Tranh chấp Biển Đông: Phân tích từ lý thuyết trò chơi

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Lê Hồng Nhật

  1. Bản chất của tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông

Chủ quyền quốc gia về vùng đặc quyền kinh tế biển và trật tự hàng hải quốc tế đã được phân định rõ theo công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS). Tranh chấp chỉ trở nên căng thẳng, khi Trung Quốc đơn phương đòi hỏi chủ quyền, chiếm tới 80% Biển Đông. Và từng bước hiện thực hóa nó bằng việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước lân bang. Ví dụ như vụ đưa dàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam vào năm 2014. Và tiếp đó trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục tôn tạo, xây đắp các đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc Trường Sa, đã chiếm của Việt Nam bằng vũ lực. Để hiểu tại sao những tranh chấp đó có thể xảy ra, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm về chủ quyền.  Continue reading “Tranh chấp Biển Đông: Phân tích từ lý thuyết trò chơi”

5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc

china-economy

Nguồn: Eswar S. Prasad, “5 myths about China’s economy”, The Washington Post, 07/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ’vỡ trận’, như những gì đã diễn ra vào tuần qua, thị trường thế giới không thể nào không bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải lo ngại đến mức nào về kinh tế Trung Quốc? Đây có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn rất mù mờ và thường bị hiểu lầm. Đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

  1. Những mất mát của thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh một nền kinh tế suy yếu

Chỉ số Shanghai Composite lao dốc trong tuần qua có liên quan đến một bản báo cáo chỉ ra rằng lĩnh vực chế tạo của nước này đang co hẹp, và khiến mối lo âu về nền kinh tế Trung Quốc càng lan rộng. Continue reading “5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc”

01/03/1961: Đội Hòa bình Mỹ được thành lập

peacecorps

Nguồn:Peace Corps established,” History.com (truy cập ngày 29/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã ban hành Sắc lệnh #10924, thành lập Đội Hòa bình (Peace Corps) như một cơ quan mới trực thuộc Bộ Ngoại giao. Cùng ngày, ông gửi một thông điệp tới Quốc hội đề nghị tài trợ thường xuyên cho cơ quan này, vốn có nhiệm vụ đưa những người Mỹ đã được đào tạo ra nước ngoài để trợ giúp cho các nỗ lực phát triển. Đội Hòa bình đã thu hút được sự chú ý của công chúng Hoa Kỳ, và trong tuần đầu sau khi thành lập hàng ngàn lá thư đã đổ về Washington từ những người Mỹ trẻ có hy vọng làm các công việc tình nguyện. Continue reading “01/03/1961: Đội Hòa bình Mỹ được thành lập”

Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’

tw-flag-raising_gettyimages-504952054

Nguồn: Isaac Stone Fish, “Stop Calling Taiwan a ‘Renegade Province’,” Foreign Policy, 15/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) đôi khi gọi Đài Loan là “quận Đài Loan”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường chọn cách gọi “tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc.” Ủy ban Olympic Quốc tế dùng cụm từ “Đài Bắc Trung Hoa” (Chinese Taipei). Chính quyền Đài Bắc tự xưng là “Cộng hòa Trung Hoa.” Washington chỉ gọi là “Đài Loan” với hy vọng không ai hỏi thêm điều gì. Bắc Kinh kiên quyết gọi là “tỉnh Đài Loan,” có lẽ hy vọng rằng việc lặp đi lặp lại cách gọi này sẽ nghiễm nhiên biến nó trở thành sự thật. Nhưng có một cụm từ dường như chỉ tồn tại trên các báo và tạp chí tiếng Anh: “Tỉnh nổi loạn” (renegade province). Nhiều bài báo về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào ngày 16/01 – một cuộc bầu cử có thể có tác động lớn tới mối quan hệ giữa hòn đảo tự trị với Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã dựa vào cách gọi “tỉnh nổi loạn” để mô tả quan điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Continue reading “Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’”

Những người ‘cuồng Nga’ ở Đức

20160206_EUD001_0

Nguồn: German Russophiles: Bear backers”, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Hoài niệm về chính sách hướng Đông “Ostpolitik” đang làm nhiễu chính sách đối ngoại Đức.

Trong tuần này Horst Seehofer, Thủ hiến bang Bavaria và là một đồng minh khó chịu của Thủ tướng Angela Merkel, đã gây xáo trộn chính sách ngoại giao Đức bởi cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chuyến viếng thăm này của ông Seehofer không gây nên tác động chính thức. Tuy nhiên, việc ôm thân mật một nhà lãnh đạo mà bà Merkel đang đối xử một cách thận trọng đã khiến “chính sách hướng Đông” , hay Ostpolitik, vốn đã gây nhiều tranh cãi của Đức càng trở nên rắc rối hơn. Continue reading “Những người ‘cuồng Nga’ ở Đức”

Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc

twilightCPC

Nguồn: Minxin Pei, The Twilight of Communist Party Rule in China“, American Interest, 15/12/2015.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ sau sự kiện Thiên An Môn đang hết tác dụng và chiến lược mới dường như lại thúc đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của nó.

Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh chưa có chế độ chuyên chế nào trên thế giới lại thành công như ĐCSTQ. Năm 1989 chính quyền đã có một cuộc đàn áp đẫm máu và chết chóc nhưng được bưng bít khi hàng triệu người phản kháng biểu tình trên hầu hết các thành phố chính trong cả nước để kêu gọi dân chủ và trút sự căm giận của mình lên chính quyền tham nhũng. Đảng chỉ thoát chết nhờ sự trợ giúp của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với hàng đoàn xe tăng nghiến nát những người biểu tình ôn hòa trên khu vực quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6. Continue reading “Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Người Kurd là ai?

Kurdistan-768x448

Nguồn: Matthew Barbari, “Who Are The Kurds?, Foreign Policy Association, 25/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần đây, phương Tây đặt phần lớn sự chú ý của mình vào cuộc xung đột Syria và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), gạt sang một bên những nguyện vọng hình thành nhà nước của người Kurd. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã coi người Kurd là một trong những đồng minh mạnh nhất của họ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Người Kurd là một nhóm dân tộc sống chủ yếu trên bốn quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Iran. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd được đại diện bởi cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP). Tuy đều nỗ lực chấm dứt bạo lực giữa người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cả hai sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Continue reading “Người Kurd là ai?”

Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây

Graduates-sit-next-to-a-C-012

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tại Trung Quốc hiện đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề giá trị quan sau khi lãnh đạo nước này đề xuất chủ trương ngăn chặn sự truyền bá giá trị quan của phương Tây. Sự việc bắt đầu từ một văn bản có tên “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường cao đẳng-đại học trong tình hình mới” do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Văn phòng Quốc vụ viện công bố hôm 19/1/2015 [sau đây gọi tắt là “Ý kiến”].

“Ý kiến” nhấn mạnh công tác ý thức hệ là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng-đại học (CĐ-ĐH) là mặt trận tuyến đầu của công tác này, lãnh trách nhiệm học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bồi dưỡng và phát huy giá trị quan hạt nhân XHCN, cung cấp người tài và bảo đảm trí lực cho sự nghiệp thực hiện Giấc mơ Trung Quốc vì sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. “Ý kiến” nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu của việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường CĐ-ĐH, trong đó nhiệm vụ thứ hai là tăng cường giáo dục giá trị quan hạt nhân XHCN. Continue reading “Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây”

Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria

Syria_chemical_weapons

Nguồn: Ahmet Uzumcu, “Syria’s Continuing Chemical Fallout”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt cuộc nội chiến Syria được xem như một bi kịch, đặc biệt là đối với những người dân đã chịu nhiều đau khổ của nước này. Ở một mặt nào đó, những hành động đa phương rõ ràng đã có những tác động tích cực, đó là loại bỏ chương trình vũ khí hóa học của chính quyền Syria. Tuy nhiên, liên tục có những báo cáo chỉ ra rằng các vũ khí hóa học, bao gồm mù tạc lưu huỳnh (thường được gọi là khí mù tạc) và bom clo chống lại người dân, vẫn tiếp tục được sử dụng tại Syria.

Rủi ro là rất lớn. Những thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công chắc chắn phải bị nhận dạng và đưa ra trước công lý. Việc cho phép sử dụng vũ khí hóa học mà không phải chịu sự trừng phạt nào không những làm đảo ngược một trong số những tiến triển đầy hứa hẹn trong cuộc xung đột ở Syria, mà còn đe dọa làm suy yếu các chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng khí độc và các chất độc gây hại cho hệ thần kinh, làm gia tăng khả năng sử dụng các chất này trong các cuộc tấn công khủng bố. Continue reading “Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria”

Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?

Image processed by CodeCarvings Piczard ### FREE Community Edition ### on 2015-05-18 22:18:02Z | http://piczard.com | http://codecarvings.com

Nguồn: How Moses Shaped America“, Time, 12/10/2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Từ thời Cách mạng giành độc lập cho đến thời Chiến tranh lạnh, người anh hùng trong Cựu Ước luôn là biểu tượng tôn giáo dùng để định nghĩa nhiều biến cố trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày nay ta có thể rút tỉa được ý nghĩa nào từ nhân vật Moses?

“Chúng tôi đang đứng trước nhiều vị Moses”, Barack Obama đã nói vào ngày 4-3-2007, ba tuần sau khi ông công bố sẽ ra tranh cử tổng thống. Ông tuyên bố như vậy tại Selma, bang Alabama, đứng quanh ông là những chiến sĩ tiên phong của phong trào dân quyền. Obama đã coi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của mình như là một nỗ lực thể hiện truyền thống của Moses, là đưa dân tộc thoát vòng nô lệ và đến bờ tự do. “Xin cảm ơn thế hệ Moses, nhưng chúng ta phải nhớ rằng sau Moses, Joshua còn có một việc phải làm [đó là chinh phục đất Canaan và phân chia cho các bộ lạc Do Thái, ND]. Dù là một nhà lãnh đạo vĩ đại… nhưng Moses đã không vượt qua sông để tận mắt nhìn đất hứa.” Continue reading “Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?”

27/02/1972: Mỹ-Trung ra Thông cáo chung Thượng Hải

Nguồn:‘Shanghai Communique’ issued,” History.com (truy cập ngày 26/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, trong hoạt động cuối cùng của chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công bố một bản Thông cáo chung, tổng kết các thỏa thuận (và bất đồng) của họ sau một tuần làm việc. “Thông cáo chung Thượng Hải” đã khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ diễn ra chậm chạp giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nixon đến Trung Quốc vào ngày 21 tháng 2, trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc. Chuyến thăm này cũng vô cùng quan trọng vì nhiều lý do khác. Sau cuộc cách mạng thành công của lãnh đạo cộng sản Mao Trạch Đông năm 1949, Hoa Kỳ đã từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quan hệ giữa hai quốc gia vô cùng lạnh lẽo, và các binh sĩ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đụng độ nhau trong Chiến tranh Triều Tiên 1950–53. Continue reading “27/02/1972: Mỹ-Trung ra Thông cáo chung Thượng Hải”

Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản

12788302_1560222587639193_1737352379_n

Nguồn: Roy Medvedev, “Khrushchev’s Secret Speech and End of Communism,” Project Syndicate, 20/2/2006.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu. Continue reading “Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản”

Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006

phelps

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Edmund S. Phelps, người Mỹ, 73 tuổi, giáo sư Đại học Columbia, vừa đuợc Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel Kinh tế năm 2006.  (Thực ra, kinh tế học không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để cho giải thưởng, mà do Ngân Hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel.)

“Ned” Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”.  Tuy nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970 Phelps đã nằm trong danh sách ngắn mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel.  Có điều là, sau khi Lucas mà công trình là dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995, rồi năm 2004 tới lượt Kydland và Prescott – cũng là những người chịu ảnh hưởng Phelps, nhưng ít hơn –, thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”. Continue reading “Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006”

Phong trào Không Liên kết (Non-Aligned Movement)

NAM

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Phong trào không liên kết (Non-Aligned Movement – NAM) là một tập hợp bao gồm các quốc gia tự xem là không liên kết với hay chống lại khối xã hội chủ nghĩa lẫn khối tư bản chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh. Những nhà lãnh đạo được coi là đồng sáng lập Phong trào không liên kết bao gồm Thủ tướng Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdul Nasser, Thống chế Josip Broz Tito của Nam Tư, Tổng thống Sukarno của Indonesia, và Tổng thống Kwame Nkrumah của Ghana. Continue reading “Phong trào Không Liên kết (Non-Aligned Movement)”

26/02/1993: Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom

wtc93

Nguồn:World Trade Center bombed,” History.com (truy cập ngày 25/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Lúc 12 giờ 18 chiều ngày này năm 1993, một quả bom khủng bố đã phát nổ trong một ga ra của tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, để lại một hố rộng 18 mét và đánh sập nhiều tầng nhà bê tông cốt thép trong vùng lân cận vụ nổ.

Mặc dù vụ đánh bom khủng bố đã không gây thiệt hải đáng kể cho cấu trúc chính của tòa nhà chọc trời này, sáu người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Riêng Trung tâm Thương mại Thế giới phải chịu thiệt hại về tài sản trị giá hơn 500 triệu USD. Sau vụ tấn công, chính quyền đã cho sơ tán 50.000 người từ hai tòa nhà, trong đó có hàng trăm người bị ngạt khói. Việc sơ tán kéo dài cả buổi chiều ngày hôm đó. Continue reading “26/02/1993: Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom”

Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con

china-child

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Two-Child Consumption Engine,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố hồi tháng 10 năm 2015 rằng Trung Quốc đang chấm dứt chính sách một con đánh dấu sự kết thúc của một đường lối sai lầm kéo dài 37 năm vốn làm tăng tốc độ lão hóa dân số của nước này lên hàng thập niên. Những biện pháp kiểm soát dân số quyết liệt của chính quyền đã làm giảm tỷ suất sinh trung bình trong các hộ gia đình thành thị, từ ba con (trên một phụ nữ) năm 1970 xuống còn một con vào năm 1982, gây ra những hệ quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Câu hỏi hiện nay là liệu chính sách hai con mới của Trung Quốc có thể giảm thiểu những hệ quả này hay không, và nếu có thì đến mức độ nào. Continue reading “Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con”

Một trật tự thế giới mới về dầu lửa

dau

Nguồn: Jean-Michel Bezat, “Le nouvel ordre pétrolier mondial“, Le Monde, 31/01/2016.

Biên dịch: Hương Trà

Trong chưa đầy 2 năm, một trật tự thế giới mới về dầu lửa đã được thiết lập, áp đặt luật chơi thuần túy về cung-cầu thay cho hệ thống lâu nay vốn bị Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chi phối. Tuy nhiên, chỉ có một điều dường như chắc chắn: nhiều cú sốc mới về dầu hỏa vẫn đang ở phía trước.

Các nước sản xuất dầu lửa lớn như Ả-rập Xê-út và Nga đang lao vào cuộc chiến dữ dội để giành thị phần bằng việc giảm giá dầu. Nước Mỹ, sau 40 năm vắng bóng, đã trở lại là một nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng. Các tiểu vương quốc xuất khẩu dầu lửa ở Vùng Vịnh vẫn sống “ổn” nhờ kho dự trữ ngoại tệ dồi dào, trong khi các nước xuất khẩu dầu lửa đông dân (Nigeria, Algeria, Venezuela, Iran, Iraq…) đang phải vật lộn và thắt chặt ngân sách. Tuy nhiên, thế giới dầu lửa mới này đang có 6 câu hỏi cốt yếu. Continue reading “Một trật tự thế giới mới về dầu lửa”

Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ

Baron_ungern

Nguồn: Nick Danforth, “ISIS, but Buddhist“, The Atlantic, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu chuyện bị lãng quên về một Nam tước khát máu người Nga sẽ chỉ ra những điểm mới và cũ về Nhà nước Hồi giáo (IS).

Khi cuộc tranh cãi về mối quan hệ thực sự giữa IS và truyền thống Hồi giáo kéo dài, các nhà sử học nghiên cứu về Mông Cổ của thế kỷ 20 hẳn sẽ phải thắc mắc tại sao không ai đề cập đến Nam tước Roman Fedorovich von Ungern-Sternberg.

Vào đầu thập niên 1920, Ungern-Sternberg lập ra một nhà nước tự xưng lấy cảm hứng từ tôn giáo đóng tại Ulan Bator (Mông Cổ), khủng bố dân chúng của mình bằng những cuộc tàn sát tàn bạo công khai nhằm hiện thực hóa giấc mơ cứu thế của ông về việc khôi phục một đế quốc xa xưa. Câu chuyện về ông là một sự gợi mở cho bất kỳ ai đang cố gắng tìm hiểu những điểm đặc trưng và không đặc trưng của Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ”

25/02/1948: Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc

Gottwald and Stalin

Nguồn:Communists take power in Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 23/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1948, dưới áp lực của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Tổng thống Edvard Beneš đã cho phép một chính phủ do phe cộng sản thống trị được thành lập. Mặc dù Liên Xô đã không can thiệp quân sự (như vào năm 1968), giới quan sát phương Tây cho rằng cuộc đảo chính không đổ máu của phe cộng sản này trên thực tế là một ví dụ của sự bành trướng của Liên Xô sang Đông Âu.

Cảnh quan chính trị ở Tiệp Khắc sau Thế chiến II, nói một cách nhẹ nhàng nhất, là rất phức tạp. Eduard Beneš là người đứng đầu chính phủ lưu vong của Séc đặt trụ sở tại London trong chiến tranh, và trở về quê hương vào năm 1945 để kiểm soát một chính phủ quốc gia mới sau khi Liên Xô rút lui vào tháng 7 năm đó. Cuộc bầu cử quốc gia năm 1946 đem lại số lượng đại diện đáng kể cho phe cánh tả và cộng sản trong quốc hội mới. Beneš thành lập một liên minh với các đảng trong chính quyền của ông. Continue reading “25/02/1948: Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc”