23/06/1959: Klaus Fuchs được thả

Nguồn: Klaus Fuchs released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sau chín năm ngồi tù, Klaus Fuchs, nhà khoa học người Đức thuộc Dự án Manhattan, đồng thời là gián điệp đã giúp Liên Xô chế tạo quả bom hạt nhân và bom hydro đầu tiên, đã được thả ra khỏi một nhà tù ở Anh. Fuchs ngay lập tức rời Anh sang Đông Đức, nơi ông tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình.

Trước khi chiến tranh xảy ra, Fuchs là một sinh viên ở Đức và từng gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1930, nhưng tới năm 1934 thì ông buộc phải chạy trốn sau khi lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler lên nắm quyền. Khi đến sống tại Anh, ông trở thành một nhà khoa học trẻ tài năng và đã được quân đội Anh tuyển mộ sau khi Thế chiến II bùng nổ. Mặc cho quá khứ cộng sản của mình, Fuchs vẫn có quyền tiếp cận các thông tin tối mật. Năm 1943, Fuchs cùng với các nhà khoa học Anh khác được gửi sang Mỹ để tham gia chương trình nguyên tử bí mật của nước này. Khi được giữ lại trụ sở phát triển nguyên tử ở Los Alamos, New Mexico, Fuchs đã trở thành một nhân vật quan trọng trong chương trình. Continue reading “23/06/1959: Klaus Fuchs được thả”

22/06/1944: F.D. Roosevelt ký Đạo luật G.I.

Nguồn: FDR signs G.I. Bill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký Đạo luật G.I. (G.I. Bill). Đây là một đạo luật chưa từng có tiền lệ, được thiết kế để hỗ trợ cho những người giải ngũ – vốn được gọi là G.I.s – vì những nỗ lực của họ trong Thế chiến II.

Là phần cuối cùng trong cuộc cải cách toàn diện Kinh tế mới (New Deal), chính quyền của Roosevelt đã soạn ra Đạo luật G.I. – tên gọi chính thức là Đạo luật Tái Điều chỉnh Cựu Binh (Servicemen’s Readjustment Act of 1944) – với hy vọng đất nước không tiếp tục rơi vào Đại Suy thoái sau khi chiến tranh kết thúc. FDR đặc biệt muốn ngăn chặn việc lặp lại sự kiện Diễu hành Đòi Trợ cấp (Bonus March of 1932), khi mà 20.000 cựu binh thất nghiệp và gia đình họ đã biểu tình phản đối Washington. Quân đoàn Mỹ (American Legion), một tổ chức cựu chiến binh, đã thành công khi đấu tranh cho nhiều điều khoản trong dự luật, cho phép các cựu binh giải ngũ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được vay để mua nhà và kinh doanh với lãi suất thấp, và quan trọng nhất là được tài trợ giáo dục. Continue reading “22/06/1944: F.D. Roosevelt ký Đạo luật G.I.”

21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh

Nguồn: Spain declares war against Great Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Tây Ban Nha đã tuyên chiến với Anh và tạo ra một liên minh trên thực tế với người Mỹ.

Vua Charles III của Tây Ban Nha không chấp nhận một hiệp định liên minh với Mỹ. Việc một đế quốc khuyến khích thuộc địa của một đế quốc khác nổi dậy là trò chơi nguy hiểm mà ông không muốn tham gia. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp, Charles Gravier, bá tước xứ Vergennes, đã thương lượng một hiệp ước để Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến chống lại người Anh. Trở thành đồng minh của đồng minh của Mỹ, Tây Ban Nha đã gián tiếp hậu thuẫn cuộc nổi dậy với một khoảng cách ngoại giao thận trọng. Continue reading “21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh”

20/06/1789: ‘Lời thề tại sân tennis’ của Đẳng cấp Thứ Ba

Nguồn: Third Estate makes Tennis Court Oath, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, tại Versailles, Pháp, các đại biểu của Đẳng cấp Thứ Ba, đại diện cho thường dân và tăng lữ cấp thấp, đã họp nhau tại Jeu de Paume, một sân tennis trong nhà, nhằm thách thức lệnh giải tán từ vua Louis XVI. Chính trong khung cảnh khiêm tốn này, họ đã tuyên thệ một lời thề lịch sử, rằng sẽ không giải tán cho đến khi hiến pháp mới được thông qua.

Louis XVI, người lên ngôi năm 1774, đã chứng minh mình không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng thừa hưởng từ ông nội, vua Louis XV. Năm 1789, trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước, Louis triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp (Estates-General) gồm đại diện của ba Đẳng cấp – quý tộc, tăng lữ, dân thường. Hội nghị các Đẳng cấp đã không được triệu tập từ năm 1614, và các đại biểu đã đưa ra một danh sách dài các yêu sách và kêu gọi cải cách chính trị và xã hội sâu rộng. Continue reading “20/06/1789: ‘Lời thề tại sân tennis’ của Đẳng cấp Thứ Ba”

19/06/1864: USS Kearsarge đánh chìm CSS Alabama

Nguồn: USS Kearsarge sinks CSS Alabama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, tàu chiến thương mại[1] thành công nhất và đáng sợ nhất của Hợp bang miền Nam, CSS Alabama, đã bị tàu USS Kearsarge của Liên minh miền Bắc đánh chìm sau một trận chiến ngoạn mục ngoài khơi bờ biển Pháp.

Được chế tạo ở một xưởng đóng tàu của Anh, sau đó được quân Hợp bang mua về vào năm 1861, Alabama là con tàu thuộc loại hiện đại nhất thời bấy giờ, với chiều dài 220 feet và tốc độ lên đến 13 hải lý/giờ. Tàu được trang bị một buồng cơ khí riêng và có đủ lượng than để ra khơi trong 18 ngày, nhưng cánh buồm của nó còn giúp kéo dài thời gian đó. Continue reading “19/06/1864: USS Kearsarge đánh chìm CSS Alabama”

Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin

Nguồn: Helmut Kohl, The Fall of the Wall Revisited, Project Syndicate, 11/04/1999.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi hay tin về sự sụp đổ của Bức Tường Berlin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan cách đây mười năm. Tối ngày 09/11/1989, đoàn của tôi được Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki mời tới bữa tiệc tại cung điện trước đây của Hoàng tử Radziwill. Trước khi tới bữa tiệc, Thư ký Văn phòng Thủ tướng, Rudolf Seiters, đã gọi từ Bonn. Ông nói với tôi rằng vị chủ tịch của chính quyền cộng sản Đông Berlin đã bất ngờ công bố các quy định tạm thời cho phép các cá nhân công dân được đi lại. Giấy phép thăm Tây Berlin sẽ được cấp cho tất cả các những người nộp đơn ngay cả khi xin gấp.

Chỉ bằng quyết định đơn giản đó, tôi biết rằng lịch sử nước Đức rồi sẽ sớm thay đổi, vì di chuyển dễ dàng tức là ai cũng có thể vượt qua Bức tường Berlin. Dù vậy thì ban đầu tôi cũng không nhìn thấy trước được những buổi lễ ăn mừng hoành tráng và vui vẻ sắp diễn ra ở Berlin. Continue reading “Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin”

18/06/1940: Hitler và Mussolini gặp nhau ở Munich

Nguồn: Hitler and Mussolini meet in Munich, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Benito Mussolini đã đến Munich cùng với Ngoại trưởng của mình, Bá tước Ciano, để thảo luận kế hoạch với lãnh tụ Đức Quốc Xã. Nhưng ông đã không thích những gì mình được nghe.

Xấu hổ vì Ý nhập cuộc trễ trong cuộc chiến chống lại Đồng Minh và cũng chỉ có những hoạt động khá ảm đạm, Mussolini đến gặp Hitler với quyết tâm thuyết phục đối tác phe Trục khai thác lợi thế mà ông ta đã có ở Pháp, bằng cách yêu cầu Pháp đầu hàng toàn diện và chiếm luôn phần phía nam còn đang tự do. Nhà độc tài người Ý rõ ràng muốn “có phần” trong chiến lợi phẩm, và đây là cách để nhận phần thưởng với mức rủi ro tối thiểu. Continue reading “18/06/1940: Hitler và Mussolini gặp nhau ở Munich”

17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp

Nguồn: British and Allied troops continue the evacuation of France, as Churchill reassures his countrymen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Anh đã tiến hành di tản khỏi Pháp theo Chiến dịch Ariel, một cuộc di tản gần giống như chiến dịch di tản khỏi Dunkirk trước đó. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài phát biểu động viên trong một chương trình phát thanh quốc gia: “Dù có chuyện gì xảy ra ở Pháp … chúng ta cũng sẽ bảo vệ hòn đảo quê hương mình, và Đế Quốc Anh sẽ chiến đấu với tinh thần không chịu khuất phục cho đến khi lời nguyền Hitler được dỡ bỏ.”

2/3 nước Pháp bấy giờ đang bị quân Đức chiếm đóng, còn những binh lính nào của Anh và Đồng Minh không tham gia Chiến dịch Dynamo hay Cuộc di tản Dunkirk thì sẽ được đưa về nước. Từ Cherbourg và St. Malo, từ Brest, Nantes, Brits, Ba Lan và Canada, binh lính đã được giải cứu khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nhờ những chiếc thuyền được gửi từ Anh. Continue reading “17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp”

16/06/1961: Ngôi sao ba lê Nureyev đào thoát khỏi Liên Xô

Nguồn: Russian ballet star Nureyev defects, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Rudolf Nureyev, ngôi sao trẻ từ vũ đoàn Kirov Opera Ballet của Liên Xô, đã đào thoát trong chuyến dừng chân tại Paris. Vụ trốn chạy này là một đòn chí mạng cho uy tín của Liên Xô và gây ý chú lớn trên trường quốc tế.

Nureyev trở thành một ngôi sao ballet ở Liên Xô vào năm 1958, khi vừa mới 20 tuổi, lúc mà anh trở thành một trong những nghệ sĩ solo của Kirov Opera Ballet. Hai vũ đoàn ballet, Kirov và Bolshoi, là hai trong số những món trang sức của ngoại giao văn hoá Liên Xô. Các màn trình diễn của họ đã giành được nhiều danh hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới và giúp nghệ thuật Liên Xô nhận được sự tôn trọng. Continue reading “16/06/1961: Ngôi sao ba lê Nureyev đào thoát khỏi Liên Xô”

15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng

Nguồn: The “Blobel Commando” begins its cover-up of atrocities, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Paul Blobel, một đại tá thuộc lực lượng SS-Standartenführer, đã được giao nhiệm vụ điều phối việc tiêu hủy các bằng chứng về sự tàn bạo của Đức Quốc Xã – đó là việc thảm sát người Do Thái ở Châu Âu một cách có hệ thống.

Khi mùa hè năm 1943 đến gần, phe Đồng Minh đã bắt đầu giành chiến thắng trước các tiền đồn của phe Trục, cụ thể là ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Heinrich Himmler, lãnh đạo của SS – đội quân cảnh vệ tinh nhuệ của Đức Quốc Xã, khi đó đã phát triển thành một lực lượng khủng bố bán quân sự – đã bắt đầu nghĩ đến khả năng Đức có thể thất bại, và lo lắng rằng việc thảm sát hàng loạt người Do Thái và tù binh Liên Xô sẽ bị phát hiện. Continue reading “15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng”

14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt

Nguồn: Falkland Islands War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, sau khi trải qua sáu tuần chống cự thất bại trước lực lượng người Anh, Argentina đã chính thức đầu hàng, chấm dứt chiến tranh Quần đảo Falkland.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cực nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được Anh tuyên bố chủ quyền. Nhà thám hiểm người Anh, John Davis, có thể đã tìm thấy quần đảo này vào năm 1592. Sang năm 1690, Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận đặt chân lên đảo. Ông đặt tên hòn đảo theo tên Tử tước Falkland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia lúc bấy giờ. Năm 1764, nhà thám hiểm người Pháp Louis-Antoine de Bougainville đã thành lập thuộc địa đầu tiên trên đảo, East Falkland, nhưng lại để mất nó vào tay người Tây Ban Nha. Năm 1765, Anh lập thuộc địa West Falkland nhưng cũng đã rời đi vào năm 1774 vì lý do kinh tế. Tây Ban Nha cũng bỏ thuộc địa của mình vào năm 1811. Continue reading “14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt”

13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1

Nguồn: Germans launch V-1 rocket attack against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, từ một vị trí gần Eo biển Manche, Đức đã phóng 10 tên lửa loại mới – V1 – sang Anh. Nhưng các tên lửa này có sức tàn phá không quá lớn.

Được thiết kế và chế tạo trong vòng một năm, V1 là loại máy bay mang bom không người lái, sử dụng động cơ phản lực xung, bay nhờ vào con quay không khí và la bàn từ trường, có khả năng mang theo một tấn chất nổ. Thật không may cho người Đức, quá trình phát nổ vẫn còn khá vụng về và thiếu chính xác, vì nó còn tùy thuộc vào tác động lên quả bom khi động cơ ngừng và bom rơi xuống đất, và thường thì chúng trật mục tiêu. Continue reading “13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

12/06/1924: Ngày sinh George Herbert Walker Bush

Nguồn: George Herbert Walker Bush is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Tổng thống Bush cha, George Herbert Walker Bush, đã ra đời tại Milton, Massachusetts. Ông từng phục vụ trong Hải quân Mỹ thời kỳ Thế chiến II và đã sống sót sau một sự kiện kinh hoàng, khi máy bay ném ngư lôi của ông bị bắn rơi trên bầu trời Thái Bình Dương. Bush đã trôi dạt trên mặt nước trong vài giờ cho đến khi được một tàu ngầm của Mỹ cứu. Sau đó, ông được trao tặng huân chương Distinguished Flying Cross vì đã dũng cảm trong chiến đấu. Continue reading “12/06/1924: Ngày sinh George Herbert Walker Bush”

11/06/1776: Quốc hội Mỹ bổ nhiệm nhóm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập

Nguồn: Congress appoints Committee of Five to draft the Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã chọn ra năm nghị sĩ: Thomas Jefferson của Virginia, John Adams của Massachusetts, Benjamin Franklin của Pennsylvania, Roger Sherman của Connecticut và Robert R. Livingston của New York để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Biết được thế mạnh viết lách của Jefferson, Adams đã thúc giục ông soạn bản dự thảo đầu tiên của tuyên ngôn, sau đó Adams và Franklin đã chỉnh sửa nó cẩn thận trước khi đưa ra Quốc Hội xem xét vào ngày 28/06. Continue reading “11/06/1776: Quốc hội Mỹ bổ nhiệm nhóm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập”

10/06/1692: Phù thủy Salem đầu tiên bị treo cổ

Nguồn: First Salem witch hanging, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, tại làng Salem, ở bang thuộc địa Vịnh Massachusetts, Bridget Bishop, người dân thuộc địa đầu tiên bị đưa ra xét xử trong các phiên tòa phù thủy Salem, đã bị treo cổ sau khi bị buộc tội là phù thủy.

Rắc rối trong cộng đồng Thanh giáo nhỏ này đã bắt đầu vào tháng 02/1692, khi Elizabeth Parris 9 tuổi và Abigail Williams 11 tuổi, lần lượt là con gái và cháu gái của Mục sư Samuel Parris, bắt đầu thường xuyên bị động kinh và còn mắc các căn bệnh bí hiểm khác. Một bác sĩ kết luận rằng hai đứa bé đang chịu ảnh hưởng của phép thuật, và bọn trẻ đã chứng thực lời chẩn đoán của bác sĩ. Do bị bác sĩ và cha mẹ ép buộc, hai cô bé đã kể ra tên những người bị buộc tội gây bệnh cho chúng. Continue reading “10/06/1692: Phù thủy Salem đầu tiên bị treo cổ”

09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan

Nguồn: The Red Army invades Karelian Isthmus in Finland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Liên Xô đã tiến vào Đông Karelia ở Phần Lan, khi họ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ vốn đã được nhượng lại cho mình.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Moskva năm 1940, Phần Lan đã buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ phía đông nam, bao gồm eo đất Karelia, cho Liên Xô – những người đang mong muốn tạo ra một vùng đệm cho Leningrad. Để bảo vệ mình trước lại sự xâm lấn của Liên Xô, Phần Lan đã cho phép Đức hành quân qua nước mình để tiến về hướng Đông, sang Liên Xô, mặc dù trên thực tế Phần Lan không có liên minh chính thức với Phe Trục. Continue reading “09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan”

08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway

Nguồn: Nixon and Thieu meet at Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã gặp nhau tại đảo Midway thuộc Thái Bình Dương. Trong cuộc họp, Nixon tuyên bố rằng 25.000 quân Mỹ sẽ được rút về vào cuối tháng 08. Nixon và Thiệu cũng nhấn mạnh rằng lực lượng Nam Việt Nam sẽ thay thế lực lượng Mỹ. Cùng với tuyên bố về đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, Nixon đã thảo luận về cái gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh.” Theo chính sách mới này, Nixon dự định bắt đầu các bước tăng cường khả năng chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để miền Nam cuối cùng có thể tự mình chịu trách nhiệm hoàn toàn trong cuộc chiến. Continue reading “08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway”

07/06/1948: Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Benes từ chức

Nguồn: Czechoslovakian president Benes resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Eduard Benes đã từ chức Tổng thống Tiệp Khắc, thay vì ký một hiến pháp mới để biến đất nước ông trở thành một nhà nước cộng sản. Việc từ chức của Benes đã xóa bỏ những gì còn sót lại của chính phủ dân chủ ở Tiệp Khắc, và dọn đường cho một chế độ do cộng sản kiểm soát.

Benes, một nhân vật nổi tiếng ở Tiệp Khắc, đã được bầu làm “Tổng thống suốt đời” vào năm 1946. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông đã phải đối mặt với một thách thức từ Đảng Cộng sản, hối thúc ông thông qua một chính sách đối ngoại thân Liên Xô và áp dụng đường lối kinh tế cộng sản. Trong suốt những năm 1946 và 1947, Đảng Cộng sản đã phát triển mạnh mẽ nhờ khủng hoảng kinh tế và chính trị nảy sinh sau khi cuộc chiến mới kết thúc, và cũng bởi các chính sách của Mỹ nhằm hăm dọa trừng phạt kinh tế chế độ của Benes nếu họ không loại bỏ các phần tử cộng sản khỏi Tiệp Khắc. Continue reading “07/06/1948: Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Benes từ chức”

06/06/1918: Trận Rừng Belleau bắt đầu

Nguồn: Battle of Belleau Wood begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trận chiến quy mô lớn đầu tiên có sự tham gia của quân Mỹ trong Thế chiến I đã bắt đầu tại Rừng Belleau, phía tây bắc con đường nối Paris và Metz.

Cuối tháng 05/1918, trong cuộc tấn công lần thứ ba trong vòng một năm, người Đức đã tiến sâu vào Mặt trận phía Tây, cách Paris chỉ 45 dặm. Lực lượng Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing đã ngăn chặn đợt tiến công của Đức, và vào ngày 06/06, Pershing ra lệnh thực hiện một cuộc phản công để đẩy quân Đức ra khỏi Rừng Belleau. Continue reading “06/06/1918: Trận Rừng Belleau bắt đầu”