Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Nếu bạn là chúa Nguyễn Phúc Ánh, người vừa thống nhất Việt Nam năm 1802, bạn sẽ chọn vùng đất nào làm kinh đô?

Câu trả lời đương nhiên là Huế. Gia Định là vùng trù phú, cơ sở của việc phục hưng vương triều, nhưng cách Thăng Long gần 2000 km. Phương tiện (gần như duy nhất) để đi từ Sài Gòn ra Bắc là tàu bè trên biển. Trong khi đó, Thăng Long là kinh đô cũ của nhà Lê Trịnh và trung tâm của vùng Bắc Hà, những người coi Nguyễn Phúc Ánh chỉ là một biên thần ‘kém văn minh’ như cách mô tả của Lê Quý Đôn. Những người Bắc Hà sau đó chờ đợi việc chúa Nguyễn sẽ nhanh chóng lập lại vua Lê (Hoàng Xuân Hãn, 1998: 1405). Tuy nhiên, việc Nguyễn Phúc Ánh ‘thất hứa’, lấy lí do là ông giành được ngai vàng từ tay nhà Tây Sơn ‘tiếm ngụy’ chứ không phải nhà Lê đã ngay lập tức làm cho dân chúng vùng châu thổ sông Hồng quay lưng lại với vương triều mới (Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), sơ tập, quyển 10). Đó là lí do có các cuộc nổi loạn chống lại nhà Nguyễn ngay sau năm 1802. Continue reading “Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành”

25/11/1952: “The Mousetrap” của Agatha Christie công diễn mở màn tại London

Nguồn: “The Mousetrap” opens in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, “The Mousetrap” (Bẫy chuột), vở kịch trinh thám do tiểu thuyết gia kiêm biên kịch Agatha Christie sáng tác, đã công diễn mở màn tại Nhà hát Ambassadors của London. Án mạng bí ẩn “ai-mới-thực-sự-là-thủ-phạm” cực kỳ cuốn hút này sẽ trở thành vở kịch được trình diễn liên tục dài nhất trong lịch sử.

Khi Mousetrap được công diễn lần đầu vào năm 1952, Winston Churchill còn là Thủ tướng Anh, Joseph Stalin là lãnh đạo Liên Xô và Harry Truman là Tổng thống Mỹ. Agatha Christie, khi đó đã là một nữ tiểu thuyết gia trinh thám thành danh, dự định viết vở kịch cho Hoàng hậu Mary, vợ của Vua George V. Với tên gọi ban đầu là “Three Blind Mice” (Ba con chuột mù), vở kịch ra mắt trên đài phát thanh với độ dài chỉ 30 phút, vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của Hoàng hậu vào năm 1947. Sau đó, Christie đã mở rộng tác phẩm của mình và đổi tên nó thành “The Mousetrap” – lấy cảm hứng từ thể loại kịch-trong-kịch từng xuất hiện trong “Hamlet” của William Shakespeare. Continue reading “25/11/1952: “The Mousetrap” của Agatha Christie công diễn mở màn tại London”

Thế giới hôm nay: 25/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một bồi thẩm đoàn ở Brunswick, Georgia đã kết luận ba người đàn ông da trắng phạm tội giết Ahmaud Arbery, một người đàn ông da đen 25 tuổi không vũ trang. Travis McMichael, cùng cha là Gregory McMichael và hàng xóm William Bryan, đã truy đuổi Arbery, người khi ấy chỉ đang chạy bộ, vì nghi ngờ anh ta ăn trộm. Bryan ghi lại cảnh hai bên cự cãi, và cuối cùng Travis McMichael bắn chết Arbery. Các bị cáo đều khai chỉ hành động tự vệ; họ đối mặt mức án tối thiểu là tù chung thân. Một thẩm phán sẽ quyết định liệu họ có khả năng được ân xá hay không.

Ít nhất 31 người di cư đã chết đuối khi cố vượt eo biển Manche từ Pháp, trong vụ việc đơn lẻ có số người tử vong cao nhất từ khi thống kê được thu thập. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông “kinh hoàng” và hứa sẽ trả cho Pháp nhiều tiền hơn để tăng cường tuần tra cảnh sát dọc bờ biển Pháp. Tính đến nay đã có 26.000 người di cư vượt eo biển thành công trong năm nay, nhiều hơn gấp ba tổng số năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/11/2021”

Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên

Nguồn: Colum Lynch, “The Life of Diplomats in North Korea”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tài liệu nội bộ của Liên Hợp Quốc nêu chi tiết gánh nặng mà các nhà ngoại giao nước ngoài phải đối mặt do các lệnh trừng phạt và một chính phủ kiểm soát chặt đến ngột ngạt ở Bình Nhưỡng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, đại sứ Nga tại Triều Tiên lúc bấy giờ, Valery Sukhinin, đã kể trước quan khách một cuộc họp của các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các thách thức của đời sống ngoại giao ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị cấm vận.

Ông phàn nàn việc Đại sứ quán Nga phải vận chuyển những bao tiền mặt từ Moscow và Bắc Kinh để trang trải chi phí và trả lương cho nhân viên, vì các ngân hàng phương Tây không chấp thuận các giao dịch ngân hàng với Triều Tiên. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, bao gồm Toyota và Mitsubishi, do cảnh giác với các lệnh trừng phạt, đã không bán ô tô hoặc phụ tùng để phục vụ đội xe của Đại sứ quán, trong khi Volkswagen từ chối yêu cầu mua một chiếc xe jeep để Lãnh sự quán Nga sử dụng tại một khu vực không có đường nhựa, khẳng định rằng chiếc xe là một mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất sang Triều Tiên. Continue reading “Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên”

Thế giới hôm nay: 24/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Y tế Đức nâng cấp cảnh báo về đợt tăng ca nhiễm covid-19 “rất mạnh” của nước này. Jens Spahn kêu gọi các biện pháp mới để ngăn chặn đại dịch, bao gồm chỉ cho phép những người đã tiêm ngừa hoặc đã khỏi bệnh được tiếp cận các không gian công cộng. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ra khuyến cáo không nên đến Đức và nước láng giềng Đan Mạch, đồng thời nâng cảnh báo lên mức cao nhất.

Mỹ sẽ rút 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ quốc gia trong những tháng tới, cho thấy nỗ lực kiểm soát giá năng lượng và lạm phát. Ngoài ra Anh cũng rút 1,5 triệu thùng và Ấn Độ 5 triệu thùng; dự kiến ​​tiếp theo sẽ đến lượt Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Một động thái toàn cầu tương tự được tiến hành lần cuối vào năm 2011 để bù đắp cho sản lượng giảm do nội chiến Libya. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/11/2021”

Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo

Nguồn: Raffaello Pantucci, “How China Became Jihadis’ New Target”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tổ chức khủng bố quốc tế từ lâu chỉ coi Bắc Kinh là một mục tiêu thứ yếu. Điều đó đã thay đổi.

Đầu tháng 10, một kẻ đánh bom của Nhà nước Hồi giáo-Khorasan đã giết chết gần 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kunduz, Afghanistan. Việc nhóm chiến binh nhận trách nhiệm về vụ tấn công không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng trong một diễn biến mới đáng lo ngại đối với Bắc Kinh, họ cũng quyết định liên hệ vụ thảm sát với Trung Quốc: Nhóm này nói rằng kẻ đánh bom là người Duy Ngô Nhĩ và cuộc tấn công là nhằm trừng phạt Taliban vì đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp các hành động của Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Continue reading “Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo”

23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam

Nguồn: The Birdman of Alcatraz is allowed a small taste of freedom, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Robert Stroud, tù nhân nổi tiếng với biệt danh “Người chim Alcatraz” (Birdman of Alcatraz) đã được thả khỏi phòng biệt giam, lần đầu tiên kể từ năm 1916. Stroud đã trở nên cực kỳ nổi tiếng khi tác giả Thomas Gaddis viết một cuốn tiểu sử đánh giá cao kiến thức điểu học của ông ta.

Stroud vào tù lần đầu tiên hồi năm 1909 vì đã sát hại một người pha chế rượu sau một cuộc ẩu đả. Khi gần mãn hạn tù tại Nhà tù Liên bang Leavenworth ở Kansas, ông ta lại đâm chết một lính canh vào năm 1916. Dù ông ta nói rằng mình hành động để tự vệ, Stroud vẫn bị tuyên án treo cổ. Lời cầu xin viết tay từ mẹ của Stroud gửi Tổng thống Woodrow Wilson đã khiến Stroud được giảm án xuống còn chung thân trong phòng biệt giam vĩnh viễn. Continue reading “23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam”

Hệ lụy từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc siết chặt khu vực tư nhân

Nguồn: China’s communist authorities are tightening their grip on the private sector”, The Economist, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người có thể nhầm tưởng rằng đó là một trong những nhà đầu tư công nghệ thông minh nhất thế giới. Danh mục đầu tư của Quỹ Đầu tư Internet Trung Quốc (CIIF) là nỗi ghen tị của các nhà đầu tư mạo hiểm ở khắp mọi nơi. Quỹ này sở hữu một phần chi nhánh của ByteDance, công ty mẹ của tập đoàn truyền thông xã hội TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, và Weibo, một nền tảng giống Twitter. Họ cũng có cổ phần trong SenseTime, một trong những tập đoàn về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất của Trung Quốc, và Kuaishou, một dịch vụ video ngắn phổ biến. Danh mục đầu tư của công ty này giống như danh sách của những công ty nổi tiếng trong ngành. Continue reading “Hệ lụy từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc siết chặt khu vực tư nhân”

Thế giới hôm nay: 22/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính trị gia trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Angela Merkel nói Đức nên bắt chước Áo bắt buộc tiêm chủng trong bối cảnh số ca nhiễm covid-19 tăng vọt. Tỷ lệ tiêm chủng ở nước này là 68%, tương đối thấp so với các nước khác ở Tây Âu. Đề nghị này được đưa ra sau khi có biểu tình ở một số thành phố châu Âu phản đối phong tỏa và các hạn chế covid-19. Đặc biệt có bạo lực ở The Hague và các thành phố khác của Hà Lan.

Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng trước và bị bắt, đã được trả tự do và được phục hồi chức vụ. Ông đã ký một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với thủ lĩnh đảo chính, Trung tướng Abdel-Fattah al-Burhan. Song một số nhân vật lãnh đạo biểu tình chống đảo chính đã lên tiếng phản đối thỏa thuận. Họ yêu cầu rút hoàn toàn quân đội khỏi chính trị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/11/2021”

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Nguồn: David Zucchino, “The U.S. War in Afghanistan: How It Started, and How It Ended“, The New York Times, 07/10/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Ngày 15 tháng 8, vài giờ sau khi tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chiến dịch tấn công mùa hè dữ dội của Taliban đã đem lại thắng lợi cho lực lượng này. Các lãnh đạo của Taliban tiến vào tiếp quản Dinh Tổng thống, sự kiện đã khiến hàng chục nghìn người kéo ra khu vực biên giới. Những người người khác thì tràn vào phi trường quốc tế ở Kabul, tranh giành để được lên các chuyến bay sơ tán dành cho công dân nước ngoài và người Afghanistan cộng tác với NATO. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?”

21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến

Nguồn: President Lincoln allegedly writes to mother of Civil War casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, người ta tin rằng Tổng thống Abraham Lincoln đã viết một bức thư cho Lydia Bixby – bà góa phụ là mẹ của 5 người lính đã tử trận trong Nội chiến Mỹ. Một bản sao của bức thư sau đó được xuất bản trên Boston Evening Transcript vào ngày 25/11 và được ký tên “Abraham Lincoln”; tuy nhiên, bản gốc của bức thư chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức thư có nội dung chia buồn với bà Bixby trước cái chết của 5 người con, những người đã chiến đấu để bảo vệ Liên minh miền Bắc trong Nội chiến. Tác giả bày tỏ “bất kỳ lời nói nào của tôi cũng đều yếu ớt và vô vọng trước nỗi mất mát quá lớn của bà.” Ông tiếp tục với lời cầu nguyện “Cha Trên Trời sẽ xoa dịu nỗi đau đớn của bà, và sẽ chỉ để lại ký ức trân quý về người thân yêu đã mất, cùng niềm tự hào xứng thuộc về bà, vì đã đặt một sự hy sinh quý giá như vậy trên bàn thờ Tự do.” Continue reading “21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm vĩnh viễn đặt nước ta dưới ách cai trị; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Ngày 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1/8/1406]. Sai bọn Tham chính Phúc Kiến Vương Bình theo Thành quốc công Chu Năng đến An Nam làm việc. Từ nay, phàm những nhân tài có thể đảm nhiệm được chức vụ được lần lượt sai đi.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 230)

Với nhu cầu đòi hỏi nhiều nhân lực, nhà vua ra lệnh các quan văn võ có tội, cho phép đi theo đoàn viễn chinh để lập công chuộc tội: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát”

20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu

Nguồn: Garrett Morgan patents three-position traffic signal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Văn phòng Sáng chế Mỹ đã cấp Bằng sáng chế số 1.475.074 cho đèn giao thông ba tín hiệu của nhà phát minh kiêm nhà báo 46 tuổi Garrett Morgan. Dù phát minh của Morgan không phải là đèn tín hiệu giao thông đầu tiên (chiếc đầu tiên đã được lắp đặt ở London vào năm 1868), nó vẫn là một bước đổi mới quan trọng: nhờ có thêm tín hiệu thứ ba ngoài Dừng và Đi, nó giúp điều phối các phương tiện băng qua đường một cách an toàn hơn so với loại đèn trước đó.

Morgan, con trai của hai người từng là nô lệ, sinh ra ở Kentucky vào năm 1877. Khi mới 14 tuổi, ông chuyển đến Ohio để tìm việc làm. Đầu tiên, ông làm thợ sửa đồ vặt ở Cincinnati; tiếp theo, ông chuyển đến Cleveland, tiếp tục với công việc thợ sửa máy may. Continue reading “20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu”

Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy.[1] Continue reading “Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân””

Thế giới hôm nay: 19/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Belarus đã dọn sạch các trại của người di cư ở biên giới với Ba Lan. Người di cư vốn được đưa đến đây để gây áp lực lên EU. Tổng thống Alexander Lukashenko trước đó đã đề nghị với khối một kế hoạch theo đó EU tiếp nhận 2.000 người di cư, chủ yếu từ Iraq, trong khi Belarus đưa 5.000 người về nước. EU chưa đưa ra phản hồi chính thức.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã không đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận dự kiến cho quý 3, trong bối cảnh các quy định mới của Đảng Cộng sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại gây khó khăn cho hãng. Doanh thu chỉ tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, chậm nhất trong sáu quý qua. Công ty đã cắt giảm triển vọng cho cả năm tài chính sau các kết quả đáng thất vọng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/11/2021”

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown

Nguồn: Mass suicide at Jonestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Jim Jones, người sáng lập giáo phái Peoples Temple, đã khiến hàng trăm tín đồ của mình tự sát tập thể ngay tại ngôi làng của họ, nằm ở một vùng hẻo lánh của đất nước Nam Mỹ Guyana. Dù nhiều tín đồ của Jones sẵn lòng nuốt chất độc, số khác thực ra đã uống thuốc vì bị chĩa súng vào đầu. Số người chết tại Jonestown ngày hôm ấy là 909 người, một phần ba trong đó là trẻ em.

Jim Jones là một nhà truyền giáo rất có sức hút; trong thập niên 1950, ông ta đã thành lập Peoples Temple, một nhánh nhỏ thuộc Thiên Chúa Giáo, ở Indianapolis. Jones thường thuyết giảng chống lại sự phân biệt chủng tộc và giáo đoàn đa chủng tộc của ông ta đã nhanh chóng thu hút nhiều người Mỹ gốc Phi. Năm 1965, ông đưa các tín đồ đến định cư ở Ukiah, miền bắc California, sang năm 1971 thì chuyển đến San Francisco. Continue reading “18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown”

Thế giới hôm nay: 18/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng nghìn người xuống đường ở Khartoum, thủ đô Sudan, để phản đối chính quyền quân sự đã đảo chính hôm 25/10. Lực lượng an ninh trước đó đã bắn hơi cay và đạn thật vào đám đông, giết chết ít nhất 5 người, theo các báo cáo ban đầu. Người biểu tình kêu gọi thả thủ tướng Abdalla Hamdok, sau khi ông này bị lật đổ trong đảo chính, và trở lại chế độ dân sự.

Estonia sẽ triển khai 1.700 binh sĩ dự bị cho một chiến dịch nhanh dọc biên giới với Nga. Nhiệm vụ của họ bao gồm xây dựng một hàng rào mới dài 40 km khi cuộc khủng hoảng di cư Belarus leo thang. Một số chính phủ đã cáo buộc Nga, đồng minh thân cận của Belarus, đứng sau giật dây cuộc khủng hoảng, dù Điện Kremlin phủ nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/11/2021”

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Con trai của vị cựu độc tài Ferdinand Marcos và con gái của vị tổng thống dân túy đương nhiệm Rodrigo Duterte đang tìm cách củng cố quyền lực của liên minh giữa hai gia đình. Việc hình thành một liên minh giữa các “triều đại” này sẽ có những tác động đến bối cảnh chính trị của đất nước trong nhiều năm tới.

Trong gần một tuần, người dân Philippines đã chứng kiến ​​sự hỗn loạn chính trị chưa từng thấy trong suốt lịch sử của nền dân chủ bầu cử ở nước mình. Màn kịch chính trị xoay quanh việc ai sẽ là ứng cử viên tổng thống đại diện chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đảng chính thức của ông Duterte là PDP-Laban đã đăng ký được một thượng nghị sĩ đương nhiệm cho vị trí này, Ronald dela Rosa chỉ được coi là người giữ chỗ cho con gái ông, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte. Continue reading “Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines”

Thế giới hôm nay: 17/11/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá khí đốt châu Âu tăng mạnh sau khi Đức đình chỉ quy trình phê duyệt đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang châu Âu. Cơ quan quản lý năng lượng Đức cho biết họ sẽ chỉ chứng nhận công ty vận hành đường ống nếu công ty đó tuân thủ luật Đức. Mỹ và một số nước châu Âu nói đường ống khiến EU thêm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Những người di cư đang kẹt giữa biên giới Belarus-Ba Lan đã bị lính Ba Lan bắn vòi rồng và hơi cay khi tìm cách đi vào EU. Họ đáp lại bằng cách ném đá qua phía bên kia biên giới. Khối này đã chuẩn bị thêm các biện pháp trừng phạt Belarus, với cáo buộc chính phủ nước này khuyến khích người di cư tràn qua biên giới trong nỗ lực chia rẽ EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/11/2021”