22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong

Nguồn: Zong slave ship trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, trong phiên xét xử vụ Zong, một tàu buôn nô lệ, Chánh án Tòa Bench (tòa dân sự) ở London tuyên bố rằng vụ thảm sát nô lệ người châu Phi trên tàu chỉ “như thể ngựa bị ném đi.” Thủy thủ đoàn Zong đã ném ít nhất 142 nô lệ châu Phi xuống biển, nhưng câu hỏi đặt ra trước tòa không phải là ai đã thực hiện hành vi tàn bạo này, mà là liệu “món hàng” bị mất có được bảo hiểm hay không. Phiên tòa đã cho thấy sự kinh hoàng và vô nhân đạo của việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương, đồng thời dẫn tới một phong trào mới nhằm xóa bỏ nó.

Tàu Zong rời Accra vào tháng 08/1781, mang theo 442 người châu Phi bị bắt làm nô lệ, đưa họ đến các đồn điền thuộc địa ở Jamaica. Như thường thấy trên các tàu buôn nô lệ, Zong đã ở trong tình trạng quá tải, chở gấp đôi lượng người mà một con tàu cỡ lớn có thể vận chuyển một cách an toàn. Continue reading “22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong”

20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: West Virginia enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Hoa Kỳ, West Virginia (Tây Virginia) được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là bang thứ 35 của Mỹ, hoặc bang thứ 24 nếu xét đến việc ly khai của 11 bang miền Nam. Cùng ngày, Arthur Boreman nhậm chức thống đốc đầu tiên của bang này.

Việc định cư tại các vùng đất phía tây Virginia đã diễn ra từ từ trong thế kỷ 18, khi những người định cư dần vượt qua rào cản tự nhiên của Cao nguyên Allegheny. Khu vực này ngày càng trở nên quan trọng đối với chính quyền bang Virginia tại Richmond vào thế kỷ 19, nhưng sự phổ biến của các trang trại nhỏ và sự vắng mặt của chế độ nô lệ đã khiến phía tây trở nên xa cách với phía đông. Bởi vì nô lệ là một yếu tố được tính đến khi phân bổ đại diện, các chủ đồn điền giàu có ở phía đông đã chiếm ưu thế trong cơ quan lập pháp Virginia, và những yêu cầu của cư dân phía tây về mức thuế thấp hơn và phát triển cơ sở hạ tầng đã không được đáp ứng. Continue reading “20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

19/06/2014: Felipe VI trở thành tân vương Tây Ban Nha

Nguồn: Felipe VI becomes king of Spain after Juan Carlos I abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, khi đồng hồ điểm nửa đêm, triều đại gần 40 năm của Vua Juan Carlos I tại Tây Ban Nha đã kết thúc. Hai tuần sau khi thoái vị khỏi ngai vàng Tây Ban Nha trong bối cảnh mức độ ủng hộ ông đang giảm xuống, Juan Carlos đã tháo chiếc thắt lưng màu đỏ của mình – biểu tượng của nhà lãnh đạo quân đội Tây Ban Nha – và đeo nó cho con trai là Thái tử Felipe, 46 tuổi. Việc chuyển giao quyền lực chính thức – mà nhiều người cho là đáng lẽ phải diễn ra từ lâu – theo đó cũng hoàn tất.

Carlos lên ngôi năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài tàn bạo Francisco Franco. Nổi tiếng là người bảo vệ trung thành của nền dân chủ, Carlos ngay lập tức tiến hành cuộc cải cách chính trị lịch sử dẫn đến bầu cử dân chủ ở Tây Ban Nha năm 1976 – lần đầu tiên kể từ năm 1936. Dưới sự cai trị của ông, Tây Ban Nha đã phát triển thành một cường quốc kinh tế, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Continue reading “19/06/2014: Felipe VI trở thành tân vương Tây Ban Nha”

17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã

Nguồn: France to surrender to Nazis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Paris chính thức thất thủ và cuộc chinh phục nước Pháp của người Đức đã kết thúc, Thống chế Henri Pétain lên thay Paul Reynaud làm thủ tướng và thông báo ý định ký hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã. Ngày hôm sau, Tướng Charles de Gaulle – vốn không được nhiều người biết đến, ngay cả ở Pháp – đã có một buổi phát thanh tới dân Pháp từ Anh, kêu gọi đồng bào của ông tiếp tục cuộc chiến chống Đức.

Là một anh hùng quân đội trong Thế chiến I, Pétain được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Pháp vào tháng 05/1940 nhằm thúc đẩy tinh thần đất nước đang trên đà sụp đổ dưới sức mạnh của quân xâm lược Đức Quốc xã. Tuy nhiên, Pétain lại quyết định dàn xếp đình chiến với Đức. Hiệp định đình chiến được Pháp ký vào ngày 22/06, có hiệu lực vào ngày 25/06, và đã khiến hơn một nửa nước Pháp rơi vào tay quân Đức. Continue reading “17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã”

15/06/1300: Dante trở thành Bề trên Thành Florence

Nguồn: Dante is named prior of Florence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1300, nhà thơ Dante Alighieri trở thành một trong sáu vị “bề trên” (city prior – chức vụ lãnh đạo cao nhất) của thành Florence, hoạt động tích cực trong việc điều hành thành phố. Các hoạt động chính trị của Dante, bao gồm việc trục xuất một số đối thủ, đã khiến ông bị buộc phải lưu vong khỏi Florence, thành phố quê hương ông, kể từ năm 1302. Ông sẽ viết tác phẩm vĩ đại nhất của mình, “Thần khúc” (Divina Commedia) trong khi lang bạt, tìm sự bảo vệ cho gia đình mình từ thành phố này sang thành phố khác.

Dante sinh ra trong một gia đình gốc gác quý tộc nhưng không may sa sút. Cha ông kiếm sống bằng nghề cho vay. Dante bắt đầu làm thơ ở tuổi thiếu niên và đã nhận nhiều lời khích lệ từ các nhà thơ nổi tiếng, những người được cậu thiếu niên gửi cho các bài thơ sonnet. Continue reading “15/06/1300: Dante trở thành Bề trên Thành Florence”

13/06/1381: Đoàn quân Nông dân tiến vào London

Nguồn: Peasant army marches into London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1381, trong Khởi nghĩa Nông dân (Peasants’ Revolt), một đám đông nông dân Anh do Wat Tyler lãnh đạo đã tiến vào London và bắt đầu đốt phá, cướp bóc khắp thành phố. Một số tòa nhà chính phủ bị phá hủy, tù nhân được giải phóng, trong khi một thẩm phán cùng với hàng chục nhân vật nổi tiếng khác bị chặt đầu.

Khởi nghĩa Nông dân phát xuất từ hệ quả nghiêm trọng của đợt bùng bệnh dịch hạch xảy ra vào cuối những năm 1340, giết chết gần một phần ba dân số nước Anh. Khan hiếm lao động sau đại dịch Cái chết Đen dẫn đến việc tiền lương tăng và một tầng lớp nông dân cơ động hơn dần hình thành. Tuy nhiên, Nghị viện Anh đã tìm cách chống lại những thay đổi đối với hệ thống phong kiến truyền thống của mình và thông qua luật nhằm duy trì mức lương như cũ, trong khi khuyến khích địa chủ tái khẳng định quyền làm chủ đất đai của mình. Năm 1380, sự bất mãn của nông dân lên đến đỉnh điểm khi Nghị viện hạn chế quyền bầu cử bằng cách tăng thuế đi bầu (poll tax – mức thuế một người trưởng thành phải nộp để được bỏ phiếu) và Khởi nghĩa Nông dân bùng phát. Continue reading “13/06/1381: Đoàn quân Nông dân tiến vào London”

12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê

Nguồn: Otto Warmbier returns from North Korean prison in a coma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, Otto Warmbier, một sinh viên 22 tuổi bị bắt giam ở Triều Tiên 17 tháng trước đó, đã trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê. Việc Warmbier được trở về nhà đã đánh dấu sự ấm lên trong quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên – nước khét tiếng với những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của dư luận bởi cách mà Triều Tiên đối xử với tù nhân người nước ngoài.

Sau năm ngày lưu lại Triều Tiên trong một chuyến đi chơi mạo hiểm, cậu sinh viên Đại học Virginia đã bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng vào tháng 1/2016 vì tình nghi đã lấy cắp một tấm áp phích tuyên truyền từ phòng khách sạn của mình. Phiên tòa xét xử Warmbier chỉ kéo dài một giờ, và cậu nhanh chóng bị kết án 15 năm lao động khổ sai trong nhà tù Triều Tiên. Đến tháng 3 năm đó, cậu đã rơi vào hôn mê. Continue reading “12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê”

10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù

Nguồn: Nelson Mandela writes from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Nam Phi, Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress, ANC) đã công bố tuyên bố của Nelson Mandela, nhà lãnh đạo phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid vốn đang ngồi tù. Bức thông điệp, được lén chuyển khỏi vòng kiểm soát gắt gao của nhà tù Đảo Robben, có nội dung: “Đoàn kết! Tập hợp! Chiến đấu! Giữa cái đe của quần chúng đoàn kết và cái búa của đấu tranh vũ trang, chúng ta sẽ đè bẹp apartheid!”

Mandela, sinh năm 1918, là con trai một vị tù trưởng Tembu, một tộc người nói tiếng Xhosa. Thay vì nối nghiệp cha làm tù trưởng, Mandela theo học đại học và trở thành luật sư. Năm 1944, ông gia nhập ANC, một tổ chức chính trị của người da đen với mục tiêu đấu tranh giành quyền cho đa số người da đen ở đất nước Nam Phi do người da trắng cai trị. Continue reading “10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù”

Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?

Nguồn: Deborah Elms, “The CPTPP expands”, Asian Trade Center, 03/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership, CPTPP) đã chính thức chấp nhận việc Vương quốc Anh khởi động tiến trình gia nhập hiệp định.

Dù đây là lần đầu tiên thỏa thuận thương mại này được mở rộng kể từ khi nó có hiệu lực, trước đó đã từng có thành viên gia nhập trong quá trình đàm phán hiệp định. Vào năm 2006, CPTPP khởi đầu chỉ với bốn thành viên (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore). Tính đến thời điểm đạt được thỏa thuận, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) có 12 thành viên: 4 thành viên ban đầu cộng thêm Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam.

Bất ngờ bị suy yếu sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định vào đầu năm 2017, TPP đã được chuyển đổi thành CPTPP, và gần hai năm sau đó, đã chính thức có hiệu lực đối với bảy thành viên. Continue reading “Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?”

08/06/1949: Tác phẩm “1984” của George Orwell được xuất bản

Nguồn: George Orwell’s “1984” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tiểu thuyết phong cách phản địa đàng (dystopia) của George Orwell, 1984, đã chính thức được xuất bản. Kể từ đó, “Anh Cả” (Big Brother), lãnh đạo tối cao trong cuốn sách, đã trở thành một biểu tượng phổ quát đại diện cho chính phủ  và bộ máy quan liêu áp bức.

George Orwell là bút danh của Eric Blair, một nhà văn sinh ra ở Ấn Độ. Là con trai của một công chức người Anh, Orwell đi học tại London và giành được học bổng vào trường dự bị Eton, nơi hầu hết học sinh đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu giàu có, không giống như ông. Thay vì vào đại học như các bạn cùng lớp, Orwell gia nhập Cảnh sát Đế quốc Ấn Độ (Indian Imperial Police) và đến làm việc ở Miến Điện vào năm 1922. Trong 5 năm ở đây, ông dần có mặc cảm tội lỗi giai cấp (class-guilt) nghiêm trọng; cuối cùng vào năm 1927, ông quyết định không trở lại Miến Điện sau kỳ nghỉ ở Anh. Continue reading “08/06/1949: Tác phẩm “1984” của George Orwell được xuất bản”

06/06/1833: Tổng thống Jackson cưỡi “Ngựa Sắt”

Nguồn: President Jackson rides the Iron Horse, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1833, tại Ellicott’s Mills, Maryland, Tổng thống Andrew Jackson đã lên một chuyến tàu của hãng Đường sắt Baltimore & Ohio để đến thưởng ngoạn ở Baltimore. Từ một người chưa từng đi tàu trước đây, Jackson đã trở thành tổng thống đầu tiên đi “Ngựa Sắt” (Iron Horse) – tên gọi thời bấy giờ của đầu máy tàu hỏa.

Tàu hỏa hơi nước được Richard Trevithick và George Stephenson đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Anh kể từ đầu thế kỷ 19. Còn Đường sắt Baltimore & Ohio bắt đầu hoạt động vào năm 1828 với toa xe do ngựa kéo, nhưng sau lần chạy thử thành công của Tom Thumb – một đoàn tàu gần như chạy nhanh hơn một con ngựa trong một buổi chạy thử công khai vào năm 1830 – tàu hơi nước đã được bổ sung vào danh sách phương tiện mà công ty này sử dụng. Continue reading “06/06/1833: Tổng thống Jackson cưỡi “Ngựa Sắt””

05/06/1963: Bộ trưởng Chiến tranh Anh từ chức vì bê bối tình dục

Nguồn: British Secretary of War John Profumo resigns amid sex scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Bộ trưởng Chiến tranh Anh John Profumo đã chính thức từ chức sau khi bị vạch trần hành vi nói dối trước Hạ viện về chuyện dan díu với Christine Keeler, một người bị cho là gái điếm. Ngoài ra, ở thời điểm xảy ra vụ việc, Keeler cũng có quan hệ với Yevgeny “Eugene” Ivanov, một tùy viên hải quân Liên Xô, người bị tình nghi là gián điệp. Mặc dù Profumo cam đoan với chính phủ rằng mình hoàn toàn không tiết bộ bí mật quốc gia theo bất kỳ cách nào, nhưng vụ bê bối vẫn khiến chính phủ của Thủ tướng Harold Macmillan suýt bị bãi nhiệm.

John Dennis Profumo được Macmillan bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1960. Trên cương vị này, ông phụ trách giám sát quân đội Anh. Vị trí này là một vị trí nội các cấp thấp, nhưng Profumo được xem là ứng cử viên sáng giá để được thăng tiến trong tương lai. Ông kết hôn với Valerie Hobson, một nữ diễn viên điện ảnh đã nghỉ hưu, và nhà Profumo sau đó trở thành địa điểm tụ tập nổi tiếng trong những năm 1960 ở London. Vào một đêm tháng 07/1961, John Profumo đến thăm dinh thự Cliveden của Lord “Bill” Astor và được giới thiệu với Christine Keeler, 19 tuổi – cô gái khi ấy đang khỏa thân vui đùa bên bể bơi ở Cliveden. Continue reading “05/06/1963: Bộ trưởng Chiến tranh Anh từ chức vì bê bối tình dục”

03/06/2017: Khủng bố tấn công Cầu London

Nguồn: Terrorists attack London Bridge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, chỉ vỏn vẹn trong tám phút kinh hoàng, tám người đã không may thiệt mạng khi một nhóm khủng bố lái xe lên vỉa hè dành cho người đi bộ trên Cầu London. Những tên này sau đó nhanh chóng ra khỏi xe, trên tay cầm sẵn dao, tiến thẳng đến tấn công đám đông ở khu chợ gần đó. Đây là vụ tấn công thứ ba diễn ra ở London trong năm 2017.

Vài phút trước 10 giờ tối, một chiếc xe tải chở theo ba kẻ khủng bố đã lén lút băng qua Cầu London hai lần. Trong lần thứ hai đến cuối cây cầu, chiếc xe bất ngờ quay đầu, lao lên vỉa hè và tông mạnh vào những người đi bộ. Continue reading “03/06/2017: Khủng bố tấn công Cầu London”

01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai

Nguồn: News of Holocaust death camp killings becomes public for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, “Lữ đoàn Tự do” (Liberty Brigade), một tờ báo ngầm ở Warsaw, đã công khai tin tức về việc hàng chục nghìn người Do Thái bị sát hại tại Chelmno, một trại tử thần do Đức Quốc Xã điều hành ở Ba Lan – gần bảy tháng sau khi các tù nhân bắt đầu bị giết chết.

Một năm trước đó, nước Đức phát xít bắt đầu phát triển phương tiện thực hiện cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution) nhằm tiêu diệt hàng loạt người Do Thái ở châu Âu: 700 người Do Thái đã bị sát hại khi khói độc tràn vào chiếc xe tải được sử dụng để đưa họ đến làng Chelmno, ở Ba Lan. “Chuyến xe Tử thần” (gas van) này sau đó đã trở thành nơi thi hành án tử cho tổng cộng 360.000 người Do Thái từ hơn 200 cộng đồng tại Ba Lan. “Ưu điểm” của cách hành hình này là nó được tiến hành thầm lặng và vô hình. Continue reading “01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai”

30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ

Nguồn: Civil War dead honored on Decoration Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, theo tuyên bố của Tướng John A. Logan thuộc Đại Quân Cộng hòa (Grand Army of the Republic), Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) lớn đầu tiên sẽ được tổ chức nhằm vinh danh những người đã hy sinh “để bảo vệ đất nước của họ trong cuộc nổi loạn mới đây.” Một số người gọi đây là Ngày Trang trí (Decoration Day) xuất phát từ việc những người tham dự buổi lễ tôn vinh người chết trong Nội chiến Hoa Kỳ bằng cách trang trí mộ phần của họ bằng hoa. Trong Ngày trang trí đầu tiên, Tướng James Garfield đã có bài phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, sau đó 5.000 người tham dự đã đặt hoa trên phần mộ của hơn 20.000 binh sĩ Nội chiến được chôn cất tại nghĩa trang. Continue reading “30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ”

29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina

Nguồn: British Colonel Tarleton gives “quarter” in South Carolina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, cách hành xử của Đại tá Anh Banastre Tarleton và toán lính Trung Quân của ông với các tù nhân của phe Ái Quốc đã dẫn đến sự ra đời của một cụm từ lên án sự tàn bạo của người Anh trong suốt phần còn lại của Chiến tranh giành độc lập của Mỹ: Tarleton’s Quarter (nghĩa đen: “Lòng Nhân từ của Tarleton”).

Sau khi Charleston đầu hàng vào ngày 12/05 – và Trung đoàn Virginia Số 3, do Đại tá Abraham Buford chỉ huy, trở thành lực lượng duy nhất của phe Ái Quốc còn sót lại ở South Carolina –Tarleton nhận nhiệm vụ tiêu diệt bất kỳ đợt kháng cự nào của cư dân thuộc địa. Tại Waxhaws, biên giới với North Carolina, một đội kỵ binh do người của Tarleton phụ trách đã đè bẹp 350 lính Ái Quốc còn lại dưới quyền của Buford. Tarleton và các thành viên Trung Quân dưới quyền của ông vẫn lạnh lùng bắn vào những người Ái Quốc ngay cả khi họ đã đầu hàng, một hành động đã dẫn đến sự ra đời của cụm từ “Lòng Nhân từ của Tarleton” – đối với phe Ái Quốc, nó mang nghĩa là cái chết tàn bạo dưới tay của một kẻ thù hèn nhát. Continue reading “29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina”

27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima

Nguồn: The Battle of Tsushima Strait, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Hạm đội Baltic của Nga đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Eo biển Tsushima (Eo biển Đối Mã). Trận đánh mang tính quyết định này, với chỉ 10 trong số 45 tàu chiến Nga trốn thoát đến nơi an toàn, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nga rằng việc tiếp tục chống lại mưu đồ ở Đông Á của Đế quốc Nhật Bản là vô vọng.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, người Nhật đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ nhắm vào Cảng Arthur, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của thế kỷ 20, và hạm đội Nga đã bị phá hủy nặng nề. Sau khi chiến tranh nổ ra, Nhật đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm lực quân sự của đối thủ ‘không phải phương Tây’ này. Continue reading “27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima”

25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp

Nguồn: “Star Wars” opens in theaters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, ngày cuối tuần trong kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm đã mở màn với một vụ nổ “chấn động thiên hà” khi phần đầu tiên trong loạt phim bom tấn “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star War) của George Lucas ra rạp tại Mỹ.

Thành công đáng kinh ngạc của Chiến tranh giữa các vì sao – bộ phim đã nhận được bảy giải Oscar, đồng thời có doanh thu đạt 461 triệu đô la tại Mỹ và tổng cộng gần 800 triệu đô la trên toàn thế giới – bắt nguồn từ chiến dịch tiếp thị sâu rộng mà Lucas và hãng phim, 20th Century Fox, cho thực hiện vài tháng trước ngày phát hành bộ phim. “Nó không giống như một phần phim mở màn,” nữ diễn viên Carrie Fisher, người đóng vai Công chúa Leia, thủ lĩnh phiến quân, đã nói với tạp chí Time. “Nó giống như một trận động đất.” Continue reading “25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp”

23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát

Nguồn: Nazi SS Chief Heinrich Himmler dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Heinrich Himmler – người đứng đầu lực lượng SS, Phó Chỉ huy lực lượng Gestapo, đồng thời là kiến trúc sư đứng sau chương trình tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu của Hitler – đã chết vì tự sát chỉ một ngày sau khi bị người Anh bắt giữ.

Là người đứng đầu nhánh Waffen-Schutzstaffel (Waffen-SS, lực lượng quân sự của Đảng Quốc Xã) và lãnh đạo Gestapo (lực lượng cảnh sát mật), Himmler đã dần củng cố quyền kiểm soát của mình đối với tất cả các lực lượng cảnh sát của Đế chế. Sức mạnh của lực lượng mà Himmler nắm giữ có thể sánh ngang với Quân đội Đức; nó cũng là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ mọi hành động chống lại Hitler và đảng, cũng như trong việc thực hiện “Giải pháp Cuối cùng” của Hitler. Chính Himmler là người đã ra lệnh thành lập các trại tử thần trên khắp Đông Âu và tạo ra một nguồn lao động khổ sai. Continue reading “23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát”

22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng

Nguồn: Crisis mounts in Austria-Hungary amid hunger and discontent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc đói kém và bất mãn dần lan rộng trong cộng đồng dân sự và quân sự của Đế quốc Áo-Hung, khủng hoảng cũng dần gia tăng trong chính phủ nước này, khi Thủ tướng Hungary Istvan Tisza từ chức theo yêu cầu của Hoàng đế Áo, Karl I.

Vốn đã là một cường quốc trên đà đi xuống khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, xã hội Áo-Hung khi ấy là một xã hội chủ yếu nông nghiệp nhưng lại không thể tự cung tự cấp về lương thực. Chiến tranh đã cắt đứt hai nguồn cung cấp lương thực chính của nước này là Nga và Romania, và việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự cũng cắt giảm đáng kể sản lượng quốc nội: vào năm 1917, sản lượng lúa mì của Áo giảm xuống còn chưa đến một nửa sản lượng năm 1913, lúa mạch đen và yến mạch thậm chí còn giảm nhiều hơn thế. Continue reading “22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng”