Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 là một cú sốc đối với nhiều người Việt Nam. Mặc dù ông Quang được biết là đã bị bệnh một thời gian, ông vẫn được nhìn thấy tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội khác nhau cho đến một vài ngày gần đây. Tuy nhiên, các báo cáo chính thức tiết lộ rằng ông bị phát hiện nhiễm một loại vi-rút “hiếm”, “độc hại” và không thể chữa được vào tháng 7 năm 2017 và đã trải qua sáu đợt điều trị tại Nhật Bản. Continue reading “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động”

21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh

Nguồn: The Superfortress takes flight, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1942, chiếc B-29 Superfortress của Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Seattle, Washington. Đây là chiếc máy bay ném bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh bởi bất kỳ quốc gia nào.

Chiếc B-29 được thai nghén từ năm 1939 bởi Tướng Hap Arnold, người lo sợ rằng chiến thắng của Đức ở châu Âu có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bị mất đi căn cứ ở phía đông Đại Tây Dương để thực hiện các cuộc phản công. Sẽ cần có một chiếc máy bay bay nhanh hơn, xa hơn, và cao hơn bất kỳ chiếc máy bay nào hiện có, vì vậy Boeing đã bố trí để tạo ra chiếc máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Continue reading “21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh”

20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source

Nguồn: British launch Operation Source, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tàu ngầm Anh đã cố gắng đánh chìm tàu chiến Đức Tirpitz khi nó đang nằm trong vùng biển Na Uy, sau khi Chiến dịch Source (Operation Source) được phát động. Tirpitz là thiết giáp hạm lớn thứ hai của hạm đội Đức (chỉ sau chiếc Bismarck), đồng thời là mối đe dọa lớn đối với tàu thuyền Đồng Minh qua lại vùng biển Bắc Cực.

Tháng 01/1942, Hitler ra lệnh cho Hải quân Đức để Tirpitz nằm ở Na Uy để tấn công các đoàn tàu vận tải của Liên Xô vận chuyển vật tư từ Iceland đến Liên Xô. Tirpitz cũng có nhiệm vụ ngăn cản Hải quân Anh tiến tới Thái Bình Dương. Winston Churchill đã tóm tắt tình hình rằng: “Sự hủy diệt hoặc chỉ cần làm tê liệt con tàu này cũng sẽ là sự kiện lớn nhất hiện nay … Toàn bộ chiến lược của cuộc chiến trong giai đoạn này nằm ở con tàu đó …” Continue reading “20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source”

Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới

Nguồn: Minxin Pei, “China is Losing the New Cold War”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên bị ám ảnh với việc tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện này. Các viện nghiên cứu của nhà nước quy trách nhiệm cho Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cải cách đơn giản là đã không đủ tàn nhẫn để giữ cho Liên Xô được toàn vẹn. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh các yếu tố quan trọng khác, nhưng không phải yếu tố nào cũng được các nhà lãnh đạo Trung Quốc chú ý đến ngày ngày nay.

Chắc chắn là ĐCSTQ đã nằm lòng bài học quan trọng đầu tiên: thành tích kinh tế mạnh mẽ là điều cần thiết cho tính chính danh của Đảng. Và việc ĐCSTQ tập trung thúc đẩy tăng trưởng GDP trong vài thập niên qua đã mang lại “phép màu kinh tế”, với thu nhập bình quân đầu người tăng vọt từ 333 đô la năm 1991 lên 7.329 đô la vào năm ngoái. Đây là lý do quan trọng nhất giúp ĐCSTQ giữ vững quyền lực. Continue reading “Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới”

19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

Trung Quốc thắt chặt kiểm soát tôn giáo

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm bán sách “Kinh Thánh” trên mạng. Kết quả tìm kiếm các mạng bán lẻ hàng đầu Trung Quốc như JD.com, Taobao, và Amazon ngày 4/4/2018 cho thấy không mạng nào bán được ấn phẩm này. Động thái trên gắn liền với một nỗ lực lâu dài nhằm hạn chế ảnh hưởng của Ki-tô giáo[1] ở Trung Quốc.

Theo quy định của chính quyền Trung Quốc, từ trước đến nay “Kinh Thánh” được phép in nhưng không được phép bán như các loại sách khác, mà chỉ được bán trong hiệu sách của các nhà thờ. Trong khi đó các tôn giáo lớn khác ở nước này, như Phật giáo, Đạo giáo (Taoism), Islam giáo (Việt Nam quen gọi nhầm là Hồi giáo)[2] và các tín ngưỡng dân gian khác đều được bán các ấn phẩm của mình trên hệ thống thương mại phát hành sách báo trong nước. Continue reading “Trung Quốc thắt chặt kiểm soát tôn giáo”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”

17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên

Nguồn: Manfred von Richthofen shoots down his first plane, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, phi công người Đức Manfred von Richthofen – được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Nam Tước Đỏ” – đã bắn hạ chiếc máy bay địch đầu tiên trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Richthofen, con trai của một quý tộc Phổ, đã chuyển từ Lục quân Đức sang Lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1915. Ông trở thành học trò xuất sắc và người được bảo trợ bởi Oswald Boelcke, một trong những phi công chiến đấu thành công nhất của Đức. Sau khi quan sát chiến sự trên Mặt trận phía Đông, nơi ông đã không kích các lực lượng Nga và giao lộ đường sắt, Richthoften bắt đầu sự nghiệp huyền thoại của mình ở phía tây. Continue reading “17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự

Nguồn: Franklin Roosevelt approves military draft, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Nghĩa vụ và Huấn luyện Chọn lọc (Selective Service and Training Act), đòi hỏi tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 26 đến 35 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, bắt đầu vào ngày 16/10. Đạo luật này đã được Quốc Hội thông qua 10 ngày trước đó.

Mỹ thực ra chưa tham gia vào Thế chiến II, nhưng Roosevelt vẫn xem đây là một bước đi thận trọng, nhằm huấn luyện quân nhân Mỹ phòng khi nước này phải tự bảo vệ mình trước mối đe dọa ngày càng tăng từ các chế độ phát xít và quân phiệt ở châu Âu và Nhật Bản. Continue reading “16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự”

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara Davenport

Tóm tắt: Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng – được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 – ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng. Continue reading “Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn

Nguồn: McKinley dies of infection from gunshot wounds, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Mỹ William McKinley qua đời sau khi bị bắn bởi một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bị loạn trí trong cuộc triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York.

McKinley giành được ghế Quốc hội đầu tiên của mình ở tuổi 34 và đã trải qua 14 năm tại Hạ viện, trở nên nổi tiếng với vai trò chuyên gia hàng đầu của đảng Cộng hòa về thuế quan. Sau khi mất ghế vào năm 1890, McKinley phục vụ hai nhiệm kỳ làm thống đốc bang Ohio. Vào năm 1896, ông đã nổi lên như là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của nhà công nghiệp giàu có của Ohio, Mark Hanna. Mùa thu năm đó, McKinley đã đánh bại đối thủ William Jennings Bryan với khoảng cách phổ thông đầu phiếu lớn nhất kể từ sau Nội chiến. Continue reading “14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn”

Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ gần đây đã chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ có liên quan tìm cách kiểm soát các dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc như WeChat Pay và AliPay, cũng như các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng bất hợp pháp tại các điểm tham quan thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc lui tới. Chính phủ lo ngại rằng việc sử dụng các phương thức thanh toán như vậy, trong đó các giao dịch được thực hiện giữa các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc của khách du lịch và chủ doanh nghiệp, có thể đi vòng qua hệ thống ngân hàng và quy định của Việt Nam, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế và các vấn đề tiềm tàng khác.

Đây là một trong nhiều thách thức mà chính quyền Việt Nam phải xử lý để gặt hái được những lợi ích từ sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc trong khi giảm thiểu các tác động không mong muốn mà họ có thể tạo ra cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong nửa đầu năm 2018, 2,5 triệu du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích mà du khách Trung Quốc mang lại cho Việt Nam có thể không thực sự lớn như vẻ bề ngoài. Continue reading “Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN”

13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham

Nguồn: Britain victorious on the Plains of Abraham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1759, trong Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu, vốn được người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp – Bản địa (French and Indian War), quân Anh dưới quyền Tướng James Wolfe đã giành được một thắng lợi ấn tượng khi họ chiếm được Thành phố Quebec, đánh bại lực lượng Pháp của Hầu tước de Montcalm tại Đồng bằng Abraham (Plains of Abraham). Bản thân Wolfe cũng bị tử thương trong trận chiến, nhưng chiến thắng của ông đã giúp người Anh giành ưu thế vượt trội tại Canada. Montcalm cũng đã thiệt mạng trong trận đánh này.

Vào đầu thập niên 1750, việc quân Pháp bắt đầu xâm lấn Thung lũng Sông Ohio đã nhiều lần khiến họ xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – chính thức là năm đầu tiên trong Chiến tranh Bảy Năm – người Anh đã phải chịu một loạt thất bại trước người Pháp cùng liên minh hùng mạnh gồm các tộc người Mỹ bản địa của họ. Continue reading “13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm

Nguồn: The Laconia is sunk, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm một tàu quân đội Anh, tàu Laconia, và giết chết hơn 1.400 người. Chỉ huy tàu ngầm Đức, Đại úy Werner Hartenstein, nhận ra rằng các tù binh chiến tranh của Ý nằm trong số các hành khách, nên đã cố gắng hỗ trợ giải cứu họ.

Tàu Laconia, trước vốn là một tàu thương mại của hãng Cunard White Star được đưa vào sử dụng để vận chuyển binh lính, bao gồm cả các tù binh chiến tranh, lúc đó đương chạy trên Nam Đại Tây Dương để hướng về nước Anh khi chạm trán U-156, một tàu ngầm Đức. Chiếc tàu ngầm đã tấn công, đánh chìm con tàu Anh và đẩy sinh mạng của hơn 2.200 hành khách vào tình trạng nguy hiểm. Continue reading “12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm”

Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt:  Tầm quan trọng của chiến lược là điều không thể phủ nhận và câu hỏi cần đặt ra là: Làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa một chiến lược tốt và một chiến lược xấu trước khi quá muộn? Bài báo này đề xuất một khung phân tích chiến lược dựa trên quá trình thay vì kết quả. Từ góc nhìn này, chiến lược tồn tại ở ba cấp độ khác nhau: chiến lược định hướng, chiến lược hành động, và chiến lược toàn diện. Qua lăng kính “ba cấp độ của chiến lược”, người làm chính sách có thể đánh giá mức độ hữu ích của chiến lược cũng như những hệ lụy tiềm tàng trước khi đưa chiến lược vào thực thi, từ đó cải thiện quá trình hoạch định chính sách và giảm thiểu nguy cơ mắc phải sai lầm chiến lược. Continue reading “Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”