20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source

Nguồn: British launch Operation Source, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tàu ngầm Anh đã cố gắng đánh chìm tàu chiến Đức Tirpitz khi nó đang nằm trong vùng biển Na Uy, sau khi Chiến dịch Source (Operation Source) được phát động. Tirpitz là thiết giáp hạm lớn thứ hai của hạm đội Đức (chỉ sau chiếc Bismarck), đồng thời là mối đe dọa lớn đối với tàu thuyền Đồng Minh qua lại vùng biển Bắc Cực.

Tháng 01/1942, Hitler ra lệnh cho Hải quân Đức để Tirpitz nằm ở Na Uy để tấn công các đoàn tàu vận tải của Liên Xô vận chuyển vật tư từ Iceland đến Liên Xô. Tirpitz cũng có nhiệm vụ ngăn cản Hải quân Anh tiến tới Thái Bình Dương. Winston Churchill đã tóm tắt tình hình rằng: “Sự hủy diệt hoặc chỉ cần làm tê liệt con tàu này cũng sẽ là sự kiện lớn nhất hiện nay … Toàn bộ chiến lược của cuộc chiến trong giai đoạn này nằm ở con tàu đó …” Continue reading “20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham

Nguồn: Britain victorious on the Plains of Abraham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1759, trong Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu, vốn được người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp – Bản địa (French and Indian War), quân Anh dưới quyền Tướng James Wolfe đã giành được một thắng lợi ấn tượng khi họ chiếm được Thành phố Quebec, đánh bại lực lượng Pháp của Hầu tước de Montcalm tại Đồng bằng Abraham (Plains of Abraham). Bản thân Wolfe cũng bị tử thương trong trận chiến, nhưng chiến thắng của ông đã giúp người Anh giành ưu thế vượt trội tại Canada. Montcalm cũng đã thiệt mạng trong trận đánh này.

Vào đầu thập niên 1750, việc quân Pháp bắt đầu xâm lấn Thung lũng Sông Ohio đã nhiều lần khiến họ xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – chính thức là năm đầu tiên trong Chiến tranh Bảy Năm – người Anh đã phải chịu một loạt thất bại trước người Pháp cùng liên minh hùng mạnh gồm các tộc người Mỹ bản địa của họ. Continue reading “13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham”

07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”

06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất

Nguồn: First tank produced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, mẫu xe tăng nguyên bản có biệt danh là Little Willie đã được hoàn tất tại dây chuyền lắp ráp ở Anh. Little Willie hoàn toàn không phải là một thành công sau một đêm. Nặng 14 tấn, chiếc xe đã bị mắc kẹt giữa các chiến hào và chỉ có thể trườn qua địa hình gồ ghề với vận tốc hai dặm một giờ. Tuy nhiên, người ta đã có nhiều cải tiến so với nguyên mẫu ban đầu và xe tăng cuối cùng đã làm thay đổi tình hình tại các chiến trường.

Người Anh phát triển xe tăng nhằm đối phó với chiến tranh chiến hào (trench warfare) của Thế chiến I. Năm 1914, một đại tá của quân đội Anh tên là Ernest Swinton đã cùng với William Hankey, Thư ký Ủy ban Quốc phòng Hoàng gia, cố gắng thuyết phục mọi người ý tưởng về một chiếc xe bọc thép có bánh xe dạng băng chuyền có thể đâm xuyên qua phòng tuyến kẻ thù và vượt qua các địa hình khó khăn. Continue reading “06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất”

Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Sơ Nguyên

Đầu tháng 7 vừa qua, quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu của nước Anh (Brexit) chứng kiến một dấu mốc mới với việc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nội các đã đạt được nhất trí về thỏa thuận cơ sở cho quan hệ Anh – EU trong tương lai. Nhưng chỉ hai hôm sau, vào ngày 8/7, như một cái tát vào sự “nhất trí” này, lần lượt Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit David Davis và Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đã từ chức. Bất đồng nội bộ sâu sắc cảnh báo rằng, chiếc ghế của bà May đang lung lay và tiến trình Brexit sẽ còn gập ghềnh gian nan từ nay đến khi hạn đàm phán kết thúc vào ngày 29/3/2019. Continue reading “Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?”

28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland

Nguồn: Battle of Heligoland Bight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Thế chiến I chính thức lan từ đất liền ra biển khi trận chiến hải quân lớn đầu tiên đã diễn ra giữa các tàu của Anh và Đức ở Biển Bắc, gần bờ biển phía bắc nước Đức.

Trận chiến diễn ra ở vùng nước nửa kín là Vịnh Heligoland, vốn được sử dụng làm căn cứ của Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet), đồng thời nơi đây cũng là xuất phát điểm tốt cho các cuộc tấn công chống lại Quần đảo Anh. Tuy nhiên, hạm đội Đức hiếm khi mạo hiểm ra xa cảng. Chỉ huy người Anh Reginald Tyrwhitt được giao nhiệm vụ dẫn đầu một hạm đội nhỏ tàu Anh, bao gồm hai tàu tuần dương hạng nhẹ, FearlessArethusa, cùng một số tàu khu trục, đến dụ các tàu Đức đuổi theo họ ra biển, nơi một lực lượng Anh lớn hơn, được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Sir David Beatty, đợi sẵn để chiến đấu. Continue reading “28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland”

26/08/1346: Trận Crecy

Nguồn: Battle of Crecy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1346, trong Chiến tranh Trăm năm, quân Anh của vua Edward III đã tiêu diệt quân Pháp dưới quyền vua Philip VI trong trận Crecy ở Normandy. Trận chiến này, nơi mà người Anh lần đầu tiên sử dụng cung bắn tên (longbow), được coi là một trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trong lịch sử.

Ngày 12/07/1346, khoảng 14.000 quân của Edward đã đổ bộ lên bờ biển Normandy. Từ đây, quân Anh tiến quân lên phía bắc, cướp bóc vùng nông thôn Pháp. Biết được sự xuất hiện của người Anh, Philip liền cho tập hợp một đội quân gồm 12.000 người, gồm khoảng 8.000 kỵ sĩ (mounted knight) và 4.000 lính đánh thuê người Genoa – đội quân chuyên sử dụng ná bắn tên (crossbow). Tại Crecy, Edward cho dừng quân để chuẩn bị cho cuộc tấn công của Pháp. Cuối buổi chiều ngày 26/08, quân của Philip bắt đầu tấn công. Continue reading “26/08/1346: Trận Crecy”

22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu

Nguồn: Battle of Langemarck, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, quân Đồng Minh đã bắt đầu đợt tấn công mới trong một chiến dịch được phát động từ cuối tháng 7 tại Flanders, Bỉ. Trong trận đánh được biết đến là Trận Ypres Thứ Ba, hay đơn giản hơn là Trận Passchendaele, theo tên ngôi làng nơi diễn ra giao tranh dữ dội nhất, quân đội Anh đã chiếm được làng Langemarck từ tay người Đức.

Trận đánh đầy tham vọng, được lên kế hoạch tỉ mỉ, diễn ra dưới sự dẫn dắt của Chỉ huy trưởng người Anh, Sir Douglas Haig, bắt đầu vào ngày 31/07 với cuộc tấn công của Anh và Pháp vào các vị trí của quân Đức gần làng Passchendaele, Flanders – chiến trường Ypres Salient. Sau đợt tấn công đầu tiên đạt được ít thành công hơn dự đoán, mưa lớn và bùn lầy đã cản đường bộ binh và pháo binh của Đồng minh, ngăn không cho họ tấn công mãi cho đến tuần thứ hai của tháng 8. Continue reading “16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

Nhân viên tình báo không khai báo là gì?

Nguồn: What is an undeclared intelligence officer?, The Economist, 05/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không phải mọi điệp viên đều giống James Bond.

Vào ngày 14/03/2018, Anh đã trục xuất 23 “nhân viên tình báo không khai báo” khỏi Đại sứ quán Nga tại London. Động thái này xảy ra sau khi một cựu điệp viên Nga, Sergei Skripal, và con gái ông bị đầu độc bởi một loại chất độc thần kinh ở thành phố Salisbury của nước Anh. Trong một hành động phối hợp thể hiện tình đoàn kết, vào ngày 26/03, Mỹ đã trục xuất 60 điệp viên không khai báo như vậy. Các đồng minh khác của Anh, chẳng hạn như Australia và Canada, cũng thực hiện những vụ trục xuất tương tự. Tất cả những nhân viên tình báo không khai báo này là ai, và, nếu Anh biết họ là ai, tại sao lại không trục xuất họ sớm hơn? Continue reading “Nhân viên tình báo không khai báo là gì?”

29/07/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha bị Anh đánh bại

Nguồn: Spanish Armada defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, ngoài khơi bờ biển Gravelines, Pháp, “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada) của Tây Ban Nha đã bị đánh bại bởi một đơn vị hải quân Anh dưới sự chỉ huy của Huân tước Charles Howard và Sir Francis Drake. Sau tám giờ chiến đấu dữ dội, một sự thay đổi hướng gió khiến người Tây Ban Nha phải rời khỏi trận chiến và rút lui về phía Biển Bắc. Với hy vọng xâm lược Anh bị nghiền nát, những chiếc tàu còn lại của Armada bắt đầu một hành trình dài gian khổ để trở lại Tây Ban Nha.

Cuối thập niên 1580, các cuộc tấn công của người Anh chống lại tàu thương mại Tây Ban Nha và sự ủng hộ của Nữ hoàng Elizabeth I đối với các phiến quân Hà Lan ở vùng Hà Lan thuộc Tây Ban Nha đã khiến vua Philip II của Tây Ban Nha lên kế hoạch chinh phục nước Anh. Giáo hoàng Sixtus V đã ban phước lành cho những gì được gọi là “Kế hoạch Nước Anh” (The Enterprise of England) mà ông hy vọng sẽ đưa hòn đảo Tin Lành trở về dưới sự cai quản của Giáo hội Rome. Continue reading “29/07/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha bị Anh đánh bại”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

21/07/2005: Âm mưu tấn công hệ thống giao thông London

Nguồn: Bombers attempt to attack London transit system, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, những kẻ khủng bố đã cố gắng tấn công hệ thống giao thông tại London bằng cách cài bom vào ba tàu điện ngầm và một xe buýt, nhưng đã không có quả bom nào phát nổ hoàn toàn. Cuộc tấn công này diễn ra đúng hai tuần sau khi những kẻ khủng bố giết chết 56 người, bao gồm cả chính bản thân chúng, và làm bị thương 700 người khác trong cuộc tấn công lớn nhất ở Anh kể từ Thế chiến II. Đợt đánh bom đó cũng nhắm vào ba tàu điện ngầm và một xe buýt. Continue reading “21/07/2005: Âm mưu tấn công hệ thống giao thông London”

19/07/1553: Công nương Jane Grey bị lật đổ

Nguồn: Lady Jane Grey deposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1553, chỉ chín ngày sau khi trở thành Nữ hoàng nước Anh, Công nương Jane Grey đã bị phế truất và thay thế bởi người chị họ Mary. Jane – 15 tuổi, xinh đẹp và thông minh, chỉ miễn cưỡng đồng ý lên ngôi. Nhưng chính quyết định ấy đã dẫn đến việc cô bị hành quyết.

Công nương Jane Grey là cháu gái của Vua Henry VII và em họ của Vua Edward VI. Jane và Edward cùng tuổi với nhau, và họ suýt nữa đã kết hôn vào năm 1549. Tháng 05/1553, cô kết hôn với Huân tước Guildford Dudley, con trai của John Dudley, Công tước xứ Northumberland. Khi Edward hấp hối vì bệnh lao, bố chồng của Jane, John Dudley thuyết phục nhà vua rằng Jane, một tín hữu Tin lành, nên được chọn là người kế vị ngai vàng, chứ không phải Mary, người chị cùng cha khác mẹ của Edward, một người Công giáo. Ngày 06/07/1553, Edward qua đời, và bốn ngày sau, Jane được tuyên bố là Nữ hoàng nước Anh. Continue reading “19/07/1553: Công nương Jane Grey bị lật đổ”

17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh

Nguồn: Congress learns of war of words, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã được biết tin Tướng George Washington từ chối chấp nhận một công văn từ Tướng Anh William Howe và anh trai của ông, Đô đốc Richard Viscount Howe, trong đó cả hai yêu cầu đàm phán hòa bình, chỉ bởi vì nó đã không sử dụng danh hiệu “Tướng” để chỉ Washington. Quốc Hội tuyên bố rằng vị Tổng Tư lệnh đã hành động “đúng với phẩm chất và cương vị của ông,” đồng thời chỉ đạo tất cả các tướng lĩnh Mỹ khác cũng chỉ nhận những bức thư “trong đó sử dụng các danh hiệu tương xứng với họ.”

Anh em nhà Howe đã tập hợp một lực lượng người châu Âu lớn nhất từ trước tới nay tới đổ bộ lên châu Mỹ, tại Đảo Staten, New York, trong khi Quốc Hội đã bỏ phiếu phê chuẩn Tuyên ngôn Độc lập ở Philadelphia, Pennsylvania vào đầu tháng 07/1776. Tổng Tư lệnh Quân đội Lục địa, Tướng George Washington, đã dành mùa xuân năm 1776 để cùng 19.000 lính của mình hành quân từ Boston đến New York, nơi họ sẽ đối đầu với 30.000 lính của anh em nhà Howe. Continue reading “17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh”

06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh

Nguồn: Congress issues a “Declaration on the Causes and Necessity of Taking Up Arms”, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1775, một ngày sau khi tuyên bố một lần nữa sự trung thành với vua George III và chúc ông “một triều đại lâu dài và thịnh vượng” trong Kiến ​​nghị Nhành Olive, Quốc hội lục địa đã công bố “nguyên nhân và sự cần thiết của việc vũ trang” chống lại chính quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ. Tuyên bố này cũng đưa ra lựa chọn của người dân thuộc địa “thà chết như những người tự do thay vì sống như nô lệ.” Continue reading “06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh”

07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ

Nguồn: British king visits U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, vua George VI đã trở thành vị vua Anh đầu tiên đến thăm Mỹ khi ông và vợ, Elizabeth, băng qua biên giới Canada-Mỹ để đến Thác Niagara, New York. Sau đó, cặp vợ chồng hoàng gia đã đến thăm thành phố New York và Washington, DC, nơi họ kêu gọi Mỹ giữ một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Ngày 12/06, hai người quay lại Canada, nơi họ bắt đầu chuyến hành trình về nhà.

Là cựu sinh viên Đại học Hải quân Dartmouth và từng phục vụ trong Thế chiến I, George lên ngôi sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, thoái vị vào ngày 11/12/1936. Edward, vị vua Anh đầu tiên tự nguyện từ bỏ ngai vàng Anh, đã đồng ý từ bỏ tước hiệu khi phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mong muốn kết hôn của ông với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ Mỹ đã ly dị chồng. Continue reading “07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ”

31/05/1859: Tháp Big Ben đi vào hoạt động ở London

Nguồn: Big Ben goes into operation in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1859, tháp đồng hồ nổi tiếng được biết đến dưới cái tên Big Ben, nằm ở phía trên ngọn tháp St. Stephen cao 320 ft (97,5m), đã lần đầu tiên rung chuông trên Tòa nhà Nghị viện ở Westminster, London.

Sau khi một vụ hỏa hoạn hủy hoại phần lớn Cung điện Westminster – trụ sở của Nghị viện Anh – vào tháng 10/1834, thì điểm nổi bật trong thiết kế cung điện mới là một chiếc đồng hồ lớn nằm trên đỉnh tháp. Nhà thiên văn hoàng gia, Sir George Airy, muốn đồng hồ có độ chính xác cao, bao gồm cả việc kiểm tra hai lần một ngày với Đài quan sát Hoàng gia Greenwich. Trong khi nhiều nhà sản xuất đồng hồ cho rằng mục tiêu này là không thể đạt được, Airy đã nhờ Edmund Beckett Denison, một luật sư nổi tiếng có chuyên môn về thuật làm đồng hồ (horology), hay khoa học về đo thời gian. Continue reading “31/05/1859: Tháp Big Ben đi vào hoạt động ở London”