16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian

Nguồn: Soviet cosmonaut Valentina Tereshkova becomes the first woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trên tàu Vostok 6, phi hành gia Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên du hành vào vũ trụ. Sau 48 vòng bay và 71 giờ, bà quay trở lại Trái Đất, dành nhiều thời gian trong không gian hơn tất cả các phi hành gia Mỹ cộng lại cho đến thời điểm đó.

Valentina Vladimirovna Tereshkova sinh ra trong một gia đình nông dân ở Maslennikovo, Nga, vào năm 1937. Bà bắt đầu làm việc tại một nhà máy dệt khi 18 tuổi, và ở tuổi 22, bà có lần nhảy dù đầu tiên dưới sự giúp đỡ của một câu lạc bộ hàng không địa phương. Đam mê của Tereshkova với môn nhảy dù đã khiến bà giành được sự chú ý của chương trình không gian Liên Xô, vốn đang tìm cách đưa một phụ nữ lên vũ trụ vào đầu những năm 1960 như một cách để đạt thêm một danh hiệu “đầu tiên trong không gian” trước người Mỹ. Continue reading “16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian”

28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny

Nguồn: U.S. troops score victory at Cantigny, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong cuộc tấn công kéo dài đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến I, lực lượng phe Hiệp ước gồm một lữ đoàn gần 4.000 binh sĩ Mỹ đã đánh vào ngôi làng Cantigny, trên sông Somme ở Pháp, chiếm được nó từ tay Đức.

Dù Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, theo phe Hiệp ước, kể từ tháng 04/1917, họ vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để gửi một số lượng quân đáng kể ra chiến trường mãi cho đến một năm sau. Tuy nhiên, đến tháng 05/1918, một số lượng lớn lính Mỹ đã đến Pháp, vừa kịp lúc để đối mặt với sự dữ dội từ chiến dịch tấn công mùa xuân lớn của Đức. Continue reading “28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny”

01/05/1898: Mỹ tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha

Nguồn: The U.S. destroys Spanish Pacific fleet in Battle of Manila Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, tại Vịnh Manila ở Philippines, Hải đội Á Châu của Mỹ đã tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha trong trận đánh đầu tiên của Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Gần 400 thủy thủ Tây Ban Nha đã thiệt mạng, 10 tàu chiến Tây Ban Nha bị đắm hoặc bị chiếm, trong khi chỉ có 6 người Mỹ bị thương.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Cuba vào năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha thực hiện để trấn áp chiến tranh du kích, chẳng hạn như dồn cư dân nông thôn của Cuba vào các thị trấn đầy bệnh tật, đã được mô tả sống động bằng nhiều hình ảnh trên Báo chí Mỹ và làm cho dư luận dậy sóng. Continue reading “01/05/1898: Mỹ tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha”

23/04/1791: Ngày sinh Tổng thống James Buchanan

Nguồn: James Buchanan is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1791, Tổng thống Mỹ tương lai James Buchanan đã chào đời tại Cove Gap, gần Mer Cancerburg, Pennsylvania. Ngoài việc được nhớ đến phần lớn là vì chính quyền tham nhũng và sự thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng nô lệ của đất nước, Buchanan còn là chủ đề cho rất nhiều lời đồn đại về đời sống tình cảm cá nhân trong suốt sự nghiệp của mình.

Có cha mẹ là người Scotland và Ireland nhập cư giàu có, Buchanan đã sớm trở thành một luật sư thành công, và tham gia chính trường sau khi đắc cử vào cơ quan lập pháp bang Pennsylvania với tư cách là thành viên Đảng Liên bang vào năm 1814. Khi đảng này sụp đổ, ông gia nhập Đảng Dân chủ của Andrew Jackson và được bầu vào Quốc hội vào năm 1820. Ông phục vụ tại Hạ viện năm nhiệm kỳ, cho đến năm 1831, làm Công sứ của Tổng thống Jackson tại Nga năm 1832, rồi trở về Mỹ và giành được một ghế Thượng viện năm 1833. Continue reading “23/04/1791: Ngày sinh Tổng thống James Buchanan”

21/04/1865: Chuyến tàu mang thi hài Lincoln rời Washington D.C.

Nguồn: Abraham Lincoln’s funeral train leaves D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, một chuyến tàu chở quan tài của vị tổng thống bị ám sát Abraham Lincoln đã rời Washington, D.C., lên đường đến Springfield, Illinois, nơi ông sẽ được chôn cất vào ngày 04/05.

Chuyến tàu chở thi hài của Lincoln đã đi qua 180 thành phố và 7 tiểu bang để trở về Illinois, quê hương của tổng thống. Các điểm dừng của chuyến tàu tang lễ đặc biệt này đã được công bố trên báo. Tại mỗi điểm dừng, quan tài của Lincoln được đưa xuống tàu, đặt trên một chiếc xe tang do ngựa kéo được trang trí cầu kỳ, và được một đoàn rước long trọng đem đến một tòa nhà công cộng để tưởng niệm. Continue reading “21/04/1865: Chuyến tàu mang thi hài Lincoln rời Washington D.C.”

19/04/1995: Đánh bom Thành phố Oklahoma

Nguồn: Oklahoma City bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, ngay sau 9 giờ sáng, một xe tải chứa bom lớn đã phát nổ bên ngoài Tòa nhà Liên bang Alfred P. Murrah ở Thành phố Oklahoma, Bang Oklahoma. Vụ nổ làm sập mặt phía bắc của tòa nhà chín tầng, ngay lập tức khiến hơn 100 người thiệt mạng, và khiến hàng chục người khác mắc kẹt trong đống đổ nát. Các đội cứu trợ từ khắp nước Mỹ đã chạy đua đến Thành phố Oklahoma, và khi nỗ lực cứu hộ kết thúc hai tuần sau đó, số người thiệt mạng đã lên tới 168, bao gồm 19 em nhỏ đang ở trung tâm giữ trẻ của tòa nhà vào thời điểm vụ nổ xảy ra. Continue reading “19/04/1995: Đánh bom Thành phố Oklahoma”

14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya

Nguồn: U.S. bombs terrorist and military targets in Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Mỹ đã tiến hành không kích vào Libya, để trả đũa việc nước này tài trợ khủng bố nhắm vào quân đội và công dân Mỹ. Cuộc đột kích, bắt đầu ngay trước 7 giờ tối giờ miền đông (tức 2 giờ sáng ngày 15/04, theo giờ Libya), có sự tham gia của hơn 100 máy bay của Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ, và kết thúc trong vòng một giờ. Năm mục tiêu quân sự và “trung tâm khủng bố” đã bị tấn công, bao gồm cả nhà của lãnh đạo Libya Muammar al-Qaddafi.

Trong suốt những năm 1970 và 1980, chính phủ của Qaddafi đã tài trợ cho rất nhiều nhóm khủng bố Hồi giáo, chống Mỹ, và chống Anh trên toàn thế giới, từ lính du kích Palestine, phiến quân Hồi giáo Philippines, đến Quân đội Cộng hòa Ireland, và Đảng Báo đen (Black Panthers). Đáp lại, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Libya và quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Continue reading “14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya”

10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu

Nguồn: Bataan Death March begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một ngày sau khi Đảo Luzon của Philippines chính thức đầu hàng trước quân Nhật, 75.000 lính Philippines và Mỹ bị bắt trên Bán đảo Bataan đã bắt đầu một cuộc hành quân cưỡng bức tới một trại tù gần Cabanatuan. Trong hành trình khét tiếng này, được gọi là “Hành trình Chết chóc Bataan”, các tù nhân bị buộc phải hành quân 85 dặm trong vòng 6 ngày, và chỉ được ăn duy nhất một bữa trong suốt cuộc hành trình. Đến cuối hành trình, vốn liên tục chứng kiến các hành động tàn bạo của lính canh Nhật Bản, hàng trăm người Mỹ và người Philippines đã thiệt mạng. Continue reading “10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

05/04/1992: Tuần hành ủng hộ quyền phá thai ở Washington

Nguồn: Abortion rights advocates march on Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, một cuộc tuần hành và biểu tình ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ tại Washington, D.C. đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia. Là một trong những cuộc tuần hành lớn nhất từng diễn ra ở thủ đô nước Mỹ, cuộc biểu tình ủng hộ quyền lựa chọn phá thai này được tổ chức khi Tối cao Pháp viện chuẩn bị xem xét tính hợp hiến của một đạo luật ở bang Pennsylvania, trong đó giới hạn khả năng tiếp cận lựa chọn phá thai. Nhiều người ủng hộ quyền phá thai lo ngại rằng Tối cao Pháp viện, với đa số thẩm phán bảo thủ, có thể tán thành đạo luật Pennsylvania, hoặc thậm chí lật ngược phán quyết Roe v. Wade năm 1973 – văn bản đã hợp pháp hóa hành động phá thai. Continue reading “05/04/1992: Tuần hành ủng hộ quyền phá thai ở Washington”

22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang

Nguồn: President Truman orders loyalty checks of federal employees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trước những lo ngại của công chúng và các cuộc điều tra của Quốc hội về chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép mở một cuộc điều tra sâu rộng về ‘lòng trung thành’ của các nhân viên liên bang.

Khi Chiến tranh Lạnh bùng phát sau Thế chiến II, những lo ngại về hoạt động của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, đặc biệt là trong chính phủ liên bang, cũng bắt đầu gia tăng. Quốc hội đã mở các cuộc điều tra về ảnh hưởng của cộng sản ở Hollywood, và luật cấm đảng viên cộng sản đảm nhận chức vụ giảng dạy đã được ban hành ở một số tiểu bang. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất đối với chính quyền Truman là những cáo buộc dai dẳng rằng các thành viên cộng sản đang hoạt động trong các cơ quan liên bang. Continue reading “22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang”

19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ

Nguồn: First U.S. air combat mission begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tám máy bay Curtiss “Jenny” của Phi đội Không quân Số 1 (First Aero Squadron) đã cất cánh từ Columbus, New Mexico, lên đường thực hiện nhiệm vụ không chiến đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng nổ, phi đội đang hỗ trợ cho 7.000 lính Mỹ xâm lược Mexico nhằm bắt giữ nhà cách mạng người Mexico, Pancho Villa.

Ngày 09/03/1916, Villa, người phản đối việc Mỹ ủng hộ Tổng thống Mexico Venustiano Carranza, đã dẫn đầu một nhóm du kích gồm vài trăm người băng qua biên giới, tiến hành đột kích vào thị trấn Columbus, New Mexico, giết chết 17 người Mỹ. Sang ngày 15/03, theo lệnh của Tổng thống Woodrow Wilson, Chuẩn tướng John J. Pershing đã phát động một cuộc tấn công trừng phạt nhắm vào Mexico để bắt giữ Villa. Bốn ngày sau, Phi đội Không quân Số 1 được cử đến Mexico để trinh sát và chuyển tiếp các thông điệp cho Tướng Pershing. Continue reading “19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, What If Russia Loses?, Foreign Affairs, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại của Moscow không phải là chiến thắng rõ ràng của phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác đang áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Moscow. Mỗi cuộc chiến đều là một trận đánh nhằm định hướng dư luận, và cuộc chiến của Putin ở Ukraine – trong thời đại hình ảnh truyền thông đại chúng – đã gắn nước Nga với một cuộc tấn công vô cớ, nhắm vào một láng giềng hòa bình, gây ra thương vong lớn cho dân thường, cùng hàng loạt những tội ác chiến tranh. Dù ở bất cứ đâu, sự phẫn nộ sẽ là một trở ngại cho chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?”

12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên

Nguồn: FDR broadcasts first “fireside chat” during the Great Depression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, tám ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã có bài phát biểu đầu tiên trên đài phát thanh quốc gia – còn được gọi là cuộc “trò chuyện bên bếp lửa” (fireside chat) – được phát sóng trực tiếp từ Nhà Trắng.

Roosevelt bắt đầu bài phát biểu thật đơn giản: “Tôi muốn dành vài phút nói chuyện với người dân Mỹ về ngân hàng.” Tiếp đến, tổng thống giải thích quyết định gần đây của mình là đóng cửa các ngân hàng quốc gia để ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt, do các nhà đầu tư hoảng sợ về khả năng ngân hàng sụp đổ. Roosevelt cho biết, các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau, và ông cảm ơn công chúng vì đã “kiên nhẫn và bình tĩnh” trong “kỳ nghỉ ngân hàng”. Continue reading “12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên”

05/03/1868: Bắt đầu phiên tòa luận tội Tổng thống Andrew Johnson

Nguồn: Impeachment trial of Andrew Johnson begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, phiên tòa luận tội một tổng thống được tiến hành tại Thượng viện. Bị Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số phản đối vì quan điểm về vấn đề Tái thiết miền Nam, Tổng thống Andrew Johnson bị cáo buộc đã vi phạm Đạo luật Nhiệm kỳ (Tenure of Office Act) gây tranh cãi, vốn được Quốc hội thông qua bất chấp sự phủ quyết của Tổng thống vào năm 1867.

Khi Nội chiến bùng nổ năm 1861, Johnson, một thượng nghị sĩ từ Tennessee, là thượng nghị sĩ duy nhất thuộc các bang ly khai nhưng vẫn trung thành với Liên minh miền Bắc. Sự nghiệp chính trị của Johnson được xây dựng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của những người miền Nam da trắng nghèo chống lại các tầng lớp địa chủ. Về quyết định phản đối việc ly khai, ông nói, “Tội nghiệp những người da đen; tôi chiến đấu chống lại những tên quý tộc phản bội, chủ nhân của họ.” Vì lòng trung thành của ông, Tổng thống Abraham Lincoln đã bổ nhiệm Johnson làm thống đốc quân sự của Tennessee vào năm 1862, và năm 1864, ông đắc cử phó tổng thống Mỹ. Continue reading “05/03/1868: Bắt đầu phiên tòa luận tội Tổng thống Andrew Johnson”

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức

Nguồn: Finland declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Phần Lan, dưới sức ép ngày càng tăng từ cả Mỹ và Liên Xô, cuối cùng đã chính thức tuyên chiến với Đức, một đối tác cũ của nước này.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, vì muốn bảo vệ Leningrad khỏi sự xâm lấn của phương Tây, cũng như của đối tác đáng ngờ trong Hiệp ước Bất tương xâm là Đức, Liên Xô đã bắt đầu yêu cầu được trao quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp khác nhau từ Phần Lan, bao gồm một phần Eo đất Karelia (vùng đất dẫn đến Leningrad). Phần Lan đã cố gắng chống lại sức ép của Liên Xô. Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin liền đáp lại bằng cách công bố “phụ chú” (small print) của Hiệp ước Bất tương xâm Molotov-Ribbentrop mà Liên Xô đã ký với Đức hồi tháng 8, theo đó cho phép Liên Xô tự do cai trị trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình. Liên Xô xâm lược Phần Lan vào ngày 30/11/1939. (Stalin tuyên bố rằng lính Phần Lan đã nổ súng trước vào quân đội Liên Xô.) Continue reading “03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức”

26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua

Nguồn: Sandinistas are defeated in Nicaraguan elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một năm sau khi đồng ý tổ chức bầu cử tự do, chính phủ Sandinista cánh tả của Nicaragua đã thua trong cuộc bỏ phiếu. Đợt bầu cử đã chấm dứt hơn một thập niên nỗ lực của người Mỹ nhằm lật đổ chính phủ Sandinista.

Phe Sandinista lên nắm quyền khi họ lật đổ nhà độc tài lâu năm Anastacio Somoza vào năm 1979. Ngay từ đầu, các quan chức Mỹ đã phản đối chế độ mới, cho rằng nó có định hướng theo chủ nghĩa Marx. Trước sự phản đối này, Sandinista đã quay sang khối cộng sản để được hỗ trợ kinh tế và quân sự. Năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã chấp thuận để Mỹ hỗ trợ bí mật cho tổ chức gọi là Contras — phiến quân chống Sandinista chủ yếu ở Honduras và Costa Rica. Các viện trợ này đã được duy trì trong phần lớn nhiệm kỳ của Reagan, mãi cho đến khi công chúng Mỹ hay tin và lên tiếng phản đối, đồng thời các báo cáo về hành động vi phạm của Contra đã khiến Quốc Hội phải cắt nguồn tài trợ. Continue reading “26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

22/02/2014: Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị bắt ở Mexico

Nguồn: ‘El Chapo,’ the world’s most-wanted drug kingpin, is captured in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới, Joaquin “El Chapo”[1] Guzmán Loera, ông trùm đứng đầu băng Sinaloa, tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất thế giới, đã bị bắt sau một thập niên sống ngoài vòng pháp luật, trong một chiến dịch chung giữa Mỹ và Mexico ở Mazatlán, Mexico.

Guzmán trở thành tội phạm bị truy nã quốc tế kể từ năm 2001, khi trốn thoát khỏi một nhà tù Mexico, nơi hắn đang thụ án 20 năm. Trong thời gian sống ngoài vòng pháp luật, khả năng thoắt ẩn thoắt hiện của Guzmán đã nhiều lần được nhắc đến trong các bản nhạc “narcocorridos”[2] chuyên ca ngợi việc buôn bán ma tuý. Còn ở những thành phố như Chicago, nơi băng đảng của tay trùm cung cấp phần lớn lượng ma tuý trên thị trường, hắn chính là “kẻ thù số 1 của công chúng.” Continue reading “22/02/2014: Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị bắt ở Mexico”