04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh

Nguồn: Germany declares war zone around British Isles, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, hai năm trước khi chính sách hải quân hiếu chiến của Đức đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến chống lại họ, Hoàng đế Đức Wilhelm đã tuyên bố một bước đi quan trọng dẫn tới điều này bằng cách tuyên bố Biển Bắc là một vùng chiến sự, theo đó tất cả các tàu buôn, kể cả những tàu từ các nước trung lập, đều có khả năng bị đánh chìm mà không cần cảnh báo trước.

Đức mở rộng ranh giới của cuộc hải chiến nhằm trả đũa quân Đồng minh và Anh vì đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đức ở Biển Bắc, một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Anh nhằm bóp nghẹt kẻ thù về kinh tế. Theo tính toán chính thức của Anh, tính đến thời điểm kết thúc Thế chiến I, cuộc phong tỏa đã cướp đi khoảng 770.000 sinh mạng của người Đức. Continue reading “04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

Ngoại giao Anh–Việt TK 17: Khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Một trong những vấn đề mà xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đặt ra cho mọi quốc gia là làm thế nào để kết nối với thế giới bên ngoài, học tập, giao lưu, tìm kiếm cơ hội phát triển nhưng vẫn giữ vững chủ quyền, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhìn lại lịch sử nước nhà, không ít lần ông cha ta phải đứng trước những lựa chọn, thách thức từ bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới phương Tây – nơi có những ưu thế nổi bật về kinh tế, kĩ thuật, quân sự. Thái độ tiếp nhận khác nhau sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau trong quá trình giao lưu với thế giới bên ngoài. Bài viết này về chính sách ngoại giao của Đàng Ngoài và Đàng Trong đối với người Anh (cụ thể là công ty Đông Ấn Anh – EIC) dựa trên góc nhìn từ bên ngoài, là một minh chứng cho những thái độ khác nhau của giới cầm quyền Việt Nam trong quá trình tiếp xúc, phản biện lại luồng gió mới từ các công ty Đông Ấn châu Âu đến châu Á trong thế kỷ XVII. Continue reading “Ngoại giao Anh–Việt TK 17: Khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài”

31/12/1600: Công ty Đông Ấn được cấp điều lệ

Nguồn: Charter granted to the East India Company, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1600, Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã cấp một bản điều lệ chính thức cho các thương nhân London giao dịch ở Đông Ấn, với hy vọng phá vỡ sự độc quyền của Hà Lan trong buôn bán gia vị tại khu vực mà ngày nay là Indonesia.

Trong vài thập niên đầu tiên của mình, Công ty Đông Ấn đạt được ít bước tiến ở Đông Ấn hơn so với ở chính Ấn Độ, nơi họ có được các đặc quyền thương mại không ai sánh kịp được ban bởi các hoàng đế Mogul của Ấn Độ. Đến thập niên 1630, công ty này gần như đã hoàn toàn từ bỏ hoạt động ở Đông Ấn để tập trung vào hoạt động thương mại nhiều lợi nhuận với hàng dệt may Ấn Độ và trà Trung Quốc. Continue reading “31/12/1600: Công ty Đông Ấn được cấp điều lệ”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth

Nguồn: Mayflower docks at Plymouth Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1620, tàu Mayflower của Anh đã neo lại tại Plymouth, Massachusetts, và các hành khách đều được chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu tại nơi ở mới của họ, Thuộc địa Plymouth (Plymouth Colony).

Câu chuyện Mayflower nổi tiếng bắt đầu vào năm 1606, khi một nhóm các nhà Thanh giáo (Puritans) với đầu óc cải cách ở Nottinghamshire, Anh, quyết định thành lập nhà thờ riêng của họ, tách biệt khỏi Giáo hội Anh quốc do nhà nước kiểm soát. Bị buộc tội phản quốc, họ phải rời khỏi đất nước và đến định cư ở Hà Lan khoan dung hơn. Sau 12 năm đấu tranh để thích nghi và sinh sống, nhóm này đã nhận được ủng hộ tài chính từ một số thương nhân ở London để thành lập một thuộc địa ở Mỹ. Ngày 06/09/1620, 102 hành khách – được đặt tên là Những người Hành hương (Pilgrims) bởi William Bradford, người sẽ trở thành thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Plymouth – đã chen chúc trên tàu Mayflower để bắt đầu cuộc hành trình dài, đầy khó khăn để đi tìm cuộc sống mới nơi Tân Thế giới. Continue reading “18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth”

Brexit và bóng ma lịch sử

Nguồn: Harold James, “The Ghost of Brexit Past”, Project Syndicate, 04/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liên minh châu Âu đã đạt được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên đối với một thỏa thuận đặt ra các điều khoản cho việc Vương quốc Anh rút khỏi khối. Nhưng vẫn chưa rõ liệu phần lớn các nghị sĩ Anh có phê chuẩn thỏa thuận này hay không nếu xét việc thỏa thuận này dường như trao quyền quyết định các vấn đề của Anh vào tay châu Âu.

Người ta có thể giả định một cách hợp lý rằng thỏa thuận này sẽ bị từ chối bởi những người ủng hộ Brexit cứng rắn vốn coi thỏa thuận này thậm chí còn kém thỏa đáng hơn so với hiện trạng. Và tất nhiên có rất nhiều người phản đối Brexit dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, bất chấp tất cả các sai sót của nó, thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đàm phán với EU có khả năng sẽ xảy ra. Continue reading “Brexit và bóng ma lịch sử”

09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh

Nguồn: Jerusalem surrenders to British troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực chỉ sau một ngày chiến đấu, các quan chức đứng đầu Thánh Địa Jerusalem đã trao chìa khóa thành phố cho quân đội Anh.

Hai ngày sau đó, người Anh, dẫn đầu bởi Tướng Edmund Allenby, vị chỉ huy chuyển đến từ Mặt trận phía Tây hồi tháng 06 để tiếp quản Ai Cập, đã tiến vào Thánh Địa theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của London để không tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Thánh Địa, người dân và truyền thống của nơi này. Allenby đã đi bộ vào Jerusalem – với chủ đích thể hiện sự trái ngược với Hoàng đế Wilhelm (của Đức) khi ông tiến vào thành phố trên lưng ngựa vào năm 1898 – và đã không có lá cờ phe Hiệp Ước nào được giương lên ở thành phố, trong khi quân đội Hồi giáo từ Ấn Độ được phái đi bảo vệ địa danh tôn giáo Vòm đá thiêng (Dome of the Rock). Continue reading “09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh”

Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Bài viết này giải thích một phần nguyên nhân tại sao chính Pháp chứ không phải Anh là người nổ súng xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình chuyển biến quan hệ Anh – Việt trước năm 1858. Những phân tích về vị trí, vai trò kinh tế, chính trị của Việt Nam ở Đông Á dưới góc nhìn của “người bên ngoài” – người Anh sẽ đem đến lời giải cho bước ngoặt của lịch sử này.

Trước đó, mặc dù người Anh đã chuyển quan điểm nhìn nhận Việt Nam từ chỗ như một thị trường trung gian, bổ trợ cho hai thị trường tiềm năng Trung Quốc, Nhật Bản cho đến như một căn cứ có thể khống chế toàn bộ vùng biển Đông, con đường thương mại nối Ấn Độ Dương với Trung Quốc, và bàn đạp cho việc tiếp cận Trung Quốc từ phía Nam. Tuy nhiên, trong so sánh với tiềm năng của Xiêm, Singapore hay Hồng Kông, người Anh đã không lựa chọn Việt Nam, điều này phần nào dẫn đến việc Pháp có thể tiếp cận và tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Continue reading “Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh”

22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức

Nguồn: Margaret Thatcher resigns History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng trong lịch sử Anh Quốc, đã tuyên bố từ chức sau 11 năm cầm quyền.

Margaret Hilda Roberts sinh năm 1925 tại Grantham, nước Anh. Năm 1959, sau khi kết hôn với doanh nhân Denis Thatcher và trở thành mẹ của một cặp sinh đôi, bà được bầu vào Nghị viện Anh với tư cách đại diện Đảng Bảo thủ của Finchley, một quận nằm phía bắc London. Trong những năm 1960, bà đã nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng Bảo thủ, và năm 1967, trở thành thành viên nội các đối lập (shadow cabinet) – đối lập với nội các của Đảng Lao động cầm quyền, được dẫn dắt bởi Harold Wilson. Với chiến thắng của Đảng Bảo thủ dưới thời Edward Health vào năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Continue reading “22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Continue reading “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”

21/10/1805: Trận Trafalgar

Nguồn: Battle of Trafalgar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1805, trong trận Trafalgar diễn ra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử, hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Horatio Nelson đã đánh bại hạm đội liên quân Pháp -Tây Ban Nha.

Trên biển, Nelson và Hải quân Hoàng gia Anh luôn cản trở Napoléon Bonaparte, người đã đưa Pháp đến đỉnh cao quyền lực tại lục địa châu Âu. Chiến thắng cuối cùng và vĩ đại nhất của Nelson chống lại người Pháp là Trận Trafalgar, bắt đầu ngay sau khi Nelson bắt gặp một lực lượng Pháp-Tây Ban Nha gồm 33 tàu. Trước khi đối đầu vào ngày 21/10, Nelson đã chia 27 tàu của mình thành hai sư đoàn và đưa ra thông điệp nổi tiếng từ Chiến hạm Victory: “Nước Anh hy vọng các anh sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình.” Continue reading “21/10/1805: Trận Trafalgar”

30/09/1399: Henry IV lên ngôi

Nguồn: Henry IV proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1399, Henry Bolingbroke được tuyên bố là Vua Henry IV của nước Anh sau khi vua Richard II thoái vị.

Henry là con trai cả của John of Gaunt, Công tước xứ Lancaster. Trong khi cha mình đến Tây Ban Nha, Henry đã cùng các lãnh chúa khác chống lại sự cai trị của Vua Richard II. Richard sau đó lấy lại thế thượng phong, và năm 1398, đã ra lệnh trục xuất Henry khỏi vương quốc. Continue reading “30/09/1399: Henry IV lên ngôi”

26/09/1580: Người Anh đầu tiên đi vòng quanh thế giới

Nguồn: Drake circumnavigates the globe, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1580, thủy thủ người Anh Francis Drake trở về Plymouth, Anh, trên chiếc tàu Golden Hind, trở thành nhà hàng hải đầu tiên của Anh đi thuyền vòng quanh trái đất.

Vào ngày 13 tháng 12 năm 1577, Drake khởi hành từ Anh với năm tàu ​​trong một nhiệm vụ  tấn công các vùng đất của Tây Ban Nha nằm trên bờ biển Thái Bình Dương của Tân Thế Giới. Sau khi vượt Đại Tây Dương, Drake đã bỏ hai tàu của mình ở Nam Mỹ và sau đó đi vào Eo biển Magellan với ba chiếc còn lại. Continue reading “26/09/1580: Người Anh đầu tiên đi vòng quanh thế giới”

25/09/2005: IRA chính thức giải giáp

Nguồn: IRA officially disarms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, hai tháng sau khi tuyên bố ý định giải giáp, Quân đội Cộng hòa Ireland (the Irish Republican Army, IRA) đã từ bỏ vũ khí của mình trước các giám sát viên độc lập. Việc giải giáp các kho vũ khí lớn của nhóm này đã diễn ra tại các địa điểm bí mật ở Cộng hòa Ireland. Một tín đồ Tin Lành và một linh mục Công giáo, cũng như các quan chức từ Phần Lan và Hoa Kỳ đã trở thành nhân chứng cho sự kiện lịch sử. Vũ khí tự động, đạn dược, tên lửa và chất nổ là những vũ khí đã được tìm thấy trong kho vốn được người đứng đầu nhóm giám sát viên mô tả là “khổng lồ.”

Được thành lập vào năm 1919 nhằm tạo ra một tổ chức quân sự chống lại sự cai trị của Anh ở Ireland, kể từ khoảng thập niên 1960, IRA đã trở thành cánh tay quân sự của Sinn Fein, đảng dân tộc chủ nghĩa Ireland. Continue reading “25/09/2005: IRA chính thức giải giáp”

22/09/1914: Tàu ngầm U-boat đánh bại hạm đội Anh

Nguồn: German U-boat devastates British squadron, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, tại Biển Bắc, tàu ngầm Đức U-9 đã đánh chìm ba tàu tuần dương Anh, Aboukir, Hogue Cressy, chỉ trong vòng hơn một giờ.

Việc nhanh chóng thành lập Hải quân Đức suốt những năm trước Thê Chiến I do Bộ trưởng Hải quân Alfred von Tirpitz đứng sau điều hành chắc chắn đã góp phần gây nên sự lo lắng và thù địch của Anh đối với Đức. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu tiên của chiến tranh, Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet) rất hiếm khi di chuyển khỏi trụ sở chính tại Wilhelmshaven. Trận hải chiến tại Vịnh Heligoland vào cuối tháng 8, kết thúc với một chiến thắng thuyết phục của Anh, đã khiến ba thiết giáp hạm Đức bị đánh chìm, ba chiếc khác bị hư hại và 1.200 thủy thủ Đức thiệt mạng hoặc bị thương. Continue reading “22/09/1914: Tàu ngầm U-boat đánh bại hạm đội Anh”

20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source

Nguồn: British launch Operation Source, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tàu ngầm Anh đã cố gắng đánh chìm tàu chiến Đức Tirpitz khi nó đang nằm trong vùng biển Na Uy, sau khi Chiến dịch Source (Operation Source) được phát động. Tirpitz là thiết giáp hạm lớn thứ hai của hạm đội Đức (chỉ sau chiếc Bismarck), đồng thời là mối đe dọa lớn đối với tàu thuyền Đồng Minh qua lại vùng biển Bắc Cực.

Tháng 01/1942, Hitler ra lệnh cho Hải quân Đức để Tirpitz nằm ở Na Uy để tấn công các đoàn tàu vận tải của Liên Xô vận chuyển vật tư từ Iceland đến Liên Xô. Tirpitz cũng có nhiệm vụ ngăn cản Hải quân Anh tiến tới Thái Bình Dương. Winston Churchill đã tóm tắt tình hình rằng: “Sự hủy diệt hoặc chỉ cần làm tê liệt con tàu này cũng sẽ là sự kiện lớn nhất hiện nay … Toàn bộ chiến lược của cuộc chiến trong giai đoạn này nằm ở con tàu đó …” Continue reading “20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source”