25/08/1944: Paris được giải phóng

parislib

Nguồn: “Liberation of Paris”, History.com (truy cập ngày 25/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Tướng Pháp Jacques Leclerc đã tiến vào thủ đô nước Pháp tự do trong tư thế chiến thắng. Những ổ kháng cự của quân Đức vẫn tồn tại, nhưng Paris đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đức.

Hai ngày trước đó, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã bắt đầu tiến về thủ đô. Các thành viên của phong trào kháng chiến, lúc này được gọi là Lực lượng Kháng chiến Nội địa Pháp (French Forces of the Interior), đã tiến hành giải thoát cho tất cả các tù nhân dân sự người Pháp ở Paris. Người Đức vẫn còn phản công, đốt cháy cung điện Grand Palais, vốn bị lực lượng kháng chiến chiếm lại, và giết chết các nhóm nhỏ binh sĩ kháng chiến khi bắt gặp họ trong thành phố. Continue reading “25/08/1944: Paris được giải phóng”

14/08/1784: Người Nga bắt đầu định cư tại Alaska

alaska

Nguồn: Russians settle Alaska”, History.com (truy cập ngày 14/08/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1784, trên đảo Kodiak, Grigory Shelikhov, một nhà buôn lông thú người Nga, đã thành lập nên khu định cư Vịnh Ba Thánh (Three Saints Bay), khu định cư thường trực đầu tiên của Nga ở Alaska.

Người châu Âu khám phá ra Alaska năm 1741 khi một đoàn thám hiểm của Nga do nhà thám hiểm người Đan Mạch Vitus Bering lần đầu nhìn thấy đất liền Alaska. Các thợ săn của Nga sau đó đã nhanh chóng xâm nhập vào Alaska, khiến những người Aleut bản địa phải chịu nhiều tai họa do bị truyền nhiều căn bệnh lạ. Khu định cư Vịnh Ba Thánh đã được thành lập trên đảo Kodiak năm 1784, và Shelikhov sống ở đó trong hai năm với vợ và 200 người khác. Continue reading “14/08/1784: Người Nga bắt đầu định cư tại Alaska”

08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu

harbin

Nguồn: Soviets declare war on Japan; invade Manchuria”, History.com (truy cập ngày 8/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, đồng thời rót hơn 1 triệu binh sĩ vào Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang bị Nhật chiếm đóng, để đối đầu với đội quân 700.000 người của Nhật tại đây.

Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã không mang lại tác dụng như dự định, đó là sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Một nửa nội các nòng cốt của Nhật, được gọi là Hội đồng Chỉ đạo Chiến tranh Tối cao, đã từ chối đầu hàng trừ khi phe Đồng minh đưa ra đảm bảo về tương lai của Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến vị thế của các Hoàng đế Hirohito. Các dân thường Nhật trải qua vụ ném bom tại Hiroshima hoặc đã chết, hoặc tiếp tục phải chịu đau khổ một cách khủng khiếp. Continue reading “08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu”

06/08/1945: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Atomic bomb is dropped on Hiroshima”, History.com (truy cập  ngày 6/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, vào lúc 8:16 sáng theo giờ Nhật Bản, một máy bay ném bom B-29 của Mỹ với biệt danh Enola Gay đã ném quả quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống thành phố Hiroshima. Khoảng 80.000 người chết do hậu quả trực tiếp của vụ nổ, và 35.000 người khác bị thương. Ít nhất 60.000 người nữa sẽ bị chết vào cuối năm đó do ảnh hưởng của bụi phóng xạ.

Nản lòng trước phản ứng của Nhật Bản đối với yêu cầu đầu hàng vô điều kiện được đưa ra tại Hội nghị Potsdam, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm kết thúc chiến tranh và để ngăn chặn những gì ông dự đoán sẽ là một sự hi sinh nhân mạng quá lớn nếu Hoa Kỳ phải xâm chiếm Nhật Bản. Continue reading “06/08/1945: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima”

26/07/1956: Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez

suezcan

Nguồn: Egypt nationalizes the Suez Canal”, History.com (truy cập ngày 26/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1956, cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez vốn thuộc sở hữu của người Anh và người Pháp.

Kênh đào Suez, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ xuyên qua Ai Cập, được hoàn thành bởi các kỹ sư người Pháp vào năm 1869. Trong 87 năm sau đó, con kênh chủ yếu thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào con kênh trong vai trò một tuyến đường vận tải biển ít tốn kém cho dầu mỏ mua từ Trung Đông. Continue reading “26/07/1956: Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez”

24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện

machupc

Nguồn: “Machu Picchu discovered”, History.com (truy cập ngày 24/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1911, nhà khảo cổ học người Mỹ Hiram Bingham đã nhìn thấy Machu Picchu lần đầu tiên. Đây là một khu định cư của người Inca cổ đại ở Peru và bây giờ là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới.

Nằm tách biệt ở vùng nông thôn nhiều núi đá về phía tây bắc thành phố Cuzco (Peru), Machu Picchu được tin là địa điểm nghỉ mát mùa hè dành cho các nhà lãnh đạo người Inca, những người mà nền văn minh của họ đã hầu như bị xóa sổ bởi những kẻ xâm lược Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 16. Trong hàng trăm năm sau đó, sự tồn tại của nó là một bí mật mà chỉ những người nông dân sống trong khu vực biết đến. Tất cả điều đó đã thay đổi trong mùa hè năm 1911, khi Bingham đã đến với một nhóm nhỏ các nhà thám hiểm để tìm kiếm thành phố “bị thất lạc” nổi tiếng của người Inca. Continue reading “24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện”

20/07/1944: Âm mưu ám sát và đảo chính Hitler thất bại

wolflair

Nguồn: Assassination plot against Hitler fails”, History.com (truy cập ngày 20/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Hitler đã thoát chết khi một quả bom được cài trong một chiếc cặp phát nổ nhưng không giết nổi ông ta.

Một số quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm cho rằng Hitler phải bị giết. Ông ta đã lãnh đạo nước Đức bước vào một cuộc chiến tranh tự sát trên hai mặt trận, và tiến hành ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Một cuộc đảo chính sẽ diễn ra sau đó, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn bởi quân Đồng minh. Đó là kế hoạch. Còn đây là thực tế: Continue reading “20/07/1944: Âm mưu ám sát và đảo chính Hitler thất bại”

17/07/1972: Giao tranh ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị

quangtribt

Nguồn: South Vietnamese paratroopers fight for Citadel”, History.com (truy cập ngày 17/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1972, lính dù Nam Việt Nam đã chiến đấu để tiếp cận vào khu vực cách thành cổ Quảng Trị 200m, nơi được các phóng viên chiến trường mô tả là một thành phố đổ nát và đầy tro tàn. Người dân từ các khu dân cư được lính dù chiếm lại đã gia nhập vào dòng người tị nạn đổ về phía Nam hướng về Huế qua Quốc lộ 1 để tránh cảnh giao tranh tiếp diễn ở Quảng Trị.

Quân đội Bắc Việt đã chiếm được thị xã Quảng Trị vào ngày 1 tháng 5 trong chiến dịch Nguyễn Huệ, một cuộc tấn công lớn của quân đội Bắc Việt được bắt đầu vào ngày 31/3. Lực lượng tấn công gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 bộ đội và khoảng 1.200 xe tăng và xe bọc thép khác. Mục tiêu chính của quân đội Bắc Việt ngoài Quảng Trị ở phía bắc còn có Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở xa hơn về phía nam. Continue reading “17/07/1972: Giao tranh ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị”

15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc

nixonCN2

Nguồn: “Nixon announces visit to communist China”, History.com (truy cập ngày 15/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, trong một chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp, Tổng thống Richard Nixon đã làm cả nước bất ngờ bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ đến thăm nước Trung Quốc cộng sản vào năm sau. Tuyên bố này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung – Mỹ, cũng như một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nixon không phải lúc nào cũng háo hức tiếp cận Trung Quốc. Kể từ khi những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, Nixon đã là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất các nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Uy tín chính trị của ông được xây dựng trên nền tảng chống cộng mạnh mẽ, và ông là một nhân vật quan trọng trong làn sóng “Red Scare” (tố cộng) thời kỳ hậu Thế chiến II, trong đó chính phủ Hoa Kỳ đã phát động các cuộc điều tra lớn vào các âm mưu lật đổ có thể có của những người cộng sản ở Mỹ. Continue reading “15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc”

06/07/1935: Đức Dalai Lama ra đời

dalai

Nguồn: “Dalai Lama, leader of Tibet and bestselling author, is born”, History.com (truy cập  ngày 6/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1935, một đứa trẻ tên là Tenzin Gyatso, nhà lãnh đạo tương lai của Tây Tạng và là tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất, được sinh ra trong một gia đình nông dân ở Takster, Tây Tạng. Lúc hai tuổi, ông được tuyên bố là Đức Dalai Lama. Tới năm 1999, ông đã có hai cuốn sách bán chạy nhất trong danh mục sách phi hư cấu.

Năm 1937, ông được tuyên bố là hiện thân của một nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và được xác định là Dalai Lama thứ 14. Quyền lãnh đạo của ông đã được thực hiện bởi một vị nhiếp chính cho đến năm 1950. Cùng năm đó, ông bị Trung Quốc buộc phải chạy trốn nhưng đã đàm phán được một thỏa thuận và quay trở lại để dẫn dắt Tây Tạng trong tám năm tiếp theo. Continue reading “06/07/1935: Đức Dalai Lama ra đời”

05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I

ferdinandwilhelm

Nguồn: “Germany gives Austria-Hungary blank check assurance”, History.com (truy cập ngày 5/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1914, tại Berlin, Hoàng đế Wilhelm II của Đức đã cam kết dành sự hỗ trợ vô điều kiện của Đức cho bất cứ hành động nào mà Áo-Hung tiến hành trong cuộc xung đột với Serbia. Quan hệ kình địch lâu nay giữa Áo-Hung và Serbia càng rơi vào khủng hoảng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ bị một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát ngày 28 tháng 6 trong một chuyến thăm chính thức tới Sarajevo, Bosnia.

Chỉ một tuần sau khi Franz Ferdinand bị ám sát, Bộ Ngoại giao Áo đã gửi một phái viên tên là Alexander Graf von Hoyos đến Berlin. Hoyos mang theo một công thư của Bộ trưởng Ngoại giao Áo Leopold Berchtold bày tỏ sự cần thiết phải hành động tại khu vực Balkans hỗn loạn, đi kèm là một bức thư riêng với nội dung tương tự của Hoàng đế Áo Franz Josef gửi Hoàng đế Đức Wilhelm. Continue reading “05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I”

04/07/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam âm mưu đảo chính

daochinh1963

Nguồn: “South Vietnamese officers plot coup”, History.com (truy cập ngày 3/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1963, tướng Trần Văn Đôn thông báo cho Lucien Conein của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) rằng một số sĩ quan đang có kế hoạch tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm. Diệm, người đã được chính quyền Kennedy ủng hộ, đã từ chối thực hiện bất kỳ cải cách có ý nghĩa nào và đã đàn áp các tín đồ Phật giáo vốn chiếm đa số dân chúng. Conein thông báo cho Washington rằng các tướng lĩnh đang có âm mưu lật đổ chính phủ. Tổng thống John F. Kennedy, người đã đi đến kết luận rằng chính phủ của Diệm không nên tiếp tục nắm quyền, đã gửi lời rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc đảo chính. Continue reading “04/07/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam âm mưu đảo chính”

03/07/1988: Tàu chiến Mỹ bắn hạ máy bay chở khách Iran

Iran-Air-655-640x334

Nguồn: U.S. warship downs Iranian passenger jet”, History.com (truy cập ngày 3/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1988, trong vùng Vịnh Ba Tư, tàu tuần dương Vincennes của Hải quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một máy bay chở khách của Iran vì tưởng lầm đó là một máy bay chiến đấu. Hai tên lửa được phóng đi từ tàu chiến Mỹ và bắn trúng máy bay, khiến tất cả 290 người trên máy bay thiệt mạng. Các cuộc tấn công diễn ra vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Iran-Iraq khi các tàu chiến của Hoa Kỳ hoạt động trong vùng vịnh nhằm bảo vệ các tàu chở dầu của Kuwait. Ít phút trước khi chuyến bay 655 của hãng Iran Air bị bắn rơi, tàu Vincennes đã giao chiến với các tàu chiến Iran vốn đã tấn công các máy bay trực thăng của nó. Continue reading “03/07/1988: Tàu chiến Mỹ bắn hạ máy bay chở khách Iran”

01/07/1965: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề xuất thỏa hiệp tại VN

ustroops

Nguồn: “Ball recommends compromise in Vietnam”, History.com (truy cập ngày 1/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1965, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Ball đã nộp một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson với tựa đề “Một giải pháp thỏa hiệp cho miền Nam Việt Nam.” Bản ghi nhớ bắt đầu một cách thẳng thằng: “Người Nam Việt Nam đang thua trong cuộc chiến tranh với Việt Cộng. Không ai có thể đảm bảo với ông rằng chúng ta có thể đánh bại Việt Cộng, hoặc thậm chí buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán theo các điều khoản của chúng ta, bất kể bao nhiêu trăm ngàn binh lính da trắng hay nước ngoài (Mỹ) mà chúng ta triển khai tại đó.” Ball khuyên rằng Hoa Kỳ không nên cam kết thêm bất kỳ số lượng binh sĩ nào nữa, nên hạn chế vai trò chiến đấu của những binh sĩ đã được triển khai, và tìm cách thương lượng cách rút ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “01/07/1965: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề xuất thỏa hiệp tại VN”

24/06/1970: Thượng viện Mỹ bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ

maddox

Nguồn:Senate repeals Tonkin Gulf Resolution”, History.com (truy cập ngày 23/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1970, dựa vào một sửa đổi được đề nghị bởi Thượng nghị sĩ Robert Dole (Đảng Cộng hòa – bang Kansas) đối với Đạo luật Bán hàng Quân sự cho Nước ngoài, Thượng viện đã bỏ phiếu với tỉ lệ 81-10 để bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ.

Vào tháng 8 năm 1964, sau khi các tàu ngư lôi của Bắc Việt tấn công các tàu khu trục của Mỹ (trong sự kiện được gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ), Tổng thống Johnson đã yêu cầu Quốc hội thông qua một nghị quyết cho phép tổng thống “thực hiện tất cả mọi biện pháp cần thiết” để phòng thủ khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Công số 88-408, sau này được gọi là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, trao cho tổng thống quyền thực hiện bất cứ hành động nào mà ông ta coi là cần thiết, bao gồm cả “việc sử dụng lực lượng vũ trang.” Continue reading “24/06/1970: Thượng viện Mỹ bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”

23/06/1940: Hitler thị sát Paris

hitlerinparis

Nguồn: Hitler takes a tour of Paris”, History.com (truy cập ngày 22/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã đi thị sát các địa điểm nổi tiếng tại thủ đô Pháp, giờ là lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.

Trong chuyến thăm đầu tiên và duy nhất của mình đến Paris, Hitler đã đến thăm lăng mộ của Napoleon. “Đây là khoảnh khắc vĩ đại nhất và đẹp nhất của cuộc đời tôi,” ông ta nói khi rời khỏi khu lăng mộ. Người ta đã nhiều lần so sánh Hitler với Napoleon: Cả hai đều là người nước ngoài đối với đất nước mà họ cai trị (Napoleon là người gốc Ý, Hitler là người Áo); cả hai đều lên kế hoạch xâm lược Nga trong khi chuẩn bị xâm lược nước Anh; cả hai chiếm được thành phố Vilna của Nga vào ngày 24/6; cả hai đều có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt; và cả hai đều cao chưa tới 1,75m, bên cạnh những sự trùng hợp khác nữa. Continue reading “23/06/1940: Hitler thị sát Paris”

21/06/1813: Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Bán đảo

vitoria-2

Nguồn: French defeated in Spain”, History.com (truy cập ngày 19/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tại Vitoria, Tây Ban Nha, một lực lượng liên minh lớn giữa Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của tướng Anh Arthur Wellesley đã đánh bại quân Pháp, qua đó chấm dứt cuộc Chiến tranh Bán đảo trên thực tế.

Vào ngày 16 tháng 2 năm 1808, viện cớ gửi quân sang tiếp viện cho quân Pháp đang chiếm đóng Bồ Đào Nha, Napoleon Bonaparte đã tiến hành xâm lược Tây Ban Nha. Từ đó bắt đầu cuộc Chiến tranh Bán đảo, một giai đoạn quan trọng trong các cuộc chiến tranh của Napoleon giữa Pháp và nhiều nước châu Âu kéo dài từ năm 1792 đến năm 1815. Continue reading “21/06/1813: Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Bán đảo”

20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh

boxers-2

Nguồn: Boxer Rebellion begins in China”, History.com (truy cập ngày 19/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1900, nhằm phản ứng lại sự xâm lấn lan rộng của nước ngoài vào các vấn đề quốc gia của Trung Quốc, các nhà dân tộc chủ nghĩa nước này đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa tại Bắc Kinh. Tự gọi mình là Nghĩa Hòa Đoàn, nghĩa là “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp”, những người tham gia đã chiếm đóng Bắc Kinh, giết chết một số người phương Tây, trong đó có đại sứ Đức Baron von Ketteler, và bao vây các công sứ quán nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn của thành phố.

Đến cuối thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây và Nhật Bản đã buộc triều đình nhà Thanh của Trung Quốc phải chấp nhận sự kiểm soát rộng khắp của nước ngoài đối với các vấn đề kinh tế của đất nước. Trong các cuộc chiến tranh nha phiến, các cuộc nổi loạn của dân chúng, và cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Trung Quốc đã chiến đấu để chống lại người nước ngoài, nhưng họ thiếu một quân đội hiện đại và đã phải chịu hàng triệu thương vong. Continue reading “20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh”

19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi

juliusethel

Nguồn: Julius and Ethel Rosenberg executed”, History.com (truy cập ngày 18/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1953, Julius và Ethel Rosenberg, một cặp vợ chồng bị kết tội âm mưu làm gián điệp hồi năm 1951, đã bị tử hình bằng ghế điện. Vụ hành quyết đánh dấu phần kết đầy kịch tính của vụ án gián điệp gây tranh cãi nhất thời Chiến tranh Lạnh.

Julius bị bắt hồi tháng 7 năm 1950, và Ethel bị bắt vào tháng 8 năm đó, về tội âm mưu làm gián điệp. Cụ thể, họ bị cáo buộc cầm đầu một đường dây gián điệp giúp chuyển các thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử cho Liên Xô. Hai vợ chồng Rosenberg mạnh mẽ khẳng định sự vô tội của mình, nhưng sau một phiên tòa ngắn ngủi vào tháng 3 năm 1951, họ đã bị kết án. Continue reading “19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi”

16/06/1958: Lãnh đạo cuộc nổi dậy Hungary bị xử tử

imre

Nguồn:Leader of Hungarian uprising executed”, History.com (truy cập ngày 16/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1958, Imre Nagy, cựu thủ tướng Hungary và là biểu tượng của cuộc nổi dậy năm 1956 ở nước này nhằm chống lại sự cai trị của chế độ Xô-viết, đã bị treo cổ vì tội phản quốc bởi chính quyền cộng sản Hungary.

Sau khi trở thành thủ tướng của nước Hungary cộng sản vào năm 1953, Nagy đã ban hành một loạt các cải cách tự do và chống lại sự can thiệp của Liên Xô vào các vấn đề của đất nước mình. Ông đã bị cách chức vào năm 1955 và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Hungary vào năm 1956. Ngày 23 tháng 10 năm 1956, nhằm phản ứng lại sự đối xử của chính quyền cộng sản đối với Nagy và các cải cách của ông, các sinh viên và công nhân Hungary đã đổ xuống các đường phố Budapest để tiến hành các cuộc biểu tình chống Liên Xô. Continue reading “16/06/1958: Lãnh đạo cuộc nổi dậy Hungary bị xử tử”