06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện

Nguồn: All American forces in the Philippines surrender unconditionally, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Trung tướng Hoa Kỳ Jonathan Wainwright đã cùng lính Mỹ ở Philippines đầu hàng trước quân đội Nhật Bản.

Đảo Corregidor là thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của quân Nhật tại Bataan (Tướng Wainwright đã phải chạy từ Bataan tới Corregidor). Các cuộc pháo kích và ném bom liên tiếp đã khiến quân phòng thủ của Mỹ và Philippines suy sụp. Dù trước đó đã đánh chìm thành công nhiều sà lan của Nhật khi họ tiếp cận vào bờ biển phía bắc đảo Corregidor, nhưng giờ quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn được quân Nhật thêm nữa. Continue reading “06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện”

05/05/1862: Mexico đánh bại Pháp trong Trận Puebla

Nguồn: Outnumbered Mexican army defeats French at Battle of Puebla, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, trong Chiến tranh Pháp-Mexico (1861-1867), đội quân Mexico bị áp đảo về số lượng đã đánh bại lực lượng xâm lược hùng mạnh của Pháp tại Puebla. Hành động rút lui của lính Pháp trong Trận Puebla đã tượng trưng cho một chiến thắng lớn về mặt tinh thần cho người dân Mexico, cho khả năng của đất nước này trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước ngoại bang hùng mạnh. Continue reading “05/05/1862: Mexico đánh bại Pháp trong Trận Puebla”

04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện

Nguồn: Electric chair malfunctions in Florida, leading states to change execution methods, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1990, Jesse Tafero đã bị tử hình ở Florida bằng ghế điện với ba lần giật, khiến lửa tóe trên đầu anh ta. Cái chết của Tafero đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về các phương pháp tử hình nhân đạo. Nhiều tiểu bang đã ngừng sử dụng ghế điện mà thay vào đó là tiêm thuốc độc cho án tử hình. Continue reading “04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện”

03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô

Nguồn: The Battle of the Coral Sea begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ngày đầu tiên của trận giao chiến hải quân hiện đại đầu tiên trong lịch sử, được gọi là Trận chiến Biển San hô (Battle of the Coral Sea), lực lượng xâm lược Nhật Bản đã chiếm đóng thành công đảo Tulagi thuộc Quần đảo Solomon trong một trận đánh mở rộng vành đai phòng thủ.

Sau khi giải mã thành công các bức điện mật của Nhật và biết trước về cuộc xâm lược sắp xảy ra tại Tulagi và Port Moresby, người Mỹ đã cố gắng ngăn chặn hạm đội Nhật Bản. Bốn ngày giao tranh giữa các hàng không mẫu hạm của hai bên đã khiến 70 máy bay chiến đấu của Nhật và 66 máy bay của Mỹ bị phá hủy. Continue reading “03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô”

02/05/1924: Găng tay cao su trở thành thiết bị tiêu chuẩn tại hiện trường án mạng

Nguồn: A grisly murder makes rubber gloves standard equipment at crime scenes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Patrick Mahon đã bị bắt vì bị tình nghi là hung thủ giết người sau khi hắn xuất hiện tại nhà ga xe lửa Waterloo ở London để nhận lại chiếc túi của mình. Mahon nhanh chóng thừa nhận rằng con dao còn dính máu cùng các hộp đựng bên trong túi có liên quan đến cái chết của Emily Kaye, tình nhân của hắn. Tên sát nhân sau đó đã chỉ cho các thám tử Scotland Yard  cảnh tượng đặc biệt khủng khiếp trong một ngôi nhà gỗ ở Sussex, nơi họ tìm thấy các mảng thi thể của Kaye bị giấu giữa các hộp đựng mũ, thân cây và hộp bánh quy. Continue reading “02/05/1924: Găng tay cao su trở thành thiết bị tiêu chuẩn tại hiện trường án mạng”

01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron

Nguồn: British physicist J.J. Thomson announces the discovery of electrons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, nhà vật lý người Anh J.J. Thomson tuyên bố khám phá rằng nguyên tử được tạo nên từ các thành phần nhỏ hơn. Phát hiện này đã cách mạng hóa cách mà các nhà khoa học nghĩ về nguyên tử, đồng thời tạo ra sự phân nhánh lớn trong ngành vật lý. Mặc dù Thompson gọi chúng là “hạt” (corpuscle), những gì ông tìm thấy ngày nay thường được gọi là điện tử (electron).

Ở thời điểm đó, nhân loại đã phát hiện ra dòng điện và khai thác thành công hiệu quả của nó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa quan sát được cấu thành nguyên tử. Thomson, một giáo sư uy tín tại Cambridge, đã xác định sự tồn tại của electron thông qua nghiên cứu các tia âm cực. Ông kết luận rằng các hạt tạo thành các tia sáng nhẹ hơn 1.000 lần so với nguyên tử nhẹ nhất, điều đó chứng minh rằng có tồn tại thứ vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Thomson đã ví thành phần của nguyên tử với món bánh pudding mận, với các “hạt” tích điện âm nằm rải rác trong một trường tích điện dương. Continue reading “30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron”

29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn

Nguồn: Adolf and Eva marry, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/04/1945, Adolf Hitler và Eva Braun đã kết hôn – chỉ vài giờ trước khi họ tự sát.

Braun đã gặp Hitler khi được tuyển vào làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia của ông. Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo Công giáo, Braun đã ở bên Hitler một cách kín đáo và thường tự mình đi trượt tuyết, bơi lội. Bà không có ảnh hưởng rõ nét lên sự nghiệp chính trị của Hitler, mà thay vào đó thường chăm lo cho đời sống cá nhân của vị quốc trưởng. Kiên quyết theo Hitler đến cùng, Braun đã từ chối rời khỏi boong ke nằm bên dưới phủ thủ tướng ở Berlin khi quân đội Liên Xô áp sát. Continue reading “29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn”

28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia

Nguồn: President Nixon approves Cambodian incursion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.

Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, những người đã liên tục ủng hộ việc giảm bớt lực lượng Mỹ tại Việt Nam, đã bị loại khỏi quyết định sử dụng quân đội Mỹ tại Campuchia. Tướng Earle Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, đã điện cho Tướng Creighton Abrams, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Sài Gòn, thông báo cho ông về quyết định “cấp trên đã cho phép một số hành động quân sự nhằm bảo vệ lực lượng của Mỹ đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam.” Continue reading “28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia”

27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli

Nguồn: U.S. agent William Eaton leads U.S. forces “to the shores of Tripoli”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1805, sau khi hành quân 804 km từ Ai Cập, đặc vụ Mỹ William Eaton đã lãnh đạo một lực lượng nhỏ thuộc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cùng lính đánh thuê Bắc Phi tấn công vào thành phố cảng Derna, Tripoli (thuộc Lybia ngày nay). Khi ấy, các lực lượng này đang thực hiện nhiệm vụ hạ bệ Yusuf Karamanli, nhà cầm quyền của Tripoli. Yusuf Karamanli đã lên nắm quyền sau khi lật đổ anh trai mình là Hamet Karamanli, một lãnh đạo có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Bốn năm trước đó, Chiến tranh Barbary lần thứ nhất đã nổ ra khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Continue reading “27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli”

26/04/2012: Cựu tổng thống Liberia bị kết án vì tội ác chiến tranh

Nguồn: Former Liberian President Charles Taylor found guilty of war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, cựu tổng thống Liberia, Charles Taylor, bị kết tội đã che giấu và xóa bỏ các tội ác chiến tranh khủng khiếp, bao gồm cưỡng hiếp và cắt xẻo thân thể ở Sierra Leone.

Bản án dành cho Taylor là lần đầu tiên tội ác chiến tranh của một cựu nguyên thủ quốc gia được đưa ra xét xử tại một tòa án quốc tế kể từ sau các phiên tòa Nuremberg nhằm xét xử các lãnh đạo Đức Quốc Xã sau Thế chiến II. Taylor bị kết tội giúp đỡ và tiếp tay cho một lực lượng phiến quân tàn bạo khét tiếng – những kẻ đã giết người, hãm hiếp, cưỡng bức nô lệ tình dục, xây dựng một đội quân trẻ em và khai thác kim cương để trả tiền mua vũ khí. Continue reading “26/04/2012: Cựu tổng thống Liberia bị kết án vì tội ác chiến tranh”

25/04/2015: Động đất làm hàng ngàn người chết ở Nepal

Nguồn: Magnitude 7.8 earthquake kills thousands in Nepal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tàn phá Nepal, làm gần 9.000 người chết và 16.800 người khác bị thương. Đó là trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử các nước châu Á kể từ năm 1934.

Trận động đất xảy ra ngay trước buổi trưa, nhưng thảm họa vẫn tiếp diễn khi hàng chục cơn dư chấn sau đó thậm chí còn có sức tàn phá nghiêm trọng hơn. Tổng cộng Nepal đã bị rung chuyển bởi hàng trăm cơn dư chấn, trong đó cơn dư chấn lớn nhất mạnh 7,3 độ vào ngày 12/05. Trận động đất cũng gây ra vụ lở tuyết trên đỉnh Everest khiến 19 người thiệt mạng. Continue reading “25/04/2015: Động đất làm hàng ngàn người chết ở Nepal”

24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ

Nguồn: Union issues conduct code for soldiers, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1863, quân đội Liên bang miền Bắc đã ban hành Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam. Bộ quy tắc này đã được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).

Bộ luật là “đứa con tinh thần” của Francis Lieber, một người Phổ nhập cư có ba con trai đều từng phục vụ trong Nội chiến Hoa Kỳ. Một người con của ông đã bị trọng thương khi đang chiến đấu cho phe miền Nam trong Trận Williamsburg tại Virginia vào năm 1862. Hai người con còn lại ủng hộ Liên bang miền Bắc. Continue reading “24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ”

23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ

Nguồn: Ford says that war is finished for America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào thủ đô.

Quân Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào tháng 3 để đánh chiếm thủ phủ Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ở Tây Nguyên. Lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu rất kém cỏi và nhanh chóng bị áp đảo. Bất chấp những hứa hẹn viện trợ trước đó của cả hai Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, người Mỹ đã không hành động gì. Continue reading “23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ”

21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico

Nguồn: Sewers explode in Guadalajara, Mexico, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1992, hàng chục vụ nổ cống ngầm đã xảy ra ở Guadalajara, Mexico, cướp đi sinh mạng của hơn 200 người và làm hư hại khoảng 1.000 tòa nhà. Nguyên nhân của chuỗi vụ nổ này là rò rỉ khí gas, và các dấu hiệu cảnh báo về điều này đã bị phớt lờ bởi chính phủ Mexico và công ty dầu khí quốc gia.

Ba ngày trước vụ nổ, cư dân của một khu dân lao động tại Guadalajara đã nhận thấy mùi khó chịu trong không khí. Họ thậm chí cảm thấy bị cay mắt và rát họng, một số cảm thấy buồn nôn. Bất chấp những phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã không điều tra vấn đề một cách nghiêm túc. Continue reading “21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico”

21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: Chinese students begin protests at Tiananmen Square, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, sáu ngày sau cái chết của Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khoảng 100.000 sinh viên đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để tưởng nhớ ông và bày tỏ sự bất bình với chính quyền Trung Quốc. Ngày hôm sau, trong buổi lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân dân cạnh Quảng  trường Thiên An Môn, đại diện nhóm sinh viên đã mang theo đơn kiến nghị, quỳ tại bậc thang Đại lễ đường và yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng. Chính phủ Trung Quốc từ chối cuộc gặp này, dẫn đến cuộc bãi khóa của nhiều trường đại học trên khắp đất nước, cùng với đó là lời kêu gọi cải cách dân chủ rộng rãi. Continue reading “21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn”

20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới

Nguồn: New York adopts state constitution, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Hội nghị Đại biểu bang New York đã chính thức thông qua hiến pháp đầu tiên của bang tại một cuộc họp ở thị trấn Kingston, phía bắc New York.

Bản hiến pháp mở đầu bằng việc tuyên bố khả năng hòa giải giữa Anh và các thuộc địa của nước này ở Mỹ là điều xa vời và không chắc chắn, do đó cần phải thành lập một chính phủ New York mới để duy trì hòa bình, hiệu quả và trật tự nội bộ. Continue reading “20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới”

19/04/1897: Cuộc đua Boston Marathon đầu tiên được tổ chức

Nguồn: First Boston Marathon held, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, John J. McDermott người New York đã giành chiến thắng trong cuộc đua Boston Marathon đầu tiên với thành tích là 2 giờ 55 phút 10 giây.

Boston Marathon là đứa con tinh thần của các thành viên Hiệp hội Điền kinh Boston cùng người quản lý tuyển Olympic Mỹ, John Graham, người được truyền cảm hứng từ cuộc đua marathon tại Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên ở Athens năm 1896. Với sự hỗ trợ của doanh nhân người Boston, Herbert H. Holton, nhiều tuyến đường khác nhau đã được đưa vào xem xét, trước khi một đoạn đường dài 24,5 dặm từ Irvington Oval ở Boston đến Metcalf’s Mill tại Ashland được chọn để tổ chức cuộc đua. Continue reading “19/04/1897: Cuộc đua Boston Marathon đầu tiên được tổ chức”

18/04/1521: Martin Luther ra trình diện trước Hội đồng Worms

Nguồn: Martin Luther defiant at Diet of Worms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1521, Martin Luther, người khởi xướng đạo Tin lành, đã thách thức Hoàng đế La Mã Thần thánh Charles V khi từ chối rút lại các tác phẩm thần học của mình. Ông đã được triệu tới Worms, Đức, để trình diện trước Hội đồng của Đế chế La Mã Thần thánh và trả lời các cáo buộc về tội dị giáo. Continue reading “18/04/1521: Martin Luther ra trình diện trước Hội đồng Worms”

17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã

Nguồn: Yugoslavia surrenders to the Nazis, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đại diện của các khu vực khác nhau ở Nam Tư đã ký hiệp ước đình chiến với Đức Quốc xã tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng cự cuộc xâm lược của quân đội Đức một cách vô ích. Hơn 300.000 sĩ quan và binh lính Nam Tư đã bị bắt làm tù binh, trong khi đó, chỉ 200 người Đức thiệt mạng trong cuộc chinh phục Nam Tư.

Ngày 27/03/1941, hai ngày sau khi chính phủ Nam Tư ký hiệp ước gây tranh cãi với các cường quốc phe Trục, các sĩ quan không quân Nam Tư – với sự hỗ trợ của các đặc vụ Anh – đã lật đổ chế độ ủng hộ phe Trục. Continue reading “17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã”