02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký

Nguồn: Delegates sign Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, các thành viên Quốc Hội Mỹ đã ký tên vào một bản sao được phóng to của Tuyên ngôn Độc lập.

Năm mươi sáu đại biểu Quốc Hội đã ký tên vào văn kiện này, bao gồm cả một số người không có mặt trong cuộc bỏ phiếu phê chuẩn bản tuyên ngôn. Các đại biểu đã ký tên theo thứ tự tiểu bang từ Bắc xuống Nam, bắt đầu với Josiah Bartlett của New Hampshire và kết thúc với George Walton của Georgia. John Dickinson của Pennsylvania, cùng với James Duane, Robert Livingston và John Jay của New York đã từ chối ký. Carter Braxton của Virginia; Robert Morris của Pennsylvania; George Reed của Delaware; và Edward Rutledge của Nam Carolina tuy phản đối văn kiện nhưng vẫn ký để tạo ấn tượng về một Quốc Hội thống nhất. Năm đại biểu đã vắng mặt là các tướng George Washington, John Sullivan, James Clinton, Christopher Gadsden, cùng Thống đốc bang Virginia, Patrick Henry. Continue reading “02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký”

01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Revolt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, một đội quân thiết giáp của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của tướng Konstantin Rokossovski, đã tới sông Vistula, dọc theo khu ngoại ô phía đông Warsaw. Điều này khiến cho người Ba Lan trong thành phố cũng bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi vị tướng người Ba Lan, Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy trưởng của Quân đội Quốc gia (Home Army) – một nhóm kháng chiến ngầm gồm khoảng 40.000 binh lính được trang bị rất kém. Ngoài việc đẩy nhanh giải phóng Warsaw, Quân đội Quốc gia, có quan hệ với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London, đồng thời có tư tưởng chống cộng, còn hy vọng giành quyền kiểm soát ít nhất là một phần của Warsaw trước khi Liên Xô đến. Continue reading “01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ

Nguồn: South Vietnamese boats raid islands in the Tonkin Gulf, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, khoảng nửa đêm, sáu chiếc “Swift”, loại tàu ngư lôi đặc biệt mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng cho các cuộc tấn công bí mật, đã tấn công các đảo Hòn Mê và Hòn Ngư ở Vịnh Bắc Bộ. Dù không thể đưa biệt đội lính nào đổ bộ được lên đảo, nhưng các chiếc tàu này đã tấn công vào căn cứ ở đó. Tín hiện radar và radio được chỉ huy bởi một tàu khu trục của Mỹ, chiếc USS Maddox, nằm cách đó khoảng 120 dặm.

Các cuộc tấn công của Việt Nam Cộng hòa là một phần trong chiến dịch bí mật được gọi là Chiến dịch Oplan 34A, liên quan đến các hoạt động của quân đội miền Nam theo lệnh của Mỹ, nhằm chống lại các căn cứ hải quân và hải đảo của miền Bắc. Mặc dù lực lượng của Mỹ không trực tiếp tham gia vào các cuộc tấn công, các tàu Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiến hành giám sát điện tử và theo dõi các phản ứng phòng thủ của Bắc Việt, theo một chiến dịch khác là Chiến dịch De Soto. Continue reading “30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ”

29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam

Nguồn: 101st Airborne Division arrives in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, 4.000 lính dù đầu tiên của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đã đến Việt Nam, hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh. Ngay sau khi đến, họ đã thực hiện một cuộc diễu binh dưới sự chứng kiến của Tướng William Westmoreland và Đại sứ (cựu Tướng) Maxwell Taylor. Taylor và Westmoreland là hai cựu chỉ huy của sư đoàn này, vốn có biệt danh là “Tiếng thét Đại bàng” (Screaming Eagles).

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 có một lịch sử lâu dài, bao gồm các cuộc chiến nhảy dù trong đợt chiếm Normandy vào ngày 06/06/1944, và ngay sau đó là chiến dịch Không quân Market-Garden diễn ra ở Hà Lan. Sau này, họ nổi danh vì đã bảo vệ thành công Bastogne trong Trận Ardennes (Battle of the Bulge) Continue reading “29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam”

28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua

Nguồn: 14th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, sau khi được ba phần tư số tiểu bang ở Mỹ phê chuẩn, Tu chính án thứ 14, đảm bảo quyền công dân và các quyền khác cho nhóm người Mỹ gốc Phi, đã được chính thức đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.

Năm 1867, hai năm sau Nội chiến Mỹ, Đạo luật Tái thiết (Reconstruction Acts of 1867) đã chia miền Nam thành 5 khu quân sự, nơi các chính quyền tiểu bang đã được thành lập sau cuộc bầu cử dựa trên quyền phổ thông đầu phiếu (cho nam giới tuổi vị thành niên trở lên). Kể từ đây, giai đoạn được gọi là Tái kiến thiết Triệt để (Radical Reconstruction) bắt đầu. Continue reading “28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua”

27/07/1916: Đức xử tử Thuyền trưởng Charles Fryatt

Nguồn: Germans execute British seaman Captain Charles Fryatt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tại Bruges, Bỉ, các quan chức Đức đã xử tử Charles Fryatt, cựu chỉ huy tàu hơi nước Brussels của công ty Great Eastern Railway, sau khi một tòa án Đức đã kết tội ông tấn công tàu ngầm Đức.

Brussels, một tàu buôn của Anh, đã bị người Đức đánh chặn trên hải trình của mình, vốn được thực hiện mỗi tuần hai lần, từ Harwich ở Anh đến Hà Lan. Fryatt và các thủy thủ của ông đã bị bắt và đưa đến trại giam Ruhleben, ngoại ô Berlin. Sau đó, họ được đưa đến Bỉ để xét xử. Continue reading “27/07/1916: Đức xử tử Thuyền trưởng Charles Fryatt”

26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật

Nguồn: United States freezes Japanese assets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của Nhật Bản ở Mỹ để trả đũa việc Nhật chiếm đóng vùng Đông Dương thuộc Pháp.

Ngày 24/07, Tokyo đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong cuộc xâm lược Trung Quốc bằng cách di chuyển qua Đông Nam Á. Do Pháp đã chiếm một phần trong khu vực, và Đức, một đồng minh của Nhật, giờ đây đã kiểm soát hầu hết nước Pháp thông qua chính phủ “bù nhìn” của Petain, nên Pháp đã “đồng ý” để Nhật chiếm đóng các thuộc địa ở Đông Dương. Theo đó, người Nhật sẽ chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh – chỉ cách Philippines 800 dặm, nơi có căn cứ của Mỹ, và cũng rất gần căn cứ của Anh tại Singapore. Continue reading “26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật”

25/07/1978: Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời

Nguồn: World’s First Test Tube Baby Born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Louise Joy Brown, em bé đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization, IVF) đã ra đời tại Bệnh viện Đa khoa Oldham and District ở Manchester, Anh. Bố mẹ của em là Peter và Lesley Brown. Cô bé đã chào đời khoẻ mạnh trước nửa đêm bằng phương pháp mổ lấy thai và có cân nặng khoảng 2,5 kg.

Trước khi sinh Louise, Lesley Brown đã bị vô sinh nhiều năm do tắc nghẽn ống dẫn trứng. Tháng 11/1977, cô tham gia thử nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm. Một quả trứng chín đã được lấy ra khỏi buồng trứng của Lesley và được đưa tới phòng thí nghiệm để thụ tinh với tinh trùng của chồng cô, nhằm tạo ra một phôi thai. Phôi thai này đã được cấy vào tử cung vài ngày sau đó. Continue reading “25/07/1978: Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời”

24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu

Nguồn: Operation Gomorrah is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Anh đã cho máy bay ném bom tấn công Hamburg, Đức, vào ban đêm – trong Chiến dịch Gomorrah (Operation Gomorrah). Cùng lúc đó, người Mỹ đã ném bom vào ban ngày – trong Tuần lễ Tấn công Chớp nhoáng (Blitz Week).

Đã có 167 thường dân Anh thiệt mạng trong đợt ném bom của Đức vào tháng 07. Giờ đây tình thế sẽ thay đổi. Trong đêm ngày 24/07, máy bay Anh đã thả 2.300 tấn bom cháy xuống Hamburg chỉ trong vài giờ. Sức tàn phá tương đương với những gì máy bay ném bom Đức đã thả xuống London trong 5 cuộc tấn công dữ dội nhất của họ. Hơn 1.500 thường dân Đức thiệt mạng trong vụ đột kích đầu tiên của Anh. Continue reading “24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu”

23/07/1952: Quân đội lên nắm quyền tại Ai Cập

Nguồn: Military seizes power in Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, tại Ai Cập, Hiệp hội Sĩ quan Tự do (Society of Free Officers) đã lên nắm quyền kiểm soát chính phủ sau một cuộc đảo chính quân sự do Đại tá Gamal Abdal Nasser lên kế hoạch. Vua Farouk, người bị chỉ trích vì chính quyền tham nhũng và thất bại trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel đầu tiên, đã bị buộc phải thoái vị và trao quyền cho Tướng Muhammad Naguib, người chỉ huy cuộc đảo chính. Continue reading “23/07/1952: Quân đội lên nắm quyền tại Ai Cập”

22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung

Nguồn: Gorbachev accepts ban on intermediate-range nuclear missiles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1987, trong một sự đảo ngược đầy kịch tính, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã lên tiếng rằng ông sẵn sàng đàm phán về lệnh cấm các tên lửa hạt nhân tầm trung mà không cần phải có điều kiện. Quyết định của Gorbachev đã mở đường cho Hiệp ước Cắt giảm Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã nói rõ rằng ông mong một mối quan hệ ít căng thẳng hơn với Mỹ. Người đồng cấp của ông, Tổng thống Ronald Reagan, là một người chống cộng mạnh mẽ và ban đầu cũng đã nghi ngờ sâu sắc về sự chân thành của Gorbachev. Tuy nhiên, sau khi gặp Gorbachev vào tháng 11/1985, Reagan tin rằng mình có thể đạt được tiến bộ về một số vấn đề, bao gồm kiểm soát vũ khí. Trong các cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào cái gọi là hệ thống tên lửa hạt nhân tầm trung mà cả hai quốc gia đã từng xây dựng ở châu Âu và trên toàn thế giới. Cuối năm 1986, dường như hai bên đã đạt được một thỏa thuận nhằm loại bỏ loại vũ khí này khỏi châu Âu. Continue reading “22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung”

21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam

Nguồn: Johnson considers the options, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trở về từ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bắt đầu hàng loạt các cuộc họp bàn kéo dài suốt một tuần với các cố vấn dân sự và quân sự của ông về vấn đề Việt Nam. Ông cũng đã gặp các thường dân mà ông tin tưởng trong thời kỳ này. Johnson có vẻ đang cân nhắc tất cả các lựa chọn với một tâm trí cởi mở, nhưng rõ ràng là ông đang hướng tới việc cung cấp thêm quân lực để củng cố chính phủ miền Nam đang chao đảo. Continue reading “21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam”

20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát

Nguồn: King of Jordan assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, khi đang tiến vào một nhà thờ Hồi giáo ở khu vực mà người Jordan  kiểm soát nằm về phía đông Jerusalem, vua Abdullah của Jordan đã bị ám sát bởi một người Palestine theo chủ nghĩa dân tộc.

Abdullah là một thành viên của dòng họ Hashemites, một triều vua Ả Rập là hậu duệ trực tiếp của nhà Tiên tri Muhammad. Trong Thế chiến I, với sự hỗ trợ của Anh, Abdullah đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại ách cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Jordan. Continue reading “20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát”

19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy

Nguồn:Rosetta Stone found, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm. Continue reading “19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy”

18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne

Nguồn: Allies begin major counter-offensive in Second Battle of the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ba ngày sau khi Đức thất bại trong cuộc tấn công gần sông Marne, ở vùng Champagne của Pháp, phe Hiệp ước đã bắt đầu một cuộc phản công lớn, kết thúc Trận đánh thứ hai tại Marne và đã xoay chuyển tình hình – đem về chiến thắng cho quân Hiệp ước.

Sau khi lực lượng Đức, được chỉ huy bởi tướng Erich von Ludendorff, thất bại trong mục tiêu chiếm khu vực gần thành phố Reims vào ngày 15/07 – phần lớn là do chiến lược đánh lạc hướng của phe Hiệp ước, khi sử dụng một hàng phòng vệ giả để giữ cho hàng phòng vệ thật được an toàn trong đợt đánh bom sơ bộ của Đức – chỉ huy tối cao của phe Hiệp ước, Ferdinand Foch, đã cho phép tiến hành một cuộc phản công lớn. Cuộc phản công bắt đầu vào rạng sáng ngày 18/07/1918, được thực hiện bởi 24 sư đoàn quân đội Pháp, cũng như quân từ Mỹ, Anh, và Ý. Họ đã tiến lên trong 350 xe tăng nhằm chống lại quân Đức. Continue reading “18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne”

17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin

Nguồn: Truman records impressions of Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ghi lại những ấn tượng đầu tiên của ông về Stalin trong nhật ký.

Truman mô tả buổi họp đầu tiên của ông với nhà lãnh đạo đáng sợ người Liên Xô là rất ấm cúng. “Vài phút trước mười hai giờ” Tổng thống viết, “Tôi ngước nhìn lên khỏi bàn và thấy Stalin đứng ở ngưỡng cửa. Tôi đứng dậy và tiến đến gặp ông ta. Ông đã đưa tay ra và mỉm cười. Tôi cũng làm như vậy, chúng tôi bắt tay và sau đó thì ngồi xuống.” Sau màn chào hỏi vui vẻ, hai người ngồi xuống để thảo luận về chính sách ở châu Âu sau Thế chiến II. Mỹ vẫn đang tham gia vào cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản, và Truman muốn biết về kế hoạch của Stalin cho các vùng lãnh thổ mà ông hiện đang kiểm soát ở châu Âu. Continue reading “17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin”

16/07/2002: Bush đưa ra chiến lược An ninh Nội địa

Nguồn: Bush unveils strategy for homeland security, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố kế hoạch tăng cường an ninh nội địa sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York và Washington, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Ngay sau thảm họa, trong một nỗ lực ngăn chặn đổ máu trên đất Mỹ, Tổng thống Bush đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn về an ninh, tình báo và các hệ thống phản ứng khẩn cấp của quốc gia thông qua việc thành lập Văn phòng An ninh Nội địa thuộc Nhà Trắng. Vào cuối tháng đó, Bộ An ninh Nội địa được thành lập như một cơ quan của liên bang. Đó là một phần trong nỗ lực hai gọng kìm, bao gồm cả các hành động tấn công phủ đầu chống lại những kẻ khủng bố ở các nước khác, để bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố. Continue reading “16/07/2002: Bush đưa ra chiến lược An ninh Nội địa”

15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris

Nguồn: Lafayette selected colonel-general of the National Guard of Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, chỉ một ngày sau khi ngục Bastille sụp đổ – đánh dấu sự ra đời của một chế độ cách mạng mới ở Pháp, nhà quý tộc người Pháp và anh hùng trong cuộc Cách mạng Mỹ, Marie-Joseph Paul Roch Yves Gilbert du Motier, Hầu tước xứ Lafayette, đã trở thành Đại tướng của Vệ binh Quốc gia Paris trong sự hoan nghênh nhiệt liệt. Lafayette đã trở thành cầu nối giữa Mỹ và Pháp trong thời điểm mà đôi khi còn được biết đến với tên gọi Thời đại Cách mạng (The Age of Revolutions).

Năm 19 tuổi, sự sẵn lòng phục vụ trong quân ngũ mà không cần tiền lương của chàng thanh niên Pháp trẻ tuổi đã giúp ông giành được sự tôn trọng của Quốc hội Mỹ, và Lafayette trở thành một vị tướng trong Quân đội Lục địa vào ngày 31/07/1777. Lafayette đã tham gia trận chiến ở Brandywine năm 1777, cũng như các trận chiến ở Barren Hill, Monmouth và Rhode Island năm 1778. Continue reading “15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris”

14/07/1789: Quân cách mạng Pháp chiếm ngục Bastille

Nguồn: French revolutionaries storm Bastille, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, quần chúng cách mạng và quân lính nổi dậy ở Paris đã tấn công và phá hủy Bastille, từng là pháo đài của hoàng gia, sau chuyển thành nhà ngục, vốn đã trở thành biểu tượng cho sự tàn bạo của dòng họ Bourbon. Hành động kịch tính này là dấu hiệu cho sự khởi đầu của Cách mạng Pháp, thập niên của những xáo trộn chính trị và khủng bố, trong đó vua Louis XVI bị lật đổ và hàng chục ngàn người, bao gồm cả nhà vua và vợ ông – Marie-Antoinette, đã bị hành quyết.

Mùa hè năm 1789, nước Pháp đã nhanh chóng tiến đến cách mạng. Bernard-René Jordan de Launay, quan quản ngục Bastille, sợ rằng pháo đài của ông sẽ thành mục tiêu cho những người cách mạng, nên đã yêu cầu quân tiếp viện. Ngày 12/07, hoàng gia cho chuyển 250 thùng thuốc súng tới Bastille, và Launay đã cho quân lính lui vào trong pháo đài khổng lồ và nâng hai cây cầu kéo lên. Continue reading “14/07/1789: Quân cách mạng Pháp chiếm ngục Bastille”