05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam

Nguồn: “Blackhorse” departs South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, các thành viên Trung đoàn Thiết giáp 11 của Mỹ, trừ Tiểu đoàn 2, đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Trung đoàn Hắc Mã (Blackhorse Regiment – đặt theo biểu tượng ngựa đen trên vai áo của những người lính thuộc trung đoàn này) đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 09/1966 với ba phân đội, mỗi phân đội có ba toán lính thiết giáp, một xe tăng và một khẩu pháo nòng ngắn (howitzer). Điều này khiến họ trở thành một lực lượng tác chiến đáng gờm. Sau này, tại Việt Nam, trung đoàn có tổng cộng 51 xe tăng, 296 xe bọc thép, 18 khẩu howitzer 155-ly tự hành, 9 xe phun lửa và 18 máy bay trực thăng. Continue reading “05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam”

03/03/1845: Quốc Hội Mỹ lần đầu đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống

Nguồn: Congress overrides presidential veto for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1845, Quốc Hội Mỹ đã đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống John Tyler, hủy bỏ nó với hai phần ba số phiếu tán thành cần thiết của Quốc hội. Điều này đánh dấu lần đầu tiên cơ quan này sử dụng quy định của Hiến pháp cho phép Quốc hội bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống, đồng thời cũng là món quà chia tay của Quốc hội dành cho Tyler khi ông rời nhiệm sở. Continue reading “03/03/1845: Quốc Hội Mỹ lần đầu đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống”

02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Kennedy proposes plan to end the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (Đảng Dân chủ, bang New York) đã đề xuất một kế hoạch ba điểm để giúp chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch bao gồm (1) đình chỉ hoạt động ném bom nhắm vào miền Bắc Việt Nam, (2) quân đội Mỹ và Bắc Việt sẽ rút dần dần khỏi miền Nam, và (3) một lực lượng quốc tế sẽ được đưa vào thay thế. Ngoại trưởng Dean Rusk đã từ chối đề nghị của Kennedy, vì ông này tin rằng Bắc Việt sẽ không bao giờ đồng ý rút quân.

Robert đã từng là Tổng Chưởng lý dưới quyền anh trai mình, Tổng thống John F. Kennedy. Sau khi anh trai bị ám sát, Robert tiếp tục phục vụ Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson cho đến năm 1964, khi ông từ chức để tranh cử vào Thượng viện. Continue reading “02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam”

28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức

Nguồn: Pope Benedict resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, chưa đầy ba tuần sau khi đưa ra thông báo bất ngờ rằng mình sẽ từ chức, Đức Giáo hoàng Benedict XVI, 85 tuổi, đã chính thức rời bỏ vị trí của mình. Lấy lý do tuổi tác quá cao để giải thích cho việc rút khỏi chức vụ lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã 1,2 tỷ thành viên, Đức Benedict trở thành Giáo hoàng đầu tiên từ bỏ quyền lực trong gần 600 năm. Hai tuần sau khi Ngài từ chức, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục của Buenos Aires, đã được bầu làm Giáo hoàng kế nhiệm.

Là con trai của một sĩ quan cảnh sát, Đức Benedict tên thật là Joseph Ratzinger, sinh tại làng Marktl ở Bavaria, Đức, vào ngày 16/04/1927. Trong Thế chiến II, chàng trai Ratzinger gia nhập quân đội Đức, nơi anh bị bỏ rơi cho trong giai đoạn cuối cuộc chiến và đã bị lực lượng Đồng minh giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian ngắn vào năm 1945. Continue reading “28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức”

26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật

Nguồn: Corregidor’s last gasp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một kho đạn trên đảo Corregidor của Philippines đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung và gây thêm thương vong cho người Mỹ trước thềm chiến thắng của Mỹ tại đây.

Tháng 05/1942, Corregidor, một đảo đá nhỏ ở cửa vịnh Manila, vẫn đang là một trong những thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của Nhật tại Bataan. Các cuộc pháo kích liên tục và các cuộc tấn công bắn phá từ trên không đã làm suy yếu lính phòng vệ Mỹ và Philippines. Dù vẫn cố gắng đánh chìm nhiều xà lan Nhật khi họ tiếp cận bờ biển phía bắc của hòn đảo, quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn quân Nhật được nữa. Continue reading “26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật”

24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq

Nguồn: Gulf War ground offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau sáu tuần không kích dữ dội vào Iraq và lực lượng vũ trang của nước này, liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo đã phát động một cuộc đổ bộ lên Kuwait và Iraq.

Ngày 02/08/1990, Iraq đã xâm lược Kuwait, nước láng giềng nhỏ bé nhưng rất giàu dầu mỏ, và chỉ trong vài giờ, họ đã chiếm được hầu hết các vị trí chiến lược. Một tuần sau, Chiến dịch Lá chắn (Operation Shield) – nhằm bảo vệ Ả Rập Saudi, bắt đầu khi các lực lượng của Mỹ tập trung ở Vịnh Ba Tư. Ba tháng sau, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq nếu quân đội nước này không rút khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Continue reading “24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq”

23/02/1861: Lincoln tránh được âm mưu ám sát

Nguồn: Lincoln avoids assassination attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Abraham Lincoln và đoàn tùy tùng của mình bất ngờ xuất hiện tại khách sạn Willard ở Washington, D.C. nhằm ngăn chặn một âm mưu ám sát ông tại Baltimore.

Tổng thống mới đắc cử đã rời quê nhà Springfield, Illinois, bằng tàu hỏa vài ngày trước đó và lên kế hoạch dừng chân ở Baltimore trước khi tiếp tục đến thủ đô. Trước khi rời đi, ông có bài chia tay sâu sắc với quê hương và bằng hữu thân thiết – những người để ý thấy rằng Tổng thống dường như cũng nhận ra mình sẽ không bao giờ quay trở lại thị trấn nơi, Lincoln nói, “những đứa con của tôi đã được sinh ra và một trong số ấy đã được chôn cất.” Ngay sau khi rời Springfield, các trợ lý của ông đã nhận được báo cáo về một vụ ám sát đã được lên kế hoạch ở Baltimore và ra lệnh cho đoàn tàu đi thẳng tới Washington ngay lập tức. Continue reading “23/02/1861: Lincoln tránh được âm mưu ám sát”

21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu

Nguồn: Battle of Verdun begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 7:12 sáng ngày này năm 1916, một phát đạn từ khẩu súng nòng dài 38cm Krupp của Đức – một trong số hơn 1.200 khẩu như vậy được dùng để bắn phá lực lượng Pháp dọc theo mặt trận trải dài 20 km qua sông Meuse – đã trúng vào nhà thờ ở Verdun, Pháp, khởi đầu Trận Verdun, kéo dài trong 10 tháng và trở thành cuộc xung đột dài nhất trong Thế chiến I.

Đến đầu năm 1916, cuộc chiến ở Pháp, từ biên giới Thụy Sĩ đến Eo biển Manche, đã sa lầy thành chiến tranh chiến hào. Bất chấp các điều kiện khó khăn trong các chiến hào, tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn tin rằng chìa khóa để chiến thắng không phải là đối đầu với Nga ở phía đông mà là đánh bại Pháp trong một trận đánh lớn ở Mặt trận phía Tây. Tháng 12/1915, Falkenhayn đã thuyết phục được Hoàng đế Đức, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo quân sự khác như Paul von Hindenburg, rằng nếu kết hợp với chiến tranh tàu ngầm không giới hạn trên biển, tổn thất lớn của Pháp trong trận chiến sẽ đẩy người Anh – mà Falkenhayn cho là đối thủ mạnh nhất trong phe Hiệp ước – ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu”

19/02/1473: Copernicus ra đời

Nguồn: Copernicus born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1473, Nicolaus Copernicus ra đời tại Torun, một thành phố ở phía bắc miền trung Ba Lan trên sông Vistula. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Copernicus sinh ra trong một gia đình thương gia khá giả, sau khi cha ông qua đời, người chú – sau này trở thành một giám mục – đã lãnh trách nhiệm nuôi nấng cậu bé. Copernicus nhận được nền giáo dục tốt nhất thời bấy giờ và được chuẩn bị sẵn cho sự nghiệp về giáo luật. Tại Đại học Krakow, ông theo học giáo dục đại cương (liberal arts), gồm các ngành thiên văn học và chiêm tinh học, và sau đó, giống như nhiều người Ba Lan thuộc tầng lớp xã hội của mình, Copernicus được gửi đến Ý để nghiên cứu y học và luật. Continue reading “19/02/1473: Copernicus ra đời”

17/02/1904: Ra mắt vở “Madame Butterfly”

Nguồn: Madame Butterfly premieres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, vở opera Madame Butterfly (Quý bà Bươm bướm) của Giacomo Puccini đã được ra mắt tại nhà hát La Scala ở Milan, Ý.

Chàng Puccini trẻ tuổi đã quyết định dành cả cuộc đời mình cho opera sau khi xem vở Aida của Giuseppe Verdi vào năm 1876. Sau này, ông trở thành tác giả của nhiều vở opera được yêu thích nhất mọi thời đại: La Boheme (1896), Tosca (1900), Madame Butterfly (1904) và Turandot (vẫn còn dang dở khi ông qua đời vào năm 1906). Tuy nhiên, không có vở kịch nào trong số này nhanh chóng thành công ngay lần đầu ra mắt. La Boheme, tác phẩm kinh điển về một nhóm các nghệ sĩ nghèo sống trong một căn gác xép ở Paris, thì nhận được đánh giá trái ngược nhau, trong khi Tosca bị các nhà phê bình đánh giá thấp. Continue reading “17/02/1904: Ra mắt vở “Madame Butterfly””

16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân

Nguồn: Tet Offensive results in many new refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, các quan chức Mỹ công bố báo cáo rằng, ngoài 800.000 người được liệt kê vào diện tị nạn trước ngày 30/01, giao tranh trong Tết Mậu Thân đã khiến thêm 350.000 người phải đi tị nạn.

Cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản, được gọi là chiến dịch Tết Mậu Thân, bắt đầu vào rạng sáng ngày 31/01, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết. Lực lượng Việt Cộng, với sự hỗ trợ của một số lượng lớn quân đội Bắc Việt, đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất và có phối hợp tốt nhất trong chiến tranh, thọc sâu vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam và tấn công 30 tỉnh lị, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ). Continue reading “16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân”

14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson presents draft covenant for League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong một phiên họp toàn thể của hội nghị hòa bình Versailles, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên do một uỷ ban liên hiệp được thành lập hai tuần trước đó chuẩn bị.

Ủy ban được thành lập vào ngày 25/01 và có cuộc họp đầu tiên vào ngày 04/02, đã làm được điều bất khả thi khi đặt ra các nguyên lý cụ thể cho tầm nhìn đầy tham vọng nhưng rất đỗi mơ hồ của Wilson về một tổ chức quốc tế nhằm giải quyết xung đột trong tương lai giữa các quốc gia và giữ gìn hòa bình thế giới. Ngay từ đầu, ủy ban này đã bao gồm hai đại diện của mỗi quốc gia thuộc Nhóm Năm Siêu Cường (Big Five, gồm Anh, Pháp, Ý, Nhật và Mỹ); sau đó bổ sung thêm chín đại diện từ các nước khác có mặt tại hội nghị hòa bình. Continue reading “14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày

Nguồn: Daylight saving time instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã quyết định tăng thêm thời gian chuẩn ban ngày thêm một giờ cho mỗi múi giờ, thực hiện thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày (daylight saving time) – mà khi ấy còn gọi là “thời gian chiến tranh.”

Thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày, được đề xuất bởi Tổng thống Roosevelt, được áp dụng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và có nguồn gốc từ Thế chiến I, khi Quốc Hội Mỹ, đi theo mô hình ở châu Âu, đặt ra một mốc thời gian chuẩn nhằm cho phép nước này sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên. Continue reading “09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày”

07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian

Nguồn: Winter Battle of the Masurian Lakes begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, giữa cơn bão tuyết dày đặc, Tướng Fritz von Below và Tập đoàn quân số 8 của Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tiền tuyến của Nga ở phía bắc Hồ Masurian ở Mặt trận phía Đông, bắt đầu Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian (còn gọi là Trận Hồ Masurian lần II).

Trước đó ở khu vực Hồ Masurian, gần các làng Frogenau và Tannenberg tại Đông Phổ, một trận chiến đã diễn ra vào tháng 9/1914 và kết thúc với thất bại thứ hai của người Nga trước quân Đức dưới quyền Erich Ludendorff (thất bại đầu tiên là ở Tannenberg trong tháng trước). Trận chiến thứ hai này đánh dấu khởi đầu của chiến lược xâm lăng nhắm vào quân Nga do Tổng Tư lệnh Paul von Hindenburg đề xuất, người đã lý luận rằng nếu Liên minh Trung tâm có thể liên tục giành chiến thắng trong chuỗi các trận chiến quan trọng ở Mặt trận phía Đông, thì họ có thể loại Nga ra khỏi cuộc chiến và tập trung vào thách thức thực sự: đối đầu với Anh và Pháp ở phía Tây. Continue reading “07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda

Nguồn: Idi Amin takes power in Uganda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một tuần sau khi lật đổ chế độ của Milton Obote, Thiếu tướng Idi Amin tự xưng Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Uganda. Amin, người đứng đầu quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền khi Obote chạy khỏi đất nước.

Sau khi lên nắm quyền, Amin sớm thể hiện là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và là một tên bạo chúa. Năm 1972, ông đã tiến hành một chương trình diệt chủng để thanh trừng tộc người Lango và Acholi của Uganda. Cuối năm đó, ông ra lệnh buộc tất cả các nhóm người gốc Á rời khỏi đất nước, khoảng 60.000 người Ấn Độ và Pakistan đã chạy trốn, đẩy kinh tế Uganda đến bờ vực sụp đổ. Continue reading “02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”