Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga

Nguồn: Robert Skidelsky, “Russia’s Nonprofit Spies”, Project Syndicate, 29/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có gì chọc giận dư luận Phương Tây đối với nước Nga ngày nay bằng đạo luật về các cơ sở nước ngoài của nước này. Được ban hành hồi tháng 7 năm 2012, luật này yêu cầu tất cả các tổ chức phi thương mại (NCOs) tham gia vào những hoạt động chính trị (không được định nghĩa cụ thể) phải đăng ký với Bộ Tư pháp là “mang chức năng vận hành của một cơ sở nước ngoài” (foreign agent). Một biện pháp tiếp theo vào năm 2015, Luật Tổ chức Không mong muốn, yêu cầu bất kỳ NCO nào cũng phải tự công khai là “cơ sở nước ngoài”.

Cách gọi như vậy là khác thường và đáng chú ý. Suy cho cùng, những “chức năng của một cơ sở nước ngoài” theo cách hiểu chung sẽ là gì nếu không phải là để phục vụ lợi ích của một cường quốc nước ngoài? Continue reading “Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga”

25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh

Nguồn: The English Restoration, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1660, theo lời mời của các lãnh đạo Khối Thịnh vượng chung, Charles II, vị vua lưu vong của nước Anh, đã trở về Dover để đảm nhiệm ngôi vị và chấm dứt 11 năm cai trị của chính quyền quân sự.

Là Hoàng tử xứ Wales trong thời kỳ Nội chiến Anh, Charles đã trốn sang Pháp sau khi phe Quốc hội (Parliamentarians) của Oliver Cromwell đánh bại phe Bảo hoàng (Royalists) của vua Charles I vào năm 1646. Sang năm 1649, Charles đã cố gắng cứu sống cha mình bằng cách trao cho Nghị viện một tờ giấy trắng đã có sẵn chữ ký, để họ tự quyết theo ý mình muốn. Nhưng Oliver Cromwell đã quyết tâm xử tử Charles I, và ngày 30/01/1649, nhà vua đã bị chặt đầu ở London. Continue reading “25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh”

Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.

Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ. Continue reading “Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn”

24/05/1543: Copernicus qua đời

Nguồn: Copernicus dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1543, nhà thiên văn học người Ba Lan, Nicolaus Copernicus, đã qua đời tại Frombork, Ba Lan. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Trước khi Copernicus công bố tác phẩm thiên văn chính của mình – “Six Books Concerning the Revolutions of the Heavenly Orbs” (1543) – thì các nhà thiên văn học châu Âu vẫn lập luận rằng Trái Đất nằm ở trung tâm của vũ trụ, đây cũng là quan điểm của các triết gia cổ đại và những người viết Kinh thánh. Continue reading “24/05/1543: Copernicus qua đời”

Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is China’s belt and road initiative?”, The Economist, 15/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính của Tập Cận Bình.

Vào giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào mừng sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, chính sách đối ngoại tham vọng nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chương trình này. Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn) đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng kiến này ​​của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?

Continue reading “Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?”

Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Suy giảm tăng trưởng vì sự thất bại của doanh nghiệp nhà nước là mối đe dọa đối với ổn định chính trị.

Chính quyền Việt Nam đã trung thành với đường lối cải cách kể từ Đổi mới năm 1986, tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng sau một thập niên hậu chiến thất bại với chính sách kế hoạch hóa. Việc tự do hóa thị trường, giảm các rào cản mậu dịch, loại bỏ các chương trình phân bổ cứng nhắc và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam, giải phóng các tiềm năng sản xuất trong khu vực tư nhân. Do quy mô cải cách lớn, Việt Nam đã phải tiếp cận theo hướng từng bước, mà tư nhân hóa các doanh nghiệp  nhà nước (DNNN) là một ví dụ cho những cải cách ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, trong nỗ lực này, chính quyền Việt Nam gặp phải hai thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cân bằng quyền lực chính trị. Đó là sự đánh đổi trong phân phối vật chất; và sự đánh đổi giữa tăng cường quản trị công ty và vị thế chính trị. Trong cả hai trường hợp, chính quyền phải chấp nhận lựa chọn giữa các kết quả không như ý, mà lựa chọn nào cũng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa”

23/05/1967: Nghị sĩ Mỹ khẳng định M-16 bị lỗi

Nguồn: Congressman claims M-16 is defective, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, một cuộc tranh luận công khai về M-16, loại súng trường cơ bản được sử dụng ở Việt Nam, đã bắt đầu sau khi Dân biểu James J. Howard (New Jersey) đọc một bức thư trước Hạ viện, trong đó một lính thủy quân lục chiến ở Việt Nam đã tuyên bố rằng gần như tất cả lính Mỹ thiệt mạng trong Trận Đồi 881 đều đã chết vì những khẩu súng trường M-16 mới của họ đã bị kẹt đạn. Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận vào ngày 28/08 rằng đã có một “sự gia tăng nghiêm trọng về tần số các sự cố của M-16.” Continue reading “23/05/1967: Nghị sĩ Mỹ khẳng định M-16 bị lỗi”

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản. Continue reading “Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump”

22/05/1455: Chiến tranh Hoa Hồng bắt đầu

Nguồn: The War of the Roses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1455, trong trận chiến mở màn Chiến tranh Hoa Hồng của nước Anh, lực lượng của Nhà York đã đánh bại phe Lancaster của vua Henry VI tại St. Albans, cách London 20 dặm về phía tây bắc. Nhiều quý tộc của Nhà Lancaster đã thiệt mạng, bao gồm cả Edmund Beaufort, Công tước xứ Somerset, và nhà vua đã buộc phải tuân theo mệnh lệnh của người anh họ là Richard của Nhà York. Cuộc chiến vương quyền dai dẳng giữa Nhà York, với biểu tượng hoa hồng trắng, và Nhà Lancaster, với biểu tượng hoa hồng đỏ, đã kéo dài trong 30 năm.

Cả hai dòng họ, vốn có quan hệ gần gũi, đã tuyên bố đòi ngôi báu thông qua các hậu duệ của các con trai của Edward III, vua nước Anh trong giai đoạn 1327 – 1377. Vị vua đầu tiên của Nhà Lancaster là Henry IV, lên ngôi năm 1399. Nổi loạn và vô pháp đã xuất hiện trong suốt thời trị vì của ông. Sau đó, con trai ông, Henry V, đã thành công hơn và giành chiến thắng quyết định trong Chiến tranh Trăm năm chống Pháp. Continue reading “22/05/1455: Chiến tranh Hoa Hồng bắt đầu”

Tại sao George Soros là kẻ thù của nhiều quốc gia?

Biên dịch: Thu Hương

Ở Romania, Ba Lan và đặc biệt là Macedonia, nơi đang ở trong 1 cuộc khủng hoảng chính trị, phong trào “Stop Operation Soros” chống lại Soros đã được phát động.

Trong cuốn sách “Masquerade: The Incredible True Story of How George Soros’ Father Outsmarted the Gestapo” (tạm dịch: Giả trang: Câu chuyện thực đáng kinh ngạc về người cha của George Soros đã làm thế nào để đánh lừa quân Đức quốc xã), Tivadar Soros đã giãi bày những hồi ức về việc ông làm giả giấy tờ tùy thân cho những người Do Thái, trong đó có cậu con trai lúc đó mới 14 tuổi. Khi mà mỗi ngày trôi qua đều là một canh bạc về sự sống chết, cha của Soros đã nói: “Nếu không có rủi ro, sẽ chẳng có sự sống”. Continue reading “Tại sao George Soros là kẻ thù của nhiều quốc gia?”

Bill Gates dự đoán tương lai nhân loại

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bill Gates, năm nay 61 tuổi, là một trong những người giàu nhất thế giới. Ông có khả năng dự báo chính xác sự phát triển của nhiều sự vật. Cách đây 23 năm, ở tuổi 38, khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Playboy, ông đưa ra nhiều dự đoán về sau đã trở thành hiện thực. Báo Thế giới (Đức) ngày 07/05/2017 đăng bài “Bảy dự đoán về tương lai loài người của Bill Gates” nhắc lại việc năm 1994 B. Gates đã dự đoán chính xác mạng Internet sẽ được ngành truyền thông sử dụng để phát tin tức theo nhu cầu của cá nhân. B. Gates cũng dự đoán sẽ xuất hiện mạng xã hội để những người có cùng mối quan tâm có thể trao đổi với nhau. Năm 2004, Mark Zuckerberg lập công ty Facebook, Inc, thực hiện đúng điều B. Gates đã dự báo.

Bảy dự đoán mà ông đưa ra gần đây về những điều quan trọng sẽ làm thay đổi thế giới trong tương lai bao gồm: Continue reading “Bill Gates dự đoán tương lai nhân loại”

21/05/1881: Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ được thành lập

Nguồn: American Red Cross founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, tại Washington, D.C., các nhà hoạt động nhân đạo Clara Barton và Adolphus Solomons đã thành lập Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ, một tổ chức với mục đích cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân của chiến tranh và thiên tai theo sự đồng thuận từ Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế.

Barton, sinh ra ở Massachusetts vào năm 1821, từng chữa trị cho các bệnh nhân và thương binh trong Nội chiến Mỹ và đã được biết đến với tên gọi “Thiên thần nơi Chiến trường” (Angel of the Battlefield) vì sự cống hiến không mệt mỏi của mình. Continue reading “21/05/1881: Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ được thành lập”

Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Lê Thị Hòa

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc 40 năm. Trong khoảng thời gian dài sau chiến tranh, đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách đánh giá khác nhau về bản thân Dương Văn Minh và nội các của ông trong việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, thông tin đa chiều, với nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã được công bố, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về vai trò của nội các Dương Văn Minh trong việc kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả xin hệ thống hóa những đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau của những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước về Dương Văn Minh và nhóm của ông, góp phần làm sáng tỏ thêm một khía cạnh về vai trò của nội các Dương Văn Minh với việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Continue reading “Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam”

20/05/1498: Vasco da Gama đến Ấn Độ

Nguồn: Vasco da Gama reaches India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1498, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco de Gama đã trở thành người châu Âu đầu tiên đến Ấn Độ qua đường Đại Tây Dương, khi ông đến Calicut trên bờ biển Malabar.

Tháng 07/ 1497, Da Gama khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha rồi đi quanh Mũi Hảo Vọng, và đậu tại Malindi trên bờ biển phía đông châu Phi. Continue reading “20/05/1498: Vasco da Gama đến Ấn Độ”

19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi

Nguồn: Spanish Armada sets sail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, hạm đội khổng lồ của Tây Ban Nha, được mệnh danh là “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada), đã khởi hành từ Lisbon để thực hiện sứ mệnh giành quyền kiểm soát Eo biển Manche và đưa đội quân xâm lược của Tây Ban Nha từ Hà Lan tới Anh.

Cuối những năm 1580, vì Nữ hoàng Elizabeth đã hậu thuẫn cho phe nổi dậy Hà Lan ở tỉnh Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (Spanish Netherlands) nên vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch xâm lược nước Anh. Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha đã được hoàn tất vào năm 1587, nhưng cuộc đột kích táo bạo của Sir Francis Drake vào cảng Cadiz đã trì hoãn chuyến ra khơi của Armada mãi cho đến tháng 05/1588. Continue reading “19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi”

Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?

Nguồn: Sean Wilentz, “A Long Way from Comey to Watergate”, Project Syndicate, 11/05/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey của Tổng thống Donald J. Trump là vô tiền khoáng hậu, giống như phần lớn những gì mà Trump đã thực hiện trên cương vị Tổng thống. Dù lần này có nhiều điểm tương đồng với cuộc “Thảm sát Đêm Thứ bảy” tai tiếng của Tổng thống Richard M. Nixon diễn ra 44 năm trước trong bối cảnh vụ bê bối Watergate, nhưng hoàn cảnh chính trị của hai vụ việc là hoàn toàn khác nhau.

Vào tháng 10 năm 1973, chờ đến cuối tuần, Nixon đã ra lệnh sa thải một công tố viên đặc biệt mới được bổ nhiệm có tên Archibald Cox, người đã gửi một trát tòa yêu cầu Nixon bàn giao các băng ghi âm bí mật thu lại các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng, những tài liệu có tính chất gây tổn hại rõ ràng và mạnh mẽ tới vị Tổng thống. Continue reading “Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?”

18/05/1860: Lincoln được đề cử làm Tổng thống

Nguồn: Lincoln nominated for presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1860, Abraham Lincoln, cựu hạ nghị sĩ của bang Illinois, đã được đề cử cho chức vụ Tổng thống Mỹ bởi Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa ở Chicago, Illinois. Hannibal Hamlin, đại diện của bang Maine, được đề cử làm phó Tổng thống.

Lincoln, một luật sư sinh tại Kentucky và từng làm nghị sĩ của Đảng Whig tại Quốc Hội, đã lần đầu tiên giành được sự chú ý của cả nước khi ông tổ chức chiến dịch tranh cử đối đầu với Thượng nghị sĩ Dân chủ Stephen Douglas của Illinois, nhằm giành một ghế tại Thượng viện Mỹ vào năm 1858. Chiến dịch tranh cử thượng nghị sĩ đã gồm một loạt các cuộc tranh luận công khai về vấn đề nô lệ, được gọi là các cuộc tranh luận Lincoln-Douglas, trong đó Lincoln đã lập luận chống lại sự mở rộng của chế độ nô lệ, còn Douglas lại cho rằng mỗi vùng lãnh thổ nên có quyền quyết định xem họ sẽ trở nên tự do hay tiếp tục theo chế độ nô lệ. Continue reading “18/05/1860: Lincoln được đề cử làm Tổng thống”

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Strategic Significance of Vietnam – Japan Ties”, ISEAS Perspective, No. 23/2017, 11/04/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Mở đầu

Chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng đến Việt Nam. Quan trọng hơn, chuyến thăm này diễn ra chỉ sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Hà Nội vào tháng 1/2017. Trong khi chuyến thăm của ông Abe tập trung vào việc xây dựng quan hệ song phương về thương mại, chính trị và chiến lược, chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito giúp thúc đẩy “quyền lực mềm” của Nhật ở Việt Nam và góp phần củng cố các mối liên kết xã hội và văn hóa giữa nhân dân hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm, với việc các quan chức Việt Nam gọi mối quan hệ song phương là “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.” Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật”

17/05/1973: Bắt đầu phiên điều trần vụ Watergate

Nguồn: Televised Watergate hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, tại Washington, D.C., Ủy ban Thượng viện về các hoạt động chiến dịch tranh cử Tổng thống (Senate Select Committee on Presidential Campaign Activities) do Thượng nghị sĩ Sam Ervin của Bang North Carolina đứng đầu, đã tiến hành các buổi điều trần được truyền hình trực tiếp về vụ Watergate. Một tuần sau, Giáo sư Luật của Đại học Harvard, Archibald Cox, đã tuyên thệ trở thành công tố viên đặc biệt cho vụ Watergate.

Ngày 17/06/1972, năm người đàn ông đã bị bắt vì tội đột nhập và gắn thiết bị nghe lén tại văn phòng Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (Democratic National Committee) trong khu phức hợp Watergate ở Washington, D.C. Continue reading “17/05/1973: Bắt đầu phiên điều trần vụ Watergate”

Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?

Nguồn:Why Somali piracy is staging a comeback”, The Economist, 18/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau 5 năm gián đoạn, cướp biển đã bắt năm tàu ​​trong tháng vừa qua.

Từ 2008 đến 2011, vùng biển ngoài khơi Somalia là những con đường vận chuyển đường biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn 700 cuộc tấn công vào các con tàu diễn ra trong giai đoạn này. Vào đầu năm 2011, 758 thuyền viên đã bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải biển và các chính phủ tới 7 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, đột nhiên, việc cướp bóc bỗng dừng lại. Vụ cướp cuối cùng xảy ra đối với một tàu buôn là vào tháng 5/2012 và tình hình đó kéo dài cho đến bây giờ. Trong tháng vừa qua, đã có 5 vụ bị cướp biển được xác nhận trên Vịnh Aden, bắt đầu từ vụ bắt cóc một thủy thủ đoàn Sri Lanka của tàu chở dầu Aris 13 vào ngày 13/3 (sau đó họ đã được thả ra mà không bị đòi tiền chuộc). Sau 5 năm gián đoạn, nạn cướp biển dường như đã quay trở lại với vùng Sừng Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?”