27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood

Nguồn: Congress investigates Reds in Hollywood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Nỗi sợ Cộng sản (Red Scare) đã lên tới đỉnh điểm ở Washington, khi một Ủy ban Quốc hội bắt đầu điều tra ảnh hưởng của Cộng sản tại một trong những cộng đồng giàu có và hào nhoáng nhất thế giới: Hollywood.

Thế chiến II kết thúc và Chiến tranh Lạnh dần “nóng” lên giữa hai cường quốc thế giới – Hoa Kỳ và Liên Xô do Cộng sản kiểm soát. Tại Washington, các cơ quan giám sát bảo thủ đã tìm mọi cách để loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ trước khi chuyển mục tiêu sang “bọn Cộng sản” trong ngành công nghiệp điện ảnh nổi tiếng. Continue reading “20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước

Nguồn: Germany telegraphs President Wilson seeking armistice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, Thủ tướng Đức Max von Baden, được Hoàng đế Wilhelm II bổ nhiệm ba ngày trước đó, đã gửi một bức điện đến chính quyền Tổng thống Woodrow Wilson ở Washington, D.C., nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến giữa Đức và phe Hiệp Ước trong Thế chiến I.

Cuối tháng 09/1918, phe Hiệp Ước đã “hồi sinh” mạnh mẽ ở Mặt trận phía Tây, đảo ngược những thắng lợi từ cuộc tấn công lớn của Đức vào mùa xuân trước đó, đồng thời khiến quân Đức ở miền đông Pháp và miền tây Bỉ phải lui về hàng thủ cuối cùng – Phòng tuyến Hindenburg. Continue reading “04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước”

29/09/1982: Thuốc Tylenol khiến sáu người thiệt mạng

Nguồn: Cyanide-laced Tylenol kills six, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, tiếp viên hàng không Paula Prince đã mua một lọ thuốc Tylenol có tẩm cyanide, và đến ngày 01/10, Prince được tìm thấy đã chết, trở thành nạn nhân cuối cùng của một “căn bệnh” bí ẩn ở Chicago, Illinois. Trong khoảng thời gian 24 giờ trước đó, sáu người khác đã bất ngờ chết vì những nguyên nhân không xác định ở khu vực phía tây bắc Chicago. Sau cái chết của Prince, hai nhân viên cứu hỏa ở thành phố Windy là Richard Keyworth và Philip Cappitelli nhận ra rằng tất cả bảy nạn nhân đã uống thuốc Extra-Strength Tylenol trước khi tử vong. Các điều tra sâu hơn cho thấy một vài lọ thuốc chứa viên nang Tylenol đã bị nhiễm độc cyanide. Continue reading “29/09/1982: Thuốc Tylenol khiến sáu người thiệt mạng”

27/09/1779: John Adams làm đại diện hòa đàm với Anh

Nguồn: John Adams appointed to negotiate peace terms with British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Quốc Hội Lục địa đã bổ nhiệm John Adams lên đường sang Pháp làm đại diện phụ trách đàm phán các hiệp ước hòa bình và thương mại với Anh trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng (Revolutionary War).

Adams từng đến Paris vào năm 1778 để đàm phán thành lập một liên minh với Pháp, nhưng bất ngờ bị loại khi Quốc hội chọn Benjamin Franklin làm người đại diện duy nhất. Chẳng bao lâu sau khi trở về Massachusetts vào giữa năm 1779, Adams được bầu làm đại biểu trong hội nghị tiểu bang để xây dựng một hiến pháp mới; ông đang thực hiện những nhiệm vụ này thì nhận được thông báo về vai trò ngoại giao mới của mình. Continue reading “27/09/1779: John Adams làm đại diện hòa đàm với Anh”

23/09/1875: Tướng cướp Billy the Kid bị bắt lần đầu tiên

Nguồn: Billy the Kid arrested for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Billy the Kid (Nhóc Billy) đã bị bắt lần đầu tiên sau khi ăn cắp một giỏ đồ giặt. Sau đó hắn trốn khỏi nhà tù và lang thang khắp miền Tây nước Mỹ, và dần dần trở thành một kẻ sống ngoài vòng pháp luật, một tên sát nhân bị cáo buộc gây ra 21 vụ giết người.

Chi tiết chính xác về việc Billy the Kid ra đời thế nào đã không được nêu rõ, ngoài cái tên William Henry McCarty. Hắn có lẽ được sinh ra trong khoảng 1859 – 1861, ở Indiana hay New York. Khi còn là một đứa trẻ, hắn không biết cha mình là ai và thường xuyên thay đổi chỗ ở với gia đình, đến sống ở Indiana, Kansas, Colorado và Silver City, New Mexico. Mẹ hắn qua đời vào năm 1874 và Billy the Kid – kẻ đã sử dụng vô vàn biệt danh khác nhau trong suốt cuộc đời, bao gồm cả Kid Antrim và William Bonney – đã sớm biến thành tội phạm ngay sau đó. Continue reading “23/09/1875: Tướng cướp Billy the Kid bị bắt lần đầu tiên”

14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn

Nguồn: McKinley dies of infection from gunshot wounds, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Mỹ William McKinley qua đời sau khi bị bắn bởi một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bị loạn trí trong cuộc triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York.

McKinley giành được ghế Quốc hội đầu tiên của mình ở tuổi 34 và đã trải qua 14 năm tại Hạ viện, trở nên nổi tiếng với vai trò chuyên gia hàng đầu của đảng Cộng hòa về thuế quan. Sau khi mất ghế vào năm 1890, McKinley phục vụ hai nhiệm kỳ làm thống đốc bang Ohio. Vào năm 1896, ông đã nổi lên như là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của nhà công nghiệp giàu có của Ohio, Mark Hanna. Mùa thu năm đó, McKinley đã đánh bại đối thủ William Jennings Bryan với khoảng cách phổ thông đầu phiếu lớn nhất kể từ sau Nội chiến. Continue reading “14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn”

09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ

Nguồn: U.S. Secretary of State Lansing demands recall of Austro-Hungarian ambassador, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một bức thư viết cho chính quyền Đế quốc Áo-Hung, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing yêu cầu chính quyền Áo-Hung triệu hồi Constantin Dumba, Đại sứ nước này ở Washington, D.C.

Ở thời điểm đó, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Mỹ là một nước trung lập trong trận chiến giữa phe Đồng minh Hiệp ước và phe Liên minh Trung tâm, khi ấy gồm cả Áo-Hung. Dumba, người giữ chức Đại sứ tại Mỹ kể từ tháng 05/1913, trước đó đã không giành được sự ủng hộ của những người đồng cấp ở Washington vì Áo-Hung đưa ra chính sách “phục hồi quốc tịch” (rehabilitation) cho những cựu công dân Áo-Hung đang sống ở nước ngoài – những người đã trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ – miễn là họ đồng ý phục vụ trong quân đội thời chiến nếu họ trở về Áo-Hung. Continue reading “09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ”

02/09/1969: ATM chính thức được đưa vào sử dụng 

Nguồn: First ATM opens for businessHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine, ATM) đầu tiên của Mỹ đã được ra mắt công chúng khi xuất tiền mặt cho khách hàng tại Ngân hàng Chemical ở Rockville Centre, New York. Các máy ATM đã tiếp tục cách mạng hóa ngành ngân hàng, dần dần thay thế việc phải trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính cơ bản. Đến thập niên 1980, những máy rút tiền này đã được phổ biến rộng rãi và có các chức năng trước đây từng được thực hiện bởi giao dịch viên, chẳng hạn như nộp tiền bằng séc và chuyển tiền giữa các tài khoản. Ngày nay, ATM trở thành điều không thể thiếu đối với hầu hết mọi người, giống như điện thoại di động và e-mail.  Continue reading “02/09/1969: ATM chính thức được đưa vào sử dụng “

01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “

29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ

Nguồn: Red Cross announces Japan refuses passage of supplies for U.S. POWs, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Hội Chữ thập đỏ quốc tế tiết lộ rằng Nhật Bản đã từ chối cho phép tự do đi qua đối với các tàu chở thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho các tù binh chiến tranh Mỹ do Nhật Bản giam giữ .

Vào tháng 01 năm 1941, chính phủ Mỹ yêu cầu Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình hiến máu để tạo ra nguồn cung huyết tương và huyết thanh sẵn sàng và dồi dào để truyền cho các binh lính bị thương. Hơn 13 triệu lượt đóng góp (mỗi lượt khoảng một pint, tương đương 0,47 lít) đã được thu thập. Continue reading “29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ”

23/08/1784: Tiểu bang Franklin tuyên bố độc lập

Nguồn: State of Franklin declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1784, bốn hạt ở miền tây của bang North Carolina đã tuyên bố độc lập, dưới tên gọi bang Franklin. Bốn hạt này nằm ở khu vực ngày nay là bang Tennessee.

Vào tháng 4 trước đó, bang North Carolina đã nhượng lại chủ quyền vùng đất phía tây, từ núi Allegheny đến sông Mississippi, cho Quốc Hội Mỹ. Trong giai đoạn 1772 – 1777, những người định cư ở khu vực này, được gọi là Thung lũng sông Cumberland, đã thành lập chính phủ độc lập của riêng mình. Họ cũng lo ngại Quốc Hội sẽ bán đất cho Tây Ban Nha hoặc Pháp để trả khoản nợ chiến tranh. Kết quả là, North Carolina rút lại việc nhượng chủ quyền và bắt đầu tổ chức một chính quyền riêng cho khu vực. Continue reading “23/08/1784: Tiểu bang Franklin tuyên bố độc lập”

Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: What may happen in November’s mid-terms, The Economist, 04/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội. Điều gì sẽ quyết định kết quả?

Vào tháng 11, như thông lệ hai năm một lần, người Mỹ sẽ đi đến các điểm bầu cử để bầu một Quốc hội mới. Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện và có một tổng thống thường đồng tình với chương trình nghị sự của họ, nhưng Quốc hội hiện tại đã từ lâu chứng kiến nhiều kịch tính, với nhiều lần bỏ phiếu sít sao một cách bất ngờ. Các sáng kiến ​​lập pháp lớn, chẳng hạn như dự luật cải cách y tế, đã thất bại; thậm chí một biện pháp cắt giảm thuế cũng chỉ được thông qua bởi chênh lệch một vài phiếu bầu. Đảng Dân chủ, được hậu thuẫn bởi sự phản đối mạnh mẽ đối với nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, sẽ tin rằng họ có thể giành quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện. Đảng Cộng hòa sẽ hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp họ duy trì vị thế. Điều gì sẽ xác định người chiến thắng? Continue reading “Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran

Nguồn: CIA-assisted coup overthrows government of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, quân đội Iran, với sự hậu thuẫn và viện trợ tài chính của Mỹ, đã lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mohammed Mosaddeq và phục hồi quyền lực cho Shah (vua) của Iran. Iran sau đó tiếp tục là một đồng minh Chiến tranh Lạnh của Mỹ cho đến khi một cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Shah vào năm 1979.

Mosaddeq đã nổi lên ở Iran vào năm 1951, khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc, Mosaddeq ngay lập tức đã tấn công các công ty dầu mỏ của Anh đang hoạt động tại nước mình, kêu gọi chiếm giữ và quốc hữu hóa các mỏ dầu. Hành động này đã khiến ông xung đột với giới tinh hoa thân phương Tây của Iran và với Shah, Mohammed Reza Pahlevi. Continue reading “19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

Nhân viên tình báo không khai báo là gì?

Nguồn: What is an undeclared intelligence officer?, The Economist, 05/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không phải mọi điệp viên đều giống James Bond.

Vào ngày 14/03/2018, Anh đã trục xuất 23 “nhân viên tình báo không khai báo” khỏi Đại sứ quán Nga tại London. Động thái này xảy ra sau khi một cựu điệp viên Nga, Sergei Skripal, và con gái ông bị đầu độc bởi một loại chất độc thần kinh ở thành phố Salisbury của nước Anh. Trong một hành động phối hợp thể hiện tình đoàn kết, vào ngày 26/03, Mỹ đã trục xuất 60 điệp viên không khai báo như vậy. Các đồng minh khác của Anh, chẳng hạn như Australia và Canada, cũng thực hiện những vụ trục xuất tương tự. Tất cả những nhân viên tình báo không khai báo này là ai, và, nếu Anh biết họ là ai, tại sao lại không trục xuất họ sớm hơn? Continue reading “Nhân viên tình báo không khai báo là gì?”

28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Nguồn: U.S. Senate approves United Nations charter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một tuyên bố quan trọng cho thấy sự biệt lập trước Thế chiến II của Mỹ đã thực sự chấm dứt, Thượng viện nước này chính thức phê chuẩn Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Trong những năm tiếp theo, Liên Hiệp Quốc sẽ là nơi diễn ra một vài trong số những cuộc đối đầu Chiến tranh Lạnh đáng nhớ nhất giữa Mỹ và Liên Xô.

Năm 1919, sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Woodrow Wilson đã kêu gọi Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc gia nhập Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, chủ nghĩa biệt lập thời hậu chiến và chính trị đảng phái đã “giết chết” việc Mỹ tham gia Hội Quốc Liên. Continue reading “28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”