16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức

Nguồn: German Admiral Alfred von Tirpitz resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đô đốc Alfred von Tirpitz, kiến trúc sư trưởng xây dựng hải quân Đức trong những năm trước Thế chiến I và người đứng sau chiến lược hải quân hiếu chiến mà Đức theo đuổi trong hai năm đầu chiến tranh, đã nộp đơn từ chức cho Hoàng đế Wilhelm II. Trước sự ngạc nhiên của Tirpitz, Hoàng đế đã chấp thuận lá đơn.

Tirpitz bắt đầu mối quan hệ thân thiết với Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1897, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoàng gia. Một năm sau, Tirpitz giới thiệu Đạo luật Hạm đội I (First Fleet Act), đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cải tổ và xây dựng quan trọng đối với hải quân Đức. Đạo luật Hạm đội II (Second Fleet Act) ra đời năm 1900 còn chứa đựng nhiều tham vọng hơn nữa, đặt ra thời hạn 17 năm để xây dựng một hạm đội gồm 2 soái hạm, 36 chiến hạm, 11 tàu tuần dương lớn và 34 tàu tuần dương nhỏ – một hạm đội sẽ thách thức cả Hải quân Hoàng gia Anh. Continue reading “16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật

Nguồn: Singapore falls to Japan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Singapore, “vùng Gibraltar ở phía Đông” và một thành trì chiến lược của Anh, rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản.

Là một thành phố trên đảo và là thủ đô của Khu định cư Eo biển thuộc Bán đảo Malay, Singapore là thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19. Vào tháng 07/1941, khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, Nhật đã báo hiệu ý định chiếm Singapore từ tay Anh. Vào đêm trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, 24.000 binh sĩ Nhật đã được chuyển từ Đông Dương đến Bán đảo Malay, và các máy bay Nhật Bản đã không kích Singapore, giết chết 61 dân thường . Continue reading “15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh

Nguồn: Germany declares war zone around British Isles, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, hai năm trước khi chính sách hải quân hiếu chiến của Đức đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến chống lại họ, Hoàng đế Đức Wilhelm đã tuyên bố một bước đi quan trọng dẫn tới điều này bằng cách tuyên bố Biển Bắc là một vùng chiến sự, theo đó tất cả các tàu buôn, kể cả những tàu từ các nước trung lập, đều có khả năng bị đánh chìm mà không cần cảnh báo trước.

Đức mở rộng ranh giới của cuộc hải chiến nhằm trả đũa quân Đồng minh và Anh vì đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đức ở Biển Bắc, một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Anh nhằm bóp nghẹt kẻ thù về kinh tế. Theo tính toán chính thức của Anh, tính đến thời điểm kết thúc Thế chiến I, cuộc phong tỏa đã cướp đi khoảng 770.000 sinh mạng của người Đức. Continue reading “04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

Ngoại giao Anh–Việt TK 17: Khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Một trong những vấn đề mà xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đặt ra cho mọi quốc gia là làm thế nào để kết nối với thế giới bên ngoài, học tập, giao lưu, tìm kiếm cơ hội phát triển nhưng vẫn giữ vững chủ quyền, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhìn lại lịch sử nước nhà, không ít lần ông cha ta phải đứng trước những lựa chọn, thách thức từ bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới phương Tây – nơi có những ưu thế nổi bật về kinh tế, kĩ thuật, quân sự. Thái độ tiếp nhận khác nhau sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau trong quá trình giao lưu với thế giới bên ngoài. Bài viết này về chính sách ngoại giao của Đàng Ngoài và Đàng Trong đối với người Anh (cụ thể là công ty Đông Ấn Anh – EIC) dựa trên góc nhìn từ bên ngoài, là một minh chứng cho những thái độ khác nhau của giới cầm quyền Việt Nam trong quá trình tiếp xúc, phản biện lại luồng gió mới từ các công ty Đông Ấn châu Âu đến châu Á trong thế kỷ XVII. Continue reading “Ngoại giao Anh–Việt TK 17: Khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài”

31/12/1600: Công ty Đông Ấn được cấp điều lệ

Nguồn: Charter granted to the East India Company, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1600, Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã cấp một bản điều lệ chính thức cho các thương nhân London giao dịch ở Đông Ấn, với hy vọng phá vỡ sự độc quyền của Hà Lan trong buôn bán gia vị tại khu vực mà ngày nay là Indonesia.

Trong vài thập niên đầu tiên của mình, Công ty Đông Ấn đạt được ít bước tiến ở Đông Ấn hơn so với ở chính Ấn Độ, nơi họ có được các đặc quyền thương mại không ai sánh kịp được ban bởi các hoàng đế Mogul của Ấn Độ. Đến thập niên 1630, công ty này gần như đã hoàn toàn từ bỏ hoạt động ở Đông Ấn để tập trung vào hoạt động thương mại nhiều lợi nhuận với hàng dệt may Ấn Độ và trà Trung Quốc. Continue reading “31/12/1600: Công ty Đông Ấn được cấp điều lệ”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth

Nguồn: Mayflower docks at Plymouth Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1620, tàu Mayflower của Anh đã neo lại tại Plymouth, Massachusetts, và các hành khách đều được chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu tại nơi ở mới của họ, Thuộc địa Plymouth (Plymouth Colony).

Câu chuyện Mayflower nổi tiếng bắt đầu vào năm 1606, khi một nhóm các nhà Thanh giáo (Puritans) với đầu óc cải cách ở Nottinghamshire, Anh, quyết định thành lập nhà thờ riêng của họ, tách biệt khỏi Giáo hội Anh quốc do nhà nước kiểm soát. Bị buộc tội phản quốc, họ phải rời khỏi đất nước và đến định cư ở Hà Lan khoan dung hơn. Sau 12 năm đấu tranh để thích nghi và sinh sống, nhóm này đã nhận được ủng hộ tài chính từ một số thương nhân ở London để thành lập một thuộc địa ở Mỹ. Ngày 06/09/1620, 102 hành khách – được đặt tên là Những người Hành hương (Pilgrims) bởi William Bradford, người sẽ trở thành thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Plymouth – đã chen chúc trên tàu Mayflower để bắt đầu cuộc hành trình dài, đầy khó khăn để đi tìm cuộc sống mới nơi Tân Thế giới. Continue reading “18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth”

Brexit và bóng ma lịch sử

Nguồn: Harold James, “The Ghost of Brexit Past”, Project Syndicate, 04/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liên minh châu Âu đã đạt được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên đối với một thỏa thuận đặt ra các điều khoản cho việc Vương quốc Anh rút khỏi khối. Nhưng vẫn chưa rõ liệu phần lớn các nghị sĩ Anh có phê chuẩn thỏa thuận này hay không nếu xét việc thỏa thuận này dường như trao quyền quyết định các vấn đề của Anh vào tay châu Âu.

Người ta có thể giả định một cách hợp lý rằng thỏa thuận này sẽ bị từ chối bởi những người ủng hộ Brexit cứng rắn vốn coi thỏa thuận này thậm chí còn kém thỏa đáng hơn so với hiện trạng. Và tất nhiên có rất nhiều người phản đối Brexit dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, bất chấp tất cả các sai sót của nó, thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đàm phán với EU có khả năng sẽ xảy ra. Continue reading “Brexit và bóng ma lịch sử”

09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh

Nguồn: Jerusalem surrenders to British troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực chỉ sau một ngày chiến đấu, các quan chức đứng đầu Thánh Địa Jerusalem đã trao chìa khóa thành phố cho quân đội Anh.

Hai ngày sau đó, người Anh, dẫn đầu bởi Tướng Edmund Allenby, vị chỉ huy chuyển đến từ Mặt trận phía Tây hồi tháng 06 để tiếp quản Ai Cập, đã tiến vào Thánh Địa theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của London để không tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Thánh Địa, người dân và truyền thống của nơi này. Allenby đã đi bộ vào Jerusalem – với chủ đích thể hiện sự trái ngược với Hoàng đế Wilhelm (của Đức) khi ông tiến vào thành phố trên lưng ngựa vào năm 1898 – và đã không có lá cờ phe Hiệp Ước nào được giương lên ở thành phố, trong khi quân đội Hồi giáo từ Ấn Độ được phái đi bảo vệ địa danh tôn giáo Vòm đá thiêng (Dome of the Rock). Continue reading “09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh”

Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Bài viết này giải thích một phần nguyên nhân tại sao chính Pháp chứ không phải Anh là người nổ súng xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình chuyển biến quan hệ Anh – Việt trước năm 1858. Những phân tích về vị trí, vai trò kinh tế, chính trị của Việt Nam ở Đông Á dưới góc nhìn của “người bên ngoài” – người Anh sẽ đem đến lời giải cho bước ngoặt của lịch sử này.

Trước đó, mặc dù người Anh đã chuyển quan điểm nhìn nhận Việt Nam từ chỗ như một thị trường trung gian, bổ trợ cho hai thị trường tiềm năng Trung Quốc, Nhật Bản cho đến như một căn cứ có thể khống chế toàn bộ vùng biển Đông, con đường thương mại nối Ấn Độ Dương với Trung Quốc, và bàn đạp cho việc tiếp cận Trung Quốc từ phía Nam. Tuy nhiên, trong so sánh với tiềm năng của Xiêm, Singapore hay Hồng Kông, người Anh đã không lựa chọn Việt Nam, điều này phần nào dẫn đến việc Pháp có thể tiếp cận và tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Continue reading “Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh”

22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức

Nguồn: Margaret Thatcher resigns History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng trong lịch sử Anh Quốc, đã tuyên bố từ chức sau 11 năm cầm quyền.

Margaret Hilda Roberts sinh năm 1925 tại Grantham, nước Anh. Năm 1959, sau khi kết hôn với doanh nhân Denis Thatcher và trở thành mẹ của một cặp sinh đôi, bà được bầu vào Nghị viện Anh với tư cách đại diện Đảng Bảo thủ của Finchley, một quận nằm phía bắc London. Trong những năm 1960, bà đã nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng Bảo thủ, và năm 1967, trở thành thành viên nội các đối lập (shadow cabinet) – đối lập với nội các của Đảng Lao động cầm quyền, được dẫn dắt bởi Harold Wilson. Với chiến thắng của Đảng Bảo thủ dưới thời Edward Health vào năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Continue reading “22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Continue reading “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”