20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”

19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’

Nguồn: Stock markets crash on “Black Monday”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức sụt giảm phần trăm trung bình một ngày lớn nhất từ trước đến nay của chỉ số Dow Jones Industrial Average không diễn ra vào năm 1929, mà là vào ngày này năm 1987. Khi một số sự kiện không liên quan đến nhau gây ra khủng hoảng thị trường toàn cầu, chỉ số Dow Jones đã giảm 508 điểm – tương đương 22,6% – như một điềm báo cho các vấn đề hệ thống lớn hơn.

Niềm tin vào Phố Wall đã tăng lên trong suốt thập niên 1980, khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và Tổng thống Ronald Reagan cho triển khai nhiều chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào tháng 10/1987, các chỉ số bắt đầu cho thấy tăng trưởng thị trường trong năm năm trước đó sắp đi đến hồi kết. Chính phủ báo cáo thâm hụt thương mại lớn tới mức đáng ngạc nhiên, khởi đầu cho sự giảm giá đồng đô la Mỹ. Quốc Hội tuyên bố đang xem xét việc thu hẹp các lỗ hổng thuế đối với việc sáp nhập doanh nghiệp, gây lo lắng cho những nhà đầu tư vốn đã quen với lỗ hổng trong quy định. Continue reading “19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’”

18/10/1931: Thomas Edison qua đời

Nguồn: Edison dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1931, Thomas Alva Edison, một trong những nhà phát minh tài năng nhất trong lịch sử, qua đời tại West Orange, New Jersey ở tuổi 84.

Sinh ra ở Milan, Ohio năm 1847, Edison ít được tiếp cận với giáo dục chính quy, một điều bình thường đối với hầu hết người Mỹ vào thời điểm đó. Thính giác của ông gặp vấn đề nghiêm trọng từ khi còn nhỏ, và chính hạn chế này đã đem lại động lực cho nhiều phát minh của Edison. Ở tuổi 16, ông bắt đầu công việc là một điện tín viên và sớm cống hiến năng lực bẩm sinh của mình để cải thiện hệ thống điện báo. Năm 1869, ông dành toàn thời gian theo đuổi việc sáng chế và năm 1876, Edison chuyển tới phòng thí nghiệm và xưởng chế tạo máy móc tại Menlo Park, New Jersey. Continue reading “18/10/1931: Thomas Edison qua đời”

17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội

Nguồn: Ford explains his pardon of Nixon to Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Tổng thống Gerald Ford đã tường trình trước Quốc Hội lý do tại sao ông chọn cách tha tội cho người tiền nhiệm Richard Nixon, thay vì cho phép Quốc hội theo đuổi hành động pháp lý chống lại cựu Tổng thống.

Quốc hội đã cáo buộc Nixon cản trở công vụ trong quá trình điều tra vụ bê bối Watergate, bắt đầu từ năm 1972. Các đoạn băng ghi âm của Nhà Trắng tiết lộ rằng Nixon biết và có thể đã cho phép việc nghe trộm các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, đặt tại khách sạn Watergate ở Washington D.C. Thay vì bị luận tội và bị cách chức, Nixon đã quyết định chọn từ chức vào ngày 08/08/1974. Continue reading “17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội”

16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ

Nguồn: Lincoln speaks out against slavery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, một luật sư ít tên tuổi và là ứng viên Quốc hội tương lai đến từ tiểu bang Illinois – Abraham Lincoln – đã có bài phát biểu về Đạo luật Kansas-Nebraska vừa được Quốc hội thông qua 5 tháng trước đó. Trong bài phát biểu của mình, vị tổng thống tương lai đã lên án đạo luật và trình bày quan điểm của mình về chế độ nô lệ, điều mà ông gọi là “vô đạo đức”.

Theo các điều khoản của Đạo luật Kansas-Nebraska, hai vùng lãnh thổ mới, Kansas và Nebraska, sẽ được phép gia nhập Liên bang và công dân mỗi lãnh thổ sẽ được trao quyền quyết định liệu chế độ nô lệ có được cho phép trong lãnh thổ của họ hay không. Continue reading “16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ”

15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện

Nguồn: Clarence Thomas confirmed to the Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau phiên điều trần gay cấn, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 52:48, bổ nhiệm Clarence Thomas vào chiếc ghế trống tại Tối cao Pháp viện.

Tháng 07/1991, Thurgood Marshall, người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Thẩm phán Tối cao, tuyên bố nghỉ hưu sau 34 năm cống hiến. Tổng thống George Bush đã nhanh chóng đề cử Clarence Thomas, một thẩm phán người Mỹ gốc Phi 43 tuổi nổi tiếng bảo thủ, vào vị trí này. Thomas từng là Chủ tịch Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) trong chính quyền Reagan, sang năm 1990, Bush đã bổ nhiệm ông vào Tòa Phúc thẩm Liên bang. Continue reading “15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện”

14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I

Nguồn: Adolf Hilter wounded in British gas attack, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Trong số những người Đức bị thương tại Ypres Salient, Bỉ, ngày 14/10/1918, có Hạ sĩ Adolf Hitler. Ông đã bị một quả đạn hơi của Anh làm mù tạm thời và được đưa đến một bệnh viện quân đội Đức tại Pasewalk, Pomerania.

Thời trẻ, Hitler từng được gọi đi nghĩa vụ quân sự ở Áo nhưng ông từ chối vì không đủ thể lực. Trong thời gian sống ở Munich vào giai đoạn đầu của Thế chiến I – mùa hè năm 1914, ông đã xin và nhận được sự cho phép đặc biệt để nhập ngũ như một người lính Đức. Là thành viên của Trung đoàn Bộ binh Dự bị Bavaria thứ 16, Hitler đã tới Pháp vào tháng 10/1914. Ông đã chứng kiến sự khốc liệt của Trận Ypres I, được trao huy chương Chữ thập Sắt vào tháng 12 vì đã đưa một đồng đội bị thương đến nơi an toàn. Continue reading “14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I”

13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức

Nguồn: Palestinians hijack German airliner, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, bốn người Palestine đã cướp một chiếc máy bay của hãng Lufthansa và yêu cầu thả 11 thành viên đang bị giam giữ của nhóm khủng bố Đức Baader-Meinhof, còn được gọi là Đảng Hồng Quân (Red Army Faction). Đảng Hồng Quân là một nhóm các nhà cách mạng cực tả đã khủng bố nước Đức suốt ba thập niên, ám sát hơn 30 người đứng đầu các doanh nghiệp, quân đội và chính phủ trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản ở quê nhà. Continue reading “13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức”

12/10/1810: Khởi nguồn lễ hội Oktoberfest

Nguồn: The origin of Oktoberfest, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1810, Hoàng Thái tử Louis, sau này là Vua Louis I của Bavaria, đã kết hôn với công chúa Therese von Sachsen-Hildburghausen. Hoàng gia xứ Bavaria đã mời toàn thể công dân Munich đến chung vui trong lễ hội, được tổ chức trên các cánh đồng trước cổng thành phố. Những cánh đồng công cộng nổi tiếng này được đặt tên là Theresienwiese – “Đồng của Therese/Therese’s fields” – theo tên tân Thái tử phi. Dù vậy, người dân địa phương đã gọi tắt một cách đơn giản là “Wies’n.” Các cuộc đua ngựa với sự chứng kiến của gia đình hoàng gia đã kết thúc sự kiện nổi tiếng này, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp Bavaria. Continue reading “12/10/1810: Khởi nguồn lễ hội Oktoberfest”

11/20/2002: Jimmy Carter giành giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Jimmy Carter wins Nobel Peace PrizeHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 2002, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã giành giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều thập kỷ để tìm ra các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.”

Carter, một nông dân trồng lạc xuất thân từ Georgia, đã phục vụ một nhiệm kỳ với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1977 đến 1981. Một trong những thành tựu quan trọng của ông khi đương nhiệm là  đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Ai Cập vào năm 1978. Continue reading “11/20/2002: Jimmy Carter giành giải Nobel Hòa bình”

10/10/732: Trận Tours

Nguồn: Battle of Tours, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 732, trong Trận Tours gần Poitiers, Pháp, nhà lãnh đạo người Frank, Charles Martel, một tín đồ Thiên Chúa giáo, đã đánh bại một đội quân lớn của người Moor gốc Tây Ban Nha, ngăn chặn bước tiến của Hồi giáo vào Tây Âu. Abd-ar-Rahman, chỉ huy Hồi giáo của thành Cordoba, đã bị giết trong trận chiến. Từ đó, người Moor phải rút lui khỏi Gaul, không bao giờ trở lại xâm lăng như trước. Continue reading “10/10/732: Trận Tours”

09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom

Nguồn: St. Paul’s Cathedral bombedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1940, trong trận chiến ở Anh, Không quân Đức (Luftwaffe) đã phát động một cuộc không kích ban đêm vào London. Mái vòm của Nhà thờ St. Paul đã bị một quả bom của Đức Quốc xã xuyên thủng và biến thánh đường thành đống đổ nát. Đó là một trong số ít những lần mà nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 17 này bị thiệt hại đáng kể trong suốt các cuộc ném bom gần như không ngừng nghỉ của Đức vào London mùa thu năm 1940.

Theo truyền thuyết, một ngôi đền La Mã thờ nữ thần Diana đã từng được xây dựng trên đồi Ludgate tại chính địa điểm của Nhà thờ St. Paul. Vào năm 604 SCN, Vua Aethelberht I đã đặt tên thánh đường Thiên Chúa giáo đầu tiên ở đó theo tên Thánh Paul. Nhà thờ đó đã bị đốt cháy, và công trình thay thế của nó đã bị người Viking phá hủy vào năm 962. Continue reading “09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom”

08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ

Nguồn: Che Guevara captured by Bolivian army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lực lượng du kích Bolivia do nhà cách mạng Marxist Che Guevara lãnh đạo đã bị đánh bại trong cuộc giao tranh với một biệt đội của quân đội Bolivia. Guevara đã bị thương, bị bắt và bị xử tử ngay ngày hôm sau. Continue reading “08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ”

07/10/1864: Trận Darbytown Road trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Union and Confederate forces clash at Battle of Darbytown RoadHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1864, một nỗ lực của Hợp bang miền Nam nhằm lấy lại khu vực bị mất xung quanh thành phố Richmond, Virginia, đã bị cản trở khi quân đội Liên minh miền Bắc đẩy lùi cuộc tấn công của Tướng Robert E. Lee trong Trận Darbytown.

Vào mùa hè năm 1864, giao tranh giữa Tướng Lee và Tướng Ulysses S. Grant của Liên minh miền Bắc đã tạm dừng tại Petersburg, 25 dặm về phía nam Richmond. Hai đội quân lớn đã bố trí các chiến hào để thực hiện một cuộc bao vây, và các phòng tuyến nhanh chóng được kéo dài đến tận Richmond. Grant liên tục tấn công các khu vực phòng thủ của Hợp bang miền Nam nhưng không thành công. Continue reading “07/10/1864: Trận Darbytown Road trong Nội chiến Hoa Kỳ”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

05/10/1775: Washington thông báo bắt được gián điệp

Nguồn: General Washington informs Congress of espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Tướng George Washington đã viết thư báo cho Chủ tịch Quốc hội Lục địa, John Hancock, rằng đã chặn được một lá thư từ Benjamin Church, bác sĩ phẫu thuật của Quân đội Lục địa, gửi cho Trung tướng Sir Thomas Gage, Tham mưu trưởng của Anh tại Bắc Mỹ. Washington đã viết, “Tôi giờ đây có một nhiệm vụ tuy đau đớn nhưng cần thiết, là phải loại trừ Bác sĩ Church, Trưởng ban Quân Y.”

Washington mô tả việc ông thu được một lá thư viết bằng mật mã gửi một sĩ quan Anh, Thiếu tá Crane, từ “một người phụ nữ là nhân viên của Church.” Washington đã “ngay lập tức bắt giữ Người phụ nữ này, nhưng suốt một thời gian dài, bà ta dửng dưng trước mọi lời đe dọa hay dụ dỗ nhằm tìm ra Tác giả [bức thư], tuy nhiên cuối cùng bà ta cũng chịu thú tội và khai ra cái tên Bác sĩ Church. Tôi liền ra lệnh bắt giữ cũng như thu giữ mọi giấy tờ của anh ta.” Continue reading “05/10/1775: Washington thông báo bắt được gián điệp”

04/10/1927: Khởi công tượng 4 tổng thống Mỹ trên Núi Rushmore

Nguồn: Work begins on Mount RushmoreHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1927, công tác điêu khắc bắt đầu trên vách Núi Rushmore trong Rừng Quốc gia Black Hills, Nam Dakota. Mười hai năm sau, những bức phù điêu đá granit ấn tượng của bốn vị tổng thống đáng kính và được yêu mến nhất nước Mỹ – George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt – đã được hoàn thành.

Tượng đài này là đứa con tinh thần của một nhà sử học ở Nam Dakota tên là Doane Robinson, người đã tìm cách thu hút thêm khách du lịch đến tiểu bang của mình. Ông đã thuê một nhà điêu khắc tên là Gutzon Borglum để khắc những khuôn mặt này lên vách núi. Theo Cục Công viên Quốc gia, khuôn mặt đầu tiên được điêu khắc là của George Washington. Continue reading “04/10/1927: Khởi công tượng 4 tổng thống Mỹ trên Núi Rushmore”

03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze

Nguồn: Maze hunger strike called off, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một cuộc tuyệt thực của những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Nhà tù Maze ở Belfast, Bắc Ireland đã bị hủy bỏ sau bảy tháng, với 10 người chết. Người đầu tiên qua đời là Bobby Sands, nhà lãnh đạo Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA) bị cầm tù, người khởi xướng đợt tuyệt thực vào ngày 01/03/1981, nhân dịp 5 năm thi hành chính sách “hình sự hóa” (criminalization) của Anh nhắm vào nhóm tù nhân chính trị Ailen.

Năm 1972, Sands đã bị bắt và bị kết án sau khi tham gia vào một số vụ cướp do IRA thực hiện. Bởi vì ông bị kết án dựa trên các hoạt động của IRA, Sands đã được liệt vào “tù nhân hạng đặc biệt” (special category status) và được gửi đến một nhà tù gần giống như trại giam giữ tù nhân chiến tranh, nơi cho phép tù nhân tự do ăn mặc và tự do di chuyển trong khuôn viên nhà tù. Ông đã sống bốn năm tại đó. Continue reading “03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze”

02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi

Nguồn: The Cold War comes to Africa, as Guinea gains its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, thuộc địa Guinea cũ của Pháp tuyên bố độc lập, với Sekou Toure là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia mới. Guinea là thuộc địa Tây Phi duy nhất của Pháp lựa chọn độc lập hoàn toàn, thay vì trở thành thành viên trong Cộng đồng Pháp, và ngay sau đó Pháp đã rút toàn bộ viện trợ cho nước cộng hòa mới.

Mọi thứ sớm trở nên rõ ràng rằng Toure sẽ là một vấn đề đối với Hoa Kỳ. Ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa và chống đế quốc mạnh mẽ, và phần lớn sự giận dữ và phẫn nộ của ông nhắm vào Hoa Kỳ vì quốc gia này đã liên minh với các cường quốc thực dân như Anh và Pháp và từ chối công khai lên án chính phủ thiểu số da trắng của Nam Phi. Continue reading “02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi”

01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald

Nguồn: Experiments begin on homosexuals at Buchenwald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, thử nghiệm y tế đầu tiên trong số hai cuộc thử nghiệm liên quan đến thiến sinh dục đã được thực hiện trên nhóm người đồng tính tại trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức.

Buchenwald là một trong những trại tập trung đầu tiên được thành lập bởi chế độ Đức Quốc Xã. Được xây dựng vào năm 1937, nó được xem là phần bổ sung cho khu trại phía bắc (Sachsenhausen) và phía nam (Dachau), và là nơi giam giữ các lao động nô lệ, những người bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn địa phương 24 giờ một ngày, theo các ca kéo dài 12 giờ. Dù không hẳn là một trại tử thần, bởi nó chẳng có buồng khí ngạt nào, tuy nhiên mỗi tháng ở đây vẫn có hàng trăm tù nhân thiệt mạng, do suy dinh dưỡng, bị đánh đập, bệnh tật, hay bị hành quyết. Continue reading “01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald”