để “Bắt giam tất cả những người gốc Nhật, bao vây họ bằng quân đội, ngăn họ mua đất đai, và đưa họ trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc.”

Sự tức giận và sợ hãi của người Mỹ gốc Nhật bắt đầu ở Hawaii ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng; mọi người gốc Nhật, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều bị nghi ngờ là gián điệp. Sự nghi ngờ này nhanh chóng bùng phát ở đại lục Hoa Kỳ; khi vào ngày 19/02/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh rằng các công dân Đức, Ý và Nhật Bản – cũng như người Mỹ gốc Nhật – bị cấm không được tới một số khu vực nhất định được coi là nhạy cảm về mặt quân sự. Continue reading “18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ”

15/03/1820: Maine gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Maine enters the UnionHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1820, theo Thỏa hiệp Missouri giữa miền Bắc và miền Nam, Maine được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là tiểu bang thứ 23. Được quản lý như một tỉnh của Massachusetts từ năm 1647, việc Maine gia nhập như một tiểu bang tự do (cấm chế độ nô lệ) đã được các thượng nghị sĩ miền Nam đồng ý để đổi lấy việc Missouri gia nhập như là một tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Continue reading “15/03/1820: Maine gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”

Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?

Nguồn: Why does America still use Soyuz rockets to put its astronauts in space?The Economist, 16/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một thất bại khiến cả thế giới chú ý: hai phút sau khi phóng tàu vũ trụ Soyuz từ một địa điểm ở Kazakhstan, sứ mệnh đi tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị hủy bỏ. May mắn thay, hai phi hành gia trên tàu, một người Nga và một người Mỹ, đã có thể trở về khí quyển và hạ cánh an toàn. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), đồng thời là một chính trị gia thận trọng, nói rằng các sứ mệnh sẽ được tạm dừng cho đến khi một cuộc điều tra cho thấy sai sót nằm ở đâu. Vì hệ thống Soyuz của Nga hiện là cách duy nhất để đưa con người vào quỹ đạo, điều này tạo ra một tình huống có thể khiến ISS vắng bóng người từ tháng 12/2018. Và nước Mỹ không thể làm bất cứ điều gì. Vì sao Mỹ lại phải dựa vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ? Continue reading “Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

08/03/1862: Ngày kinh hoàng của hải quân Liên minh miền Bắc

Nguồn: C.S.S. Virginia terrorizes Union navy, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1862, tàu bọc sắt C.S.S. Virginia của quân đội Hợp bang miền Nam đã tàn phá một hạm đội Liên minh miền Bắc ngoài khơi Hampton Roads, Virginia.

Tàu C.S.S. Virginia ban đầu có tên gọi là U.S.S. Merrimack, một tàu chiến 40 súng được hạ thủy vào năm 1855. Merrimack phục vụ ở vùng biển Caribbe và là soái hạm của hạm đội Thái Bình Dương vào cuối những năm 1850. Đầu năm 1860, con tàu đã ngừng hoạt động để sửa chữa toàn diện tại Xưởng tàu Hải quân Gosport ở Norfolk, Virginia. Nó vẫn ở đó khi Nội chiến bắt đầu vào tháng 04 năm 1861, và các thủy thủ Liên minh miền Bắc đã đánh chìm con tàu khi xưởng tàu được sơ tán. Sáu tuần sau, một công ty cứu hộ đã trục vớt con tàu lên và Hợp bang miền Nam bắt đầu khôi phục nó. Continue reading “08/03/1862: Ngày kinh hoàng của hải quân Liên minh miền Bắc”

Vì sao dịch cúm năm 1918 lại gây tử vong ở mức cao?

Nguồn: Why the flu of 1918 was so deadlyThe Economist, 09/11/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đại dịch cúm được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1918 có lẽ là thảm họa tồi tệ nhất của thế kỷ 20, nếu không nói là từ trước tới nay. Loại virus gây ra đại dịch đã lây nhiễm cho 500 triệu người, hơn một phần tư dân số Trái Đất vào thời điểm đó, và giết chết khoảng 50 triệu đến 100 triệu người. Đến năm 1921, khi đại dịch cuối cùng cũng thoái lui, nó đã làm giảm 2,5% đến 5% dân số thế giới. Để so sánh, Thế chiến I đã giết chết khoảng 17 triệu người, và Thế chiến II khoảng 60 triệu người. Tại sao dịch cúm năm 1918 lại gây ra số lượng tử vong ở mức cao như vậy? Continue reading “Vì sao dịch cúm năm 1918 lại gây tử vong ở mức cao?”

06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu

Nguồn: The Rosenberg trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, phiên tòa xét xử Ethel và Julius Rosenberg bắt đầu tại tòa án liên bang quận Nam New York. Thẩm phán Irving R. Kaufman chủ tọa vụ xét xử tội gián điệp đối với cặp vợ chồng bị buộc tội bán bí mật hạt nhân cho người Nga (họ không thể bị truy tố tội phản quốc vì Hoa Kỳ đang không có chiến tranh với Liên Xô). Vợ chồng Rosenberg, và đồng phạm Morton Sobell, được bảo vệ bởi đội ngũ luật sư cha và con trai Emanuel và Alexander Bloch. Bên công tố bao gồm Roy Cohn vốn nổi tiếng với mối liên hệ với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Continue reading “06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu”

04/03/1776: Lực lượng Hoa Kỳ chiếm Dorchester Heights

Nguồn: American forces occupy Dorchester Heights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1776, dưới sự yểm trợ của pháo binh Hoa Kỳ, Đại tá John Thomas đã mang theo 2.000 lính, đại bác và pháo binh vào vị trí tại Dorchester Heights, ngay phía nam Boston. Theo lệnh của Tướng George Washington, Thomas và binh sĩ của ông đã làm việc suốt đêm để đào hào, bố trí các khẩu pháo và hoàn thành việc chiếm đóng Dorchester Heights.

Khẩu đại bác đã hỗ trợ cho những nỗ lực của Thomas được mang đến bởi Trung tá Benedict Arnold và Ethan Allen cùng với lực lượng Green Mountain Boys của ông tại Pháo đài Ticonderoga vào ngày 10 tháng 5 năm 1775. Đại tá Henry Knox sau đó đã mang khẩu đại bác cùng thuốc súng đến Boston xuyên qua băng tuyết mùa đông để Washington và Thomas kịp thời sử dụng chúng trong cuộc giao chiến tại Dorchester Heights. Continue reading “04/03/1776: Lực lượng Hoa Kỳ chiếm Dorchester Heights”

01/03/1864: Grant được bổ nhiệm trung tướng

Nguồn: Grant nominated for lieutenant general, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã bổ nhiệm Ulysses S. Grant vào cấp trung tướng  – một cấp bậc mới được phục hồi. Cho tới thời điểm đó, George Washington là người duy nhất từng giữ cấp bậc này. Winfield Scott cũng đạt được danh hiệu này nhưng chỉ theo hàm; ông không thực sự chỉ huy quân đội theo cấp này.

Sự thăng cấp này đã giúp Grant trở thành cấp chỉ huy tối cao của các lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Sinh ra ở Ohio vào năm 1822, Grant theo học tại West Point và tốt nghiệp vào năm 1843. Ông phục vụ trong Chiến tranh với Mexico từ năm 1847 đến 1848 và trên biên giới Hoa Kỳ vào những năm 1850. Trong thời gian này, Grant thu được kinh nghiệm về hậu cần và quân nhu, phát triển các kỹ năng mà sau này sẽ giúp ông thành công trong Nội chiến Hoa Kỳ. Continue reading “01/03/1864: Grant được bổ nhiệm trung tướng”

27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’

Nguồn: United States assails North Vietnamese “aggression”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo dài 14.000 từ có tựa đề “Cuộc xâm lược từ phía Bắc – Hồ sơ về Chiến dịch của Bắc Việt nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam.” Trích dẫn “hàng loạt bằng chứng,” bao gồm lời khai của những người lính Bắc Việt đã đào ngũ hoặc bị bắt ở miền Nam Việt Nam, tài liệu tuyên bố rằng gần 20.000 lính và nhân viên kỹ thuật cộng sản đã xâm nhập miền Nam Việt Nam thông qua “kênh xâm nhập” từ miền Bắc. Báo cáo cho biết lực lượng xâm nhập vẫn nằm dưới sự chỉ huy quân sự từ Hà Nội. Continue reading “27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’”

25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun

Nguồn: German troops capture Fort Douaumont (Verdun)History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, quân đội Đức đã chiếm giữ Pháo đài Douaumont, cứ điểm có vị trí quan trọng nhất trong số các pháo đài bảo vệ thành phố Verdun, Pháp, bốn ngày sau khi họ tiến hành cuộc tấn công đầu tiên. Trận Verdun sẽ trở thành cuộc xung đột dài và đẫm máu nhất trong Thế chiến I, kéo dài 10 tháng và dẫn đến hơn 700.000 thương vong.

Vào tháng 02 năm 1916, các bức tường thành của Verdun được bảo vệ bởi khoảng 500.000 lính đóng quân tại hai pháo đài chính là Pháo đài Douaumont và Pháo đài Vaux. Quân Đức, được chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, đã phái một triệu quân tới để chống lại thành phố này, với hy vọng một chiến thắng mang tính quyết định trên Mặt trận phía Tây sẽ khiến quân Đồng minh phải chấp nhận đình chiến. Continue reading “25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun”

22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha

Nguồn: The U.S. acquires Spanish Florida,History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1819, Bộ trưởng Tây Ban Nha Do Luis de Onis và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Quincy Adams đã ký Hiệp ước Chuyển nhượng Florida, trong đó Tây Ban Nha đồng ý nhượng lại phần còn lại của tỉnh Florida cũ của họ cho Hoa Kỳ.

Công cuộc thực dân hóa của Tây Ban Nha trên bán đảo Florida bắt đầu tại St. Augustine vào năm 1565. Thực dân Tây Ban Nha có một thời gian ngắn tương đối ổn định trước khi Florida trở thành mục tiêu tấn công của những người Mỹ bản địa đầy phẫn nộ và lực lượng thực dân Anh đầy tham vọng ở phía bắc trong thế kỷ 17. Continue reading “22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha”

20/02/1725: Thực dân châu Âu lột da đầu người da đỏ

Nguồn: American colonists practice scalping,History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1725, tại các thuộc địa Mỹ, một đội vũ trang gồm những người tình nguyện tại New Hampshire đã tình cờ bắt gặp một nhóm người Mỹ bản địa và đã “lột da đầu” của 10 người trong lần đầu tiên thực dân châu Âu áp dụng tập quán này của người Mỹ bản địa. Đội quân vũ trang này đã nhận được khoản tiền thưởng 100 bảng từ chính quyền thuộc địa ở Boston cho mỗi mảnh da đầu. Continue reading “20/02/1725: Thực dân châu Âu lột da đầu người da đỏ”

18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp

Nguồn: Raymond Poincare becomes president of France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày này năm 1913, Raymond Poincare, một chính trị gia bảo thủ, người đã đắc cử tổng thống Pháp trước sự phản đối của Georges Clemenceau và phe cánh tả Pháp một tháng trước đó, đã nhậm chức.

Nổi tiếng với niềm tin dân tộc chủ nghĩa cánh hữu và đức tin Công giáo mạnh mẽ của mình, Poincare từng là thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Pháp trước khi được bầu vào vị trí tổng thống. Sinh ra ở vùng Lorraine thuộc Pháp, bại trận trước quân Đức trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-71, ông ghét cay ghét đắng và đồng thời cũng e sợ Đức. Là thủ tướng trong những năm trước Thế chiến I, Poincare đã nỗ lực để củng cố các liên minh của Pháp với Anh và Nga. Continue reading “18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp”

15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật

Nguồn: Singapore falls to Japan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Singapore, “vùng Gibraltar ở phía Đông” và một thành trì chiến lược của Anh, rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản.

Là một thành phố trên đảo và là thủ đô của Khu định cư Eo biển thuộc Bán đảo Malay, Singapore là thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19. Vào tháng 07/1941, khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, Nhật đã báo hiệu ý định chiếm Singapore từ tay Anh. Vào đêm trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, 24.000 binh sĩ Nhật đã được chuyển từ Đông Dương đến Bán đảo Malay, và các máy bay Nhật Bản đã không kích Singapore, giết chết 61 dân thường . Continue reading “15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật”