Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan

Nguồn: Lech Walesa sworn in as president of Poland; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Lech Walesa, lãnh đạo công đoàn nổi tiếng và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ba Lan. Ông trở thành nhà lãnh đạo phi cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Chiến thắng của ông cũng là một dấu hiệu cho thấy quyền lực của Liên Xô đã giảm dần và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu cũng đã suy yếu.

Walesa trở nên nổi tiếng ở Ba Lan vào năm 1980, khi ông lãnh đạo một cuộc đình công của công nhân nhà máy đóng tàu. Cuộc đình công này đã thành công, buộc chính quyền cộng sản Ba Lan đồng ý với quyền thành lập công đoàn độc lập. Nó cũng dẫn đến sự ra đời của Công đoàn “Đoàn kết” ở Ba Lan, một phong trào rộng lớn nhằm loại bỏ sự kiểm soát của đảng cộng sản ở các tổ chức lao động. Continue reading “22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan”

#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam

Nguồn: Zachary Abuza, “International Relations Theory and Vietnam”, Contemporary Southeast Asia, Vol. 17, No. 4 (March 1996), pp. 406-419.

Biên dịch: Nguyễn Minh Tài | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm lược: Mặc dù được tuyên truyền theo đường lối cách mạng vô sản quốc tế, chính sách đối ngoại của Hà Nội vẫn luôn dựa một cách chắc chắn vào các giả định của chủ nghĩa hiện thực. Với sự ra đời của chính sách Đổi mới, đã có sự chuyển đổi căn bản trong thế giới quan của Việt Nam: Hà Nội kiên quyết đi theo các nguyên tắc về sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển biến này được thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ của Hà Nội với các nước ASEAN và Trung Quốc. Bài viết này lập luận rằng bởi vì Việt Nam không còn có thể đương đầu với Trung Quốc theo nghĩa Hiện thực truyền thống được nữa và cũng bởi vì Việt Nam quá nhỏ bé để ràng buộc Trung Quốc vào một mức độ phụ thuộc lẫn nhau nhất định nào đó, Việt Nam hy vọng sẽ kiềm chế hành vi của Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau gián tiếp, thông qua tư cách thành viên ASEAN – một tổ chức Bắc Kinh cho là cần thiết để phát triển kinh tế của riêng mình. Continue reading “#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam”

Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Ten Consequences of Trump,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với những ai trong chúng ta đã đoán sai về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rất đáng để kiềm chế những phản ứng mang tính cảm xúc, ít nhất là trong một hai tháng, và cố gắng đưa ra một đánh giá khách quan về ý nghĩa có thể có của chính quyền của Donald Trump đối với thế giới. Và đây là mười hệ quả có thể có của việc Trump làm tổng thống, chia đều giữa mặt tốt và mặt xấu.

Các tin tốt bắt đầu với tăng trưởng của Mỹ, gần như chắc chắn tăng cao hơn tỷ lệ trung bình hàng năm 2,2% trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Điều này là do sự phản đối của Đảng Cộng hòa đối với nợ và chi tiêu công chỉ tồn tại khi một người thuộc Đảng Dân chủ như Obama làm chủ Nhà Trắng. Còn khi tổng thống là người của Đảng Cộng hòa, đảng này luôn vui vẻ thúc đẩy chi tiêu công và nới lỏng các giới hạn nợ, giống như dưới thời Ronald Reagan và George W. Bush. Do đó, Trump sẽ có khả năng thực thi việc kích thích tài khóa kiểu Keynes mà Obama thường đề xuất nhưng không thể triển khai. Continue reading “Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump”

21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời

Nguồn: Soviet republics proclaim the Commonwealth of Independent States; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trong bước cuối cùng đánh dấu sự tan rã của Liên Xô, 11 trong số 12 nước cộng hòa thuộc Liên Xô tuyên bố rằng họ đang hình thành Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States – CIS). Chỉ vài ngày sau đó, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và Liên Xô chính thức không còn tồn tại trên bản đồ thế giới.

11 nước cộng hòa, gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan, đã ký một thỏa thuận thành lập CIS. Chỉ có Gruzia, do đang có nội chiến, nên đã bỏ phiếu trắng. Continue reading “21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời”

Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?

Nguồn:Why Africa’s borders are a mess“, The Economist, 17/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng.

Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng? Continue reading “Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?”

Ba hệ lụy khó lường của Brexit

Nguồn: Harold James, “Brexit’s Doom Spirals”, Project Syndicate, 08/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường tài chính đang phản ứng tiêu cực với Brexit, và chúng có quyền làm vậy. Nhưng bởi chính lĩnh vực tài chính, chứ không phải là xã hội dân sự dân chủ, là thứ đang chống lại quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, nên cuộc tranh luận về Brexit sẽ trở nên ngày càng gay gắt, và hệ quả của nó cũng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Những tác động kinh tế ban đầu từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu là không đáng kể, và thậm chí còn có đôi chút tích cực, vì các số liệu tăng trưởng hậu trưng cầu dân ý của nước Anh hiện đang được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Nhưng đồng bảng Anh lại đang rớt giá, chi phí trả nợ của chính phủ Anh gia tăng, và tiến trình thực sự rút khỏi EU có thể cực kỳ khốc liệt. Continue reading “Ba hệ lụy khó lường của Brexit”

20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên

Nguồn: Berlin Wall opened for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, hơn hai năm sau khi Bức tường Berlin được chính quyền Đông Đức xây dựng để ngăn chặn người dân chạy trốn chế độ cộng sản, gần 4.000 người Tây Berlin đã được phép qua Đông Berlin để thăm người thân. Theo một thỏa thuận giữa Đông và Tây Berlin, hơn 170.000 người Tây Berlin cuối cùng cũng được cho phép sang thăm Đông Berlin một ngày.

Ngày này đã được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cảm động và cả những luận điệu tuyên truyền. Bức tường Berlin được xây dựng hồi tháng 08/1961 khiến nhiều gia đình phải ly tán, bạn bè phải chia xa. Vậy nên cuộc đoàn tụ đã diễn ra cùng những giọt nước mắt, những nụ cười, và nhiều cảm xúc, khi cha mẹ và con cái được gặp lại nhau, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Continue reading “20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)

Tác giả: Ngọc Lan & Thục Trâm

Các quốc gia theo chế độ cộng hòa thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh

Nguồn: French crack down on Vietnamese rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, vào buổi sáng sau khi lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh phát động cuộc nổi dậy vào đêm hôm trước ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp Việt Minh. Hồ Chí Minh cùng các binh sĩ của mình nhanh chóng rời khỏi thủ đô và tập hợp lại tại vùng nông thôn. Tối hôm đó, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến:

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Continue reading “19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh”

Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “Is Donald Trump a Threat to Democracy?The New York Times, Dec. 16, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Donald Trump đắc cử đã đặt ra một câu hỏi mà rất ít người Mỹ từng hình dung là phải hỏi đến: Có phải nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm? Với ngoại lệ khả dĩ là cuộc Nội chiến, nền dân chủ Mỹ chưa bao giờ sụp đổ; quả thật, không nền dân chủ nào phong phú hay lâu đời như nền dân chủ Mỹ. Nhưng sự ổn định trong quá khứ không đảm bảo sự tồn tại trong tương lai của nền dân chủ.

Chúng tôi đã dành hai thập niên để nghiên cứu sự xuất hiện và sụp đổ của nền dân chủ ở châu Âu và châu Mỹ Latinh. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số dấu hiệu cảnh báo. Continue reading “Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?”

18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam

Nguồn: Nixon announces start of “Christmas Bombing” of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, chỉ vài ngày sau khi thất bại trong đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố bắt đầu một chiến dịch ném bom lớn để phá vỡ bế tắc. Trong gần hai tuần, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom Bắc Việt Nam.

Ngày 13/12, cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam sụp đổ. Hai bên đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Vô cùng tức giận, Tổng thống Nixon đã ra lệnh đánh bom trả đũa, và chiến dịch Linebacker II ra đời. Bắt đầu từ ngày 18/12, các máy bay B-52 và máy bay ném bom khác của Mỹ đã thả hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ mất 15 chiếc B-52 khổng lồ và 11 máy bay khác trong đợt tấn công; còn phía Bắc Việt Nam tuyên bố rằng hơn 1.600 thường dân đã thiệt mạng. Continue reading “18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam”

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

Tác giả: Phùng Học Vinh | Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Một học giả Trung Quốc vạch ra những ngộ nhận lịch sử của người Trung Quốc. Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng,  cũng là tác giả các sách về lịch sử như  Tại sao Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, Trắc diện về Lịch sử Trung Quốc, Tìm hiểu Lịch sử Bắc Dương.

Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từ tiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa. Continue reading “Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc”

17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã

Nguồn: Yeltsin supporters announce Soviet Union will cease to exist by New Year’s Eve, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau một cuộc họp dài giữa Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, một phát ngôn viên đã thông báo rằng Liên Xô sẽ chính thức tan rã hoặc trước năm mới, hoặc vào ngay đêm giao thừa. Yeltsin tuyên bố rằng, “Sẽ không còn lá cờ đỏ nào nữa.” Đó là đỉnh cao trong chuỗi sự kiện dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Continue reading “17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã”

Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ra đời, tình hình ngày càng nguy cấp không chỉ vì nạn đói, nạn dốt hoành hành mà chúng ta còn bị các nước đế quốc đưa lực lượng quân sự hỗn hợp vào dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp phát xít Nhật. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào đóng quân từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Ở miền Nam, quân Anh kéo vào giúp quân Pháp và trang bị cả vũ khí cho quân Nhật để tiếp sức cho Pháp.

Các thế lực của Anh, Mỹ, Trung Hoa dân quốc lăm le dùng sức mạnh của vũ khí hiện đại để tạo điều kiện cho Pháp quay lại thống trị Đông Dương. Chính phủ Anh kêu gọi Chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch “tạo mọi dễ dàng cho lực lượng Pháp và các quan chức cai trị của Pháp trở lại Đông Dương càng sớm càng tốt”. Ủy ban Đối ngoại của Mỹ cũng cho biết “không muốn áp đặt một sự kiểm soát nào nhưng sẵn sàng giúp đỡ Pháp nếu họ cần”. Continue reading “Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH”

16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh

Nguồn: Pakistani forces defeated in Bangladesh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1971, hai tuần sau khi Ấn Độ đưa quân vào Đông Pakistan để hỗ trợ cho phong trào độc lập tại đây, 90.000 quân Pakistan đã đầu hàng lực lượng Ấn Độ. Đông Pakistan sau đó tuyên bố trở thành nước Bangladesh độc lập.

Năm 1947, vào cuối thời kỳ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Pakistan đã được tuyên bố thuộc về nước Pakistan ở phía tây, dù thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm. Continue reading “16/12/1971: Lực lượng Pakistan bị đánh bại ở Bangladesh”

Làm cách nào cứu TPP thoát ‘án tử’ của ông Trump?

Nguồn: Kelly O’Neill & Eugene Beaulieu, “How we can save the TPP from being killed by Trump”, Financial Post, 07/12/2016.

Biên dịch: Lê Hoa | Hiệu đính: Đỗ Thiện

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã tuyên án tử cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình (TPP) khi đưa ra thông báo Mỹ sẽ rút khỏi TPP.

Thiếu Mỹ, TPP không đạt yêu cầu 85% GDP tổng khối

Không có Mỹ và thị trường béo bở của nước này, các nhà lãnh đạo của 11 quốc gia ký TPP khác, bao gồm Canada, đã nhanh chóng tuyên bố số phận tăm tối của Hiệp định này. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho rằng “TPP là vô nghĩa nếu không có Mỹ”. Bộ trưởng thương mại Canada, Chrystia Freeland, cũng phát biểu tương tự rằng thỏa thuận TPP sẽ không thể thông qua mà không có cường quốc kinh tế số một thế giới tham gia. Continue reading “Làm cách nào cứu TPP thoát ‘án tử’ của ông Trump?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”