10/10/732: Trận Tours

Nguồn: Battle of Tours, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 732, trong Trận Tours gần Poitiers, Pháp, nhà lãnh đạo người Frank, Charles Martel, một tín đồ Thiên Chúa giáo, đã đánh bại một đội quân lớn của người Moor gốc Tây Ban Nha, ngăn chặn bước tiến của Hồi giáo vào Tây Âu. Abd-ar-Rahman, chỉ huy Hồi giáo của thành Cordoba, đã bị giết trong trận chiến. Từ đó, người Moor phải rút lui khỏi Gaul, không bao giờ trở lại xâm lăng như trước. Continue reading “10/10/732: Trận Tours”

08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ

Nguồn: Che Guevara captured by Bolivian army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lực lượng du kích Bolivia do nhà cách mạng Marxist Che Guevara lãnh đạo đã bị đánh bại trong cuộc giao tranh với một biệt đội của quân đội Bolivia. Guevara đã bị thương, bị bắt và bị xử tử ngay ngày hôm sau. Continue reading “08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

05/10/1775: Washington thông báo bắt được gián điệp

Nguồn: General Washington informs Congress of espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Tướng George Washington đã viết thư báo cho Chủ tịch Quốc hội Lục địa, John Hancock, rằng đã chặn được một lá thư từ Benjamin Church, bác sĩ phẫu thuật của Quân đội Lục địa, gửi cho Trung tướng Sir Thomas Gage, Tham mưu trưởng của Anh tại Bắc Mỹ. Washington đã viết, “Tôi giờ đây có một nhiệm vụ tuy đau đớn nhưng cần thiết, là phải loại trừ Bác sĩ Church, Trưởng ban Quân Y.”

Washington mô tả việc ông thu được một lá thư viết bằng mật mã gửi một sĩ quan Anh, Thiếu tá Crane, từ “một người phụ nữ là nhân viên của Church.” Washington đã “ngay lập tức bắt giữ Người phụ nữ này, nhưng suốt một thời gian dài, bà ta dửng dưng trước mọi lời đe dọa hay dụ dỗ nhằm tìm ra Tác giả [bức thư], tuy nhiên cuối cùng bà ta cũng chịu thú tội và khai ra cái tên Bác sĩ Church. Tôi liền ra lệnh bắt giữ cũng như thu giữ mọi giấy tờ của anh ta.” Continue reading “05/10/1775: Washington thông báo bắt được gián điệp”

03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze

Nguồn: Maze hunger strike called off, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một cuộc tuyệt thực của những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Nhà tù Maze ở Belfast, Bắc Ireland đã bị hủy bỏ sau bảy tháng, với 10 người chết. Người đầu tiên qua đời là Bobby Sands, nhà lãnh đạo Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA) bị cầm tù, người khởi xướng đợt tuyệt thực vào ngày 01/03/1981, nhân dịp 5 năm thi hành chính sách “hình sự hóa” (criminalization) của Anh nhắm vào nhóm tù nhân chính trị Ailen.

Năm 1972, Sands đã bị bắt và bị kết án sau khi tham gia vào một số vụ cướp do IRA thực hiện. Bởi vì ông bị kết án dựa trên các hoạt động của IRA, Sands đã được liệt vào “tù nhân hạng đặc biệt” (special category status) và được gửi đến một nhà tù gần giống như trại giam giữ tù nhân chiến tranh, nơi cho phép tù nhân tự do ăn mặc và tự do di chuyển trong khuôn viên nhà tù. Ông đã sống bốn năm tại đó. Continue reading “03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze”

Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: Max Boot, “The American Who Predicted Tet”, The New York Times, 30/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn ra từ 50 năm trước và ngày nay được nhớ đến như một bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam, sự kiện Tết Mậu Thân thực sự đã khiến người Mỹ bất ngờ. Một trong số ít người dự báo được điều sắp xảy ra là Edward Lansdale, nhân vật tình báo huyền thoại và vị tướng Không quân hồi hưu, người đã giúp kiến tạo nhà nước Nam Việt Nam sau khi Pháp rút lui. Ông trở lại Sài Gòn vào năm 1965 với tư cách là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình để cứu vãn nỗ lực chiến tranh đang rơi vào thất bại. Continue reading “Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân”

01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald

Nguồn: Experiments begin on homosexuals at Buchenwald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, thử nghiệm y tế đầu tiên trong số hai cuộc thử nghiệm liên quan đến thiến sinh dục đã được thực hiện trên nhóm người đồng tính tại trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức.

Buchenwald là một trong những trại tập trung đầu tiên được thành lập bởi chế độ Đức Quốc Xã. Được xây dựng vào năm 1937, nó được xem là phần bổ sung cho khu trại phía bắc (Sachsenhausen) và phía nam (Dachau), và là nơi giam giữ các lao động nô lệ, những người bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn địa phương 24 giờ một ngày, theo các ca kéo dài 12 giờ. Dù không hẳn là một trại tử thần, bởi nó chẳng có buồng khí ngạt nào, tuy nhiên mỗi tháng ở đây vẫn có hàng trăm tù nhân thiệt mạng, do suy dinh dưỡng, bị đánh đập, bệnh tật, hay bị hành quyết. Continue reading “01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald”

29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan

Nguồn: Nazis and communists divvy up Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã đồng ý chia nhau quyền kiểm soát Ba Lan theo giới tuyến dọc theo sông Bug, người Đức chiếm mọi thứ ở phía tây, Liên Xô chiếm mọi thứ ở phía đông.

Theo Hiệp ước Ribbentrop-Molotov, hay Hiệp ước Hitler-Stalin, thỏa thuận bất tương xâm giữa hai cường quốc quân sự Đức – Xô, Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức, đã gặp người đồng cấp Liên Xô của mình, V.M. Molotov, để ký Hiệp ước Hữu nghị Biên giới Đức – Xô. Các điều khoản trong hiệp ước bất tương xâm ban đầu đã hứa hẹn dành cho Liên Xô một phần phía đông Ba Lan; giờ đây, chuyện chỉ còn đơn giản là đặt ranh giới ở đâu trên bản đồ mà thôi. Continue reading “29/09/1939: Đức – Xô phân chia Ba Lan”

28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng

Nguồn: Estonia sinks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, 852 người đã thiệt mạng trong một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất thế kỷ khi Estonia, một tàu chuyên chở xe hơi và hành khách, chìm ở Biển Baltic.

Con tàu do Đức chế tạo đang trên hành trình qua đêm từ Tallinn, thủ đô của Estonia, đến Stockholm, Thụy Điển, thì bị chìm ngoài khơi Phần Lan. Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giành được độc lập vào năm 1991 (lính Nga cuối cùng rời khỏi nước này vào năm 1994), là điểm đến du lịch phổ biến với giá cả phải chăng cho người Thụy Điển. Estonia thuộc loại phà “ro-ro” – thường xuyên tổ chức tiệc buffet Smörgåsbord, nhạc sống, khiêu vũ và rượu, ngoài ra còn cho phép hành khách điều khiển xe của mình chạy dọc con tàu (đi vào ở một đầu và đi ra ở đầu kia.) Continue reading “28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng”

Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?

Nguồn: Cody J. Foster, “Did America Commit War Crimes in Vietnam?”, The New York Times, 01/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 01/12/1967, ngày cuối cùng trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế, các nhà hoạt động chống chiến tranh từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Roskilde, Đan Mạch. Ban bồi thẩm – còn được gọi là Tòa án Russell theo tên người sáng lập, nhà triết học Bertrand Russell – đã dành một năm để điều tra hành động can thiệp của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á và lúc này đã sẵn sàng công bố phát hiện của mình. Các thành viên của phiên tòa nhất trí cho rằng Mỹ “có tội trong mọi cáo buộc, bao gồm diệt chủng, sử dụng vũ khí bị cấm, ngược đãi và giết tù nhân, di chuyển tù nhân một cách bạo lực” tại Việt Nam, cũng như các nước láng giềng Lào và Campuchia. Continue reading “Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?”

26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu

Nguồn: Meuse-Argonne offensive opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày này năm 1918, sau một cuộc oanh tạc kéo dài sáu tiếng kể từ đêm hôm trước, hơn 700 xe tăng của quân Hiệp Ước, theo sát bởi bộ binh, đã tiến vào căn cứ của Đức trong Rừng Argonne nằm dọc theo Sông Meuse.

Trên đà thành công của các cuộc tấn công trước đó của phe Hiệp Ước tại Amiens và Albert trong mùa hè năm 1918, chiến dịch Meuse-Argonne, được thực hiện bởi 37 sư đoàn của Pháp và Mỹ, thậm chí còn tham vọng hơn. Với mục đích tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn Quân số 2 của Đức, Tư lệnh Tối cao phe Hiệp Ước, Ferdinand Foch, đã ra lệnh cho Tướng John J. Pershing lên nắm quyền chỉ huy tổng thể cuộc tấn công. Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF) của Pershing sẽ đóng vai trò tấn công chủ lực, trong chiến dịch lớn nhất của Mỹ trong Thế chiến I. Continue reading “26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu”

24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese gather preliminary data on Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lãnh sự Nhật Bản ở Hawaii đã được chỉ thị chia Trân Châu Cảng thành năm khu vực, tính toán số lượng tàu chiến trong mỗi khu và báo về đế quốc.

Quan hệ Mỹ – Nhật đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật chiếm đóng Đông Dương và tạo nên mối đe dọa ngầm đối với Philippines, một nước dưới quyền bảo hộ của Mỹ. Sự trả đũa của Mỹ bao gồm việc tịch thu toàn bộ tài sản của Nhật tại Mỹ và cấm tàu Nhật đi qua Kênh đào Panama. Tháng 09/1941, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra tuyên bố, do Thủ tướng Anh Winston Churchill soạn thảo, đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh Mỹ – Nhật nếu người Nhật dám xâm chiếm bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Đông Nam Á hoặc Nam Thái Bình Dương. Continue reading “24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng”

22/09/1828: Shaka Zulu bị ám sát

Nguồn: Shaka Zulu assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1828, Shaka, người sáng lập Vương quốc Zulu ở miền nam châu Phi, đã bị sát hại bởi hai người em cùng cha khác mẹ của mình là Dingane và Mhlangana, sau khi chứng tâm thần của Shaka đe dọa phá hủy bộ lạc Zulu.

Khi Shaka trở thành tù trưởng bộ lạc Zulu vào năm 1816, bộ lạc này chỉ có chưa tới 1.500 người và thuộc nhóm thiểu số trong số hàng trăm bộ lạc khác nhau ở miền nam châu Phi. Tuy nhiên, Shaka đã chứng tỏ mình là một nhà tổ chức quân sự tài giỏi, thành lập nhiều trung đoàn với chỉ huy tốt và trang bị cho các chiến binh của mình assegais, một loại giáo mới có lưỡi dài, dễ sử dụng, với tính sát thương cao. Continue reading “22/09/1828: Shaka Zulu bị ám sát”

21/09/1792: Chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Pháp

Nguồn: Monarchy abolished in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, tại nước Pháp cách mạng, Hội đồng Lập pháp đã bỏ phiếu bãi bỏ chế độ quân chủ và thành lập nền Cộng hòa thứ nhất. Biện pháp này được đưa ra một năm sau khi vua Louis XVI miễn cưỡng phê chuẩn một hiến pháp mới, tước đi phần lớn quyền lực của ông. Continue reading “21/09/1792: Chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Pháp”

Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?

Nguồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu? Continue reading “Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?”

19/09/1995: ‘Tuyên ngôn Unabomber’ được công bố

Nguồn: Unabomber manifesto published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một bản tuyên ngôn viết bởi Unabomber, một kẻ khủng bố chống công nghệ, đã được tờ New York TimesWashington Post đăng tải với hy vọng ai đó sẽ nhận ra kẻ thủ ác mà suốt 17 năm qua đã gửi bom tự chế qua thư, giết hại và làm bị thương rất nhiều người vô tội trên khắp Hoa Kỳ. Sau khi đọc văn bản trên báo, David Kaczynski nhận thấy cách viết này rất giống với anh trai Ted của mình, người sau đó đã bị buộc tội gây ra các vụ tấn công và bị kết án chung thân không ân xá. Unabomber phải chịu tội giết chết 3 người và làm bị thương 23 người khác. Continue reading “19/09/1995: ‘Tuyên ngôn Unabomber’ được công bố”

17/09/1976: NASA công bố tàu con thoi đầu tiên

Nguồn: Space Shuttle unveiled, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, NASA đã công khai tiết lộ tàu con thoi đầu tiên của mình, tàu Enterprise, trong một buổi lễ tại Palmdale, California. Việc phát triển con tàu vũ trụ với hình dáng như máy bay này đã tiêu tốn gần 10 tỷ USD và mất gần một thập niên. Năm 1977, Enterprise đã trở thành tàu con thoi đầu tiên bay tự do sau khi được máy bay Boeing 747 đưa lên độ cao 25.000 feet (7.620m) và thả ra, để nó tự bay trở lại Căn cứ Không quân Edwards theo cách riêng của mình.

Các chuyến bay thường xuyên của tàu con thoi bắt đầu vào ngày 12/04/1981, ngày phóng tàu Columbia từ Mũi Canaveral, Florida. Được phóng bởi hai tên lửa đẩy và một bình nhiên liệu ngoài, tàu con thoi này đã đi vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kéo dài hai ngày, nó khởi động các động cơ để giảm tốc độ và sau khi bay vào bầu khí quyển thì hạ cánh theo kiểu tàu lượn xuống Căn cứ Không quân Edwards. Continue reading “17/09/1976: NASA công bố tàu con thoi đầu tiên”

15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức

Nguồn: Nuremberg race laws imposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, người Do Thái tại Đức đã chính thức bị tước đoạt quyền công dân và chỉ còn là “đồ vật” của nhà nước.

Sau khi Hitler gia nhập văn phòng Tổng thống và trở thành Thủ tướng Đức, ông ta đã đặt ra nhiệm vụ cải tổ đất nước đã “nhận nuôi” mình đạt đến đỉnh cao mà ông tưởng tượng (quả thật, Hitler đã phải dụng nhiều chiêu trò để gia nhập giới lãnh đạo bởi ông sinh ra là người Áo). Nhưng giấc mơ của Hitler đã sớm trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người. Trong giai đoạn đầu ông lên nắm quyền, cuộc sống của những công dân Đức không phải là người Do Thái hầu như không bị gián đoạn. Nhưng đối với “kẻ thù” của ông ta thì không hẳn là vậy. Tư tưởng phân biệt chủng tộc của Hitler, chủ trương đưa những người Đức “thuần chủng” trở thành “chủ nhân” của thế giới, đã dần dần hoạt động theo những cách độc ác nhất. Continue reading “15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức”

14/09/1812: Napoleon đưa quân tiến vào Moskva

Nguồn: Napoleon enters Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một tuần sau khi giành chiến thắng đẫm máu trước quân Nga trong Trận Borodino, Đại Quân (Grande Armée) của Napoléon Bonaparte đã tiến vào thành phố Moskva, chỉ để thấy dân chúng đã di tản, còn quân Nga một lần nữa rút lui. Moskva là mục tiêu của cuộc xâm lược, nhưng thành phố hoang vắng này chẳng còn quan chức Sa hoàng nào ở lại để cầu xin hòa bình, cũng chẳng có cửa hàng thực phẩm hay kho đồ tiếp tế nào để tưởng thưởng cho lính Pháp sau cuộc hành quân dài đằng đẵng. Chưa dừng lại, ngay sau nửa đêm, các đám cháy đã bùng phát khắp thành phố, nhiều khả năng do những người yêu nước Nga gây ra, khiến đội quân khổng lồ của Napoléon không còn cách nào để sống sót qua mùa đông nước Nga đang gần kề. Continue reading “14/09/1812: Napoleon đưa quân tiến vào Moskva”

Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ

Nguồn: Carie Uyen Nguyen, “Whose War Was It?”, The New York Times, 18/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có lẽ chẳng ai bước ra khỏi Chiến tranh Việt Nam với danh tiếng bị hủy hoại nhiều như Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Từ rất lâu trước khi chiến tranh kết thúc, các binh sĩ QLVNCH đã trở thành vật tế thần dễ dàng và luôn sẵn sàng cho những thất bại của Mỹ, một hình mẫu điển hình trong các nghiên cứu học thuật và văn hóa đại chúng. Chúng ta được nghe kể rằng họ là bọn hèn nhát bất tài, hay trốn tránh nhiệm vụ, để lại mọi việc khó khăn cho người Mỹ.

Là một người nghiên cứu Việt Nam tại một trường đại học Mỹ với kho tài liệu lớn lưu trữ lịch sử qua lời kể (oral history) về thời kỳ Việt Nam, cả bằng văn bản và băng ghi âm, tôi may mắn có cơ hội đặc biệt để đào sâu hơn và để minh chứng rằng câu chuyện kể trên là mơ hồ và bất công. Đây là cơ hội đặc biệt bởi vì tôi không muốn nói rằng lính Mỹ đã sai – thay vào đó, tôi đã tình cờ tìm được những câu chuyện từ các cựu binh Mỹ nói về sự can đảm và hiệu quả công việc của những chiến hữu đồng minh của họ, những người lính Nam Việt Nam. Continue reading “Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ”