Bí quyết tồn tại của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Secret of Putin’s Survival“, Project Syndicate, 01/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp 

Hai năm trước, một tiến trình dài tiến tới chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa biệt lập dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã lên đến cực điểm với việc sáp nhập Crimea vào Nga. Nhưng thậm chí khi cộng đồng quốc tế chỉ trích hành động trên, dường như người Nga lại chào đón điều này. Trong thực tế, việc bán đảo này “trở về” dưới sự kiểm soát của nước Nga đã có tác động sâu sắc đến tình cảm của công chúng – thứ được cho là đã làm tăng cường khả năng nắm giữ quyền lực của Putin, thậm chí cả khi nước Nga phải đối mặt với những thách thức nặng nề hơn về kinh tế và chính trị.

Tháng 3 năm 2016, 83% người Nga vẫn ủng hộ việc sáp nhập Crimea, trong khi chỉ 13% phản đối điều đó. Ngay cả những người cấp tiến – bao gồm những người biểu tình chống lại chế độ trên quảng trường Bolotnaya ở Moskva trong những năm 2011-2013 – cũng đã tìm thấy ở Crimea một lý do để ủng hộ Putin, mặc dù với một số dè dặt. Trong thực tế, Putin đang nhận được mức ủng hộ 80%, phản ánh mối liên hệ gần gũi giữa Putin và Crimea trong tâm trí người dân Nga. Continue reading “Bí quyết tồn tại của Putin”

23/06/1940: Hitler thị sát Paris

hitlerinparis

Nguồn: Hitler takes a tour of Paris”, History.com (truy cập ngày 22/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã đi thị sát các địa điểm nổi tiếng tại thủ đô Pháp, giờ là lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.

Trong chuyến thăm đầu tiên và duy nhất của mình đến Paris, Hitler đã đến thăm lăng mộ của Napoleon. “Đây là khoảnh khắc vĩ đại nhất và đẹp nhất của cuộc đời tôi,” ông ta nói khi rời khỏi khu lăng mộ. Người ta đã nhiều lần so sánh Hitler với Napoleon: Cả hai đều là người nước ngoài đối với đất nước mà họ cai trị (Napoleon là người gốc Ý, Hitler là người Áo); cả hai đều lên kế hoạch xâm lược Nga trong khi chuẩn bị xâm lược nước Anh; cả hai chiếm được thành phố Vilna của Nga vào ngày 24/6; cả hai đều có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt; và cả hai đều cao chưa tới 1,75m, bên cạnh những sự trùng hợp khác nữa. Continue reading “23/06/1940: Hitler thị sát Paris”

Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản

01-13-china-vs-japan

Nguồn: Liah Greenfeld, “The Roots of Chinese/Japanese Rivalry”, Project Syndicate, 24/09/2012.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc biểu tình chống Nhật khuấy động Trung Quốc (năm 2012) là một chỉ dấu khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. Sau một thế kỷ từ từ được nung nấu trong giới trí thức Trung Quốc, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã chiếm lĩnh và định nghĩa lại ý thức của người dân Trung Quốc trong hai thập niên bùng nổ kinh tế vừa qua. Ý thức quốc gia đại chúng này đã đẩy người khổng lồ Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu để đạt được vị thế quốc tế tương xứng với khả năng to lớn của đất nước này cũng như quan niệm của người Trung Quốc về vị trí xứng đáng của đất nước họ trên trường quốc tế.

Trung Quốc đã trỗi dậy một cách nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn. Thật vậy, thời đại của chúng ta sẽ có thể được nhớ tới là thời đại cho ra đời một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt. Continue reading “Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

Các nhà kinh tế và nền dân chủ

economists

Nguồn: Dani Rodrik, “Economists and Democracy”, Project Syndicate, 11/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây tôi đang giới thiệu cuốn sách mới của mình với tựa đề The Globalization Paradox (Nghịch lý của toàn cầu hóa) tới nhiều nhóm khác nhau. Cho đến giờ, tôi đã quen với tất cả các kiểu bình luận từ phía độc giả. Nhưng tại một sự kiện ra mắt sách gần đây, nhà kinh tế học được giao nhiệm vụ thảo luận về cuốn sách làm tôi ngạc nhiên với một lời chỉ trích bất ngờ. “Rodrik muốn làm cho thế giới an toàn cho các chính trị gia,” ông ta gắt lên.

Để thông điệp không bị cuốn đi mất, ông ta sau đó đã minh họa cho quan điểm của mình bằng cách gợi các khán giả nhớ về “nguyên bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản, người đã tranh luận rằng Nhật Bản không thể nhập khẩu thịt bò vì ruột người Nhật dài hơn ruột người nước khác.” Continue reading “Các nhà kinh tế và nền dân chủ”

Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ vận hành như thế nào?

FILES-US-ECONOMY-BANK-GROWTH-BEIGEBOOK

Nguồn:The Federal Reserve system“, The Economist, 09/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) quyết định liệu có nên tăng lãi suất hay không tại phiên họp bắt đầu từ ngày 14/6 hay không, đại diện các chi nhánh khu vực của Fed sẽ chiếm 5 trong 10 lá phiếu. Không giống như Chủ tịch của Fed là Janet Yellen, Stanley Fischer, vị Phó của bà, hoặc ba “thống đốc” Fed đương nhiệm, những vị “chủ tịch” khu vực của Fed không được bổ nhiệm bởi Nhà Trắng, cũng không phải được phê chuẩn bởi Quốc hội, mà được bầu lên trong các chi nhánh tương ứng của họ. Điều này không phải là không gây tranh cãi. Các nhà lý thuyết âm mưu cho rằng các ngân hàng khu vực của Fed là một “cartel ngân hàng”; còn những nhà phê bình tỉnh táo hơn, như Hillary Clinton và Bernie Sanders, nói rằng các Fed khu vực mang lại cho các ngân hàng thương mại quá nhiều quyền lực. Vậy, hệ thống này vận hành như thế nào? Continue reading “Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ vận hành như thế nào?”

Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?

chinamao

Nguồn: Ian Buruma, “The Second Life of Chairman MaoProject Syndicate, 10/09/2001.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mao Chủ tịch đã chết cách đây hai mươi lăm năm (tính đến năm 2001 – ND). Có thực vậy không nhỉ? Tên của ông vẫn được sùng bái ở các quốc gia cách mạng chậm phát triển như Peru và Nepal. Ở Trung Quốc, ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa của một lớp trẻ thành thị ưu tú, những người không có những ký ức về Mao.

Di sản của Mao vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với giới lãnh đạo Đảng hiện nay, những người đã phản bội gần như tất cả mọi thứ mà vị Chủ tịch đã lựa chọn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mao đã trở thành một vị thánh của dân gian. Ảnh của ông trong những khung vàng thường được treo trên gương chiếu hậu của nhiều taxi Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hồ Nam quê ông. Ở làng Thiều Sơn, nơi Mao sinh ra, bùa hộ mệnh mang khuôn mặt của ông được bán cùng với bùa hộ mệnh có hình Phật hay Lão Tử, những thứ hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe. Continue reading “Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?”

21/06/1813: Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Bán đảo

vitoria-2

Nguồn: French defeated in Spain”, History.com (truy cập ngày 19/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tại Vitoria, Tây Ban Nha, một lực lượng liên minh lớn giữa Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của tướng Anh Arthur Wellesley đã đánh bại quân Pháp, qua đó chấm dứt cuộc Chiến tranh Bán đảo trên thực tế.

Vào ngày 16 tháng 2 năm 1808, viện cớ gửi quân sang tiếp viện cho quân Pháp đang chiếm đóng Bồ Đào Nha, Napoleon Bonaparte đã tiến hành xâm lược Tây Ban Nha. Từ đó bắt đầu cuộc Chiến tranh Bán đảo, một giai đoạn quan trọng trong các cuộc chiến tranh của Napoleon giữa Pháp và nhiều nước châu Âu kéo dài từ năm 1792 đến năm 1815. Continue reading “21/06/1813: Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Bán đảo”

Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới

brexit1

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Brexit’s Impact on the World Economy”, Project Syndicate, 17/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Triệu chứng “cảm sốt” của thị trường tài chính trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh vào ngày 23/6 về việc có nên ở lại trong Liên minh châu Âu (EU) hay không cho thấy rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị thế giới sâu rộng hơn nhiều so với những gì có thể suy ra từ tỉ trọng 2,4% của Anh trong GDP toàn cầu. Có ba nguyên nhân dẫn đến tác động to lớn này.

Thứ nhất, trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU (Brexit) là một phần của một hiện tượng toàn cầu: cuộc khởi nghĩa của các nhà dân túy chống lại các đảng phái chính trị dòng chính – chủ yếu được thúc đẩy bởi các cử tri lớn tuổi, nghèo, hoặc có trình độ giáo dục thấp – những người đang rất tức giận và muốn phá bỏ các thể chế hiện có, cũng như thách thức các chính trị gia và các chuyên gia kinh tế “dòng chính.” Đáng ngạc nhiên là hồ sơ nhân khẩu học của các cử tri ủng hộ Brexit cũng tương tự như của những người ủng hộ Donald Trump tại Mỹ, và những người ủng hộ Mặt trận Quốc gia tại Pháp. Continue reading “Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới”

Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau

jap-vietcamranh

Nguồn: Nguyen Manh Hung, “Shared concerns about China bring Vietnam and Japan closer”, East Asia Forum, 02/06/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau ba tuần nhậm chức, vào ngày 22 tháng 04 năm 2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã được dẫn lời nói rằng Nhật Bản là “một trong những đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam”. Tầm quan trọng của quan hệ Việt-Nhật đối với hai bên đã được tăng cường do sự thay đổi cấu trúc quyền lực ở châu Á.

Cơ sở cho sự hợp tác an ninh sâu rộng và ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là mối quan ngại chung về tham vọng bành trước lãnh thổ của Trung Quốc. Sự áp đặt các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam áp dụng chiến lược “cân bằng mềm” chống lại quốc gia này. Chiến lược này dựa trên hai thành phần: một chính sách “ba không”, không căn cứ nước ngoài, không liên minh quân sự, không dùng quan hệ với quốc gia này để chống lại quốc gia khác – nhằm xoa dịu nỗi sợ bị bao vây của Trung Quốc; và phần còn lại là những gì mà Hà Nội gọi là chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ” nhằm cân bằng lại áp lực từ Trung Quốc. Continue reading “Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau”

Donald Trump: “Kẻ hủy diệt”

Trumpbbc

Nguồn: Simon Johnson, “Donald the Destroyer”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng viên dự kiến của Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, rõ ràng không phải là một đảng viên Cộng hòa chuẩn mực. Giới lãnh đạo Đảng và các quan chức dân cử chống lại ông này trong suốt kỳ bầu cử sơ bộ, và rất nhiều người vẫn chỉ miễn cưỡng ủng hộ ông. Trump hiện đang hướng một vài đề xuất chính sách của mình nghiêng về các tư tưởng dòng chính của Đảng Cộng hòa, nhưng ông cũng kiên quyết duy trì bản sắc riêng biệt của mình.

Sự pha trộn ý thức hệ kéo theo đó bao gồm ba cấu phần chính: tâm lý thù địch và kỳ thị người nhập cư, luận điệu ngông cuồng chống tự do thương mại, và cảm tính chống chính phủ cực đoan. Nếu tách ra riêng lẻ, bất kỳ thứ nào trong số đó cũng đều nguy hiểm. Và nếu đặt cạnh nhau, chúng sẽ gây ra một đòn choáng váng đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và toàn cầu, đồng thời cũng làm suy yếu an ninh quốc gia và quốc tế. Continue reading “Donald Trump: “Kẻ hủy diệt””

20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh

boxers-2

Nguồn: Boxer Rebellion begins in China”, History.com (truy cập ngày 19/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1900, nhằm phản ứng lại sự xâm lấn lan rộng của nước ngoài vào các vấn đề quốc gia của Trung Quốc, các nhà dân tộc chủ nghĩa nước này đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa tại Bắc Kinh. Tự gọi mình là Nghĩa Hòa Đoàn, nghĩa là “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp”, những người tham gia đã chiếm đóng Bắc Kinh, giết chết một số người phương Tây, trong đó có đại sứ Đức Baron von Ketteler, và bao vây các công sứ quán nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn của thành phố.

Đến cuối thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây và Nhật Bản đã buộc triều đình nhà Thanh của Trung Quốc phải chấp nhận sự kiểm soát rộng khắp của nước ngoài đối với các vấn đề kinh tế của đất nước. Trong các cuộc chiến tranh nha phiến, các cuộc nổi loạn của dân chúng, và cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Trung Quốc đã chiến đấu để chống lại người nước ngoài, nhưng họ thiếu một quân đội hiện đại và đã phải chịu hàng triệu thương vong. Continue reading “20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh”

TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?

ASEANc

Nguồn: Alice Ba, “Will the TPP and OBOR challenge ASEAN centrality?”, East Asia Forum, 20/05/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong năm 2016, Đông Nam Á nhận thấy họ đã tham gia vào các sáng kiến khu vực chủ động do các cường quốc lãnh đạo. Trong khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt vừa được ký, nhưng đang đợi phê chuẩn, là một trong những nỗ lực như vậy, thì sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc, bao gồm dự án trên bộ “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nêu bật sự can dự chủ động và tự tin ngày càng tăng của nước này.

Các sáng kiến này không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn tiềm tàng khả năng thách thức vai trò trung tâm của ASEAN. Continue reading “TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?”

Vụ bê bối 1MDB diễn ra như thế nào?

1MDB

Nguồn:The 1MDB affair“, The Economist, 27/05/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 24/05/2016, chính quyền Singapore cho biết họ đã đóng cửa chi nhánh Singapore của BSI, một ngân hàng tư nhân, vì vi phạm giấy phép. Đây là một trong số các ngân hàng đã xử lý số tiền mặt liên quan đến 1MDB, một công ty đầu tư quốc gia của Malaysia, vốn là trung tâm của một vụ bê bối tài chính ngày càng lớn. Ngân hàng này cũng đang phải đối mặt với các vụ tố tụng hình sự ở nước nhà là Thụy Sĩ. Các cuộc điều tra về các dòng tiền liên quan đến 1MDB đang được tiến hành tại 6 quốc gia, và dường như đang được tăng tốc. Vậy vụ việc này diễn ra như thế nào? Continue reading “Vụ bê bối 1MDB diễn ra như thế nào?”

Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?

vuongdao

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”, Giáo sư Miles Maochun Yu ở Học viện Hải quân Mỹ (US Naval Academy) viết:  Trung Quốc đang tiến hành leo thang sức mạnh quân sự ở Biển Đông, gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc tham gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và thậm chí Nga. Tác giả nhấn mạnh: cần phải thấy các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này, trong đó có cái gọi là “vương đạo”. Continue reading “Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?”

19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi

juliusethel

Nguồn: Julius and Ethel Rosenberg executed”, History.com (truy cập ngày 18/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1953, Julius và Ethel Rosenberg, một cặp vợ chồng bị kết tội âm mưu làm gián điệp hồi năm 1951, đã bị tử hình bằng ghế điện. Vụ hành quyết đánh dấu phần kết đầy kịch tính của vụ án gián điệp gây tranh cãi nhất thời Chiến tranh Lạnh.

Julius bị bắt hồi tháng 7 năm 1950, và Ethel bị bắt vào tháng 8 năm đó, về tội âm mưu làm gián điệp. Cụ thể, họ bị cáo buộc cầm đầu một đường dây gián điệp giúp chuyển các thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử cho Liên Xô. Hai vợ chồng Rosenberg mạnh mẽ khẳng định sự vô tội của mình, nhưng sau một phiên tòa ngắn ngủi vào tháng 3 năm 1951, họ đã bị kết án. Continue reading “19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi”

Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ

minhhuong

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định. Continue reading “Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

  1. Nguyn Chí Thanh, Trn Dn và D tho đ ngh 32 đim

Trong cái mùa Đông buồn tầm tã năm 1954/55, một nhóm văn nghệ sĩ và nhà báo đã tụ họp lại, tất cả họ đều là thành viên của Phòng Văn nghệ Quân đội, để bàn về một định hướng tư tưởng-văn hóa mới và rốt cuộc, họ đòi lãnh đạo chấp thuận định hướng này. Quân đội miền Bắc hồi đó được xem như một “trường học về dân chủ”[1], bởi vì ngay trong thời kỳ kháng chiến vẫn có những cuộc phê phán được phép diễn ra trong hàng ngũ quân đội. Thế nên giờ đây, khi hòa bình đã lập lại, những vấn đề bức xúc càng phải được mang ra thảo luận mạnh mẽ và gấp rút hơn bao giờ hết. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)”

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Tác giả: Nguyễn Hồng Quân

Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Bài viết làm rõ một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN

Chia rẽ các nước ASEAN

Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông. Continue reading “Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN”

Thuyết chuyển đổi quyền lực (Power transition theory)

13756957204_28815235be_b_5

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Thuyết chuyển đổi quyền lực tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa các cường quốc trong hệ thống quan hệ quốc tế khi xuất hiện thay đổi về cán cân sức mạnh. Mặc dù thừa hưởng nhiều yếu tố của chủ nghĩa hiện thực như xem sức mạnh và sự phân phối sức mạnh đóng vai trò thiết yếu trong việc phân định kết quả chính trị thế giới, nhưng Thuyết chuyển đổi quyền lực lại nhìn thế giới bằng một nhãn quan khác. Theo đó, trật tự thế giới không phải là vô chính phủ, mà được phân thành một hệ thống thứ bậc dựa trên sức mạnh của các quốc gia. Continue reading “Thuyết chuyển đổi quyền lực (Power transition theory)”