25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?

Nguồn: How Christmas evolved from raucous carnival to domestic holiday, The Economist, 22/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không có những món quà được bọc cẩn thận. Cũng không có những cây thông được trang trí rực rỡ hay Santa Claus. Giáng sinh ở châu Âu và châu Mỹ thời tiền công nghiệp rất khác so với ngày lễ hàng năm ngày nay. Những người say rượu, những người mặc quần áo của người khác giới và những người hát thánh ca ồn ào lang thang trên các đường phố. Quán rượu, thay vì nhà hoặc nhà thờ, là nơi để ăn mừng. “Con người làm ô danh Thiên Chúa trong mười hai ngày quanh Lễ Giáng sinh nhiều hơn cả mười hai tháng trong năm,” Hugh Latimer, Cha tuyên úy của Vua Edward VI, đã tuyệt vọng nói như vậy vào giữa những năm 1500. Khoảng 200 năm sau, phía bên kia Đại Tây Dương, một mục sư Thanh giáo đã chỉ trích “trò chơi dâm dục” và “sự truy hoan man rợ” vào thời điểm Giáng sinh ở các thuộc địa. Những quan ngại đó dường như không còn phù hợp vào thời điểm hiện tại. Vào cuối thế kỷ 19, một ngày lễ bừa bãi, rông dài đã trở thành một ngày lễ yên bình, hướng về gia đình mà chúng ta biết ngày nay. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?”

24/12/1942: Đô đốc Pháp Jean Darlan bị ám sát

Nguồn: French Admiral Jean Darlan is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một sát thủ người Pháp phe tự do ở Algeria đã ám sát Jean Francois Darlan, đô đốc và cộng tác viên người Pháp trong chính phủ Vichy. Lúc đó ông 61 tuổi.

Sinh ngày 07 tháng 08 năm 1881, tại Nerac, Pháp, Darlan tốt nghiệp Học viện Hải quân Pháp năm 1902 và nhanh chóng thăng tiến về cấp bậc. Ông đạt được vị trí đô đốc hải quân vào tháng 6 năm 1939 và được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của Hải quân Pháp hai tháng sau đó. Continue reading “24/12/1942: Đô đốc Pháp Jean Darlan bị ám sát”

Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ

Tác giả: Ngô Di Lân

Giữa một loạt các sự kiện lớn xảy ra trong thời gian vừa qua, từ việc cựu Tổng thống George H. W. Bush qua đời cho tới Brexit và biểu tình bạo loạn ở Pháp, bài viết Một chính sách đối ngoại dành cho tất cả (A Foreign Policy for All) trên tạp chí Foreign Affairs của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren – một trong những ứng viên hàng đầu của đảng Dân Chủ cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, dường như đã hoàn toàn bị “ngó lơ”.

Đây là một điều đáng tiếc bởi bài viết của TNS Warren có lẽ là một trong những “bản vẽ” rõ nét nhất về một chính sách đối ngoại Mỹ mà đảng Dân Chủ có thể theo đuổi trong tương lai. Nếu ứng viên của đảng Dân Chủ thắng cử vào năm 2020, nhiều khả năng yếu tố ý thức hệ sẽ trở lại với vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại Mỹ. Mặt khác, Mỹ sẽ chú ý hơn tới tác động của chính sách đối ngoại lên các mục tiêu đối nội, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một chính sách đối ngoại dân chủ sẽ có tác động đáng kể đến sự can dự quốc tế của Mỹ nói chung và tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng. Continue reading “Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ”

23/12/1783: George Washington từ chức Tổng Tư lệnh

Nguồn: George Washington resigns as commander in chief, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, sau khi ký Hiệp ước Paris, Tướng George Washington đã từ chức Tổng Tư lệnh Lục quân Lục địa và về hưu tại Mount Vernon, Virginia.

Washington phát biểu trước Quốc Hội:

Dù rất vui khi nền độc lập và chủ quyền của chúng ta được công nhận, cũng như hạnh phúc khi Hoa Kỳ có cơ hội để trở thành một quốc gia có vị thế, tôi xin từ chức trong sự hài lòng khỏi vị trí mà tôi chấp nhận với lo lắng; một sự lo lắng vì tôi không chắc mình đủ khả năng hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn như vậy; tuy nhiên, điều này đã được thay thế bởi niềm tin vào mục đích chính đáng của chúng ta, cùng sự hỗ trợ từ Liên minh, và sự phù hộ từ Chúa. Continue reading “23/12/1783: George Washington từ chức Tổng Tư lệnh”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam với FOIP & Quad: Tham gia hay không tham gia 

Sau một thập niên, kỳ vọng về một phiên bản mới của “Bộ Tứ” (Quad 2.0) đã nổi lên từ cuối 2017 khi tầm nhìn chiến lược “Indo-Pacific Mở và Tự do” (FOIP) được chính quyền Trump tuyên bố. Tuy bốn nước “Bộ Tứ” đều mong muốn Quad hồi sinh, nhưng nhiệm vụ này không đơn giản. “Bộ tứ” thực chất là sự trùng hợp lợi ích an ninh của các nước trong tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc. “Bộ Tứ” xuất hiện lần đầu tiên từ cuối năm 2006, khi bốn quốc gia dân chủ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ) hưởng ứng sáng kiến của thủ tưởng Nhật Shinzo Abe, nhằm mục đích đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên có lợi ích chung. Tuy nhiên, phiên bản đầu tiên (Quad 1.0) đã không thành công vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc, và chính trị nội bộ của Úc, Ấn Độ và Nhật. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)”

22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II

Nguồn: Washington announces Linebacker II raids will continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Washington tuyên bố rằng chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến khi Hà Nội đồng ý đàm phán “trong tinh thần thiện chí và với một thái độ xây dựng.”

Các nhà đàm phán Bắc Việt đã rời khỏi bàn đàm phán bí mật tại Paris vào ngày 13/12. Tổng thống Nixon đã đưa ra tối hậu thư buộc Hà Nội gửi đại diện của mình trở lại hội nghị trong vòng 72 giờ. Nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Nixon, và để đáp trả, Tổng thống đã ra lệnh tiến hành Linebacker II, một chiến dịch không kích toàn diện nhắm vào Hà Nội. Continue reading “22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

2. Nội dung của văn hóa đại học

Thế nào là văn hoá Đại học? 

Trường Đại học không chỉ là tồn tại vật chất khách quan mà còn là một dạng tồn tại văn hoá và tinh thần. Tồn tại vật chất của Đại học rất đơn giản: thiết bị, dụng cụ, trường sở v.v… Thế nhưng Đại học sở dĩ gọi là Đại học, mấu chốt là tồn tại văn hoá và tồn tại tinh thần của nó.

Văn hoá Đại học là văn hoá tìm kiếm chân lý, là văn hoá nghiêm chỉnh coi trọng thực tế, là văn hoá theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão của đời người, là văn hoá tôn thờ tự do học thuật, văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế, văn hoá tôn thờ đạo đức, văn hoá bao dung, là dạng văn hoá có tinh thần phê phán quyết liệt. Văn hoá Đại học thể hiện một tính chung, cốt lõi và linh hồn của nó thì thể hiện ở tinh thần Đại học. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)”

21/12/1958: De Gaulle đắc cử Tổng thống Pháp

Nguồn: De Gaulle elected, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1958, ba tháng sau khi hiến pháp mới của nước Pháp được phê chuẩn, Charles de Gaulle được bầu làm tổng thống đầu tiên của Đệ Ngũ Cộng Hòa bởi đa số áp đảo. Trước đó, vào tháng 6, vị anh hùng Thế chiến II của Pháp đã được kêu gọi đứng lên lãnh đạo đất nước sau khi ông đã nghỉ hưu khi một cuộc nổi dậy quân sự và dân sự ở Algeria đe dọa sự ổn định của nước Pháp.

Là một cựu chiến binh Thế chiến I, de Gaulle đã không thành công khi kiến ​​nghị nước Pháp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình nhiều năm trước khi Thế chiến II bùng nổ. Sau khi Thủ tướng Pháp Henri Pétain ký một hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã vào tháng 06 năm 1940, de Gaulle đã trốn sang London, nơi ông tổ chức các Lực lượng Nước Pháp Tự do và tập hợp các thuộc địa của Pháp dưới ngọn cờ Đồng minh. Các lực lượng của ông đã chiến đấu thành công ở Bắc Phi, và vào tháng 06 năm 1944, ông được chỉ định là người đứng đầu chính phủ Pháp lưu vong. Continue reading “21/12/1958: De Gaulle đắc cử Tổng thống Pháp”

Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War on Huawei”, Project Syndicate, 11/12/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một động thái nguy hiểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Như Mark Twain từng có phát ngôn nổi tiếng, lịch sử thường gieo vần, thời đại của chúng ta ngày càng trở nên giống giai đoạn trước năm 1914. Giống như các cường quốc châu Âu hồi đó, Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi một chính quyền muốn khẳng định sự áp đảo của Mỹ đối với Trung Quốc, đang đẩy thế giới về phía thảm họa.

Bối cảnh của vụ bắt giữ rất quan trọng. Hoa Kỳ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver trên đường đến Mexico từ Hồng Kông, và sau đó dẫn độ bà sang Mỹ. Một động thái như vậy gần như là một lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Gần như chưa từng có tiền lệ, điều này khiến các doanh nhân Mỹ đi ra nước ngoài gặp rủi ro cao hơn nhiều trước các hành xử tương tự của các nước khác. Continue reading “Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?”

20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia

Nguồn: NATO assumes peacekeeping duties in Bosnia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong một buổi lễ ngắn tại Sarajevo, Bosnia-Herzegovina, Tướng Pháp Bernard Janvier, người đứng đầu Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đã chính thức chuyển giao quyền lực quân sự ở Bosnia cho Đô đốc Mỹ Leighton Smith, chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Nam Âu.

Buổi lễ long trọng này đã dọn đường cho việc triển khai 60.000 quân NATO để thực thi Hòa ước Dayton (Dayton Peace Accords) được ký bởi các lãnh đạo của Nam Tư cũ vào ngày 14/12. Trước đó trong cùng năm, kế hoạch hòa bình do Mỹ tài trợ đã được đề xuất tại bàn đàm phán ở Dayton, Ohio, và các bên tham chiến cuối cùng cũng miễn cưỡng chấp nhận vào tháng 11, chấm dứt bốn năm xung đột đẫm máu ở Nam Tư, với hơn 200.000 người thiệt mạng. Continue reading “20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Biển Đông: Không của riêng ai hay cái ao của Trung Quốc?

Gần đây, tại Hội nghị TW8 (10/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW (22/10/2018) về “chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển…”. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, đúng vào thời điểm có những biến chuyển nhanh và khó lường trên thế giới. Nhưng chiến lược phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bàn cờ Biển Đông. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P4)”

19/12/2005: Ahmadinejad ra lệnh cấm âm nhạc phương Tây

Nguồn: Ahmadinejad bans all Western music in Iranian state television and radio broadcasts, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố đầu tiên bởi một người của công chúng về việc các loại hình âm nhạc phổ biến có khả năng gây bất ổn xã hội có từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, khi nhà triết học vĩ đại Plato đã viết: “Khi dạng thức âm nhạc thay đổi, các bức tường của thành phố rung chuyển”. Nhiều phát ngôn tương tự đã được đưa ra trong những năm 2000, khi những người muốn bảo vệ hiện trạng gọi các ca sĩ khác biệt như Igor Stravinsky, Elvis Presley và Ice-T là mối nguy hiểm cho xã hội.

Vào ngày này năm 2005, trong một cuộc tổng công kích, Tổng thống Iran mới đắc cử Mahmoud Ahmadinejad đã gọi các nghệ sĩ nêu trên và nhiều người nữa như vậy khi ông tuyên bố cấm hoàn toàn âm nhạc phương Tây trên các chương tình truyền hình và phát thanh của nhà nước ở Cộng hòa Hồi giáo Iran. Continue reading “19/12/2005: Ahmadinejad ra lệnh cấm âm nhạc phương Tây”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

2. Nhà Tống kinh doanh vùng đất mới chiếm, nhưng bị Đại Việt gây áp lực

Trình Di, tự Chính Thúc [1032-1085], nhà lý học và giáo dục nổi tiếng thời Bắc Tống ảnh hưởng lớn đến hậu thế;  người học chữ Nho thời xưa đều tự nhận là môn đệ, nên thành ngữ có câu “cửa Khổng sân Trình”. Là học giả đối lập với Thừa tướng Vương An Thạch, người chủ trương xâm lăng nước Đại Việt, nên ông theo dõi khá kỹ về cuộc chiến tranh này. Ông quê tại đất Hà Nam, lời của ông được đệ tử Tô Sung ghi lại trong sách Hà Nam Trình Thị Di Thư [河南程氏遺書], sách này có phần đề cập đến cuộc chiến Việt-Trung, tổng kết phía Trung Quốc tổn thất đến 30 vạn người: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P2)”

18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth

Nguồn: Mayflower docks at Plymouth Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1620, tàu Mayflower của Anh đã neo lại tại Plymouth, Massachusetts, và các hành khách đều được chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu tại nơi ở mới của họ, Thuộc địa Plymouth (Plymouth Colony).

Câu chuyện Mayflower nổi tiếng bắt đầu vào năm 1606, khi một nhóm các nhà Thanh giáo (Puritans) với đầu óc cải cách ở Nottinghamshire, Anh, quyết định thành lập nhà thờ riêng của họ, tách biệt khỏi Giáo hội Anh quốc do nhà nước kiểm soát. Bị buộc tội phản quốc, họ phải rời khỏi đất nước và đến định cư ở Hà Lan khoan dung hơn. Sau 12 năm đấu tranh để thích nghi và sinh sống, nhóm này đã nhận được ủng hộ tài chính từ một số thương nhân ở London để thành lập một thuộc địa ở Mỹ. Ngày 06/09/1620, 102 hành khách – được đặt tên là Những người Hành hương (Pilgrims) bởi William Bradford, người sẽ trở thành thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Plymouth – đã chen chúc trên tàu Mayflower để bắt đầu cuộc hành trình dài, đầy khó khăn để đi tìm cuộc sống mới nơi Tân Thế giới. Continue reading “18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth”

Trận Tết Mậu Thân chỉ là bước khởi đầu

Nguồn: Edwin Moise, “The Tet Offensive Was Just the Beginning”, The New York Times, 01/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch Tết Mậu Thân, làn sóng tấn công của cộng sản trên khắp miền Nam Việt Nam, bắt đầu vào ngày 30 và 31/01/1968. Chiến dịch này đã phần nào tạo được bất ngờ. Các chỉ huy người Mỹ biết rằng một điều gì đó đang đến gần, nhưng họ đã không mong đợi một kiểu tấn công lan rộng như vậy.

Một phần là vì họ đã đánh giá thấp cả quy mô lẫn khả năng chịu đựng giao tranh quy mô lớn của lực lượng Cộng sản. Ngày 01/02, Tướng William Westmoreland nói rằng địch đã “sắp hết hơi” (about to run out of steam.) Sau đó, ông tái khẳng định, kẻ thù đã nhanh chóng hết hơi, rằng “ở hầu hết mọi nơi, trừ ngoại ô Sài Gòn và Huế, giao tranh đã kết thúc chỉ sau hai hoặc ba ngày.” Continue reading “Trận Tết Mậu Thân chỉ là bước khởi đầu”

17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: U.S. approves end to internment of Japanese Americans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.

Vào ngày 19 tháng 02 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự. Continue reading “17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dương Phúc Gia (Yang Fujia, 1936-), tốt nghiệp Đại học Phục Đán (Thượng Hải), nhà vật lý nổi tiếng, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội KHKT Trung Quốc, Chủ tịch Hội KHKT Thượng Hải (1992-1996), Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử Thượng Hải thuộc Viện KH Trung Quốc (1987-2001). Năm 1984 được bình chọn là chuyên gia có cống hiến kiệt xuất cấp nhà nước. Năm 1991 được bầu là Viện sĩ Viện KH Trung Quốc, Viện sĩ Viện KH thế giới thứ ba. Từ 1998 được mời làm GS danh dự Đại học Vanderbilt (Mỹ), Ông cũng là Tiến sĩ KH danh dự Đại học Sōka (Nhật), Tiến sĩ Nhân văn danh dự Đại học bang New York, Tiến sĩ danh dự Đại học Hong Kong, Đại học Nottingham (Anh), và Đại học Connecticut (Mỹ). Dương Phúc Gia từng là Hiệu trưởng Đại học Phục Đán (1993-1998), từ 1996 là Ủy viên chấp hành Hội Hiệu trưởng các trường Đại học trên thế giới. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)”

16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu

Nguồn: OPEC states raise oil prices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đêm trước cuộc họp thiết lập giá hàng năm của Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, OPEC) ở Caracas, hai nước thành viên (Libya và Indonesia) đã công bố kế hoạch tăng giá dầu [thô] thêm 4 USD (Libya) và 2 USD (Indonesia) mỗi thùng. Giá sau cùng – tương ứng là 30 USD và 25,50 USD cho mỗi thùng – trở thành một trong những mức cao nhất từng có. Các động thái ngoại giao này là nhằm khiến cho nhóm “diều hâu” thuộc OPEC ngừng việc đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Dù vậy, tới cuối năm 1979, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm trước. Continue reading “16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu”

15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật

Nguồn: MacArthur orders end of Shinto as Japanese state religion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur, với tư cách là Tư lệnh Tối cao của Đồng minh ở Thái Bình Dương, đã ra lệnh chấm dứt việc xem Shinto (Thần đạo) là quốc giáo của Nhật Bản. Hệ thống Shinto bao gồm niềm tin rằng Hoàng Đế, trong trường hợp này là Hirohito, là thần thánh.

Ngày 02/09/1945, trên tàu USS Missouri ở vịnh Tokyo, MacArthur đã đại diện cho phe Đồng minh ký vào bản hiệp ước đầu hàng của Nhật Bản. Tuy nhiên, trước khi những cải cách kinh tế và chính trị mà các đồng minh đưa ra cho tương lai của Nhật Bản có thể được ban hành, nước này phải được phi quân sự hóa. Continue reading “15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật”