06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris

Nguồn: Fighting continues in South Vietnam while negotiators talk in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này nắm 1972, giao tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt trong khi cuộc hòa đàm bí mật ở Paris được tiếp tục sau 24 giờ tạm dừng. Giao tranh tiếp diễn là do cả hai bên đều cố gắng giành lợi thế ở vùng nông thôn để chuẩn bị cho khả năng đạt được lệnh ngừng bắn ở Paris. Continue reading “06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris”

Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam

Nguồn: Viet Thanh Nguyen & Richard Hughes, “The Forgotten Victims of Agent Orange”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phan Thanh Hung Duc, 20 tuổi, nằm đó bất động và lặng im, thân mình được che phủ bởi một chiếc áo thun trắng in hình một ngôi đền Campuchia trang trí công phu. Miệng anh há hốc, ngực nhô lên khó nhọc, tay chân thì dị dạng. Anh trông như thể đang bị đóng băng trong đau đớn cực hình. Duc là một trong hàng ngàn nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Pham Thi Phuong Khanh, 21 tuổi, là một nạn nhân khác. Cô lặng lẽ kéo chiếc khăn che lại khuôn mặt mình khi một người khách đến thăm Làng Hòa Bình ở Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chụp ảnh chiếc đầu to lớn của cô. Giống như Hung Duc, Khanh là nạn nhân của Chiến dịch Ranch Hand (Operation Ranch Hand) – một nỗ lực của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhằm tiêu diệt nơi trú ẩn cũng như nguồn cung thực phẩm của kẻ thù bằng cách phun thuốc diệt cỏ. Continue reading “Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam”

04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan

Nguồn: Polish Christians come to the aid of Polish Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ở Warsaw, một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo Ba Lan đã bất chấp mạng sống của mình khi thành lập Hội đồng Hỗ trợ người Do Thái (Council for the Assistance of the Jews). Đứng đầu tổ chức này là hai người phụ nữ, Zofia Kossak và Wanda Filipowicz.

Kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, dân Do Thái hoặc là bị đẩy vào các khu ổ chuột (ghetto), hoặc bị đưa đến các trại lao động tập trung, hoặc bị sát hại. Nhà ở và cửa hiệu Do Thái bị tịch thu và các hội đường (synagogues) bị đốt trụi. Quyết định về số phận của người Do Thái cuối cùng cũng bị tiết lộ vào tháng 06/1942, khi một tờ báo ngầm của Warsaw, tờ Lữ đoàn Giải phóng (Liberty Brigade), công bố rằng hàng chục ngàn người Do Thái đã bị giết bằng khí độc tại Chelmno, một trại tử thần ở Ba Lan, gần bảy tháng sau khi việc thảm sát tù nhân bắt đầu. Continue reading “04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan”

02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố

Nguồn: Monroe Doctrine declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1823, trong bài diễn văn thường niên trước Quốc hội, Tổng thống James Monroe đã tuyên bố một sáng kiến mới về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà sau này được gọi là “Học thuyết Monroe.” Phần lớn là công trình của Ngoại trưởng John Quincy Adams, Học thuyết Monroe ngăn cấm sự can thiệp của Châu Âu vào Châu Mỹ, đồng thời khẳng định tính trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc xung đột trong tương lai của châu Âu. Continue reading “02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố”

01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans

Nguồn: New state declared in the Balkans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, ba tuần sau hiệp định đình chiến, cùng ngày mà quân đội phe Hiệp Ước tiến vào Đức lần đầu tiên, một quốc gia mới được tuyên bố thành lập ở Belgrade, Serbia.

Khi các đế chế Áo và Đức bị đánh bại, “Vương quốc mới của người Serbia, Croatia và Slovenia” nổi lên từ tro tàn, được ủng hộ  bởi lời hứa từ Hội Quốc Liên rằng sẽ hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số ở châu Âu. Vương quốc mới thành lập gồm khoảng 500.000 người Hungary và số người Đức tương tự, cùng hàng chục ngàn người Romania, người Albania, người Bungary và người Ý. Continue reading “01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans”

29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng

Nguồn: Communists vow to smash Phoenix program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lãnh đạo Việt Cộng đã ra mệnh lệnh phá hủy Chương trình Phụng Hoàng (Phoenix program). Đài phát thanh Hà Nội đã phát sóng một chỉ thị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi một cuộc tấn công nhằm “tiêu diệt hoàn toàn” lực lượng liên quân, đồng thời nhấn mạnh việc phải xóa sổ Chương trình Phụng Hoàng.

Chương trình Phụng Hoàng là một sáng kiến an ninh cấp xã ấp do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành dựa trên cơ sở tập trung, thu thập thông tin tình báo nhằm xác định và loại bỏ cơ sở Việt Cộng- nhất là đảng viên và cán bộ chính trị cấp cao của Mặt trận Dân tộc. Continue reading “29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng”

Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.

Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh. Continue reading “Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

25/11/1970: Nhà văn Mishima tự sát

Nguồn: Mishima commits ritual suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, nhà văn Nhật Bản nổi tiếng thế giới Yukio Mishima tự sát sau khi thất bại trong việc giành sự ủng hộ của công chúng cho những niềm tin chính trị cực đoan của mình.

Sinh năm 1925, Mishima bị ám ảnh bởi những gì anh thấy là sự cằn cỗi về tâm linh của cuộc sống hiện đại. Ông yêu nước Nhật thời trước chiến tranh, với lòng yêu nước nồng nhiệt và các giá trị truyền thống, hơn là nước Nhật vật chất, Tây hóa kể sau năm 1945. Trên tinh thần này, ông đã thành lập Shield Society, một đội quân cá nhân gây tranh cãi gồm khoảng 100 sinh viên với mục đích bảo vệ hoàng đế trong trường hợp nổi dậy của phe cánh tả. Continue reading “25/11/1970: Nhà văn Mishima tự sát”

24/11/1963: Jack Ruby sát hại Lee Harvey Oswald

Nguồn: Jack Ruby kills Lee Harvey Oswald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, lúc 12:20 chiều, tại tầng hầm trụ sở Cảnh sát Dallas, Lee Harvey Oswald, kẻ bị cáo buộc đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy, đã bị Jack Ruby, một ông chủ sở hữu hộp đêm ở Dallas, bắn chết.

Ngày 22/11, Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại khi đang ngồi trên một chiếc xe mui trần dạo quanh đường phố Dallas. Chưa đầy một giờ sau vụ nổ súng, Lee Harvey Oswald giết một cảnh sát, người tra hỏi hắn trên đường. Ba mươi phút sau, hắn bị cảnh sát bắt trong một rạp chiếu phim. Oswald đã chính thức bị xét xử vào ngày 23/11 vì cáo buộc giết hại Tổng thống Kennedy và Sĩ quan J.D. Tippit. Continue reading “24/11/1963: Jack Ruby sát hại Lee Harvey Oswald”

22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức

Nguồn: Margaret Thatcher resigns History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng trong lịch sử Anh Quốc, đã tuyên bố từ chức sau 11 năm cầm quyền.

Margaret Hilda Roberts sinh năm 1925 tại Grantham, nước Anh. Năm 1959, sau khi kết hôn với doanh nhân Denis Thatcher và trở thành mẹ của một cặp sinh đôi, bà được bầu vào Nghị viện Anh với tư cách đại diện Đảng Bảo thủ của Finchley, một quận nằm phía bắc London. Trong những năm 1960, bà đã nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng Bảo thủ, và năm 1967, trở thành thành viên nội các đối lập (shadow cabinet) – đối lập với nội các của Đảng Lao động cầm quyền, được dẫn dắt bởi Harold Wilson. Với chiến thắng của Đảng Bảo thủ dưới thời Edward Health vào năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Continue reading “22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức”

20/11/1967: Sinh viên biểu tình chống công ty hóa chất Dow

Nguồn: Students Demonstrate Against Dow Chemical Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, tại Mỹ, các sinh viên của Đại học San Jose (San Jose State College) đã biểu tình chống lại Công ty Hóa chất Dow, nhà sản xuất napalm. Cảnh sát đã được cử đến, nhưng nhóm sinh viên từ chối giải tán và một số lãnh đạo biểu tình đã bị bắt giữ. Ngày hôm sau, bất chấp cảnh báo của Thống đốc bang California, Ronald Reagan, cấm tổ chức biểu tình, sinh viên đã một lần nữa tổ chức một cuộc biểu tình chống Dow. Continue reading “20/11/1967: Sinh viên biểu tình chống công ty hóa chất Dow”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: My Lai trial begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tòa án Quân đội xét xử Trung úy William Calley đã bắt đầu. Giữ vị trí lãnh đạo một trung đội thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn Bộ binh 11, Sư đoàn Bộ binh 23, Lục quân Hoa Kỳ – Calley đã chỉ đạo binh lính của mình thực hiện một vụ thảm sát dân thường Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại thôn Mỹ Lai vào ngày 16/03/1968. Thôn Mỹ Lai là một trong những thôn thuộc làng Sơn Mỹ ở Nam Việt Nam.

Đại đội Charlie đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch Wheeler/Wallowa kéo dài một năm (Operation Wheeler/Wallowa, 11/1967 – 11/1968). Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này đã tiến vào Mỹ Lai nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội khi họ chạy khỏi túp lều của mình. Những người sống sót sau đó bị lính Mỹ dồn đến con mương gần đó và giết chết. Continue reading “17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai”

15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung

Nguồn: Himmler orders Gypsies to concentration camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Heinrich Himmler đã ra một mệnh công khai rằng những người Gypsy (Di-gan) và con lai mang dòng máu người Gypsy sẽ bị xem là “cùng hạng với bọn Do Thái và sẽ bị đưa về các trại tập trung.”

Himmler đã quyết tâm thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc của chế độ phát xít, theo đó sẽ loại bỏ khỏi các lãnh thổ của Đức và do Đức kiểm soát tất cả các chủng tộc bị xem là “thấp kém” (inferior), cũng như các loại “thù địch xã hội” (asocial), chẳng hạn như tội phạm nguy hiểm. Continue reading “15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung”

13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine

Nguồn: Truman announces inquiry into Jewish settlement in Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman thông báo việc thành lập một ủy ban điều tra để xem xét việc giải quyết tình trạng người Do Thái ở Palestine.

Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến II, quân Đồng Minh đã giúp giải phóng nhiều trại tử thần (death camp) nơi mà chế độ Đức Quốc Xã dựng lên để tập trung và giết hại hàng triệu người Do Thái. Những người Do Thái còn sống sót trong các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trước đây nay bị bỏ rơi mà không có gia đình, nhà cửa, việc làm hay tiền tiết kiệm. Continue reading “13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine”

Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

11/11/1942: Mỹ hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống 18

Nguồn: Draft age is lowered to 18, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã phê chuẩn việc giảm độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự xuống 18 và nâng giới hạn tuổi lên thành 37.

Tháng 09/1940, Quốc Hội Mỹ, với tỉ lệ phiếu thuận áp đảo tại cả hai viện, đã thông qua Đạo luật Burke-Wadsworth (Burke-Wadsworth Act), và nghĩa vụ quân sự bắt buộc thời bình đã lần đầu tiên được áp dụng trong lịch sử Hoa Kỳ. Việc nam giới trong độ tuổi từ 21 đến 36 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự đã bắt đầu đúng một tháng sau đó. Có khoảng 20 triệu thanh niên đủ điều kiện – 50% đã bị loại năm đầu tiên, vì lý do sức khỏe hoặc vì mù chữ (chiếm 20% trong số này). Continue reading “11/11/1942: Mỹ hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống 18”

10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy

Nguồn: Germans take Vichy France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân Đức chiếm đóng nước Pháp dưới quyền chính phủ Vichy, nơi mà trước đây không có sự hiện diện của phe Trục.

Kể từ tháng 07/1940, khi bị Đức Quốc Xã xâm lược và đánh bại, nhà nước tự chủ của Pháp đã bị chia thành hai khu vực. Một bị chiếm đóng bởi quân Đức, và một được cai trị bởi chế độ bù nhìn ở Vichy – khu vực suối khoáng nằm cách Paris khoảng 200 dặm về phía đông nam – đứng đầu là Tướng Philippe Pétain, một anh hùng Thế chiến I. Pétain từng công khai tuyên bố rằng Đức và Pháp cùng có một mục tiêu chung, đó là “sự thất bại của nước Anh.” Nhưng thực ra, vị tướng Pháp thầm hy vọng rằng bằng cách hòa hoãn với phe Trục, ông có thể giữ chân quân Đức khỏi Vichy, đồng thời âm thầm hỗ trợ phong trào Kháng chiến chống phát xít. Continue reading “10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy”

08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’

Nguồn: Stalin celebrates the Revolution’s anniversary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng Bolshevik, Joseph Stalin, lãnh đạo tối cao và nhà độc tài của Liên Xô, đã phát biểu trước một cuộc tuần hành của các Đảng viên công nhân tại Moskva.

Cuộc tuần hành được tổ chức ngầm dưới lòng đất, trong hội trường bằng đá cẩm thạch của nhà ga Mayakovsky. Ở đó, Stalin đã động viên các công nhân Đảng Cộng sản bằng lời hứa rằng nếu người Đức “muốn có một cuộc chiến hủy diệt, họ sẽ có một cuộc chiến.” Ngay ngày hôm sau, tại Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, sau khi duyệt binh, Stalin đã khuyến khích họ bảo vệ “tổ quốc Nga thiêng liêng” – ngay cả khi các xe tăng Đức, trước lún trong bùn, nay đã bắt đầu lăn bánh trên những con đường đóng băng để tiến về thủ đô Liên Xô. Continue reading “06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’”