Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông

ximao

Nguồn: Keyu Jin, “Xi Jinping is No Mao Zedong”, Project Syndicate, 04/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như cả thế giới đều đang quan sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nhiều quan ngại. Ông Tập không chỉ tái tập trung quyền lực vào tay của chính quyền trung ương; mà nhiều người còn tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông thực chất chính là một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo rằng Tập đang xây dựng một sự “súng bái cá nhân”, giống như những gì Mao Trạch Đông đã tạo nên, và cũng là điều thúc đẩy sự bùng nổ Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, sự thật lại khác xa điều chúng ta nghĩ. Dù đúng là ở một mức độ nào đó, Tập đang tập trung quyền lực, nhưng động cơ của ông là mong muốn giúp Trung Quốc mạnh lên – cả về chính phủ lẫn kinh tế. Để thành công, ông sẽ phải đưa một bộ máy quan liêu – vốn đã phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát – trở lại trật tự. Continue reading “Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông”

Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa

antigl

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Poor Leadership Makes Bad Globalization”, Project Syndicate, 20/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngay từ những năm 1950, các quốc gia châu Âu đã tranh luận về những chi phí và lợi ích của hội nhập khu vực. Nhưng phải đến khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit” của Vương quốc Anh thì cuộc tranh luận mới bắt đầu xoay quanh các vấn đề trọng tâm như toàn cầu hóa, tự do thương mại, di cư, và tác động kinh tế của chúng.

Cử tri Anh đã sai lầm khi quyết định rời khỏi EU; họ đã bị lừa phỉnh, mà chủ yếu là bởi Ngoại trưởng mới của nước Anh, Boris Johnson. Nhưng cả những quan chức trong EU (Eurocrats) và những người ủng hộ việc ở lại liên minh này (Europhiles) cũng sẽ sai lầm nếu họ bỏ qua những lời dối trá vốn mang lại sức sống cho chiến dịch “Rời đi”. Những lời nói dối đó đã hiệu quả tại Anh, và chúng cũng có thể hiệu quả tại các nước thành viên EU khác, cũng như tại các nền dân chủ khác trên toàn thế giới. Continue reading “Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa”

Tại sao Mỹ không nên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?

protectAM

Nguồn: Barry Eichengreen, “What’s the Problem With Protectionism?”, Project Syndicate, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều chúng ta có thể chắc chắn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới là vị tân tổng thống sẽ không phải là một người cam kết ủng hộ tự do thương mại. Người gần như sẽ trở thành ứng viên Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, thì chỉ là một người ủng hộ nửa vời đối với tự do thương mại, và cụ thể là với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đối thủ bên Đảng Cộng hòa của bà, Donald Trump, cũng cực lực phản đối những thỏa thuận thương mại sẽ làm mở cửa thị trường Mỹ. Đi ngược lại với truyền thống của Đảng Cộng hòa, ông Trump dự kiến sẽ đánh thuế 35% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu từ các nhà máy của Tập đoàn Ford ở Mexico và đánh thuế 45% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?”

Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?

middleeastpp1

Nguồn: Timur Kuran, “The Roots of Middle East Mistrust”, Project Syndicate, 08/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà không nhận ra những ngờ vực đang lan tỏa khắp Trung Đông. Nhiều thí nghiệm có kiểm soát đã cho thấy: người Ả Rập có rất ít niềm tin vào người lạ, ở cả trong và ngoài nước, ít hơn rất nhiều so với người châu Âu chẳng hạn. Điều này cản trở sự tiến bộ trên nhiều mặt, từ phát triển kinh tế đến cải cách chính phủ.

Các xã hội có niềm tin thấp thường ít tham gia vào thương mại quốc tế và thu hút đầu tư cũng giảm. Và, quả thật, theo tổ chức World Values Survey cũng như các nghiên cứu có liên quan, sự tin tưởng giữa các cá nhân ở Trung Đông đã xuống thấp tới mức làm hạn chế giao dịch thương mại, chỉ còn lại giao dịch giữa những người đã biết nhau từ trước, hoặc là giao dịch thông qua người quen. Cũng vì thiếu lòng tin, người Ả Rập thường bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh béo bở nhờ vào các hoạt động trao đổi. Continue reading “Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?”

Những điều trớ trêu trong việc Anh rời EU

brxx

Nguồn: Ian Buruma, “Little England and Not-so-Great Britain”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Là một người con lai Anh-Hà Lan – có mẹ là người Anh, còn cha là người Hà Lan – tôi không thể không xem Brexit là chuyện cá nhân. Tuy không phải là kẻ “cuồng” châu Âu, nhưng với tôi, một Liên minh châu Âu không có Anh cũng giống như việc mất đi một cánh tay sau một tai nạn khủng khiếp.

Không phải tất cả người dân nước tôi đều phiền lòng về chuyện này. Nhà dân túy chống EU, chống Hồi giáo người Hà Lan – Geert Wilders  – đã đăng dòng tweet: “Hoan hô người Anh! Giờ thì đến lượt chúng ta.” Thứ tình cảm này mới là đáng báo động và đáng quan ngại hơn so với những tác động của Brexit lên tương lai của nền kinh tế Anh. Mong muốn mang tính hủy diệt EU này có thể lây lan. Continue reading “Những điều trớ trêu trong việc Anh rời EU”

Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ

obamainvn

Nguồn: Yun Sun, “China’s perspective on the US-Vietnam rapprochement”, PacNet No. 48A, 06/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt quan trọng, mang tính lịch sử trong quan hệ Mỹ – Việt. Mặc cho giới truyền thông và các nhà quan sát nhìn chung đều đã giải thích sự xích lại này giữa hai nước là nhằm hướng đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá của Bắc Kinh về sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt hầu như không được đề cập. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ hữu ích khi dự đoán phản ứng của nước này. Quan trọng hơn, nó sẽ cho thấy những thông tin cốt lõi về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng chính sách đối nội với mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, đồng thời tiết lộ những sự thật ít được biết về quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ”

George Soros nói về Brexit và tương lai châu Âu

George-Soros-Brexit-678593

Nguồn: George Soros, “Brexit and the Future of Europe”, Project Syndicate, 25/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tôi, Anh là nước có được những thỏa thuận tốt nhất với Liên minh châu Âu (EU). Họ là một thành viên của thị trường chung châu Âu nhưng lại không thuộc khu vực Eurozone, và cũng không phải thực hiện nhiều quy định khác của EU. Thế nhưng điều đó vẫn chưa đủ để ngăn cản cử tri Anh bỏ phiếu “Rời đi”. Tại sao lại như vậy?

Câu trả lời có lẽ đã xuất hiện trong các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện trước khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit”. Khủng hoảng nhập cư tại châu Âu và cuộc tranh luận về Brexit đã thúc đẩy lẫn nhau. Phe “Rời đi” khai thác tình hình người tị nạn đang ngày càng xấu đi – với hình ảnh đáng sợ của hàng ngàn người tị nạn tập trung ở Calais (Pháp), tuyệt vọng tìm đường vào Anh bằng bất cứ giá nào – để khơi dậy nỗi sợ hãi tình trạng người nhập cư “không kiểm soát được” trong các nước thành viên EU khác. Thế nhưng các nhà chức trách châu Âu lại trì hoãn các quyết định quan trọng về chính sách tị nạn nhằm tránh gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, kết cục là cảnh hỗn loạn như ở Calais vẫn cứ tiếp diễn. Continue reading “George Soros nói về Brexit và tương lai châu Âu”

Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới

brexit1

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Brexit’s Impact on the World Economy”, Project Syndicate, 17/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Triệu chứng “cảm sốt” của thị trường tài chính trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh vào ngày 23/6 về việc có nên ở lại trong Liên minh châu Âu (EU) hay không cho thấy rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị thế giới sâu rộng hơn nhiều so với những gì có thể suy ra từ tỉ trọng 2,4% của Anh trong GDP toàn cầu. Có ba nguyên nhân dẫn đến tác động to lớn này.

Thứ nhất, trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU (Brexit) là một phần của một hiện tượng toàn cầu: cuộc khởi nghĩa của các nhà dân túy chống lại các đảng phái chính trị dòng chính – chủ yếu được thúc đẩy bởi các cử tri lớn tuổi, nghèo, hoặc có trình độ giáo dục thấp – những người đang rất tức giận và muốn phá bỏ các thể chế hiện có, cũng như thách thức các chính trị gia và các chuyên gia kinh tế “dòng chính.” Đáng ngạc nhiên là hồ sơ nhân khẩu học của các cử tri ủng hộ Brexit cũng tương tự như của những người ủng hộ Donald Trump tại Mỹ, và những người ủng hộ Mặt trận Quốc gia tại Pháp. Continue reading “Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới”

Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ

tax-avoidance-659x380

Nguồn: Ngaire Woods, “Confronting the Global Threat to Democracy”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới, các nhà dân túy đang thu hút phiếu bầu với lời hứa sẽ bảo vệ dân thường khỏi những thực tế khắc nghiệt của toàn cầu hóa. Để đạt được mục đích này, họ khẳng định giới chính trị gia dân chủ dòng chính là không đáng tin, vì họ còn quá bận rộn bảo vệ những người giàu có – một thói quen mà toàn cầu hóa chỉ tăng cường thêm.

Suốt nhiều thập niên, toàn cầu hóa đã hứa sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Trên phạm vi quốc tế, nó đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những “con hổ châu Á” và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), giúp tăng trưởng nhanh chóng ở khắp châu Phi, và tạo điều kiện cho sự bùng nổ ở các nước phát triển cho tới năm 2007. Nó cũng tạo ra những cơ hội mới và tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều nước giàu đã phải thắt lưng buộc bụng; các nền kinh tế châu Á phát triển chậm lại; BRICS trì trệ; và nhiều nước châu Phi trở lại cảnh nợ nần. Continue reading “Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ”

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc

mao-communist-snake

Nguồn: Sin‑ming Shaw, “Mao, The False God”, Project Syndicate, 27/06/2005.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có nên tiếp tục treo bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao ở cổng Quảng trường Thiên An Môn? Liệu đảng cầm quyền của Trung Quốc có nên tiếp tục gọi mình là Cộng sản?

Đó không phải là những câu hỏi vô nghĩa. Trừ phi, và cho đến khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời cả hai câu hỏi trên bằng một chữ “Không” đơn giản, thì tay họ sẽ tiếp tục vấy máu còn tính chính danh của họ sẽ tiếp tục bị vấy bẩn. Lý do mà nhiều người Trung Quốc không chấp nhận chế độ cộng sản chính là vì Đảng Cộng sản đã phủ nhận quá khứ, và không hề hối lỗi vì sự tàn bạo của mình. Continue reading “Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc”

Những nhà cải cách ‘bất thường’

Gty_pope_sanders_mm_150922_16x9_992

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Improbable Reformers”, Project Syndicate, 28/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Suốt những năm qua, Đức Giáo hoàng Francis đã hồi sinh thông điệp cốt lõi của Giáo hội Công giáo thông qua những chỉ trích nhiệt tâm đối với “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát”, đi kèm một thế giới quan mới tiến bộ hơn. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ, chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders cũng đang làm điều tương tự đối với Đảng Dân chủ – và rộng hơn là cho chính trường Mỹ.

Thông điệp của Sanders vay mượn khá nhiều từ phong trào “Chiếm Phố Wall” (Occupy Wall Street – OWS), cũng như lời kêu gọi dùng vũ lực chống lại bất bình đẳng kinh tế của phong trào này. Nhưng thậm chí còn trước cả khi Sanders nổi lên như một ứng viên có thể trở thành đại diện của Đảng Dân chủ, Giáo hoàng Francis đã giành được trái tim của hàng triệu người với một thông điệp tương tự. Continue reading “Những nhà cải cách ‘bất thường’”

Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á

str2_gnshunger2_cb_1(leadpic)-770x470

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s Troubled Water”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng khan hiếm nước tại châu Á đang ngày càng xấu đi. Vốn đã là lục địa khô nhất tính theo lượng nước bình quân đầu người, châu Á hiện còn phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên một khu vực rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Việt Nam đến miền Trung Ấn Độ. Điều này đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị, bởi vì nó làm nổi bật tác động của chính sách xây đập của Trung Quốc đối với môi trường và đối với các quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong.

Đợt hạn hán hiện nay ở các nước Đông Nam Á và Nam Á là đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt nhiều thập niên qua. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa của châu Á) và Tây Nguyên của Việt Nam; 27 trong số 76 tỉnh của Thái Lan; một vài nơi tại Campuchia; hai thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon và Mandalay; và nhiều khu vực ở Ấn Độ, vốn là nơi sinh sống của hơn một phần tư dân số nước này. Continue reading “Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á”

Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập

aca

Nguồn: Barak Barfi, “Egypt for Sale”, Project Syndicate, 15/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Ai Cập hồi tuần trước của Vua Ả Rập Saudi Salman, hai nước đã ký kết 22 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận dầu khí trị giá 22 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế đang hấp hối của Ai Cập. Nhưng sự trợ giúp hào phóng nào cũng có cái giá của nó: Ai Cập đã phải trả hai hòn đảo trên Biển Đỏ mà Ả Rập Saudi đã nhượng lại cho nước này vào năm 1950. Động thái này đã vạch trần luận điệu của giới lãnh đạo Ai Cập, rằng nước này vẫn là một cường quốc khu vực, chỉ là một lời nói dối. Thật vậy, Ai Cập thậm chí còn không thể xử lý được những thách thức trong nước, do dân số phát triển quá nhanh và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp mà chính phủ không có khả năng chi trả. Đây là tình thế mà các phần tử thánh chiến đang khai thác khá thành công. Vậy làm thế nào mà Ai Cập lại rơi vào hoàn cảnh này? Continue reading “Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập”

Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?

AppleMark

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Anti-Trade America?”, Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy chống thương mại trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 báo trước một cuộc rút lui nguy hiểm của Mỹ khỏi các vấn đề của thế giới. Nhân danh việc làm giảm tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ, ứng viên tổng thống của cả hai đảng sẽ ngăn cản hy vọng gia nhập tầng lớp trung lưu của hàng trăm triệu người nghèo ở các nước đang phát triển. Nếu sức hấp dẫn chính trị của chính sách chống thương mại vẫn tiếp tục tồn tại, đây sẽ là bước ngoặt lịch sử trong các vấn đề kinh tế toàn cầu, một bước ngoặt mang tín hiệu xấu cho tương lai lãnh đạo của Mỹ. Continue reading “Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?”

5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan

3k

Nguồn: David Cunningham, “Five myths about the Ku Klux Klan”, The Washington Post, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, trong chương trình “State of the Union” của CNN, hành động phủ nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo nhóm Ku Klux Klan (KKK) David Duke của Donald Trump đã khơi lại cuộc tranh luận về vai trò của KKK trong chính trị quốc gia. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Lịch sử của KKK đã trải qua nhiều thăng trầm, từ việc tổ chức này được thành lập sau Nội chiến với nguồn gốc khủng bố, cho tới cú hồi sinh ngoạn mục như một phong trào bản địa (nativist) hồi những năm 1920, và sau đó trở lại là một nhóm chống đối dân quyền tàn bạo trong những năm 1960. Ngày nay, các chi bộ KKK vẫn tiếp tục tuyển mộ thêm các nhóm nhỏ thành viên. Dù những chiếc mũ trùm trắng, áo choàng và cây thập tự bốc cháy của KKK tiếp tục là những biểu tượng đại diện cho khủng bố sắc tộc và thuyết người da trắng thượng đẳng (white supremacy), nhiều hiểu lầm đã xuất hiện. Dưới đây là năm hiểu lầm phổ biến nhất. Continue reading “5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”

Đằng sau việc Anh muốn rời EU

brx

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Brexit Conspiracy”, Project Syndicate, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khả năng Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều thập niên, các chính trị gia Anh nổi tiếng đã thể hiện thái độ khinh thị đối với châu Âu; kết quả là, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (euroscepticism) ngày càng phát triển tại Anh. Vào ngày 23/6 tới, khi nước này tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên tiếp tục là thành viên EU hay không, nhiều cử tri có thể không muốn bỏ phiếu để ở lại.

Một số yếu tố đã thúc đẩy Brexit (Anh muốn rời EU). Trước tiên là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Sau khi Anh phê chuẩn Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, chính trị gia người Anh Nigel Farage đã rời Đảng Bảo thủ và lập nên Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence Party). Continue reading “Đằng sau việc Anh muốn rời EU”

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản

china-congress_2391897b

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Limits of Capitalism with Communist Characteristics”, Project Syndicate, 04/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử tới Cuba, tương lai của đảo quốc cộng sản này đang là chủ đề đồn đoán của nhiều người. Một số nhà quan sát hy vọng rằng sự thay đổi hướng về chủ nghĩa tư bản, vốn đã diễn ra từ từ trong suốt 5 năm Raul Castro cầm quyền, sẽ tự nhiên dẫn Cuba tiến tới dân chủ. Nhưng kinh nghiệm lại cho thấy điều ngược lại.

Thực tế, tự do hóa kinh tế khác xa với con đường chắc chắn dẫn đến dân chủ. Không có gì minh họa cho điều này rõ hơn chế độ chuyên chế lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì quyền thống trị của mình ngay cả khi các cải cách theo hướng thị trường đã làm nền kinh tế tăng trưởng mạnh. (Một người hưởng lợi chính từ quá trình này là quân đội Trung Quốc.) Continue reading “Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản”