04/02/1999: Amadou Diallo bị cảnh sát Mỹ bắn chết

Nguồn: Amadou Diallo killed by police, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, ngay sau nửa đêm, các sĩ quan mặc thường phục thuộc Đơn vị chống Tội phạm Đường phố (SCU) của Sở Cảnh sát New York (NYPD) đã bắn 41 phát súng vào Amadou Diallo, một người nhập cư từ Guinea, không có vũ trang, khiến anh gục chết trên bậc thềm của tòa nhà chung cư. Vụ sát hại Diallo đã làm công chúng phẫn nộ, sau cùng dẫn đến việc giải tán SCU, nhưng bốn sĩ quan nổ súng đã không bị kết tội giết người. Continue reading “04/02/1999: Amadou Diallo bị cảnh sát Mỹ bắn chết”

17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha

Nguồn: H-bomb lost in Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, một máy bay ném bom B-52 đã va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, làm rơi ba quả bom hydrogen 70 kiloton xuống khu vực gần thị trấn Palomares và một quả khác rơi xuống biển. Đây không phải là vụ tai nạn đầu tiên hay cuối cùng liên quan đến bom hạt nhân của Mỹ. Continue reading “17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha”

10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức

Nguồn: President Harding orders U.S. troops home from Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, bốn năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Warren G. Harding đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đang đóng tại Đức phải trở về nhà.

Năm 1917, sau nhiều năm bế tắc đẫm máu dọc theo Mặt trận phía Tây, việc các lực lượng mới, được trang bị đầy đủ của Mỹ tham gia vào Thế chiến I – một quyết định được Tổng thống Woodrow Wilson công bố vào tháng 4 và phần lớn nguyên nhân là do những đợt tấn công trắng trợn của Đức vào các tàu Mỹ – đã được chứng minh là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột. Lực lượng hải quân Mỹ đến Anh vào ngày 9/4, chỉ ba ngày sau khi chính thức tuyên chiến. Ngày 13/6, Lực lượng Viễn chinh Mỹ, do Tướng John J. Pershing nổi tiếng chỉ huy, đổ bộ lên bờ biển nước Pháp. Continue reading “10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức”

03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ

Nguồn: Panamanian dictator Manuel Noriega surrenders to U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, sau 10 ngày ẩn náu tại Tòa sứ thần Vatican ở Thành phố Panama, Tướng Manuel Antonio Noriega đã đầu hàng quân đội Mỹ và phải đối mặt với cáo buộc buôn bán ma túy. Ngày hôm sau, Noriega bay đến Miami và người dân Thành phố Panama đã đổ ra đường để ăn mừng. Ngày 10/07/1992, nhà độc tài bị kết tội buôn bán ma túy, rửa tiền, lừa đảo, và bị kết án 40 năm tù.

Noriega, sinh ra ở Panama năm 1938, là một người lính trung thành với Tướng Omar Torrijos, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1968. Dưới thời Torrijos, Noriega đứng đầu cơ quan tình báo khét tiếng G-2 chuyên quấy rối và khủng bố những người chỉ trích chế độ Torrijos. Noriega cũng hợp tác với C.I.A., đồng thời buôn lậu ma túy làm giàu. Continue reading “03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ”

18/12/2019: Tổng thống Donald Trump bị luận tội

Nguồn: President Donald Trump impeached, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, sau nhiều tuần thảo luận của các nhà lập pháp, Hạ viện Mỹ đã quyết định bỏ phiếu để luận tội Tổng thống thứ 45, Donald Trump, vì lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Tỷ lệ phiếu cũng phản ánh rõ sự phân chia đảng phái: 230 phiếu thuận, 197 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Trump trở thành tổng thống thứ ba từng bị luận tội, sau Andrew Johnson và Bill Clinton, khi xuất hiện quan ngại rằng ông có lẽ sẽ sử dụng can thiệp nước ngoài trong cuộc bầu cử năm 2020. Continue reading “18/12/2019: Tổng thống Donald Trump bị luận tội”

17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng

Nguồn: Commander at Pearl Harbor relieved of his duties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Chuẩn Đô đốc Husband E. Kimmel đã bị miễn nhiệm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, như một phần trong cuộc cải tổ nhân sự hải quân sau thảm họa Trân Châu Cảng.

Đô đốc Kimmel đã có một sự nghiệp thành công trong quân đội, bắt đầu từ năm 1915 với tư cách là phụ tá của Trợ lý Bộ trưởng Hải quân, Franklin Delano Roosevelt (FDR). Ông có thành tích xuất sắc trên các thiết giáp hạm trong Thế chiến I, trở thành chỉ huy nhiều tàu trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến. Khi Thế chiến II nổ ra, Kimmel đã được thăng đến hàm Chuẩn Đô đốc và đang chỉ huy lực lượng tàu tuần dương tại Trân Châu Cảng. Tháng 1/1941, ông được thăng chức chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế James Richardson, người mà FDR đã sa thải sau khi Richardson phản đối việc đặt căn cứ hạm đội tại Trân Châu Cảng. Continue reading “17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng”

11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây”

Nguồn: Soviets declare nudity a sign of “western decadence”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Thư ký Hội nhà văn Moscow đã tuyên bố rằng những hình ảnh khỏa thân được thể hiện trong vở kịch nổi tiếng Oh! Calcutta! là dấu hiệu của sự suy đồi trong văn hóa phương Tây. Ông nói thêm, điều đáng lo ngại hơn là lối tư duy “tư sản” này đang tiêm nhiễm vào giới trẻ Nga.

Sergei Mikhailkov, nhà văn Nga nổi tiếng chuyên viết sách thiếu nhi, đã chỉ trích mạnh mẽ vở kịch của Sân khấu Broadway (trong đó các diễn viên trình diễn trong tình trạng khỏa thân) và các nội dung khiêu dâm nói chung. Ông nói rằng những vở kịch như vậy “đơn giản là một buổi diễn thoát y – là một trong những khẩu hiệu của nghệ thuật tư sản hiện đại.” Continue reading “11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây””

06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: FDR to Japanese emperor: “Prevent further death and destruction”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt – dựa trên thông tin tình báo rằng hạm đội Nhật Bản đang hướng tới Thái Lan, chứ không phải Mỹ – đã gửi điện tín cho Hoàng đế Hirohito: “vì lợi ích của nhân loại,” Hoàng đế hãy can thiệp “để ngăn chặn cái chết và sự hủy diệt thế giới.”

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã phát hiện các tàu hộ tống, tàu tuần dương và tàu khu trục của Nhật Bản đang tuần tra gần bờ biển Malaya, phía nam Mũi Cà Mau. Ngay trước khi bị quân Nhật bắn hạ, một phi công người Australia đã gửi điện báo rằng dường như các tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Thái Lan. Continue reading “06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản”

22/11/1783: John Hanson qua đời

Nguồn: John Hanson, so-called first president, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, John Hanson, chủ tịch đầu tiên của Quốc hội Lục địa theo Các Điều khoản Hợp bang, đã qua đời tại quê nhà Maryland. Hanson đôi khi được gọi là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, nhưng đây là một cách gọi sai, vì chức vụ tổng thống không tồn tại như một vị trí hành pháp tách biệt với Quốc hội cho đến khi Hiến pháp Liên bang được phê chuẩn vào năm 1789.

Hanson là con trai của hai nông dân ở Hạt Charles, Maryland. Gia đình ông đã sống ở Maryland suốt ba thế hệ, kể từ khi ông nội của ông – người mà ông được đặt tên theo – di cư từ Anh sang. Ở tuổi 25, John kết hôn với Jane Contee 16 tuổi ở Maryland. Cả hai đã có một cuộc hôn nhân lâu dài và có với nhau 9 người con, 5 người sống sót đến tuổi trưởng thành, nhưng cậu con trai Peter đã thiệt mạng khi làm lính Lục địa tại Pháo đài Washington, New York, vào tháng 11/1776. Continue reading “22/11/1783: John Hanson qua đời”

20/11/1820: Tàu Mỹ bị cá nhà táng đâm chìm

Nguồn: American vessel sunk by sperm whale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, Essex, một tàu săn cá voi Mỹ ở Nantucket, Massachusetts, đã bị một con cá nhà táng nặng 80 tấn tấn công ở vị trí cách bờ biển phía tây Nam Mỹ 2.000 dặm.

Con tàu nặng 238 tấn Essex khi đó đang trong chuyến săn cá nhà táng để lấy dầu và xương, thì một con cá nhà táng tức giận đã bất ngờ húc vào con tàu hai lần và làm nó lật úp. 20 thành viên thủy thủ đoàn đã lên 3 chiếc thuyền trốn thoát, nhưng chỉ 5 người trong số họ sống sót sau cuộc hành trình kéo dài 83 ngày đầy cam go tới vùng biển ven biển Nam Mỹ, nơi họ được các tàu khác cứu. Continue reading “20/11/1820: Tàu Mỹ bị cá nhà táng đâm chìm”

13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal

Nguồn: Patriots take Montreal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 13/11/1775, Chuẩn tướng Quân đội Lục địa Richard Montgomery đã chiếm Montreal, Canada mà không bị phản kháng.

Chiến thắng của Montgomery một phần nhờ vào thất bại của Ethan Allen trước Tướng Anh kiêm Thống đốc Hoàng gia Canada Guy Carleton tại Montreal vào ngày 24/09/1775. Chiến dịch tấn công sai lầm và thiếu thốn nhân sự của Allen vào Montreal đã khiến ông bị người Anh bắt giữ và giam cầm tại Lâu đài Pendennis ở Cornwall, Anh. Continue reading “13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal”

10/11/1775: Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập

Nguồn: Birth of the U.S. Marine Corps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong Cách mạng Mỹ, Quốc hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết nêu rõ rằng “hai Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến sẽ được thành lập” để phục vụ như lực lượng đổ bộ cho Hải quân Lục địa vừa được thành lập gần đây. Nghị quyết, được soạn thảo bởi tổng thống tương lai của nước Mỹ – John Adams, và được thông qua ở Philadelphia, đã chính thức thành lập Thủy quân Lục chiến Lục địa và hiện được coi là ngày khai sinh Thủy quân Lục chiến Mỹ. Continue reading “10/11/1775: Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập”

01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên

Nguồn: United States tests first hydrogen bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, người Mỹ đã cho nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới, bom hydro, tại Đảo san hô vòng Enewetak ở Thái Bình Dương. Vụ thử nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô cho nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào tháng 09/1949, Mỹ đã đẩy nhanh chương trình vũ khí nguyên tử sang giai đoạn tiếp theo: phát triển một quả bom nhiệt hạch. Continue reading “01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên”

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi

Nguồn: Million Man March, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một đám đông khổng lồ bao gồm chủ yếu là đàn ông người Mỹ gốc Phi đã biểu tình ở Công viên National Mall, trong sự kiện được gọi là Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi (Million Man March). Mong muốn được thấy Quốc hội Mỹ hành động vì lợi ích của người Mỹ gốc Phi và chống lại những định kiến tiêu cực về đàn ông gốc Phi, một lượng người biểu tình khổng lồ đã tập hợp và lắng nghe phát biểu của hàng loạt các nhà lãnh đạo trong phong trào dân quyền suốt hơn 12 giờ. Continue reading “16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi”

08/10/2001: Thành lập Văn phòng An ninh Nội địa Mỹ

Nguồn: The Office of Homeland Security is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Văn phòng An ninh Nội địa Mỹ (Office of Homeland Security, OHS) đã được thành lập, chưa đầy một tháng sau vụ khủng bố ngày 11/09.

Hiện là một bộ trực thuộc nội các, Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security, DHS) đang là một trong những cơ quan lớn nhất của chính phủ liên bang Mỹ, chịu trách nhiệm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, bảo vệ an ninh biên giới, phụ trách vấn đề nhập cư và hải quan, cứu trợ và phòng chống thiên tai, cùng nhiều các nhiệm vụ liên quan khác. Continue reading “08/10/2001: Thành lập Văn phòng An ninh Nội địa Mỹ”

29/09/1953: New York Times nói người Liên Xô thèm “giấc mơ Mỹ”

Nguồn: New York Times article claims Russians want the “American dream”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, một bài báo trên New York Times tuyên bố rằng các công dân Liên Xô cũng muốn có “giấc mơ Mỹ”: sở hữu đất đai và một ngôi nhà của riêng họ. Đây là một trong số nhiều bài báo xuất hiện trong những năm 1950 và 1960, khi các phương tiện truyền thông Mỹ cố gắng truyền tải thông điệp rằng người dân Liên Xô cũng không khác nhiều so với người dân Mỹ. Continue reading “29/09/1953: New York Times nói người Liên Xô thèm “giấc mơ Mỹ””

24/09/1789: Tối Cao Pháp viện Mỹ đầu tiên được thành lập

Nguồn: The first Supreme Court is established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp năm 1789 được Quốc Hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington ký ban hành, qua đó thành lập Tối Cao Pháp viện đầu tiên, gồm sáu thẩm phán sẽ phục vụ tại tòa cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Ngày hôm đó, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, cùng John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Đến ngày 26/09, tất cả sáu vị thẩm phán đã được Thượng viện chấp thuận. Continue reading “24/09/1789: Tối Cao Pháp viện Mỹ đầu tiên được thành lập”

04/08/1942: Ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico

Nguồn: U.S. and Mexico sign the Mexican Farm Labor Agreement, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Mỹ và Mexico ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico (Mexican Farm Labor Agreement), tạo ra cái được gọi là “Chương trình Bracero” (Bracero Program). Chương trình này kéo dài cho đến năm 1964 và là chương trình lao động thuê ngoài lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong suốt thời gian tồn tại, Chương trình Bracero đã mang lại lợi ích cho cả nông dân và người lao động nhưng cũng làm phát sinh nhiều tranh chấp lao động, lạm dụng công nhân và các vấn đề khác vốn đã là đặc trưng từ lâu trong lịch sử của lao động nông nghiệp ở Tây Nam nước Mỹ. Continue reading “04/08/1942: Ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico”

17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, như một phần trong sứ mệnh phát triển khả năng cứu hộ không gian, tàu vũ trụ Apollo 18 của Mỹ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã ghép nối với nhau ngay trong không gian vũ trụ. Khi cửa sập giữa hai tàu được mở ra, chỉ huy Thomas P. Stafford và Aleksei Leonov đã bắt tay, và trao nhau những món quà nhân kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa hai kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh trên không gian. Còn tại Trái Đất, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường đã thực hiện thành công Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz, đồng thời ca ngợi tinh thần hợp tác và hòa bình chưa từng có của họ trong việc lập kế hoạch và thực hiện sứ mệnh. Continue reading “17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian”