08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet

Tác giả: Jyrki Lyytikkä & Teemu Hallamaa | Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm giám sát mạng internet mà các nước thiếu dân chủ quan tâm.

Ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có tất cả 1800 camera giám sát cuộc sống hàng ngày của thành phố. Mạng lưới camera giám sát công cộng và tư nhân liên tục cung cấp những hình ảnh chính xác cho dịch vụ đám mây. Luồng hình ảnh được phân tích bằng thiết bị thông minh nhận diện các khuôn mặt.

Huawei đã quảng cáo việc thiết lập hệ thống thông minh cho thành phố một cách an toàn của mình. Tội phạm ở Nairobi gần như đã giảm đi một nửa khi hệ thống này được lắp đặt.  Bên cạnh việc ngăn ngừa và chống tội phạm, việc sử dụng kỹ thuật thông minh cho còn giúp tiết kiệm nước. Ở một số thành phố, các chuyến xe buýt có thể trả tiền vé bằng thiết bị nhận diện khuôn mặt. Hệ thống cũng có thể dùng để giám sát người dân và giúp giảm chống đối về chính trị. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet”

07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: Jeannette Rankin becomes first U.S. congresswoman, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1916, nhà nữ quyền người Montana Jeannette Rankin được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử của đất nước này giành được một ghế trong Quốc hội liên bang.

Sinh ra và lớn lên trong một trang trại gần Missoula, Montana, Rankin là con gái của những bậc cha mẹ cấp tiến, họ đã khuyến khích bà suy nghĩ vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của các cơ hội mà phụ nữ thường được cho phép vào đầu thế kỷ 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Montana và Trường Thiện nguyện New York, Rankin làm việc một thời gian ngắn trong vai trò một nhân viên xã hội trước khi tham gia tích cực vào một nỗ lực trên phạm vi toàn quốc nhằm giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Continue reading “07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên”

Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Nguồn: Minxin Pei, “The Sino-American Cold War’s Collateral Damage”, Project Syndicate, 19/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được xem như chiến dịch mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu tiếp tục leo thang, “cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ” này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả hai phe tới mức kẻ thắng cuộc (khả năng cao là Mỹ) cũng chỉ giành được một chiến thắng cay đắng.[1]

Nhưng chính phần còn lại của thế giới sẽ phải trả cái giá đắt hơn cả. Trên thực tế, mặc dù ít khả năng xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ đem lại những thiệt hại ngoài dự kiến sâu rộng và nặng nề tới mức gây nguy hại cho tương lai toàn bộ nhân loại. Continue reading “Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung”

06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’

Nguồn: Stalin celebrates the Revolution’s anniversary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng Bolshevik, Joseph Stalin, lãnh đạo tối cao và nhà độc tài của Liên Xô, đã phát biểu trước một cuộc tuần hành của các Đảng viên công nhân tại Moskva.

Cuộc tuần hành được tổ chức ngầm dưới lòng đất, trong hội trường bằng đá cẩm thạch của nhà ga Mayakovsky. Ở đó, Stalin đã động viên các công nhân Đảng Cộng sản bằng lời hứa rằng nếu người Đức “muốn có một cuộc chiến hủy diệt, họ sẽ có một cuộc chiến.” Ngay ngày hôm sau, tại Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, sau khi duyệt binh, Stalin đã khuyến khích họ bảo vệ “tổ quốc Nga thiêng liêng” – ngay cả khi các xe tăng Đức, trước lún trong bùn, nay đã bắt đầu lăn bánh trên những con đường đóng băng để tiến về thủ đô Liên Xô. Continue reading “06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’”

Bầu cử giữa kỳ 2018: Khoảnh khắc xoay trục cho nước Mỹ và thế giới?

Tác giả: Vy Xuân

Nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ “chưa từng có tiền lệ”, với Tổng thống Donald Trump, rất nhiều tiền, sự đa dạng trong ứng viên và sự chia rẽ sâu sắc trong công chúng.

Khi tháng 11 sang và Barack Obama tiến gần đến ngày kỷ niệm 10 năm ông đắc cử tổng thống Mỹ, người ta thấy cựu tổng thống một lần nữa có mặt tại các buổi vận động tranh cử. Lần này, ông không tranh cử để giành lấy lá phiếu có tên mình, mà kêu gọi người dân, đặc biệt là người trẻ tuổi, đi bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử mà ông gọi là “quan trọng nhất trong cuộc đời các bạn, có lẽ còn quan trọng hơn năm 2008 nữa”.

Một người khác cũng đang bay khắp đất nước, có mặt tại những bang chiến lược để vận động cho những lá phiếu “không có tên mình”. Đó là Tổng thống Donald Trump. Continue reading “Bầu cử giữa kỳ 2018: Khoảnh khắc xoay trục cho nước Mỹ và thế giới?”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương

Tác giả: Dhruva Jaishankar | Biên dịch: Đinh Nho Minh

India and China at Sea: Competition for Naval Dominance in the Indian Ocean. David Brewster chủ biên. New Delhi: Oxford University Press, 2018. Bìa cứng: 256 trang.

Năm 2017, Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLA-N) chính thức khai trương cảng hải quân tại nước ngoài đầu tiên dưới dạng một trạm tiếp tế ở Djibouti. Cho tới gần đây, Bắc Kinh luôn kiên quyết cho rằng họ sẽ không áp đặt ảnh hưởng quân sự trên trường quốc tế giống như Mỹ và các cường quốc khác đã làm. Tuy nhiên, giữa những năm 2000, người ta bắt đầu lo ngại về “chuỗi ngọc trai”, tên gọi của chuỗi các cảng có thể được dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự được Trung Quốc xây hoặc đầu tư ở Ấn Độ Dương. Mặc dù có thể những mối lo ngại này hơi bị thổi phồng, nó vẫn có cơ sở. Ngoài Djibouti, việc Trung Quốc phát triển các cơ sở hạ tầng cảng khác ở những khu vực do Trung Quốc kiểm soát, cũng như sự tăng cường hoạt động của PLA-N ở khu vực Ấn Độ Dương, đã khiến nhiều nơi, trong đó có New Delhi, quan ngại về ý định của Bắc Kinh. Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương”

05/11/1940: Franklin D. Roosevelt tái đắc cử tổng thống

Nguồn: FDR re-elected president, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1940, Franklin Delano Roosevelt tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vị trí tổng thống Hoa Kỳ, một điều chưa từng có tiền lệ.

Roosevelt được bầu vào nhiệm kỳ thứ ba với lời hứa duy trì sự trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài: “Không một người đàn ông hay phụ nữ nào có thể thảo luận một cách thiếu suy nghĩ hoặc sai trái rằng người Mỹ sẽ gửi quân đội của mình đến các chiến trường châu Âu.” Nhưng khi cuộc chiến của Hitler lan rộng, và sự tuyệt vọng của nước Anh tăng lên, Tổng thống đã đấu tranh để thông qua Đạo luật Lend-Lease tại Quốc hội vào tháng 3 năm 1941, một chương trình cam kết viện trợ tài chính cho Vương quốc Anh và các đồng minh khác. Continue reading “05/11/1940: Franklin D. Roosevelt tái đắc cử tổng thống”

Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Đức chiếm kỷ lục về giết đồng loại: ứng với mỗi chữ trong tự truyện của Hitler Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) – bản tuyên ngôn của phát xít Đức – có 125 người bị chúng giết, ứng với mỗi chương sách này có 1,2 triệu người chết. Trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng chống phát xít, một nhà lãnh đạo Chính phủ CHLB Đức nói: Đó không phải là chiến tranh, mà là một cuộc tàn sát!

Đầu sỏ tội phạm lớn nhất gây ra cuộc đại tàn sát đó là trùm phát xít Adolf Hitler. Có thể nói không có Hitler thì không có chủ nghĩa phát xít Đức. Cho nên trước hết hãy xem xét con người Hitler. Continue reading “Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler”

04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Barack Obama elected as America’s first black president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama của bang Illinois đã đánh bại Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona để trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào Nhà Trắng. Ứng viên 47 tuổi của Đảng Dân chủ đã giành được 365 phiếu đại cử tri và gần 53% phiếu bầu phổ thông, trong khi đối thủ 72 tuổi từ Đảng Cộng hòa của ông giành được 173 phiếu đại cử tri và hơn 45% phiếu phổ thông. Phó Tổng thống trong liên minh tranh cử của Obama là Thượng nghị sĩ Joe Biden của bang Delaware, vị trí này trong liên danh của McCain là Thống đốc Sarah Palin của Alaska, thành viên nữ đầu tiên của Đảng Cộng hòa được đề cử làm Phó Tổng thống. Continue reading “04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ”

Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?

Nguồn: Why France’s farmers worry about China, The Economist, 27/03/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 670.000 người đã tham dự Hội chợ Nông nghiệp thường niên của Pháp tại Paris gần đây. Trong số đó có tổng thống Emmanuel Macron, người đã đến thăm vào ngày đầu tiên và dành 12 giờ tại hội chợ, một kỷ lục cho các tổng thống. Thời gian tại hội chợ của ông có cảm tưởng như kéo dài hơn vậy. Trước hội chợ này, những người nông dân đã chặn các đường cao tốc của Pháp để phản đối cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mercosur, khối Thị trường chung Nam Mỹ, mà tác động có thể thấy là sự gia tăng lượng thịt bò nhập khẩu vào Pháp, và phản đối cả các kế hoạch của Pháp để cắt giảm trợ cấp cho các trang trại gặp khó khăn. Ông Macron đã phải chịu một sự tiếp đón thiếu thân thiện trong một vài khu vực hội chợ (mặc dù ông đã tránh được số phận mà ông phải chịu năm ngoái, khi bị ném một quả trứng vào mặt). Tuy nhiên, nông dân Pháp cũng có một mục tiêu mới. Tại sao họ lại lo lắng về Trung Quốc? Continue reading “Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?”

03/11/1967: Trận Đăk Tô

Nguồn: Battle of Dak To begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Tây Nguyên của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đăk Tô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm về phía bắc, gần biên giới với Campuchia.

Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người. Continue reading “03/11/1967: Trận Đăk Tô”

02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh

Nguồn: Spruce Goose flies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, máy bay Hughes – chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo – đã được điều khiển bởi nhà thiết kế Howard Hughes trên chuyến bay đầu tiên và duy nhất của nó. Được chế tạo từ gỗ dán bạch dương và vân sam, chiếc máy bay bằng gỗ đồ sộ có sải cánh dài hơn một sân bóng đá và được thiết kế để chở theo hơn 700 người ra mặt trận.

Howard Hughes là một nhà sản xuất phim Hollywood thành công khi ông thành lập Công ty Máy bay Hughes vào năm 1932. Ông đích thân kiểm tra chiếc máy bay tiên tiến do chính ông thiết kế và năm 1937 đã phá kỷ lục thời gian bay xuyên lục địa. Năm 1938, ông bay vòng quanh thế giới trong một khoảng thời gian kỷ lục là ba ngày, 19 giờ và 14 phút. Continue reading “02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh”

Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?

Nguồn: Kelly Hammond, Rian Thum & Jeffrey Wasserstrom, “China’s Bad Old Days Are Back“, Foreign Affairs, 30/10/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Nhiều chuyện đáng lo đã xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đã bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian[1] tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dõi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lãnh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế còn kéo dài. Continue reading “Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump

Nguồn: Mari Pangestu, “How to save the world trading system from Trump”, East Asia Forum, 15/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, dòng vốn chảy vào Mỹ đã làm cho đồng đô la tăng giá so với đa số các đồng tiền chủ chốt.

Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất là Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước vốn đang gặp khó khăn về tài khóa có nguyên nhân từ bối cảnh chính trị. Brazil, Nam Phi và các quốc gia mới nổi của châu Á cũng bị ảnh hưởng – mặc dù đồng tiền của những quốc gia này giảm giá ở mức thấp hơn trong khoảng 10 đến 12 phần trăm. Và cả đồng nội tệ Australia và Trung Quốc cũng lần lượt giảm giá khoảng 8 phần trăm và 5 phần trăm.

Mức độ giảm giá đồng tiền tại các nền kinh tế khác nhau phản ánh nhận thức của các nhà đầu tư về sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô nền tảng của những nền kinh tế này, đặc biệt là mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, cũng như triển vọng chính sách của các nước này. Continue reading “Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump”

31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát

Nguồn: The prime minister of India is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1984, Indira Gandhi, thủ tướng Ấn Độ, đã bị ám sát ở New Delhi bởi hai cận vệ của chính bà. Beant Singh và Satwant Singh, cả hai đều là người Sikh, đã trút hết băng đạn vào Gandhi khi bà đi đến văn phòng của mình từ một ngôi nhà liền kề. Mặc dù hai kẻ tấn công ngay lập tức đầu hàng, cả hai đều bị bắn trong một cuộc hỗn chiến sau đó khiến Beant thiệt mạng.

Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã cố gắng dẫn dắt một quốc gia thống nhất từ nhiều phe phái tôn giáo, sắc tộc và văn hóa đã tồn tại dưới sự cai trị của Anh cho đến năm 1949. Con gái ông, Indira Gandhi (không có họ hàng với Mohandas Gandhi), đã lên nắm quyền vào năm 1966, và đã đấu tranh với nhiều vấn đề tương tự như cha mình. Continue reading “31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

Trung Quốc giám sát và đàn áp người Uyghur như thế nào?

Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc giám sát Tân Cương bằng những thiết bị kỹ thuật cao khi cho rằng mỗi người dân đều có thể là kẻ khủng bố. Các nhân viên an ninh cũng giám sát mỗi bước đi của các phóng viên.

“Welcome to Kashgari!”, viên cảnh sát vừa nói một câu toàn tiếng Anh, vừa nhìn vào mắt chúng tôi và cười vui vẻ.

Anh ta và ba đồng nghiệp Trung Quốc khác đến tiền sảnh khách sạn để nói với chúng tôi những điều chúng tôi được viết về Kashgar. Tốt nhất là chỉ ở trong những khu vực dành cho khách du lịch và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chụp ảnh cảnh sát, anh ta nhắc nhở. Continue reading “Trung Quốc giám sát và đàn áp người Uyghur như thế nào?”