01/09/1923: Động đất Lớn Kanto giết chết hơn 140.000 người ở Nhật

Nguồn: Japan’s Great Kanto Earthquake kills over 140,000, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, giờ ăn trưa thường lệ tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản và “Thành phố Tơ lụa” Yokohama lân cận đã bị gián đoạn khi một trận động đất mạnh 7,9 độ richter xảy ra ngay trước buổi trưa. Cơn địa chấn đã khiến hơn một nửa số tòa nhà bằng gạch của Tokyo, hầu hết các tòa nhà và hàng trăm nghìn nhà dân ở Yokohama sụp đổ, giết chết hàng chục nghìn người. Continue reading “01/09/1923: Động đất Lớn Kanto giết chết hơn 140.000 người ở Nhật”

07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm

Nguồn: Japanese battleship Yamato is sunk by Allied forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, thiết giáp hạm Yamato của Nhật Bản, một trong những thiết giáp hạm lớn nhất thời bấy giờ, đã bị đánh chìm trong chiến dịch phản công lớn đầu tiên của người Nhật trong trận chiến giành Okinawa. Continue reading “07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm”

30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo

Nguồn: Japanese prime minister Hideki Tojo is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong Thế chiến II, đã chào đời ở Tokyo.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường đào tạo Sĩ quan Tham mưu Quân đội, Tojo được cử đến Berlin với tư cách là tùy viên quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến I. Vốn đã nổi tiếng về sự nghiêm khắc và tính kỷ luật, Tojo sớm được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đội Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi trở về quê hương một lần nữa, Tojo đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng lãnh đạo việc quân đội ngày càng kiểm soát chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Continue reading “30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo”

11/03/2011: Thảm họa hạt nhân Fukushima

Nguồn: Fukushima nuclear disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản đã gây ra tổn thất nghiêm trọng, và trận sóng thần tiếp theo sau đó đã hủy diệt vùng Tōhoku ở đông bắc Honshu. Bên cạnh sự tàn phá khủng khiếp về tài sản và nhân mạng, thảm họa thiên nhiên này còn dẫn đến thảm họa hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi. Thảm họa Fukushima được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ hai trong lịch sử, buộc hơn 100.000 người phải di dời. Continue reading “11/03/2011: Thảm họa hạt nhân Fukushima”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc

Nguồn: Several Japanese soldiers surrender after learning Pacific War has ended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, một người lính Mỹ đã chấp nhận đề nghị đầu hàng từ khoảng 20 lính Nhật – những người vừa mới biết rằng chiến tranh đã kết thúc, sau khi đọc tin trên báo. Continue reading “01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc”

11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên

Nguồn: Japan launches its first satellite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, từ Trung tâm Vũ trụ Kagoshima trên bờ biển phía đông của Bán đảo Ohsumi, Ohsumi, vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái đất. Thành tựu này đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc vũ trụ thứ tư trên thế giới, sau Liên Xô năm 1957, Hoa Kỳ năm 1958 và Pháp năm 1965. Continue reading “11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên”

12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm

Nguồn: USS Panay sunk by Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.

Con tàu Mỹ, vốn trung lập trong xung đột Trung – Nhật, đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử. Sau khi Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử. Continue reading “12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm”

Thế giới hôm nay: 30/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nước Anh có khả năng sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12. Sau nhiều tuần tranh cãi, Công đảng đối lập đã quyết định ủng hộ lời kêu gọi một cuộc bầu cử sớm của Thủ tướng Boris Johnson, trong nỗ lực phá thế bế tắc của Brexit. Ngày bầu cử chính xác sẽ được quyết định bằng phiếu bầu tại Quốc hội vào thứ Ba tuần tới, với việc ông Johnson ủng hộ ngày 12/12 và các đảng đối lập khác ủng hộ ngày 9/12.

Trung tá Alexander Vindman điều trần trước ủy ban luận tội Tổng thống Donald Trump của Hạ viện. Trung tá Vindman, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, đã chỉ trích một cuộc gọi mà ông từng nghe thấy giữa ông Trump và tổng thống Ukraine: “Tôi không nghĩ việc yêu cầu một chính phủ nước ngoài điều tra một công dân Hoa Kỳ là đúng đắn”, công dân này tức là Joe Biden, ứng viên tổng thống của Đảng Dân Chủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/10/2019”

24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese gather preliminary data on Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lãnh sự Nhật Bản ở Hawaii đã được chỉ thị chia Trân Châu Cảng thành năm khu vực, tính toán số lượng tàu chiến trong mỗi khu và báo về đế quốc.

Quan hệ Mỹ – Nhật đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật chiếm đóng Đông Dương và tạo nên mối đe dọa ngầm đối với Philippines, một nước dưới quyền bảo hộ của Mỹ. Sự trả đũa của Mỹ bao gồm việc tịch thu toàn bộ tài sản của Nhật tại Mỹ và cấm tàu Nhật đi qua Kênh đào Panama. Tháng 09/1941, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra tuyên bố, do Thủ tướng Anh Winston Churchill soạn thảo, đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh Mỹ – Nhật nếu người Nhật dám xâm chiếm bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Đông Nam Á hoặc Nam Thái Bình Dương. Continue reading “24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng”

Thế giới hôm nay: 31/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm qua , cảnh sát ở Hồng Kông đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia, bao gồm Joshua Wong, một thanh niên 22 tuổi nổi tiếng từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014. Làn sóng phản đối hiện nay, được kích hoạt bởi một dự luật nhằm cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã diễn ra 12 tuần qua dù không có ai lãnh đạo – do đó đã không cho nhà chức trách cơ hội bắt giữ những người tổ chức biểu tình.

Bão Dorian được dự báo sẽ đổ bộ vào Florida vào thứ Hai với sức gió lên tới 130 dặm một giờ. Điều đó sẽ biến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng tấn công bờ biển phía đông bang này kể từ năm 1992. Florida, nơi vẫn còn đang khắc phục thiệt hại do cơn bão Michael gây ra năm ngoái, đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm theo kế hoạch tới Ba Lan nhằm ở lại theo dõi tình hình cơn bão. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2019”

Thế giới hôm nay: 20/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết quốc gia này có thể đang đi vào suy thoái. Nền kinh tế đã suy giảm 0,1% trong quý II và Bundesbank cho biết họ không thấy có dấu hiệu phục hồi kể từ đó. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu ô tô.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Đến tháng 8, chỉ số Reuters Tankan về niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 4 năm 2013. Dữ liệu mới làm gia tăng lo ngại rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái khi thương mại toàn cầu chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2019”

07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal

Nguồn: U.S. forces invade Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Số 1 của Hoa Kỳ bắt đầu Chiến dịch Watchtower, cuộc tấn công đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế chiến II, với việc đổ bộ lên Guadalcanal, một đảo thuộc Quần đảo Solomon.

Vào ngày 06/07/1942, quân Nhật đã đổ bộ lên đảo Guadalcanal và bắt đầu xây dựng một sân bay ở đó. Chiến dịch Watchtower là mật danh cho kế hoạch của Hoa Kỳ để chiếm Guadalcanal và các đảo xung quanh. Trong cuộc tấn công, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon. Mặc dù Nhật hoàn toàn bị bất ngờ bởi cuộc xâm nhập (thời tiết xấu đã khiến các máy bay do thám của họ phải hạ cánh), cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ lên các đảo Florida, Tulagi, Gavutu và Tananbogo đã gặp phải nhiều sự kháng cự ban đầu từ lực lượng phòng thủ của Nhật. Continue reading “07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal”

07/06/1942: Trận Midway kết thúc

Nguồn: Battle of Midway endsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway – một trong những chiến thắng mang tính quyết định nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhật Bản – đã kết thúc. Trong bốn ngày giao tranh trên không và trên biển, Hạm đội Thái Bình Dương bị áp đảo về quân số của Hoa Kỳ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản trong khi chỉ mất một tàu Yorktown, từ đó đảo ngược thế trận trước lực lượng hải quân Nhật Bản vốn trước đó được coi là “bất khả chiến bại”. Continue reading “07/06/1942: Trận Midway kết thúc”

08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời

Nguồn: Harry S. Truman is born, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1884, Harry S. Truman được sinh ra ở Lamar, Missouri. Là con trai của một nông dân, Truman không đủ khả năng tài chính để đi học đại học. Ông gia nhập quân đội khi ở độ tuổi 33 vào năm 1916 để chiến đấu trong Thế chiến I. Sau chiến tranh, ông đã mở một cửa hàng đồ xén ở thành phố Kansas. Khi công việc kinh doanh bị phá sản vào năm 1922, ông đã tham gia chính trường tại Missouri. Truman tiếp tục thăng tiến để phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 1934 cho đến khi ông được chọn làm Phó Tổng  thống thứ tư của Franklin D. Roosevelt (FDR) vào năm 1945. Chính trong các nhiệm kỳ Thượng viện sĩ của mình, ông đã gây dựng danh tiếng về sự trung thực và liêm chính. Continue reading “08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời”

03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực

Nguồn: New Japanese constitution goes into effect, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, bản hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Bản hiến pháp tiến bộ đã trao quyền bầu cử phổ quát, tước bỏ mọi quyền lực của Hoàng đế Hirohito, trừ những quyền lực mang tính tượng trưng, ​​đưa ra một danh sách các quyền con người cơ bản, xóa bỏ giới quý tộc và quyền gây chiến của Nhật Bản. Bản hiến pháp này phần lớn là tác phẩm của vị Tư lệnh Tối cao của lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur và các nhân viên đóng tại Nhật của ông, những người đã chuẩn bị dự thảo vào tháng 02 năm 1946 sau khi một bản thảo của Nhật Bản bị coi là không thể chấp nhận được. Continue reading “03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực”

18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ

Nguồn: War Relocation Authority is established in United StatesHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Cơ quan Tái định cư Thời chiến được thành lập để “Bắt giam tất cả những người gốc Nhật, bao vây họ bằng quân đội, ngăn họ mua đất đai, và đưa họ trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc.”

Sự tức giận và sợ hãi của người Mỹ gốc Nhật bắt đầu ở Hawaii ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng; mọi người gốc Nhật, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều bị nghi ngờ là gián điệp. Sự nghi ngờ này nhanh chóng bùng phát ở đại lục Hoa Kỳ; khi vào ngày 19/02/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh rằng các công dân Đức, Ý và Nhật Bản – cũng như người Mỹ gốc Nhật – bị cấm không được tới một số khu vực nhất định được coi là nhạy cảm về mặt quân sự. Continue reading “18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ”

09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật

Nguồn: China’s last emperor is Japanese puppet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng trị vì Trung Quốc trong giai đoạn 1908 – 1912, trở thành Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc của Nhật Bản, bao gồm tỉnh Nhiệt Hà và khu vực Mãn Châu.

Lên ngôi Tuyên Thống Đế khi mới ba tuổi, nhà vua nhanh chóng buộc phải thoái vị bốn năm sau đó trong cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Ông lấy tên Henry và tiếp tục sống ở Tử Cấm Thành cho đến năm 1924, khi phải nhận án lưu đày. Phổ Nghi chuyển đến Thiên Tân do Nhật chiếm đóng và sống cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo bù nhìn của Mãn Châu Quốc vào năm 1932. Continue reading “09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật”

08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật

Nguồn: Americans secure Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Nhật đã sơ tán khỏi Guadalcanal, để hòn đảo này rơi vào tay quân Đồng minh sau một chiến dịch kéo dài. Chiến thắng của Mỹ đã mở đường cho các chiến thắng khác của quân Đồng minh tại Quần đảo Solomon.

Guadalcanal là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Solomon, một nhóm gồm 992 hòn đảo và đảo san hô vòng, trong đó 349 đảo có người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương. Đảo quốc Solomon, nằm ở phía đông bắc Australia và có 87 ngôn ngữ bản địa, được phát hiện vào năm 1568 bởi nhà hàng hải Tây Ban Nha Alvaro de Mendana de Neyra (1541-95). Năm 1893, Anh sáp nhập Guadalcanal, cùng với các đảo miền trung và nam khác của Solomon. Đức nắm quyền kiểm soát miền bắc Solomon vào năm 1885, nhưng đã chuyển giao những hòn đảo này, ngoại trừ Bougainville và Buka (những đảo cuối cùng sẽ thuộc về Australia) cho Anh vào năm 1900. Continue reading “08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật”

22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga

Nguồn: Bloody Sunday Massacre in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong tình cảnh bại trận trước Nhật Bản ở Viễn Đông, nước Nga Sa hoàng bị tàn phá khi bất mãn nội bộ cuối cùng cũng bùng phát thành bạo lực ở St. Petersburg trong sự kiện gọi là Thảm sát Chủ nhật Đẫm máu (Bloody Sunday Massacre).

Dưới thời Sa hoàng Nicholas II của nhà Romanov lên ngôi năm 1894, nước Nga đã trở nên tham nhũng và áp bức hơn bao giờ hết. Lo sợ rằng ông sẽ không có người nối dõi – bởi vì con trai duy nhất của ông, Alexis, mắc chứng bệnh máu không đông – Nicholas dần bị thao túng bởi những kẻ kỳ dị như Grigory Rasputin, người được gọi là pháp sư điên. Tham vọng đế quốc của Nga ở Mãn Châu vào đầu thế kỷ đã dẫn đến Chiến tranh Nga-Nhật kể từ tháng 2/1904. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đáng chú ý nhất là Vladimir Lenin, người đã bị lưu đày, đang tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa nổi dậy nhằm lật đổ Sa hoàng. Continue reading “22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga”