28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục

Nguồn: Operation Tidal Wave: U.S. forces attempt risky air raid on Axis oil refineries, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, từ một căn cứ của quân Đồng minh ở Libya, 177 máy bay ném bom B-24 đã cất cánh hướng về thành phố chuyên sản xuất dầu mỏ Ploiești, Romania, nơi có biệt danh là “trạm xăng của Hitler” (Hitler’s gas station). Cuộc đột kích táo bạo này, với mật hiệu Tidal Wave, đã trở thành lý do giúp năm người đàn ông được trao tặng Huân chương Danh dự — ba trong số đó là được truy tặng. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc giáng đòn chí mạng vào phe Trục.

Tidal Wave đã có khởi đầu đầy xui xẻo khi một máy bay ném bom quá tải bị rơi ngay khi vừa cất cánh, trong khi một chiếc máy bay khác lao xuống Biển Adriatic. 167 trong số 177 máy bay ném bom tham gia đợt tấn công đã đến được Ploiești, nơi có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu cung cấp hơn 8,5 triệu tấn dầu mỗi năm cho quân Đức. Continue reading “01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”

29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô

Nguồn: Germans advance in USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, một tuần sau khi phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô, các sư đoàn Đức đã có những bước tiến đáng kinh ngạc vào Leningrad, Moskva và Kiev.

Bất chấp việc ký Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức vào năm 1939, Joseph Stalin biết rằng chiến tranh với Đức Quốc Xã – kẻ thù ý thức hệ tự nhiên của Liên Xô – là không thể tránh khỏi. Năm 1941, ông nhận được báo cáo rằng quân Đức đang tập hợp dọc theo biên giới phía tây của Liên Xô và đã ra lệnh huy động chỉ một phần lực lượng dự bị vì tin rằng lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler sẽ không bao giờ mở một mặt trận nào khác cho đến khi nước Anh bị khuất phục. Bởi thế, Stalin đã rất ngạc nhiên khi kẻ thù xâm lược ngay từ ngày 22/06/1941. Vào ngày này, 150 sư đoàn Đức đã tràn qua biên giới phía tây dài 1.800 dặm của Liên Xô trong một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Continue reading “29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô”

17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã

Nguồn: France to surrender to Nazis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Paris chính thức thất thủ và cuộc chinh phục nước Pháp của người Đức đã kết thúc, Thống chế Henri Pétain lên thay Paul Reynaud làm thủ tướng và thông báo ý định ký hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã. Ngày hôm sau, Tướng Charles de Gaulle – vốn không được nhiều người biết đến, ngay cả ở Pháp – đã có một buổi phát thanh tới dân Pháp từ Anh, kêu gọi đồng bào của ông tiếp tục cuộc chiến chống Đức.

Là một anh hùng quân đội trong Thế chiến I, Pétain được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Pháp vào tháng 05/1940 nhằm thúc đẩy tinh thần đất nước đang trên đà sụp đổ dưới sức mạnh của quân xâm lược Đức Quốc xã. Tuy nhiên, Pétain lại quyết định dàn xếp đình chiến với Đức. Hiệp định đình chiến được Pháp ký vào ngày 22/06, có hiệu lực vào ngày 25/06, và đã khiến hơn một nửa nước Pháp rơi vào tay quân Đức. Continue reading “17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã”

01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai

Nguồn: News of Holocaust death camp killings becomes public for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, “Lữ đoàn Tự do” (Liberty Brigade), một tờ báo ngầm ở Warsaw, đã công khai tin tức về việc hàng chục nghìn người Do Thái bị sát hại tại Chelmno, một trại tử thần do Đức Quốc Xã điều hành ở Ba Lan – gần bảy tháng sau khi các tù nhân bắt đầu bị giết chết.

Một năm trước đó, nước Đức phát xít bắt đầu phát triển phương tiện thực hiện cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution) nhằm tiêu diệt hàng loạt người Do Thái ở châu Âu: 700 người Do Thái đã bị sát hại khi khói độc tràn vào chiếc xe tải được sử dụng để đưa họ đến làng Chelmno, ở Ba Lan. “Chuyến xe Tử thần” (gas van) này sau đó đã trở thành nơi thi hành án tử cho tổng cộng 360.000 người Do Thái từ hơn 200 cộng đồng tại Ba Lan. “Ưu điểm” của cách hành hình này là nó được tiến hành thầm lặng và vô hình. Continue reading “01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai”

23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát

Nguồn: Nazi SS Chief Heinrich Himmler dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Heinrich Himmler – người đứng đầu lực lượng SS, Phó Chỉ huy lực lượng Gestapo, đồng thời là kiến trúc sư đứng sau chương trình tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu của Hitler – đã chết vì tự sát chỉ một ngày sau khi bị người Anh bắt giữ.

Là người đứng đầu nhánh Waffen-Schutzstaffel (Waffen-SS, lực lượng quân sự của Đảng Quốc Xã) và lãnh đạo Gestapo (lực lượng cảnh sát mật), Himmler đã dần củng cố quyền kiểm soát của mình đối với tất cả các lực lượng cảnh sát của Đế chế. Sức mạnh của lực lượng mà Himmler nắm giữ có thể sánh ngang với Quân đội Đức; nó cũng là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ mọi hành động chống lại Hitler và đảng, cũng như trong việc thực hiện “Giải pháp Cuối cùng” của Hitler. Chính Himmler là người đã ra lệnh thành lập các trại tử thần trên khắp Đông Âu và tạo ra một nguồn lao động khổ sai. Continue reading “23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát”

24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ

Nguồn: Winston Churchill knighted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo đã đưa Vương quốc Anh và quân Đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng của Thế chiến II, đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ.

Sinh ra tại Cung điện Blenheim vào năm 1874, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Số 4 của Anh sau cái chết của cha mình vào năm 1895. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ông đã có một sự nghiệp quân sự lừng lẫy, phục vụ ở Ấn Độ, Sudan và Nam Phi, và đã có nhiều màn thể hiện nổi bật trên chiến trường. Năm 1899, ông rời khỏi quân đội để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, đến năm 1900 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ đại diện khu Oldham. Năm 1904, ông gia nhập Đảng Tự do, đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân vào năm 1911. Trong vị trí này, ông đã chuẩn bị Hải quân Anh sẵn sàng cho cuộc chiến mà ông đã lường trước. Continue reading “24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ”

Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chương trình Cho vay-Cho thuê (Lend-Lease Program, sau đây viết là Chương trình Vay-Thuê) nhằm cung cấp vật tư thiết bị quân sự của Mỹ cho các nước Đồng minh trong Thế chiến II là một chủ trương đối ngoại sáng suốt do Chính phủ của Tổng thống F. D. Roosevelt đề xuất và thực hiện, từng góp phần quan trọng giúp phe Dân chủ đánh thắng phe Phát xít, đồng thời nâng cao đáng kể vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong và sau Thế chiến II.

Ý tưởng của Chương trình Vay-Thuê ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn, khi đa số dân Mỹ hồi ấy tán thành quan điểm cho rằng chớ bao giờ để nước mình bị lôi cuốn vào các tranh chấp địa chính trị ở bên ngoài Tây bán cầu. Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập được đông đảo cử tri hậu thuẫn, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua 3 Đạo luật Trung lập (Neutrality Acts) vào các năm 1935, 1936 và 1937, bất chấp một thực tế là trong thời kỳ đó ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu do chủ nghĩa phát xít nhen nhóm đang bốc lên ngày một cao. Continue reading “Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc

Nguồn: Fighting on Iwo Jima ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, sau nhiều tuần giao tranh ác liệt với quân phòng thủ của Nhật, lính Mỹ đã tuyên bố thành công trong việc chiếm giữ đảo núi lửa Iwo Jima ở phía tây Thái Bình Dương.

Người Mỹ bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng thủ Iwo Jima của Nhật Bản kể từ tháng 02/1944, khi các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo suốt 74 ngày liên tiếp. Đây là đợt oanh tạc dài nhất trước khi đổ bộ trong cuộc chiến, tuy nhiên, đây là điều cần thiết nếu xét đến mức độ phòng vệ của Nhật tại hòn đảo – với 21.000 quân – đóng trong các công sự ở trên và dưới mặt đất, gồm cả một mạng lưới các hang động. Các đội người nhái được Mỹ cử đi ngay trước khi tấn công nhằm rà phá các bãi mìn và bất kỳ chướng ngại vật nào khác có thể cản trở đường tiến quân. Thực ra, người Nhật đã nhầm tưởng lực lượng người nhái là một đoàn quân xâm lược và đã giết 170 người trong số họ. Continue reading “16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc”

14/02/1943: Trận Đèo Kasserine

Nguồn: Battle of the Kasserine Pass, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Đức Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu (Afrika Korps) của ông đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào phòng tuyến của Đồng Minh ở Tunisia, Bắc Phi. Đèo Kasserine là địa điểm chứng kiến thất bại lớn đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Tướng Erwin Rommel được cử đến Bắc Phi vào tháng 02/1942 cùng Quân đoàn Phi Châu mới thành lập để giúp Italia – đồng minh phe Trục – không bị mất thêm lãnh thổ trong khu vực vào tay người Anh. Bất chấp kỹ năng quân sự của mình, cho đến thời điểm đó, Rommel đã không thể làm gì hơn ngoài việc xoay sở rút lui để bảo toàn lực lượng của mình, nhưng Trận Đèo Kasserine cuối cùng đã thể hiện khả năng chiến lược thiên tài của “Cáo Sa mạc.” Continue reading “14/02/1943: Trận Đèo Kasserine”

06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình

Nguồn: Mussolini fires his son-in-law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, lo lắng về thái độ phản chiến ngày càng tăng của Bá tước Galeazzo Ciano, con rể của mình, Benito Mussolini đã quyết định loại Ciano khỏi vị trí người đứng đầu bộ ngoại giao Ý và tự mình đảm nhận nhiệm vụ này.

Ciano đã trung thành với chủ nghĩa phát xít kể từ những ngày đầu khi tham gia vào cuộc tuần hành ở Rome vào năm 1922, đánh dấu sự kiện phe Áo đen lên nắm quyền ở Ý. Ông tốt nghiệp Đại học Rome với bằng luật, rồi trở thành một nhà báo. Ngay sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp trong đoàn ngoại giao của Ý, làm tổng lãnh sự tại Trung Quốc. Ông kết hôn với con gái của Mussolini, Edda, vào năm 1930; và kể từ đó Ciano nhanh chóng leo lên nấc thang chính trị: từ Trưởng Văn phòng Báo chí thành thành viên của Đại Hội đồng Phát xít, nhóm cố vấn nội bộ của Mussolini. Continue reading “06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình”

22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad

Nguồn: Soviets encircle Germans at Stalingrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một cuộc phản công của Liên Xô chống lại quân Đức đã thành công khi Hồng Quân bắt giữ khoảng 250.000 lính Đức ở phía nam Kalach, trên bờ Sông Don, nội ô Stalingrad. Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Tướng Đức Friedrich Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố, một trung tâm công nghiệp lớn, và sẽ là một bước ngoặt chiến lược nếu Đức chiếm được nó. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của họ, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền Ewald von Kleist, vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov đứng đầu, mặc dù đã họ đẩy Liên Xô gần như đến sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây được Stalingrad. Continue reading “22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad”

10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz

Nguồn: Eight hundred children are gassed to death at Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 800 đứa trẻ người Gypsy (Di gan), trong đó có hơn một trăm cậu bé trong độ tuổi từ 9 đến 14, đã bị sát hại một cách có hệ thống.

Auschwitz thực ra là một nhóm các trại được đánh số I, II và III. Ngoài ra còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn. Chính tại Auschwitz II, ở Birkenau, thành lập vào tháng 10/1941, lính SS đã tạo ra một khu hành quyết hết sức tinh vi và tàn bạo: 300 trại giam; bốn “phòng tắm” – trong đó các tù nhân sẽ bị giết bằng khí ngạt; nhiều hầm tử thi và lò hỏa táng. Hàng ngàn tù nhân còn bị đem làm vật thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm y tế, được giám sát và thực hiện bởi bác sĩ của trại, Josef Mengele hay “Sứ giả Thần chết.” Continue reading “10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz”

27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình

Nguồn: Franklin Roosevelt appeals to Hitler for peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) đã viết thư cho Thủ tướng Đức Adolf Hitler về mối đe dọa chiến tranh ở châu Âu. Thủ tướng Đức từng đe dọa xâm lược Sudetenland của Tiệp Khắc, và trong bức thư, là bức thứ hai Roosevelt gửi cho Hitler trong vòng vài ngày, Roosevelt nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Trước đó, FDR đã viết thư cho Hitler, kêu gọi đàm phán với Tiệp Khắc về mong muốn của Đức đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Sudetenland, thay vì dùng vũ lực. Hitler trả lời rằng người Đức có quyền trên khu vực này bởi cách thức “đáng xấu hổ” mà Hiệp ước Versailles, vốn chấm dứt Thế chiến I, đã biến Đức trở thành một “nước bị bài xích” trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR urges repeal of Neutrality Act embargo provisions, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (FDR) đã đề nghị Quốc hội sửa đổi Các Đạo luật Trung lập – gồm một loạt luật được ban hành trước đó trong cùng thập niên. Roosevelt hy vọng sẽ gỡ bỏ được lệnh cấm viện trợ quân sự cho các quốc gia ở châu Âu đang đối mặt với sự tấn công dữ dội của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Vào các năm 1936 và 1937, Các Đạo luật Trung lập đã được mở rộng với nội dung hạn chế bán vũ khí và vật tư chiến tranh trong thời kỳ nước Mỹ vẫn theo đuổi chủ nghĩa biệt lập. Tuy nhiên, vào năm 1939, mối đe dọa gia tăng đối với nền dân chủ ở Tây Âu và lực lượng ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc đã thúc đẩy Roosevelt nới lỏng những lệnh cấm này. FDR cảnh báo trước Quốc hội rằng châu Âu đang tiến gần đến một cuộc xung đột toàn cầu lần thứ hai. Continue reading “21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập”